Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
A GIOI THIEU DE TAI
Việt nam từ xuất phát điểm thấp đang trong quá trình đây nhanh sự phát triển
kinh tế, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, mà một trong
những yêu cầu là cần phải đầu tư rất lớn xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như những cơ sở công nghiệp then chốt của nền kinh tế Để thực hiện được mục tiêu
chiến lược đó của nền kinh tế thì cần phải có vốn Đối với các doanh nghiệp tư
nhân trong nước thì tiềm lực tài chính eo hẹp nên chưa thể tham gia vào các công trình đầu tư các công trình lớn đó nguồn vốn ngân sách nhà nước thì có hạn và luôn trong tình trạng cân đối rất khẩn trương, còn nguồn đầu tư từ nước ngoài thì rất hạn chế Chính vì thế các NH trong nước nói chung và các NHTMCP nói riêng cần phải phát huy có hiệu quả việc huy động vốn để bổ sung vào nguồn ngân sách của nhà nước nhằm đầu tư vào các công trình trọng điểm thực hiện tiến trình cơng
nghiệp hố, hiên đại hoá đất nước
Trang 2I Một số vấn đề lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại ( NHTM ) cỗ phần trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta
1 Khái quát về NHTM NN ở Việt nam
Hiện nay xu thế hội nhập và hợp tác trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế ngày càng trở nên rõ nết và cần thiết Cùng với các ngành kinh tế khác ngành ngân hàng đang đứng trước những cơ hội mới của quá trình hội nhập, nhưng bên cạnh đó cũng đứng trước nhiều thách thức gay gắt từ bên ngoài Trong quá trình hội nhập
quốc tế, các NHTM của việt nam sẽ đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các ngân
hàng nước ngoài với rất nhiều thế mạnh vượt trội so với hệ thống NHTM trong
nước Cụ thể nhất là tiềm lực về tài chính với số vốn điều lệ lên tới hàng trăm triệu
$ thậm chí lên tới hàng ti $ Chung ta sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng
nước ngoài có kinh nghiệm hoạt động lâu năm, có trình độ quản lý rất chặt chẽ và khoa học với nhiều dịch vụ ngân hàng đa dạng phong phú và hiện đại Do vậy việc nâng cao năng lực về tài chính và trình độ công nghệ quản lý là một công việc cấp bách mang tính chất chất sống còn của các NHTM trong nước đặc biệt là hệ
thống NHTM nhà nước Nếu các ngân hàng trong nước không kịp thời đổi mới để phát triển thì chúng ta sẽ đánh mắt khả năng cạnh tranh trên chính thị trường trong nước
Hiện nay, ở nước ta có 5 NHTM thuộc sở hữu nhà nước Đó là: ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ( agribank ) ngân hàng ngoại thương Việt nam
( VCB ), ngân hàng công thương Việt nam ( incombank ), ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam ( BIDV ), ngân hàng phát triển nhà đông bằng sông cửu long (MHB) Mặc dù đã được cấp bổ sung nhưng hiện nay vốn điều lệ của 5 NHTM NN
trên cũng chỉ đạt chưa tới l tỉ $, tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có khoang 4%, đây
thực sự là một con số hết sức khiêm tốn (tỉ lệ này là thấp hơn nhiều so với chuẩn
Trang 3Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
năng huy động và đầu tư của các NHTM NN còn nhiều hạn chế Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển của nền kinh tế thì quy mô huy động vốn của các NHTM trong nước cần có tốc độ tăng trưởng
trung bình hàng năm khoảng 25% Tốc độ tăng cho vay đối với nền kinh tế hàng
năm khoảng 20% Để đạt được điều này, ước tính vốn tự có của các NHTM NN đến năm 2010 cần phải đạt trên 60 ngàn tỉ đồng Thực tế, nếu chỉ dựa vào việc cấp
thêm vốn của Ngân hàng nhà nước (NHNN) thì sẽ rất khó khăn Mức vốn tự có của
các NHTM NN tắt nhỏ, mặt khác số nợ qúa hạn lại khá cao và chưa được sử lý dứt
điểm nên năng lực tài chính còn nhiều hạn chế Trình độ qủan lý của các NHTM NN còn nhiều bất cập chưa theo kịp trình độ quản lý hiện tại của các ngân hàng lớn trên thế giới, công nghệ ngân hàng còn hạn chế đo việc đầu tư chưa được quan tâm một cách thoả đáng mà thiếu sự đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng hệ thống thanh
toán của các NHTM NN chưa theo kịp được với hệ thống thanh toán và công nghệ
của các ngân hàng quốc tế, sản phẩm ngân hàng còn hạn chế chủ yếu là các sản phẩm truyền thống Đây là những nhân tố khó khăn lớn và thực sự trở thành những
nhân tổ lam tri tre quá trình hội nhập và phát triển của hệ thống NHTM NN Việt
nam đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi các NHTM của việt nam đang chuẩn
bị cho tiến trình mở cửa hội nhập quốc tế theo các cam kết song phương và đa
phương như ASEAN, APEC, AFTA, hiệp định thương mại Việt — Mỹ và tiến tới
là WTO như vậy có thể thấy rằng các NHTM NN hiện nay vẫn chưa thực sự lớn mạnh cả về tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất và trình độ quản lý để làm don bay
giúp cho nền kinh tế phát triển một cánh bền vững và ồn định Trước sự thách thức
một cách khốc liệt về cạnh tranh của quá trình hội nhập, để giải quyết vấn đề trên,
các NHTM NN không thể chỉ trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước, cũng như
không thể chỉ ï lại vào nguồn lực sẵn có của mình mà cần phải huy động được sức mạnh từ tất cả các nguồn lực trong xã hội, thậm chí cả các nguồn lực quốc tế Cổ
Trang 42 Tinh tat yếu của quá trình cổ phan hoa cac NHTMNN
2.1 Về phía khách quan
Yêu cầu và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt NHTM NN trước
xu thé tất yếu của tiễn trình cỗ phần hoá ( CPH ) Hội nhập kinh tế là một xu hướng
tất yêu, do đó, cạnh tranh của một doanh nghiệp không còn bó hẹp trong phạm vi
giữa các doanh nghiệp hay phạm vi quốc gia mà nó còn đã mở rộng phạm vi toàn
thế giới Nghị quyết đại hội toàn quốc lần thứ IX của đảng đã nêu rõ chủ trương
của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế nhắn mạnh phương trâm chủ động hội nhập với các nguyên tắc phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp, giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN Riêng đối với ngành ngân hàng, việc
Việt nam ra nhập khu vực mậu dịch tự do Asean ( Afta ) và việc thực hiện hiệp định thương mại Việt —- Mỹ sẽ mang lai nhiều cơ hội cho các ngân hàng trong nước
Song những thách thức từ quá trình này sẽ là rất lớn bởi các NHTM trong nước hiện tại đang thể hiện khả năng cạnh tranh kém hơn so với các ngân hàng nước ngoài trên tất cả các phương điện Vì vậy các NHTM trong nước nói chung và các NHTM NN nói riêng không còn cách nào khác là phải tăng cường năng lực tài
chính cũng như khả năng cạnh tranh để đối mặt với những thách thức từ hội nhập,
và cổ phần hoá là phương án được đưa ra để đạt tới mục tiêu đó
2.2 Về phía chủ quan
Xét về tong thé trước yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế các
NHTM \N vẫn còn một số hạn chế trong kinh doanh Theo đánh gía của ngân
hàng thế giới ( WB ) tại báo cáo phân tích hệ thống ngân hàng việt nam tháng 6
/2002, những hạn chế chủ yếu đó là:
Trang 5Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
van con ton tai trong khi viéc trich lap du phong rui ro chua day đủ, năng lực quản
lý điều hành còn hạn chế
Điều này được thể hiện qua
Bảng 1 — Một số chỉ tiêu thê hiện năng lực tài chính của các NHTM NN Chỉ tiêu 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 Tổng tài sản ( tyVND ) 179629 | 239584 | 299352 | 378961 | 470315 Tốc độ tăng trưởng (%) 25,55 | 33,38 | 24,95 | 26,59 | 24,11 Vốn tự có (VDL và quỹ 7473 | 6673 | 7117 | 12010 | 17018 BSVĐL) Tỷ lệ tăng vốn tự có 16% | -11% 7% | 69% | 42% Hệ số CAR 52% | 3,5% 3% 4% | 4,5% Tống số vốn tự có bị thiếu 4023 | 8660 | 12042 | 11244 | 13082 Bang 2 — Chi tiéu phan ánh hiệu quả hoạt động của các NHTM NN Chỉ tiêu 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 Nợ quá hạn /tông dư nợ 14,74 | 11,19 | 8,74 | 7,58 | 5,01
Lợi nhuận ròng /vôn tự có( ROE ) 8,63 12,81 | 15,58 | 9,43 | 6,54
Lợi nhuận ròng /tông tài sản có (ROA) | 0,36 | 0,36 | 0,38 03 | 0,38
Nguôn: Báo cáo ngân hàng nhà nước
- Tiềm lực tài chính ( xem bang 1 )
Một trong những vấn đề nan giải nhất của các NHTM NN hiện nay là vấn đề
thiếu vốn Hiện tại, mức vốn tự có của các NHTM NN trong khoảng từ 1,2 nghìn tỉ
đến 2,3 nghìn tỉ VND Nếu kể cả phần tăng vốn điều lệ qua bốn đợt là 11.000 nghìn
tỉ theo quyết định số 435/ QÐ — TTG ngày 14/6/2002 của Thủ tướng chính phủ thì
tổng số vốn tự có của các ngân hàng này mới đạt hơn 15 nghìn tỉ đồng ( tương
đương với 800 triệu $ ) Bảng I cho thấy vốn tự có của các NHTM NN tăng một
cách nhanh chóng và liên tục qua hai năm 2002- 2003, chủ yếu là do việc chính
Trang 6
phủ thức hiện cấp bé sung vốn điều lệ Mặc đù số vốn được cấp là tương đối lớn, nhưng nên tính tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại quyết định số 297/
1999/QĐÐ - NHNNS ngày 25/8/1999 thì các NHTM NN chỉ đạt được tỉ lệ an toàn vốn bình quân là 5% ( so với mức 2,8% vào năm 2000 ), thấp xa so với tiêu chuẩn quốc tế ( 8% )
- Hiệu qủa hoạt động ( xem bảng 2 )
Theo thông lệ quốc tế các chỉ số của một ngân hàng được coi là hoạt động tốt là: ROA 1%, ROE 15% so sánh các chỉ số này với NHTM NN, ta thấy:
Hiệu quả hoạt động thấp ( mức ROA bình quân 0,38% bằng 1/3 so với mức
trung bình ) ROE liên tục giảm qua các năm 2001 — 2003 đo nợ xấu lớn và do việc mở rộng hoạt động, chi phí quản lý tăng, trong khi chênh lệch lãi suất bình quân giữa huy động và cho vay có xu hướng giảm Chỉ tiêu nợ qúa hạn mặc dù liên tục giảm qua các năm và hiện ở mức thấp, nhưng đây là nợ theo tiêu chuân VAS - tiêu chuẩn kế toán Việt nam chứ chưa theo [AS — tiêu chuẩn kế toán quốc tế
- Năng lức quản lý điều hành còn hạn chế
Mặc dù trong thời gian qua, công tác nâng cao năng lực quản trị điều hành
của các NHTM NN đã được tăng cường nhưng hiện vẫn còn nhiều tồn tại, đặc biệt
là trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, dẫn đến tỉ lệ nợ qua hạn có nhiều hướng gia tăng, chất lượng tín dụng chưa đồng đều Hệ thống cơ chế khuyến khích bao
gồm cơ chế lương thưởng và sử phạt hiện chưa thích hợp và chưa tạo được động
lực Vì vậy CPH là giải pháp đề các NHTM NN khắc phục tất cả những yếu kém
trên, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong tiến trình hội nhập
3 Những lợi ích từ cổ phan hod
3.1 Dưới góc độ quản lý vĩ mô:
Cổ phần hoá thúc đây thị sự phát triển của thị trường vốn và thị trường địch
Trang 7Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
trường chứng khoán Việt nam chiếm khoảng 0.5% GDP ( trên dưới 2.000 tỉ đồng ) Với sự tham dự của 28 công ty niêm yết trên thị trường và khoảng 19 nghìn cổ
đông Việc CPH một NHTM NN chắc chắn sẽ thổi một luồng sinh khí mới vào
hoạt động của thị trường chứng khốn Sự sơi động của thị trường càng gia tăng khi
có các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính cũng được
niêm yết và giao dịch cô phiếu Niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại
cổ phần ( NHTMCP ) và CPH một bộ phận NHTM NN sẽ được coi là cuộc cách
mạng lần hai trong quá trình tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng ở Việt nam, được thực hiện sau một thời gian chắn chỉnh và củng có sắp xếp lại mỗi khối ngân hàng này
3.2 Dưới góc độ quản lý vì mô của ngân hàng
- CPH sẽ giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động Hiệu quả ở đây thê hiện qua các góc độ: (1) nâng cao hệ số an toàn vốn (2) tăng cường năng lức quản trị điều hành và hiện đại hóa ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh đoanh và sử dụng vốn (3) tăng cường năng lực lượng kiểm soát nội bộ, hoạt động kinh đoanh
an toàn, lành mạnh theo chuẩn mực quốc tế, làm giảm những khoản nợ xấu và tăng
khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, buộc ngân hàng phải ứng xử theo quy luật thị trường và cơ cấu lại nhằm
tối đa hoá lợi nhuận
- CPH hoá sẽ thay đổi phương thức quản lý và nhận thức của người lao động NHTM NN khi CPH sẽ loại bỏ sự thiếu minh bạch, buộc lãnh đạo ngân hàng phải làm việc vì lợi ích của cổ đông, và vì vậy buộc họ phải nỗ lực hết mình nếu không
muốn bị cổ đông phế truất dia vị lãnh đạo Đối với người lao động, khi quyền lợi riêng đã được gắn két với quyền lợi chung, họ sẽ quan tâm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Trang 8Hién nay, DRAGON CAPITAL cua Anh da dau tu vao 3 NHTMCP: ACB,
VPBank và Sacombank, DEUTSCH BANK của Đức sẽ mua cổ phần của
Eximbank, dự kiến khoảng 20 -30% vốn điều lệ Việc thu hút các nhà đầu tư chiến
lược có ý nghiã quan trong như: (1) khai thác kinh nghiệm qủan lý, điều hành ngân hàng hiện đại (2) khai thác các công nghệ ngân hàng tiên tiến.(3) tận dụng mạng
lưới chi nhánh, đại lý của các nhà đầu tư này để mở rộng hoạt động
4 Khái quát về NHTMCP trong quá trình hội nhập và phát triển
Sự ra đời và hoạt động của các NHTMCP Việt nam gắn liền với quá trình
đổi mới hoạt động hệ thống ngân hàng thông qua việc chuyên đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp ( ngân hàng nhà nước và các NTHM), trong bối cảnh kinh tế nước ta chuyên đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT định hướng XHCN Sau hơn IŠ năm hoạt
động hệ thống NHTMCP đã trải qua những thăng trầm để tồn tại, ngày càng được hoàn thiện và không ngừng phát triển, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng, góp phần tích cực thúc đây sự phát triển của nền kinh tế
cụ thể: xoá bỏ cơ bản tình trạng cho vay nặng lãi, thu hút được tiền nhàn rỗi của
mọi tầng lớp dân cư tạo nguồn đầu tư phát triển kinh tế thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các hộ gia đình qua đó góp phần thực
hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển các thành phần kinh tế phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Với vai trò là
huyết mạch của nền kinh tế, sự ôn định và phát triển của hệ thống ngân hàng có ý nghiã hết sức quan trọng để thúc đây và duy trì sự phát triển của các ngành nghè, lĩnh vực sản xuất kinh doanh Vì vậy công tác chấn chỉnh, củng có đối với hệ thống
NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng luôn được coi là nhiệm vụ thường xuyên của NHNN nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo, ngăn ngừa những sai phạm, tổn thất
Trang 9Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
hang va pham vi nền kinh tế, qua đó không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiêu quả tại thị trường trong nước và tiễn tới mở rộng phạm hoạt động trên thị trường thế giới và khu vực Kết
quả công tác chấn chỉnh, củng cố đối với NHTMCP thời gian qua đã đạt được nhưng kết qủa khả quan
4.1 Tình hình phát triển của các NHTMCP ở Việt nam
Các NHTMCP Việt nam ra đời từ năm 1990, sau khi pháp lệnh ngân hàng và
công ty tài chính được ban hành Những năm đầu thập kỉ 90, số lượng các
NHTMCP là 30 ( trong đó có 21 NHCP đô thị và 9 NHCP nông thôn ) Hầu hết các ngân hàng này đều được điều chỉnh từ những tổ chức tín dụng ( TCTD ) cũ, (có từ trước khi ra đời pháp lệnh ngân hàng), với quy mô nhỏ, hoạt động trong phạm vi
các địa phương ( huyện, tỉnh , TP ) Đến cuối năm 1997 cả nước có 52 NHTMCP (
trong đó có 32 NHTMCP đô thị và 20 NHTMCP nông thôn) với vốn điều lệ bình
quân của một NHTMCP đô thị là 45 tỷ đồng và một NHTMCP nông thôn là 3 tỷ
Từ năm 1998 thực hiện chủ trương của chính phủ về việc cơ cấu lại hệ thống NH Việt nam nhằm từng bước lành mạnh hoá tình hình tài chính của các NHTM, đưa hệ thống NHĨM nước ta hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế gidi,
NHNN bắt đàu triển khai “ đề án chấn chỉnh, củng có, sắp xếp lại hệ thống các NHTMCP” đã được Thủ tướng chỉnh phủ phê duyệt
4.2 Vai trò của NHTMCP
Với tính chất là loại hình TCTD được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tự
chiụ trách nhiệm theo trong cơ chế thị trường, không dựa vào sự bao cấp của nhà
nước, các NHTMCP đã khắng định vị trí của mình là một bộ phận không thể thiếu
được trong hệ thống các NHTM nước ta Trong những năm qua các NHTMCP đã
thể hiện vai trò tích cực trong việc huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của
các tổ chức và đân cư để cho vay, đầu tư phát triển, đặc biệt là đối với các doanh
Trang 104.3 Tình hình hoạt động của các NHTMCP
Theo só liệu thống kê ( đến ngày 31/5/2004 ):
*, Tổng nguồn vốn huy động của khối các NHTMCP đạt khoảng gần 73.800 tỷ
đồng, tăng khoảng hơn 9.500 tỷ đồng so với cuối năm 2003 ( tỷ lệ tăng khoảng hơn 14% ), chiếm khoảng gần 12% thị phần của toàn hệ thống các tổ chức tín đụng
* Tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng của khối các NHTMCP là khoảng hơn
42800 tỷ đồng, tăng khoảng gần 4000 tỷ đông so với cuối năm 2003( tý lệ tăng là 10% ), chiếm khoảng gần 1 1% thị phần của toàn hệ thống các TCTD
*, Về chất lượng hoạt động: theo đánh giá của NHNN thì trong 6 tháng đầu năm
2004, các NHTMCP hoạt động tương đối ổn định và đã nâng cao được chất lượng
hoạt động Tuy nhiên còn có 3 NHCP yếu kém đang chiụ sự quản lý giám sát đặc
biệt của NHNN
*, Về kết qủa kinh doanh: chênh lệch thu chỉ ( lợi nhuận trước thuế ) của các
NHTMCP trong năm 2003 vào khoảng gần 800 tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận ( lợi
nhuận trước thuế so với vốn tự có ) bình quân đạt khỏang gần 19% ( trong 22 NHCP đô thị, có 13 NH đạt tỷ suất lợi nhuận từ 20% trở lên, 5 NH dat tir 22 - 38%,
trong 10 NHCP nông thôn, có 4 NH hoạt động hiệu qủa )
4.4 Tình hình tăng von diéu lệ và hiện đại hố cơng nghệ của các NHTMCP Trước thách thức của yêu cầu hội nhập quốc tế, để đủ sức cạnh tranh, các NHTMCP đang tích cực củng cố tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản tri điều hành của mình theo lộ trình quy định của NHNN Tính tới cuối năm 2003,
tổng số vốn tự có của cả hệ thống NHTMCP là 4191 tỷ đồng, trong đó các
NHTMCP đô thị là 2060 tỷ đồng Tổng số vốn điều lệ của hệ thống các NHTMCP là 3957 tỷ đồng trong đó các NHTMCP đô thị là 3827 tỷ đồng Các ngân hàng đều đạt mức vốn điều lệ theo quy định của NHNN Nhiều NHTMCP đã tích cực trong
việc hiện đại hoá hoạt động và phát triển các dịch vụ tiện ích trên cơ sở công nghệ cao như: dịch vụ thể NH nội địa và quốc tế (visacard, mastercard .) dịch vụ NH
Trang 11
Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
dién tu ( internet banking, home banking), hé thống giao dich tu động ATM (như
NHCP Đông á, NHCP Á châu, NHCP Sài gòn thương tín, NHCP Kỹ thương )
4.5 Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các NHTMCP hiện
nay
* Vốn tự có của nhiều ngân hàng thấp, hạn chế việc mở rộng hoạt động
Hầu hết các NHTMCP có vốn điều lệ dưới 10 triệu $, chỉ có 3 NH co vốn
điều lệ trên 20 triệu $ Vốn tự có thấp thì khó có thể cạnh tranh được với các NH
lớn về lãi suất, đầu tư vốn vào dịch vụ NH, không thể trang bị và phát triên công
nghệ tiên tiến (ví du: nếu trang bị một máy ATM là 34.000S )
*, Năng lực quản trị điều hành của nhiều NH còn bắt cập
Những năm gần đây nhiều NHTMCP nhất là các NH lớn đã chú trọng đến việc nâng cao năng lực quản trị điều hành bằng nhiều phương thức khác nhau như là tìm chuyên gia giỏi trong lĩnh vực NH về tăng cường cho ban điều hành, cử nhiều cán bộ các cấp đi đào tạo tại các trung tâm có chất lượng cao trong và ngoài nước Song, nhìn chung chưa có hiệu quả
* Một số NHTMCP có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ cao thường còn mang tư duy quản lý điều hành theo kiểu bao cấp của các vị đại diện chủ doanh nghiệp NN là thành viên hội đồng quản trị Những vị thành viên lãnh
đạo này thường ít có điều kiện có mặt tại nhiệm sở đề chỉ đạo điều hành ngân hàng, nên hội đồng quản trị của ngân hàng còn mang tính hình thức, chủ yếu là uỷ thác cho tổng giám đốc (GĐ) Do đó việc quản lý NH chưa được sâu sát giải quyết vụ việc còn thụ động, chưa có mục tiêu chiến lược lâu dài
*, Phân phối thu nhập còn rất khác nhau
Việc phân chia lợi nhuận cho các cổ đông chưa ồn định, chênh lệch nhiều và chưa nhất quán trong hệ thống Về cơ chế tài chính, cơ chế tiền lương của các NHTMCCP còn rất khác nhau, mỗi NH áp dụng một cách, tuỳ thuộc vào sự hiểu biết
Trang 12của hội đồng quản trị, nên ít nhiều đã tạo nên sự di chuyển CBNV, dẫn đến tình trạng không ồn định trong hoạt động kinh doanh NH
*, Thực trạng tài chính của một sỐ ngân hàng chưa lành mạnh
Việc sử lý nợ tồn đọng của các NHTMCP con gap nhiều khó khăn Nếu con
nợ là DNNN thì hiện nay chưa có phương cách giải quyết đo tài san thé chap, cam
cố các khoản vay thông thường là trụ sở cơ quan dây chuyền thiết bị máy móc
những tài sản này rất khó phát mại, hồ sơ trên giấy tờ liên quan đến tài sản thường không đảm bảo, khi phát mại tài sản của DNNN thường liên quan tới van dé xã hội và phải được sự chấp thuận của cục quản lý công sản bộ tài chính
*, Các định hướng phòng ngừa và biện pháp sử lý tình huống đang là vấn đề đáng
quan tâm
Sự cố của NHTMCP á châu xây ra cho thấy cần phải có các thiết chế an toàn và kỹ năng sử lý tình huống để phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các trường hợp tương tự có thể phát sinh tại các TCTD Với sự chỉ đạo của chính phủ
và NHNN, sự hỗ trợ của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của các NHTMCP, các
NH nay da phan đấu khắc phục khó khăn, vươn lên thực hiện mục tiêu chính là xây
dựng NHTMCP lành mạnh, có quy mô phù hợp và có khả năng cạnh tranh trên thị trường
II NHTMCP với việc huy động vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
1 Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh NH
1.1 Vốn là cơ sở để NH tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh được thì phải
có vốn bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu dé quyết định khả năng kinh doanh
Riêng đối với ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTMCP tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình Nói cách khác, NH không có vốn thì không thể thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh Bởi vì, với đặc trưng của hoạt động NH, vốn không chỉ
Trang 13Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTMCP NH là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tỆ
( thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán ( thị trường vốn dài hạn)
Những NH trường vốn là những NH có nhiều thế mạnh trong kinh doanh Chính vì thé, có thể nói: vốn là điểm đầu tiên trong chu trình kinh doanh của NH Do đó,
ngoài vốn ban đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theo quy định thì NH phải thường
xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong xuất quá trình hoạt động của mình 1.2 Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của NH
Vốn của NH quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng trong khi các NH lớn cho vay được tại thị trường trong vùng thậm chí trong nước
và cả quốc tế, thì các NH nhỏ lại bị giới hạn trong phạm vi hẹp mà chủ yếu là trong
từng khu vực nhỏ Thêm vào đó, do khả năng vốn hạn hẹp nên các NH nhỏ không phản ứng nhạy bến được với sự biến động về lãi suất, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng lớp đân cư và các thành phần kinh tế Chính vì vậy càng khẳng định rõ tầm quan trọng củ vốn trong hoạt động kinh đoanh NH
1.3 Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm baó sự uy tín của NH trên thương trường
Thật vậy, trong nền KTTT để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt
động đòi hỏi các NH phải có uy tín lớn trên thị trường là điều trọng yếu Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán và chỉ trả cho khách
hàng cuả NH Khả năng thanh toán của NH càng cao thì vốn khả dụng của NH
càng lớn Vì vậy, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của NH tỷ lệ thuận
với vốn của NH nói chung và với vốn khả dụng của NH nói riêng Với tiềm năng
vốn lớn, NH có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ vững chữ tín, vừa nâng cao thanh
thế trên thị trường
Trang 14
1.4 Von quyét dinh nang luc canh tranh cua NH
Thue té da chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ phương tiện kĩ thuật
hiện đại của NH là tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn Đồng thời, khả năng vốn lớn là điều kiện thuận lợi đối với NH trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các
thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian,
thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng Điều
đó sẽ thu hút ngay càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của NH sẽ tăng lên nhanh chóng Đây cũng là điều kiện để bổ sung thêm vốn tự có của NH, tăng cường
cơ sở vật chất kĩ thuật quy mô hoạt động của NH trên mọi lĩnh vực Đồng thời vốn
của NH lớn sẽ giúp cho NH đủ khả năng tài chính để kinh doanh đa năng trên thị trường không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng các hình thức liên doanh
liên kết, kinh doanh dịch vụ thu mua ( leasing), mua bán nợ ( factoring ), kinh
doanh trên thị trường chứng khoán Chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho NH đồng thời tăng sức cạnh tranh của NH trên thương trường
2 Các nghiệp vụ tạo vốn của NHTMCP
2.1 Tạo vốn qua huy động tiền gửi không kỳ hạn
Day là loại tiền gửi mà chủ nhân của nó có thê rút tiền hoặc trả cho bên thứ
ba bằng cách phát hành séc Chính vì vậy mà nó còn có tên là tiền gửi có thé phát hành séc Đối với khách hàng việc rẽ ràng chuyên nhượng được xem như là yếu tố
rất quan trọng, còn việc hưởng lãi đối với số vốn được dùng với mục đích giao dịch chỉ là điều thứ yếu Do vậy loại tiền gửi này đựơc mệnh danh là tiền gửi theo yêu
cầu, không đem lại lãi xuất cụ thể Về phía các NHTMCP có chăng lợi thế là chỉ
cần bỏ ra những chỉ phí về quản lý tài khoản hoặc trả lãi Lợi thế này của NH tuy
nhiên còn phụ thuộc vào từng thời kỳ trong năm và khả năng của NH trong việc dự
đoán về biến động trên só dư tiền gửi không kỳ hạn này Ở Việt nam tiền gửi thuộc
Trang 15
Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
loại này đựơc thể hiện dưới các hình thức như: tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và tài khoản tiền gửi cá nhân Do tỷ trọng thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở việt nam còn qua thấp, dé khuyén khích việc thực hiện thanh toán
qua NH, các NHTMCP ở việt nam đã tiến hành trả lãi cho tiền gửi này ( có những thời điểm được trả ngang bằng với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn ) Ở các nước
phát triển loại tiền gửi này chiếm một vị trí tương đối quan trọng trong kết cầu
nguồn vốn của NHTM
2.2 Tạo vốn qua huy động tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm
Khác với tiền gửi không kỳ hạn có số dư tăng giảm phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của chủ tài khoản công tác quản lý tiền mặt của NH và thê thức thanh toán qua NH, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiêm mang tính nhạy
cảm rất cao đối với lãi suất Quá trình tạo vốn này được thực hiện dưới hai hình
thức sau:
* Tiền gửi có kỳ hạn: ở Mỹ tiền gửi có kỳ hạn chiếm 39% tiền gửi NH việc
rút tiền trước hạn sẽ bị phạt và mức phạt có thể vượt quá tiền lãi được hưởng tính
đến ngày rút tiền Nhưng ở Đức để khắc phục việc rút vốn trước hạn gây bất lợi cho người gửi tiền, các NH thường cấp cho khách hàng cần rút vốn trước hạn một khoản tín dụng mà coi khoản tiền gửi theo kỳ hạn là khoản đảm bảo tín dụng đó
Mức lãi suất đối với các chứng chỉ tiền gửi có thể cố định hoặc linh hoạt tuỳ theo sự lựa chọn của khách hàng và đối với các chứng chỉ tiền gửi có lãi suất linh hoạt,
khách hàng có thể gửi thêm tiền trước hạn định Các chứng chỉ tiền gửi đã được đa dạng hoá nhằm đáp ứng sự cạnh tranh trong huy động vốn của các NH Như vậy,
NH có thể thu hút vốn từ các nhà đầu tư lớn, mà lẽ ra các nhà đầu tư này đã có thể
dùng vốn đầu tư vào các trái phiếu kho bạc hay vào thị trường tiền tệ ở việt nam,
hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi ( mà chúng ta vẫn thường
gọi là kỳ phiếu NH có mục đích ) đã xuất hiện với các thời hạn 3 tháng, 6 tháng
tuy mới sử dụng trong vài năm trở lại đây, song hình thức huy động này đã ngày
Trang 16
cang phat huy vai tro trong viéc tao vốn của các NH Trên thực tế, tỷ trọng huy
động vốn bằng hình thức phát hành kỳ phiếu NH cao hơn so với các loại hình huy
động khác
* Tiền gửi tiết kiệm
Từ lâu tiền gửi tiết kiệm được coi là công cụ huy động vốn truyền thống của
NHTM Vốn huy động từ các khoản tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tiền gửi NH ( ở Mỹ, tài khoản tiền gửi chiếm khỏang 25% ) Tiền gửi tiết
kiệm bao gồm các loại sau: loại không kỳ hạn, loại có kỳ hạn và loại có kỳ hạn dài
- Tiết kiệm không kỳ hạn: thực chất đây là khoản tiền gửi tiết kiệm thông
thường Đối với khoản tiền này, chủ tài khoản có thể rút tiền ra bất kỳ lúc nào mà không phải báo trước Tuy nhiên, số dư tài khoản này thường không lớn, nhưng có
ưu điểm hơn so với các tài khoản tiền gửi giao dịch ở chỗ: số dư này ít biến động Chính vì vậy đối với loại tiền gửi này, các NHTMCP phải trả lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán Đó là điều kiện để các NHTMCP có thẻ rẽ ràng huy động vốn
- Tiết kiệm có ky han: cac NHTMCP ở việt nam thường huy động tiết kiệm
có kỳ hạn từ 3 -12 tháng Về nguyên tắc, một khi khách hàng đã gửi tiền vào tài
khoản này, họ sẽ không được rút ( cả gốc lẫn lãi ) trừ khi đã hết hạn gửi tiền Để
tăng sức cạnh tranh trong thu hút tiền gửi một số NHTMCP vẫn cho phép khách
hàng rút tiền trước hạn Tuy nhiên nhằm tránh việc khuyến khích khách hàng rút tiền trước hạn, một phần trong tiền lãi mà khách hàng được hưởng đã bị khấu trừ
- Tiết kiệm dài hạn: so với các loại hình tiết kiệm khác, đối với loại tài khoản này bất ký lúc nào chủ tài khoản cũng có thể gửi tiền vào tài khoản với số lượng
không hạn chế, nhưng chỉ được rút ra khi đến hạn Đây là loại hình tiết kiệm mà NH cần tận dụng nhằm tạo các nguồn vốn có tính ổn định cao phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng dài hạn của mình
2.3 Tạo vốn qua phát hành tiền gửi có mệnh giá lón
Trang 17
Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
Việc huy đông các chứng chỉ thuộc loại nay có ý nghĩa quan trọng trong việc qua lý tài sản nợ hơn là biện pháp đề các NHTM huy động vốn, bởi nó chỉ được sử dụng khi cần thiết Mức lãi được trả cho các chứng chỉ tiền gửi lọai này được quy
định bằng cách thoả thuận trực tiếp giữa NH và người gửi tiền hoặc đựơc quy định ở mức mà người gửi tiền có thể chấp nhận được Đề huy động vốn nhằm đáp ứng
nhu cầu thanh toán hay nhu cầu tín dụng, các NHTMCP có thể đưa ra mức lãi suất
cao hơn so với các chứng chỉ tiền gửi khác
2.4 Tao von qua di vay
*, Vay NHTW : hình thức thường gặp là vay tái triết khấu Với vai trò là
người cho vay cuối cùng, NHTW luôn cho các NHTMCP vay với mức giá nhất
định: đó là lãi suất tái triết khấu Các NHTMCP có thể vay NHTW khi có nhu cầu
nhưng trong một phạm vi nhất định Song dù sao đây cũng là sân sau đối với hoạt động huy động vốn nhằm làm gia tăng vốn khả dụng trong kinh doanh của các NHTMCP
*, Vay từ các tổ chức tín dụng khác: đó là các khoản vay thông thường ma các NHTMCP vay lẫn nhau trên thị trường liên NH hay thị trường tiền tệ Tuy nhiên các NHTMCP thường sử dụng tới hai giải pháp trên trong các trường hợp sau:
- Thứ nhất, các NH thường chỉ vay từ NHTW khi không còn giải pháp nào
khác nhằm tránh việc sử dụng tối đa hạn mức tái triết khấu, mà qua đó có thể gây su chu y cua NHTW
- Thứ hai, khi một khách hàng tốt trả một khoản nợ cũ và yêu cầu vay tiếp một khoản khác mà bị từ chối vì NH đang có khó khăn về vốn thì có thể NH sẽ mắt
vĩnh viễn khách hàng đó vào tay các đối thủ cạnh tranh
2.5 Tạo vốn qua phát hành trải phiếu
Trái phiếu NH là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dưới hình
thức giấy nhận nợ do các tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó
Trang 18
cam kết trả lãi và gốc cho người mua sau một thời gian nhất định Thực chất hình thức tạo vốn nay đã giúp cho các NHTMCP chủ động trong việc huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư dài hạn và vốn này có tính ồn định cao về thời gian sử
dụng và lãi suất ngoài ra, còn giúp các NHTMCP tạo vốn một cách nhanh chóng
2.6 Các hình thức tạo vốn khác
NHTMCP có thể sử dụng đề thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi từ các hoạt
động uỷ thác về các dịch vụ xã hội Các kế hoạch này được tạo ra để khuyến khích những người tiết kiệm ký thác mỗi tuần một số lượng nhất định tại NH Số tiền này
sau một thơì gian nhất định sẽ là số tiền đủ lỡn để người giữ tiền có thể trang trải
được các chi phí cho các dịch vụ trên Tuy nhiên, để mở rộng khả năng thu hút vốn
này các NHTMCP còn phải không ngừng nâng cao uy tín của mình trên thương
trường, trong đó đặc biệt quan tâm tới các dịch vụ phát triển NH
II Thực trạng và giải pháp về vấn đề huy động vốn của NHTMCP
cho sự nghiệp CNH — HĐH đất nước
1 Thực trạng
Trước hết nói về vốn điều lệ Tính đến đầu năm 2004, về cơ bản các
NHTMCP đã tăng đủ vốn điều lệ theo quy định của chính phủ và NHNN Nhiều
NHTMCP tăng cao và có số vốn điều lệ đạt rất lớn Cuối năm 2003 NHTMCP thương tín tăng vốn từ 462 tỷ đồng lên 505 tỷ đồng trong đó có hai cô đông nước ngoải là IFC thuộc WB và Dragon Financial Holdings của vương quốc Anh, trở
thành NHTMCP coa vốn điều lệ lớn nhất nước ta NHTMCP quốc tế tăng vốn từ
75 tỷ đồng lên 175 tỷ đồng NHTMCP Việt á mới sát nhập từ công ty cổ phan tài chính Sài gòn và NHTMCP Đà nẵng, tăng cốn từ 75.7 tỷ đồng lên 115,4 tỷ đồng
ngoàải ra, một loạt NHTMCP khác cũng tăng vốn điều lệ cao hơn so với quy định Nhiều NHTMCP đã đưa ra kế hoạch tiếp tục tăng vốn điều lệ trong năm 2004
Eximbank dự kiến tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng Một số
Trang 19Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
NHTMCP quy mô nhỏ cũng có kế hoạch tăng vốn: NHTMCP gia định dự kiến tăng vốn từ 25,9 tỷ đồng hiện nay lên 150 tỷ đồng Hết năm 2004 không còn NH nào có số vốn điều lệ dưới 100 tỷ đồng Việc tăng cường quy mô vốn điều lệ không những
nâng cao năng lực hoạt động mà còn đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn theo quy định
quốc tế đồng thời tạo uy tín trong và ngoài nước Nếu như các năm trước đây vẫn
còn một số NHTMCP bị NHNN đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì đến nay cơ bản không còn NH nào mà chính các NH đó kinh doanh có lãi én định điển hình
là NHTMCP ngoài quốc doanh, ( VP bank ) trong một thời gian dài NHNN cử một
tổ giám sát đặc biệt túc trực làm việc tại VP bank, thì đến năm 2003, lợi nhuận
trước thuế và dự phòng rủi ro đã đạt 42,814 tỷ đồng vượt 78,4 % kế hoạch Tính
đến hết ngày 31/12 năm 2003 tổng nguồn vốn huy động của NH đạt 2212 tỷ đồng, trong huy động tiết kiệm của dân cư là 1032 tỷ Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ , cho vay tiêu dùng đạt 1525 tỷ đồng tăng 40% so với cùng kỳ năm trước Số đông khách hàng là các doanh nghiệp và đân cư tìm đến quan hệ với VP bank
Sự đặc biệt thứ hai là sự cố tại NHTMCP 4 chau — ACB, xây ra trung tuần
tháng 10 năm 2003 , bi khach hang 6 at kéo đến rút tiền trước hạn hàng nghìn tỷ đồng trong ít ngày Song với những giải pháp có hiệu quả NH này đã khắc phục được tình trạng trên Theo thống kê chưa đầy đủ, hết năm 2003, cả 15 NHTMCP trên địa bàn TP.HCM đều kinh doanh có lãi trong đó gồm 3 NHTM có lãi cao Bên
cạnh ACB thì NHTMCP sài gòn thương tín - Sacombank và NHTMCP đông á cũng có lãi trên 100 tỷ đồng Với lợi nhuận đạt khá, cô tức trả cho cô đông cũng ở
mức hấp dẫn, cộng các nhân tố khác nên uy tín của các NHTMCP này ngày càng
tăng lên, việc phat hành cổ phiếu mới tăng vốn điều lệ có nhiều thuận lợi trước
năm 2002 cổ tức của ACB khoảng 12-13% / năm , năm 2002 là 30% và năm 2003
là 25%, giá bán cổ phiếu tăng lên 2,6 -2,7 lần NHTMCP Việt á đầu năm 2004 bán 20 tỷ đồng cổ phiếu ra bên ngoài, với giá bằng 1,5 lần giá ban đầu Năm 2003 NH
này trả cổ tức 15% cho cổ đông Các cô phiếu của Sacombank đang giao dịch trên
Trang 20thị trường tự do vi gia giao dong tt 1,35 - 1,5 lan ménh gia ban đầu Cổ tức của NHTMCP dong 4 trong hon 10 nam lién déu đạt mức 24% / năm Tại NHNT Việt
nam theo báo cáo tính đến ngày 31/12/2003 tổng nguồn vốn của NH này là 97320
tỷ đồng tăng 19,42% so với cuối năm 2002 vượt kế hoạch 8%, trong đó nguồn vốn
huy động được là 71810 tỷ đồng chiếm khoảng 73,79% Nguồn vốn huy động bằng
việt nam đồng có tốc độ tăng trưởng mạnh ( 67% ) đạt 30803 tỷ VNĐ, chiếm tỷ
trọng 43% trong tổng nguồn vốn huy động Còn lại, nguồn vốn huy động bằng ngồi tệ chiếm 57% tơng nguồn vốn huy động, đạt 41007 tỷ VNĐ nhưng chỉ tăng
8% so với năm 2002 Vốn huy động có kỳ hạn là 36807 VNĐ chiếm 51% tổng
nguồn vốn huy động tăng 20 % so với năm 2002
Trong các năm qua đặc biệt là trong năm 2003, việt nam đã có một số bài học kinh nghiệm thành công ban đầu về thực hiện các kênh huy động vốn mới, đặc
biệt là vốn huy động trung, dài hạn cho đầu tư phát triển đó là:
- Phát hành trái phiếu đô thị, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình, công
trái giáo dục chỉ riêng trái phiếu đô thị TP HCM trong năm 2003 đã huy động được 2000 tỷ đồng Ngân sách nhà nước cũng đã phát hành được 2579 tỷ đồng
công trái giáo dục, bằng 129% kế hoạch đề ra Đồng thời tính đến hết tháng11 năm
2003 trong cả nước đã phát hành được 815 tỷ đồng và gần 16 triệu $ trái phiếu
chính phủ Bên cạnh đó, số tiền thu được từ phát hành trái phiếu dầu khí cũng đã đạt 300 tỷ đồng
- Huy động vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất: điển hình là TP Hà nội Tính
từ đầu năm đến hết tháng 12 năm 2003, Hà nội tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất
đạt khoảng hơn 1200 tỷ đồng
- Phát triển thị trường bảo hiểm: tính đến nay trong cả nước có 2l doanh
nghiệp bảo hiểm thuộc nhiều loại hình sở hữu Riêng tập đoàn bảo hiểm Prudential nâng vốn đầu tư lên 75 triệu $ việc phát triển thị trường này cho phép mở rộng và
đa dạng hoá các kênh huy động vốn trong và ngoài nước Tuy nhiên đến nay thị
Trang 21Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
trường bảo hiểm Việt nam mới chỉ đạt mức trên 1% so với GDP, trong khi tỷ lệ này của một số nước trong khu vực đạt khá cao như: Thái lan là 3%, Malaysia là 5,8% điều đó cũng cho thấy tiềm năng huy động vốn qua các kênh này còn rất lớn
2 Giải pháp
Vốn tự có ( VTC ) là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được và thuộc
sở hữu của NH VTC là vốn do chủ sở hữu đóng góp và được tạo ra trong quá trình kinh doanh Chúng ta có thê phân chia các phương pháp tăng VTC thành hai nhóm:
2.1 Tạo vốn tự có từ nội bộ NH
NH xác định khả năng tăng trưởng vốn tự có từ lợi nhuận của NH và quyết định chính sách cô tức hợp lý, từ đó tính toán chính xác khả năng bổ sung VTC từ
nguồn lợi nhuận giữ lại Tăng vốn tự có từ nội bộ NH cũng có thể hiểu là việc xây
dựng được quy mô thích hợp phần lợi nhuận giữ lại của NH 2.2 Tăng von tu có từ ngn bên ngồi
Nếu NH có nhu cầu tăng vốn từ các nguồn bên ngoài có thể lựa chọn các cách sau:
- Phát hành cỗ phiếu thường: trước khi phát hành loại cổ phiếu này NH cần
phải giải quyết một số vấn đề sau:
+86 lượng cổ phiếu dự kiến phát hành: phụ thuộc vào kế hoạch tài chính và chính sách phát triển quy mô khách hàng của NH
+Thới điểm phát hành cổ phiếu: có thể ảnh hưởng tới thành công của đợt phát hành Thời điểm mà NH nên phát hành cổ phiếu là khi thị trường chứng khoán
đang có xu hướng tăng giá và nền kinh tế đang ở giai đoạn phục hồi hoặc hưng thịnh
+Khả năng chấp nhận của công chúng đầu tư công chúng sẽ rẽ ràng chấp
nhận nếu NH phát hành cô phiếu với tình trạng tài chính tốt, NH đang có uy tín hơn
so với những NH khác cùng quy mô
Trang 22+Chính sách của NH đối với các cổ đông hiện tại: NH có thể hạn chế tối da
sự thiệt thòi của các cổ đông hiện tại về quyền quản lý cũng như việc hưởng cô tức
+Giá cô phiếu: để xác định giá cổ phiếu, NH thường đựa trên các chỉ tiêu
sau: giá cổ phiếu p =(TS có ròng + giá trị lợi thế )/ (tổng số cổ phiếu + tổng số cổ phiếu mới phát hành )
+Chi phí phát hành cổ phiếu: trên thực tế chỉ phí phát hành cổ phiếu là khá
lớn, khoảng 10% tổng giá trị phát hành NH nên so sánh với các hình thức tăng vốn
khác như phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi
- Phát hành cổ phiếu ưu đãi: biện này còn có lợi thế là khơng làm lỗng quyền quản lý của các cô đông hiện tại Phương pháp thực hiện:
+NH cần giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên như tổng giá trị cô phiếu phát
hành, về cô tức ưu đãi sẽ trả, về mệnh giá, thời điểm bán
+NH cần xem xét loại cổ phiếu ưu đãi mà NH định phát hành: cỗ phiếu tham dự hay không tham dự chia phần, cô phiếu tích lũy hay không tích luỹ
- Phát hành trái phiếu: trái phiếu tuy là nợ của NH nhưng đo sự ổn định về thời gian nên vấn được nhiều quốc gia coi như một phần vốn tự có bổ sung Phát
hành trái phiếu giúp NH nâng cao hệ số đòn bẩy tài chính ( ROE =ROA x TS/VTC), giúp NH tiết kiệm khoản trả thuế Đối với phương pháp này, NH phải
quan tâm đến các vấn đề:
+Tổng giá trị trái phiếu đự kiến phát hành
+Mức độ chấp nhận của công chúng đầu tư
+Mệnh giá trái phiếu
+Lãi suất định áp dụng, lãi suất có định hay thả nổi +Thời điểm định bán trái phiếu
+Tính thanh khoản hay khả năng chuyền nhượng trái phiếu
Sự lựa chọn của NH phụ thuộc vào ảnh hưởng của mỗi phương thức đối với
thu nhập của cô đông, thông thường được đo bằng thu nhập trên mỗi cổ phần
Trang 23Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
- Phát hành chứng khoán bổ sung, cung cấp cho các cô đông hiện tại Những cỗ phiếu này làm tăng vốn cổ phần nhưng không làm loãng hay lam giảm gia tri
của các cô phiếu đã phát hành
- Sáp nhập: với phương pháp này, quy mô của NH sẽ tăng lên nhanh chóng ,
tạo thành một hỗn hợp liên minh tài chính, giúp củng cố địa vị tài lực và tận dụng
được lợi thế tối đa của các đối phương, tiết kiệm được chi phí tăng vốn Vụ sáp
nhập lớn nhất trong lich str Nhat ban la cua 3 NH dau 1a Somwa bank, Tokai bank,
Asahi bank thành tập đoàn Mizuko - tập đoàn tài chính lớn thứ 3 thế giới với tổng tài sản là 1000 tỷ $ Tại Đức ca sự sáp nhập là Deutsch bank và Dresdner bank thành Deutsch bank — NH lớn thứ hai thế giới với tổng tài sản là 1250 tỷ $ ( nguồn: www sbv.gov.vn)
Ngoài ra trong công tác huy động vốn còn có các giải pháp như sau
-Một là quản triệt thay đổi nhận thức tư tưởng toàn bộ cán bộ công nhân viên
trong đơn vị về công tác nguồn vốn, sem vốn là sự sống còn của đơn vị
- Hai là, mở rộng các hình thức tuyên truyền quảng cáo về các thể thức huy động vốn tới mọi đối tượng khách hàng
- Ba là tổ chức nghiên cứu điều tra mức thu nhập từng thành phần để có
phương pháp huy động phù hợp, có hiệu quả
- Bốn là mở rộng quan hệ với các tổ chức cơ quan đoàn thê có lượng tiền
nhàn rỗi , thanh toán lớn đề thu hút mở tài khoản thanh toán nhằm khơi từng nguồn
vốn có lãi suất thấp ( nhà máy bia, BHXH, BHYT công ty số số .)
- Năm là, tăng cường mở rộng mạng lưới xuống tận xã phường thôn bản, tỉnh
gọn thủ tục, đơn giản, rẽ hiểu
- Sáu là, chú ý thái độ và phong cách giao dịch, tránh phiền hà cho khách gửi
tiên
- Bảy là khuyến khích lợi ích vật chất kịp thời, đúng đối tượng, có hiệu quả
Trang 24- Tám là tăng cường trang thiết bị phương tiện làm việc, cơ sở vật chất hiện dai dé tao niềm tin khách hàng và đồng thời đủ sức cạnh tranh với các tô chức tín dụng khác
Trang 25Mai Hoang Fién Ugan hing 46€
CNXH ở nước ta
1 Khái quát về NHTM ở việt nam
2 Tinh tat yếu của quá trình cơ phần hố các NHNN
3 Những lợi ích từ cổ phần hoá các NHTM
4 Khải quát về NHTMCP trong quá trình hội nhập và phát triển
II NHTMCPP với việc huy động vốn cho sự nghiệp CNH HĐH đất nước 1 Vai trò của vốn với hoạt động kinh doanh NH