1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế kho đông lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản dung tích 250 tấn

40 766 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 295,99 KB

Nội dung

Kỹ thuật lạnh đã ra đời hàng trăm năm nay và được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành kỹ thuật rất khác nhau: trong công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm, công nghiệp hoá chất, công nghiệp rượu, bia, sinh học, đo lường tự động, kỹ thuật sấy nhiệt độ thấp, xây dựng, công nghiệp dầu mỏ, chế tạo vật liệu, dụng cụ, thiết kế chế tạo máy, xử lý hạt giống, y học, thể thao, trong đời sống vv... Ngày nay ngành kỹ thuật lạnh đã phát triển rất mạnh mẽ và trở thành ngành kỹ thuật vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống và kỹ thuật của tất cả các nước. Ở nước ta, với nguồn nguyên liệu thủy sản dồi dào và đa dạng, sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng hàng năm là rất lớn. Vì vậy việc xây dựng kho bảo quản thủy sản lạnh đông đảm bảo chất lượng cho sản phẩm là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Được sự phân công của Được sự phân công của khoa Cơ Khí Công Nghệ cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thiết kế kho đông lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản dung tích 250 tấn” Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và sự đóng góp ý kiến của các bạn.

Lời mở đầu ***&*** Kỹ thuật lạnh đã ra đời hàng trăm năm nay và được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành kỹ thuật rất khác nhau: trong công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm, công nghiệp hoá chất, công nghiệp rượu, bia, sinh học, đo lường tự động, kỹ thuật sấy nhiệt độ thấp, xây dựng, công nghiệp dầu mỏ, chế tạo vật liệu, dụng cụ, thiết kế chế tạo máy, xử lý hạt giống, y học, thể thao, trong đời sống vv Ngày nay ngành kỹ thuật lạnh đã phát triển rất mạnh mẽ và trở thành ngành kỹ thuật vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống và kỹ thuật của tất cả các nước. Ở nước ta, với nguồn nguyên liệu thủy sản dồi dào và đa dạng, sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng hàng năm là rất lớn. Vì vậy việc xây dựng kho bảo quản thủy sản lạnh đông đảm bảo chất lượng cho sản phẩm là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Được sự phân công của Được sự phân công của khoa Cơ Khí Công Nghệ cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Lê Thanh Long, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thiết kế kho đông lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản dung tích 250 tấn” Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và sự đóng góp ý kiến của các bạn. Chương 1 Tổng quan 1.1. Tổng quan về kho lạnh bảo quản 1 1 Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ vv… Hiện nay kho lạnh được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm rất rộng rãi và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng mặt hàng bảo quản bao gồm: - Kho bảo quản thực phẩm chế biến như: Thịt, hải sản, đồ hộp - Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả. - Bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu - Kho bảo quản sữa. - Kho bảo quản và lên men bia. - Bảo quản các sản phẩm khác. 1.2. Phân loại 1.2.1. Theo công dụng 1.2.1.1. Kho lạnh sơ bộ Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại các nhà máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác. 1.2.1.2. Kho chế biến Được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm (nhà máy đồ hộp, nhà máy sữa, nhà máy chế biến thuỷ sản, nhà máy xuất khẩu thịt vv ) Các kho lạnh loại này thường có dung tích lớn cần phải trang bị hệ thống có công suất lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập hàng thường xuyên. 1.2.1.2. Kho phân phối, kho trung chuyển Dùng điều hoà cung cấp thực phẩm cho các khu vực dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung tích lớn trữ nhiều mặt hàng và có ý nghĩa rất lớn đến đời sống sinh hoạt của cả một cộng đồng. 1.2.1.3. Kho thương nghiệp Kho lạnh bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ thống thương nghiệp. Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được doanh nghiệp bán trên thị trường. 1.2.1.4. Kho vận tải (trên tàu thuỷ, tầu hoả, xe ôtô ) Đặc điểm của kho là dung tích lớn, hàng bảo quản mang tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này sang nơi khác. 1.2.1.5. Kho sinh hoạt Đây là loại kho rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng dùng bảo quản một lượng hàng nhỏ. 1.2.2.Theo nhiệt độ 1.2.2.1. Kho bảo quản lạnh 2 2 Nhiệt độ bảo quản thường nằm trong khoảng -2 o C ÷ 5 o C. Đối với một số rau quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn (chuối >10 o C, chanh > 4 o C). Nói chung các mặt hàng chủ yếu là rau quả và các mặt hàng nông sản. 1.2.2.2. Kho bảo quản đông Kho được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp đông. Đó là hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nhiệt độ bảo quản tuỳ thuộc vào thời gian, loại thực phẩm bảo quản. Tuy nhiên nhiệt độ bảo quản tối thiểu cũng phải đạt -18 o C để cho các vi sinh vật không thể phát triển làm hư hại thực phẩm trong quá trình bảo quản. 1.2.2.3. Kho đa năng Nhiệt độ bảo quản là -12 o C 1.2.2.3. Kho gia lạnh Nhiệt độ 0 o C, dùng gia lạnh các sản phẩm trước khi chuyển sang khâu chế biến khác. 1.2.2.4. Kho bảo quản nước đá Nhiệt độ kho tối thiểu -4 o C 1.2.3. Theo dung tích chứa Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do đặc điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên thường qui dung tích ra tấn thịt (MT-Meet Tons). Ví dụ kho 50MT, Kho 100MT, Kho 150 MT vv là những kho có khả năng chứa 50, 100, 150 vv tấn thịt. 1.2.4. Theo đặc điểm cách nhiệt 1.2.4.1. Kho xây Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta tiến hành bọc các lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá thành tương đối cao, không đẹp, khó tháo dỡ và di chuyển. Mặt khác về mặt thẩm mỹ và vệ sinh kho xây không đảm bảo tốt. Vì vậy hiện nay ở nước ta người ta ít sử dụng kho xây để bảo quản thực phẩm. 1.2.4.2. Kho panel Được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyurethan và được lắp ghép với nhau bằng các móc khoá camlocking. Kho panel có hình thức đẹp, gọn và giá thành tương đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ và bảo quản các mặt hàng thực phẩm, nông sản, thuốc men, dược liệu vv Hiện nay nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế hầu hết các xí nghiệp công nghiệp thực phẩm đều sử dụng kho panel để bảo quản hàng hoá.[3] 3 3 Chương 2 Tính toán cấu trúc kho lạnh 2.1. Quy hoạch mặt bằng kho lạnh 2.1.1 Yêu cầu đối với quy hoạch mặt bằng kho lạnh Quy hoạch mặt bằng kho lạnh là bố trí những nơi sản xuất, xử lý lạnh, bảo quản và những nơi phụ trợ phù hợp với dây chuyền công nghệ. Để đạt được mục đích đó cần tuân thủ các yêu cầu sau: - Phải bố trí buồng lạnh phù hợp dây chuyền công nghệ. Sản phẩm đi theo dây chuyền không gặp nhau, không đan chéo nhau. Các cửa ra vào buồng chứa phải quay ra hành lang. Cũng có thể không cần hành lang nhưng sản phẩm theo dây chuyền không đi ngược. - Quy hoạch cần phải đạt chi phí đầu tư bé nhất. Cần sử dụng rộng rãi các cấu kiện tiêu chuẩn giảm đến mức thấp nhất các diện tích phụ nhưng phải đảm bảo tiện nghi. Giảm công suất thiết bị đến mức thấp nhất. - Quy hoạch mặt bằng cần phải đảm bảo sự vận hành tiện lợi và chi phí thấp. + Quy hoạch phải đảm bảo lối đi và đường vận chuyển thuận lợi cho việc bốc xếp thủ công hoặc cơ giới đã thiết kế. + Chiều rộng kho lạnh nhiều tầng không quá 40m. 4 4 + Chiều rộng kho lạnh một tầng phải phù hợp với khoảng vượt lớn nhất 12m, thường lấy 12, 24, 36, 48, 60, 72m. + Trong một vài trường hợp kho lạnh có sân bốc dỡ nối liền rộng 3,5m, nhưng thông thường các kho lạnh có hành lang nối ra cả hai phía, chiều rộng 6m. + Kho lạnh thể tích tới 600 tấn không bố trí đường sắt, chỉ có một sân bốc dỡ ôtô dọc theo chiều dài kho đảm bảo mọi phương thức bốc dỡ. + Để giảm tổn thất nhiệt qua kết cấu bao che, các buồng lạnh được nhóm lại từng khối với một chế độ nhiệt độ. - Mặt bằng kho lạnh phải phù hợp với hệ thống đã chọn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với kho lạnh một tầng vì không phải luôn luôn đảm bảo được môi chất lạnh từ các thiết bị lạnh về, do đó phải chuyển sang sơ đồ lớn hơn với việc cấp lỏng từ dưới lên. - Mặt bằng kho lạnh phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn phòng cháy chữa cháy. - Khi quy hoạch cũng phải tính toán đến khả năng mở rộng kho lạnh. Phải để lại một mặt mút tường để có thể mở rộng kho lạnh. 2.1.2 Yêu cầu buồng máy và thiết bị Bố trí máy và thiết bị hợp lý trong buồng máy là rất quan trọng nhằm mục đích sau: - Vận hành máy thuận tiện. - Rút ngắn chiều dài đường ống: Giảm chi phí đầu tư và giảm tổn thất áp suất trên đường ống. - Sử dụng thể tích buồng máy hiệu quả nhất, buồng máy gọn nhất. - Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, phòng nổ và vệ sinh công nghiệp. - Đảm bảo thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế máy với thiết bị. Buồng máy và thiết bị thường được bố trí vào sát tường kho lạnh để đường nối ống giữa máy thiết bị và dàn lạnh là ngắn nhất, chiếm từ 5 ÷10% tổng diện tích kho lạnh. Buồng máy và thiết bị có thể nằm chung trong một khối nhà của kho lạnh hoặc tách rời. Chiều rộng chính của lối đi trong buồng máy là 1,5m trở lên, các máy và thiết bị lớn đến 2,5m. Khoảng cách này để đi lại, tháo lắp sửa chữa máy dễ dàng. Khoảng cách máy và thiết bị ít nhất là 1m, giữa thiết bị và tường là 0,8m nếu đây không phải là lối đi vận hành chính. Các thiết bị có thể đặt sát tường nếu phía đó của thiết bị hoàn toàn không cần đến vận hành, bảo dưỡng. Trạm tiết lưu và bảng điều khiển với các dụng cụ đo kiểm và báo hiệu phải bố trí sao cho có thể quan sát được dễ dàng từ bất kỳ vị trí nào trong buồng máy. Trạm tiết lưu đặt cách máy ít nhất 1,5m. 5 5 Buồng máy và thiết bị ít nhất phải có 2 cửa bố trí đối diện ở khoảng cách xa nhất trong buồng máy, ít nhất có 1 cửa thông ra ngoài trời, các cánh cửa mở ra ngoài. Buồng máy phải có quạt thông gió thổi ra ngoài, mỗi giờ có thể thay đổi không khí trong buồng 3 ÷ 4 lần.[1] 2.2. Chọn phương án xây dựng kho lạnh Chọn phương án thiết kế là kho lạnh lắp ghép, mặc dù kho lạnh lắp ghép giá thành cao hơn khá nhiều so với kho lạnh xây. Nhưng nó có những ưu điểm vượt trội so với kho lạnh xây như sau: - Tất cả các chi tiết của kho lạnh lắp ghép là các panel tiêu chuẩn chế tạo sẵn nên có thể vận chuyển dễ dàng đến nơi lắp ráp một cách nhanh chóng trong một vài ngày so với kho truyền thống phải xây dựng trong nhiều tháng, có khi nhiều năm. - Có thể tháo lắp và di chuyển đến nơi mới khi cần thiết. - Không cần đến vật liệu xây dựng như kho xây trừ nền có con lươn đặt kho nên công việc xây dựng đơn giản hơn nhiều. - Cách nhiệt là polyuretan có hệ số dẫn nhiệt thấp. - Tấm bọc ngoài của panel đa dạng từ chất dẻo đến nhôm tấm hoặc thép không gỉ… - Hoàn toàn có thể sản xuất được trong nước. 2.3. Chọn thông số thiết kế 2.3.1. Chọn nhiệt độ bảo quản Nhiệt độ bảo quản sản phẩm đông theo lý thuyết nhiệt độ càng thấp thì chất lượng sản phẩm càng tốt, thời gian bảo quản càng lâu nhưng tùy từng mặt hàng cụ thể mà chúng có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Đối với các mặt hàng trữ đông ở các nước châu Âu người ta thường chọn nhiệt độ bảo quản khá thấp từ -25 o C ÷-30 o C. Ở Việt Nam hiện nay, nhiệt độ bảo quản sản phẩm thủy sản đông lạnh quy định chung là -18 o C ÷ -25 o C. Nguyên liệu chủ yếu được bảo quản trong kho lạnh là cá Tra cá Basa. Tôi chọn nhiệt độ bảo quản trong kho là: -20 ± 2 o C. 2.3.2. Độ ẩm không khí trong kho Độ ẩm không khí lạnh trong kho có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và cảm quan bề mặt của sản phẩm đông sau khi bảo quản. Bởi vì nó liên quan đến hiện tượng thăng hoa của nước đá trong sản phẩm. Do vậy tùy từng loại sản phẩm cụ thể mà độ ẩm của không khí trong kho là khác nhau. 6 6 Đối với sản phẩm đông không được bao gói cách ẩm thì độ ẩm không khí lạnh là phải đạt 95%. Còn đối với sản phẩm đã được bao gói cách ẩm thì độ ẩm của không khí lạnh khoảng 85 ÷ 90%. Sản phẩm được bao gói bằng nhựa PE và giấy catong khi đưa vào kho lạnh nên độ ẩm không khí lạnh trong kho ϕ = 85% 2.3.3. Tốc độ không khí trong kho lạnh Không khí chuyển động trong kho có tác dụng lấy đi lượng nhiệt của sản phẩm bảo quản, nhiệt truyền vào do mở cửa, do cầu nhiệt, do người lao động, do máy móc thiết bị hoạt động trong kho. Ngoài ra còn đảm bảo sự đồng đều nhiệt độ, độ ẩm và hạn chế nấm mốc hoạt động. Các sản phẩm được bao gói cách ẩm nên ta thiết kế không khí đối lưu cưỡng bức bằng quạt gió với vận tốc v = 3m/s. 2.3.4. Các số liệu về khí tượng tại thành phố Huế Bảng 2-1 các số liệu khí tượng tại thành phố Huế Nhiệt độ, o C Độ ẩm tương đối, % TB cả năm Mùa hè Mùa đông Mùa hè Mùa đông 25,2 o C 37,3 o C 13,1 o C 73% 90% Nhiệt độ tính toán : t = t h = 37,3 o C Độ ẩm tính toán : ϕ = ϕ h = 73% Nhiệt bầu ướt : t ư = 31 o C Nhiệt đọng sương: t s = 29,5 o C 2.4. Xác định kích thước kho lạnh 2.4.1. Dung tích kho lạnh E=V.g v Trong đó: E - dung tích kho lạnh , t V - thể tích kho lạnh , m 3 g v -định mức chất tải định mức t/m 3 Kho được thiết kế với mặt hàng cá g v = 0.45 t/m 3 [3,32] Ta có thể tích buồng: V = E/ g v =250/0.45 = 555,56 (m 3 ) 2.4.2. Diện tích chất tải của kho lạnh F, m 2 Được xác định qua thể tích buồng lạnh và chiều cao chất tải: h V F = Trong đó: F – Diện tích chất tải hoặc diện tích hàng chiếm trực tiếp, m 2 . h – Chiều cao chất tải, m. Chiều cao chất tải là chiều cao lô hàng chất trong kho, chiều cao này phụ thuộc vào bao bì đựng hàng, phương tiện bốc dỡ. Chiều cao h có thể tính bằng chiều 7 7 cao buồng lạnh trừ đi phần lắp đặt dàn lạnh treo trần và khoảng không gian cần thiết để chất hàng và dỡ hàng. Chiều cao chất tải phụ thuộc vào chiều cao thực tế h 1 của kho. Chiều cao h 1 được xác định bằng chiều cao phủ bì của kho lạnh trừ đi hai lần chiều dầy cách nhiệt của trần và nền kho lạnh: h 1 = H - 2δ + Chọn chiều cao phủ bì H = 3,6m là chiều dài lớn nhất của tấm panel. + Chọn chiều dày cách nhiệt δ = 125 mm. Suy ra: h 1 = 3,6 – 2.0,125 = 3,35 (m). Chiều cao chất tải thực h của kho bằng chiều cao phủ bì trừ đi khoảng hở phía trần để lưu thông không khí chọn là 0,5m và phía dưới nền lát tấm palêt là: 0,1m. Suy ra: h = 3,35 – (0,1 + 0,5) = 2,75 (m). Diện tích chất tải lạnh : 02,202 75,2 555,56 === h V F (m 2 ) 2.4.3. Tải trọng của nền và của trần Tải trọng nền được xác định theo công thức: g f = g v .h = 0,45.2,75= 1.24 (tấn/m 2 ). Với tải trọng nền này thì panel sàn đủ điều kiện chịu được lực nén bởi vì độ chịu nén của panel tiêu chuẩn là 0,2÷0,29 Mpa. 2.4.4. Xác định diện tích kho lạnh cần xây dựng Diện tích kho lạnh thực tế cần xây dựng phải tính đến đường đi, khoảng hở giữa các lô hàng, diện tích lắp đặt dàn lạnh, khoảng cách giữa các lô hàng đến tường bao. Vì vậy diện tích cần xây dựng phải lớn hơn diện tích tính toán trên và được xác định theo công thức: F xd = F F β Trong đó: F xd – diện tích kho lạnh cần xây dựng, m 2 . β F - hệ số sử dụng diện tích các buồng chứa, tính cả đường đi và các diện tích giữa các lô hàng, giữa lô hàng và cột, tường, các diện tích lắp đặt thiết bị như dàn bay hơi, quạt, β F phụ thuộc vào diện tích buồng và lấy theo bảng 2-5. Ta chọn β F = 0,8.[1,34] F xd = 53,252 8,0 02,202 == F F β m 2 ≈ 253 (m 2 ) Số lượng buồng lạnh cần xây dựng xd F Z f = 8 8 Trong đó: Z: số lượng buồng lạnh; f : diện tích buồng lạnh quy chuẩn xác định theo hàng cột của kho, m 2 Diện tích buồng lạnh quy chuẩn tính theo hàng cột quy chuẩn cách nhau 6m nên f cơ sở là 36 m 2 . Các diện tích quy chuẩn khác nhau là bội số của 36 m 2 . Trong khi tính toán, diện tích lạnh có thể lớn hơn diện tích ban đầu 10÷15%, khi chọn Z là một số nguyên. Kho lạnh được chọn có: f = 6 x 12 =72 (m 2 ) Số buồng lạnh là: 5,3 72 53,252 == Z (buồng) Ta chọn Z = 4 (buồng) Từ đây chọn kích thước thực của kho lạnh là: Chiều rộng:12m. Chiều dài: 24 m. Chiều cao:3,6 m. Diện tích thực của kho là:12 x 24 =288 m 2 Dung tích thực tế của kho là: E t = E . Z Z t Trong đó: E - dung tích kho lạnh, tấn; Z t - số buồng lạnh thực được xây dựng. Z - số phòng tính toán xây dựng. Suy ra: E t = E . Z Z t = 250 x 5,3 4 = 285,7 (tấn). 2.5. Cấu trúc kho lạnh 2.5.1. Cấu trúc nền Cấu trúc nền kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Nhiệt độ trong kho, tải trọng của kho hàng bảo quản, dung tích kho lạnh. Do đặc thù của kho lạnh là bảo quản hàng hóa do đó phải có cấu trúc vững chắc, móng phải chịu tải trọng của toàn bộ kết cấu xây dựng, móng kho được xây dựng tùy thuộc vào kết cấu địa chấn của nơi xây dựng. Hình 2-1: Sơ đồ nền kho lạnh. 1400 Con lơn Nền đất đá 9 9 Bêtông sàn Panel nền 1270 1070 1000 Do kho lạnh xây dựng theo phương án lắp ghép nên toàn bộ kho được đặt trên nền nhà xưởng. Tải trọng của hàng bảo quản sẽ chi phối đến độ rắn chắc của nền, khả năng chịu lún của nền. Nếu tải trọng của hàng bảo quản càng lớn thì cấu trúc nền kho lạnh phải thiết kế có độ chịu nén cao. Các tấm panel nền được đặt trên các con lươn thông gió. Cấu trúc nền kho lạnh được thiết kế như hình vẽ. 2.5.2. Cấu trúc vách và trần kho lạnh Cấu trúc tường và trần là các tấm panel tiêu chuẩn đã được chế tạo sẵn Các thông số của panel cách nhiệt: + Chiều dài: - h = 3600 mm dùng để lắp panel vách -h = 6000 mm dùng để lắp panel trần và nền + Chiều rộng r = 1200 mm + Tỷ trọng 30÷40 kg/m3 + Độ chịu nén 0,2÷0,29 Mpa + Hệ số dẫn nhiệt = 0,018 ÷ 0,023 W/mK + Phương pháp lắp ghép: Ghép bằng khóa camlocking và ghép bằng mộng âm dương. 2.5.3. Cấu trúc mái kho lạnh Mái kho lạnh có nhiệm vụ bảo vệ cho kho trước những biến đổi của thời tiết như: nắng, mưa, đặc biệt là giảm bức xạ nhiệt của mặt trời vào kho lạnh. Mái kho đảm bảo che mưa che nắng tốt cho kho và hệ thống máy lạnh. Mái không được đọng nước, không được thấm nước. Mái dốc về hai phía với độ dốc ít nhất là 2%. Mái kho lợp bằng tôn, nâng đỡ bằng bộ khung sắt và các xà dọc bắt trên hệ thống cột. Hình 2-2: Mái kho 2.5.4. Cửa kho 10 10 [...]... nhiệt đi qua kết cấu bao che của kho lạnh Q2 – dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì tỏa ra trong quá trình xử lý lạnh Q3 – dòng nhiệt từ không khí bên ngoài do thông gió buồng lạnh, ở đây Q3 = 0 do kho bảo quản sản phẩm thủy sản không thông gió buồng lạnh Q4 – dòng nhiệt từ các nguồn khác nhau khi vận hành kho lạnh Q5– dòng nhiệt từ sản phẩm tỏa ra khi sản phẩm hô hấp, nó chỉ có ở kho lạnh bảo quản rau quả,... tích buồng nhỏ hơn 200T và bằng 6% nếu dung tích buồng lớn hơn 200T Vậy chọn M= 6% .250= 15 tấn/ ngày đêm i1, i2 - entanpi sản phẩm ở nhiệt độ vào và ở nhiệt độ bảo quản, J/kg Cần lưu ý rằng đối với kho bảo quản đông, các sản phẩm khi đưa vào kho bảo quản đã được cấp đông đến nhiệt độ bảo quản Tuy nhiên trong quá trình xử lý đóng gói và vận chuyển nhiệt độ sản phẩm tăng lên ít nhiều, nên đối với sản phẩm. .. do sản phẩm tỏa ra,W Q22 – dòng nhiệt do bao bì tỏa ra,W 3.2.1 Dòng nhiệt do sản phẩm tỏa ra Q21 Được xác định theo công thức: Q21 = M (i1 − i2 ) 1000 24.3600 , W Trong đó: M – công suất buồng gia lạnh hay khối lượng hàng nhập vào kho bảo quản trong một ngày đêm, tấn/ ngày đêm 17 17 Lấy khối lượng hàng nhập trong một ngày đêm vào buồng bảo quản lạnh và buồng bảo quản đông bằng 8% dung tích buồng nếu dung. .. phẩm bảo quản đông lấy nhiệt độ vào là -12oC Nhiệt độ sản phẩm trước khi vào kho bảo quản đông: t1 = - 12oC suy ra i1 = 24,4 (kJ/kg) Nhiệt độ của sản phẩm trong kho bảo quản: t2 = -20oC suy ra i2=0 (kJ/kg) Dòng nhiệt do sản phẩm toả ra: Q21 = 15.24400 1000 = 4236,1 24.3600 (W) 3.2.2 Dòng nhiệt do bao bì tỏa ra Q22 Q22 = M b Cb (t1 − t 2 ) 1000 24.3600 Trong đó: Mb - khối lượng bao bì đưa vào cùng sản phẩm. .. phần nhưng tùy theo từng loại kho lạnh có thể chỉ lấy một phần tổng của nhiệt tải đó Với kho lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản đông lạnh thì: QMN = 85%Q1 + 100%Q2 + 75%Q4 = 11396,2 (W) Năng suất lạnh của máy nén đối với mỗi nhóm buồng có nhiệt độ sôi giống nhau xác định theo biểu thức: Q0 = k ∑ QMN b k - Hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị của hệ thống lạnh, nó được xác đinh theo bảng... pháp làm lạnh được chọn cho kho đang thiết kế là phương pháp làm lạnh trực tiếp Nó phù hợp với điều kiện của kho lạnh như: hệ thống không cồng kềnh, dễ điều chỉnh nhiệt độ, tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ, chi phí đầu tư ban đầu không lớn 4.1.2 Chọn môi chất lạnh Môi chất lạnh có tác dụng cung cấp lạnh (thu nhiệt của môi trường xung quanh) trong quá trình nó biến đổi trạng thái Kho lạnh đang thiết kế chọn... hút ẩm, việc bảo vệ máy nén cũng gặp khó khăn - Trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém khi máy lạnh ngừng hoạt động thì dàn lạnh cũng hết lạnh nhanh chóng 4.1.1.2 Làm lạnh gián tiếp Là phương pháp làm lạnh bằng các giàn chất tải lạnh như nước muối, glycol, … thiết bị bay hơi đặt ở ngoài kho lạnh Ở trong buồng chất tải lạnh nóng lên do thu nhiệt của buồng lạnh Sau đó trở lại dàn bay hơi để hạ nhiệt độ xuống... chuẩn.[4,52] Vật liệu Polyurethane Tôn lá Sơn bảo vệ Chiều dày, m Hệ số dẫn nhiệt, W/mK 0.025 45,36 0,291 δ CN 0,0012 0,0005 Kho bảo quản đông được thiết kế với chế độ trong kho là -20 ± 2 oC không khí đối lưu cưỡng bức vừa phải Do trần kho có mái che và nền kho lạnh có con lươn thông gió nên ta lấy hệ số truyền nhiệt của nền và trần kho bằng hệ số truyền nhiệt của vách kho Tra bảng ta được: K = 0,21 W/m2K,... trên dàn lạnh và được đưa ra ngoài cùng với nước đá tan, một phần truyền cho không khí và các thiết bị trong kho lạnh gây nên tổn thất Để xác định dòng nhiệt do xả băng dàn lạnh ta xác định theo mức độ tăng nhiệt độ không khí trong phòng sau khi xả băng Mức độ tăng nhiệt độ của phòng phụ thuộc vào dung tích của kho lạnh Thông thường nhiệt độ không khí sau khi xả băng tăng (4 ÷ 7) oC Dung tích càng... được tuần hoàn liên tục Dàn lạnh gián tiếp cũng có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên hoặc đối lưu cưỡng bức  Ưu điểm - Hệ thống lạnh có độ an toàn cao, chất tải lạnh không cháy, không nổ, không độc hại với cơ thể sống và không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản Nó là vòng tuần hoàn an toàn và ngăn chặn sự tiếp xúc của môi chất độc hại đối với sản phẩm - Máy lạnh có cấu tạo đơn giản hơn, . Thịt, hải sản, đồ hộp - Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả. - Bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu - Kho bảo quản sữa. - Kho bảo quản và lên men bia. - Bảo quản các sản phẩm khác. 1.2. Phân loại 1.2.1 Tổng quan về kho lạnh bảo quản 1 1 Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công. định kích thước kho lạnh 2.4.1. Dung tích kho lạnh E=V.g v Trong đó: E - dung tích kho lạnh , t V - thể tích kho lạnh , m 3 g v -định mức chất tải định mức t/m 3 Kho được thiết kế với mặt hàng

Ngày đăng: 16/08/2014, 07:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w