Chương 5 Lắp đặt hệ thống lạnh

Một phần của tài liệu Thiết kế kho đông lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản dung tích 250 tấn (Trang 34 - 39)

5.1. Lắp đặt kho lạnh.

5.1.1 Gia cố và xây dựng nền móng kho

Đây là công đoạn quan trọng nhất của quá trình xây dựng kho, nó quyết định tính vững chắc và an toàn của kho lạnh. Xung quanh móng được đào xuống sâu 200mm. Sau đó xây bệ móng bằng đá chẻ, tiếp theo đổ cát bên trong dày 100mm và đầm chặt. Sau đó đổ một lớp bê tông lót dày 100mm với đá 4x6, rồi tiếp theo đổ thêm một lớp bê tông chịu lực dày 200mm với đá 1x2 và xây con lươn thông gió cao 300mm bằng gạch thẻ, khoảng cách giữa các con lươn 200mm. Chú ý là các con lươn phải dốc về hai phía để tránh đọng sương, độ dốc khoảng 2%.

5.1.2. Xây dựng kết cấu bao che cho kho

Sau khi xây dựng nền móng xong, tiến hành xây dựng kết cấu trụ đỡ, khung và lợp mái tôn. Sau khi công việc hoàn tất thì ta bắt đầu xây dựng phần quan trọng nhất là lắp ghép các tấm panel.

5.1.3. Lắp ghép các tấm panel

Các tấm panel sau khi sản xuất đều có bọc lớp nilon bảo vệ tránh xây xước bề mặt trong quá trình vận chuyển, lắp đặt. Lớp nilon đó chỉ nên dỡ ra sau khi lắp đặt hoàn thiện và chạy thử kho để đảm bảo thẩm mĩ cho vỏ kho.

Nguyên tắc chung: Kho lạnh được lắp ghép từ các tấm panel tiêu chuẩn chế tạo sẵn. Việc lắp ghép hai tấm panel lại với nhau đòi hỏi độ chính xác cao. Đảm bảo độ kín để tránh gây ra hiện tượng cầu nhiệt kho lạnh, chất lượng công tình tăng và giảm chi phí vận hành.

65 5 4 3 2 1 1,4 - Tấm panel 2 - Nắp nhựa 3 – Đinh rive

6 – Khóa dương

Cách ghép hai tấm panel lại với nhau: Hình 5-1: Mặt cắt mối ghép hai tấm panel

Khi ghép hai tấm panel lại với nhau, ta cần xác định chiều của các tấm panel để tạo sự gắn khớp giữa các khóa khi lắp ghép. Sau đó ép chặt hai tấm lại với nhau rồi dùng lục giác xoay khóa cam-locking lại để mộng dương móc vào mộng âm. Sau đó dùng đinh rivê để cố định các tấm lại rồi phun Silicon hoặc Sealant vào khe ghép để cách ẩm.

1251 1 125 2 3 4 1 - Tấm panel tường 2 - Tấm panel nền 3 - Nẹp inox hình chữ L 4 - Đinh rivê

Lắp ghép giữa panel nền và panel tường: Các tấm panel được lắp dọc theo

chiều dài của kho và đặt vuông góc với các con lươn thông gió. Các tấm panel tường được đặt bao bên ngoài tấm panel nền bắn đinh rivê vào để cố định, tại miếng ghép bên trong giữa tường và nền cũng được phun Silicon rồi dùng nẹp inox hình chữ L (dày 2mm, rộng 40mm) nẹp lại sau đó bắn đinh rivê để giữ cố định.

Hình 5-2: Mặt cắt mối ghép giữa panel tường và panel nền

Lắp ghép panel trần với panel tường:Các tấm panel trần được đặt gối lên các

tấm panel tường đối diện nhau (tấm tường được cắt 2/3 theo chiều dày của tấm tường hình chữ L). Hai mép hai bên được nẹp bằng nẹp inox hình chữ L, sau đó bắn đinh rivê để giữ cố định.

35 3 2 1 1 - Tấm panel tường 2 - Nẹp inox chữ L 3 - Tấm panel trần 4 – Đinh rivê 35

Hình 4-4: Mặt cắt mối ghép giữa panel tường và panel trần

Lắp ghép cửa và màn chắn khí: Sau khi lắp kết cấu tường bao xong ta tiến

hành lắp cửa và màn chắn khí. Xung quanh chỗ ghép cửa ta cần lắp khung bao quanh viền bằng gỗ dày 30mm, có chiều rộng bằng chiều dày của tấm panel và được bọc lại bằng nhựa cứng. Mặt ngoài của thành cửa ta bọc cao su mềm để tăng độ kín, bố trí dây điện trở sưởi cửa xung quanh để tránh cửa bị đóng băng. Để tránh tổn thất nhiệt khi mở cửa ta gắn các màn nhựa chắn khí. Cửa kho phải trang bị bộ chốt cửa tự mở chống nhốt người.

5.2. Lắp đặt thiết bị5.2.1. Lắp đặt máy nén 5.2.1. Lắp đặt máy nén

Đưa máy vào vị trí lắp đặt : Khi cẩu chuyển cần chú ý chỉ được móc vào các vị trí đã được định sẵn, không được móc tuỳ tiện vào ống, thân máy gây trầy xước và hư hỏng máy nén.

Khi lắp đặt máy nén cần chú ý đến các vấn đề : thao tác vận hành, kiểm tra, an toàn, bảo trì, tháo dỡ, thi công đường ống, sửa chữa, thông gió và chiếu sáng thuận lợi nhất.

Bệ móng phải cao hơn bề mặt nền tối thiểu 100mm, tránh bị ướt bẩn khi vệ sinh gian máy. Bệ móng được tính toán theo tải trọng động của nó, máy được gắn chặt lên nền bê tông bằng các bu lông chôn sẵn, chắc chắn. Khả năng chịu đựng của móng phải đạt ít nhất 2,3 lần tải trọng của máy nén kể cả môtơ.

Bệ móng không được đúc liền với kết cấu xây dựng của toà nhà tránh truyền chấn động làm hỏng kết cấu xây dựng. Để chấn động không truyền vào kết cấu xây dựng nhà khoảng cách tối thiểu từ bệ móng đến móng nhát ít nhất 30cm. Ngoài ra nên dùng vật liệu chống rung giữa móng giữa móng máy và móng nhà.

Các bu lông cố định máy vào bệ móng có thể đúc sẵn trong bê tông trước hoặc sau khi lắp đặt máy rồi chôn vào sau cũng được. Phương pháp chôn bu lông sau khi lắp máy thuận lợi hơn. Muốn vậy cần để sẵn các lỗ có kích thước lớn hơn yêu cầu, khi đưa thiết bị vào vị trí , ta tiến hành lắp bu lông rồi sau đó cho vữa xi măng vào để cố định bu long

đai vào puli, nên nới lỏng khoảng cách giữa môtơ và máy nén rồi cho dây đai vào, sau đó vặn bu lông đẩy bàn trượt. Kiểm tra độ căng của dây đai bằng cách ấn nếu thấy lỏng bằng chiều dày của dây là đạt yêu cầu.

5.2.2. Lắp đặt thiết bị ngưng tụ

Bình ngưng tụ nằm ngang có cấu tạo tương đối gọn, tuy nhiên khi lắp cần lưu ý để dành các khoảng hở ở hai đầu bình đủ để có thể vệ sinh bình trong thời kỳ bảo dưỡng. Các đoạn đường ống nước giải nhiệt vào ra bình dễ dàng tháo dỡ khi vệ sinh Đối với bình ngưng để thuận lợi cho việc tuần hoàn môi chất lạnh, bắt buộc phải có đường cân bằng nối với bình chứa. Bình ngưng cần có trang bị đồng hồ áp suất và van an toàn với áp suất tác động 19,5kG/cm2. Các nắp bình về nơi các ống nước vào ra phải có các van xả air. Bình ngưng được sơn màu đỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2.3. Lắp đặt thiết bị bay hơi

Khi lắp đặt cần lưu ý hướng tuần hoàn gió sao cho thuận lợi và thích hợp nhất. Tầm với của gió thoát ra dàn lạnh khoảng 10m khi chiều dài lớn cần bố trí thêm dàn lạnh hoặc lắp thêm hệ thống kênh dẫn gió trên đầu ra của dàn lạnh.

Khi lắp dàn lạnh cần phải để khoảng hở phía sau dàn lạnh một khoảng ít nhất 500mm. ống thoát nước dàn lạnh phải dốc, ở đầu ra nên có chi tiết cổ ngỗng để ngăn không khí nóng tràn vào kho, gây ra các tổn thất nhiệt không cần thiết.

5.2.4. Lắp đặt tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt được lắp bên ngoài kho lạnh, đặt trên bệ bê tông cao 500mm và cố định bằng bulông đai ốc.

5.2.5. Lắp ráp đường ống

Nếu ống được cung cấp đồng bộ với máy nén thì ống đã được ủ, tẩy rửa khô và đút nút hai đầu, chỉ việc cắt ống và gia công. Nếu không thì ống được sấy ở 6000C rồi làm nguội và súc sạch bằng dung dịch H2SO4 15% trong 1÷1,5h sau đó rửa sạch bằng nước và làm khô ở 800C.

Khi hàn ống để tránh tạo thành oxít đồng thì nên thổi ống bằng một khí trơ trong suốt thời gian hàn.

Sau khi gia công, ống được súc sạch bẩn kim loại bằng dung dịch H2SO4

5% sau đó là Na2SO3 10% và cuối cùng là dung dịch Natrinitrua 20% để tạo lớp oxít mỏng trên bề mặt có tác dụng chống rỉ.

Ống được cố định vào tường bằng các vòng kim loại cách nhau 1m với đường kính ống nhỏ hơn 20mm và 2m với ống có đường kính lơn hơn 20mm. Bọc đường ống chỗ có vòng đỡ bằng lớp vải nhựa để tránh rung và ồn, chỗ ống chui qua được bảo vệ bằng các vỏ bao ngoài ống, ống được đặt hơi nghiêng về phía máy nén với độ dốc 1 ÷ 2%.

5.2.6. Thử bền, thử kín, nạp dầu, nạp freon+ Thử bền + Thử bền

Môi chất dùng thử bền, thử kín: nitơ hay không khí khô Với môi chất Freon: phía cao áp 30 bar, phía thấp áp 20 bar.

Thời gian duy trì: không nhanh hơn 5phút, sau đó hạ xuống áp suất thử kín.

Cách tiến hành như sau :

- Chuẩn bị thử : Cô lập máy nén, ngắt áp kế đầu hút, mở van (trừ van xả), nối bình khí (hoặc N2) qua van giảm áp.

- Nâng áp suất hệ thống từ từ lên áp suất thử bền cho phía cao áp và hạ áp - Duy trì áp suất thử trong vòng 5 phút rồi giảm dần tới áp suất thử kín

+ Thử kín

Áp suất thử: Áp suất cao áp 20 bar Áp suất thấp áp 16 bar

Duy trì thời gian thử trong vòng 12 giờ, trong 6 giờ đầu áp suất có thể hạ xuống 10%, sau đó giữ không đổi

Ngoài ra còn kiểm tra độ kín của các chỗ nối bằng mặt bích, các mối hàn của thiết bị, đường ống. Đối với tác nhân lạnh R22, người ta xác định rò rỉ bằng máy dò hoặc bằng bọt xà phòng

+ Nạp Freon.

Để nạp Freon vào hệ thống lạnh, có hai phương pháp nạp là nạp qua hệ thống nạp và trực tiếp vào máy nén.

Nạp Freon qua hệ thống nạp thì tiện lợi và chính xác. Đầu tiên môi chất được nạp vào hệ thống và nạp trực tiếp vào máy nén.

Nạp trực tiếp vào hệ thống bằng cách cho máy nén và thiết bị ngưng tụ làm việc để nạp Freon vào bình chứa.

Kết luận***&*** ***&***

trình nén hai cấp. Tuy nhiên nhược điểm của chu trình là nhiệt độ cuối tầm nén cao, công nén khá cao, độ an toàn, độ tin cậy thấp hơn chu trình nén hai cấp.

Ta chọn xây một tầng để dễ dàng vận chuyển, ít tốn công xây dựng.

Kho lạnh thiết kế là kho lạnh lắp ghép, tuy giá thành hơi cao nhưng nó cũng có nhiều ưu điểm: lắp ghép nhanh chóng, dễ dàng, mang tính thẩm mỹ cao.

Thiết bị ngưng tụ ở đây ta dùng là dạng nằm ngang ống trơn có lợi là sử dụng được nước làm mát tuần hoàn kèm theo tháp giải nhiệt, nên tiết kiệm được lượng nước sử dụng nhưng thiết bị này đòi hỏi nước làm mát phải sạch để tránh đóng cặn bẩn trong đường ống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiết bị bay hơi ta dùng là dàn lạnh quạt trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức không khí được dùng rộng rãi trong thực tế vì nó có một số ưu điểm như sau : ít tốn thể tích chiếm chỗ trong kho, nhiệt độ đồng đều, hệ số trao đổi nhiệt lớn, ít tốn nguyên vật liệu. Nhưng có nhược điểm là gây ra tiếng ồn và tốn thêm năng suất lạnh cho động cơ máy quạt, độ ẩm trong buồng lạnh thấp nên khó duy trì được độ ẩm cao theo yêu cầu bảo quản, độ khô hao sản phẩm tăng lên do nhiệt độ bay hơi thấp.

Một phần của tài liệu Thiết kế kho đông lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản dung tích 250 tấn (Trang 34 - 39)