1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BAI BAO CAO KY THUAT NUOI CA KEO pdf

27 780 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Tuy nhiên, khoảng hai năm trở lại đây,nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL, đặc biệt là Bạc Liêu, tình trạng tôm sú chếthàng loạt do dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU KHOA NÔNG NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI THƯƠNG PHẨM

CÁ KÈO (Pseudapocryptes elongatus)

Ở HUYỆN HÒA BÌNH

CHUYÊN ĐỀ

KĨ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN

NHÓM II LỚP 2NT1

Bạc Liêu, tháng 10 năm 2011

Trang 2

MỤC LỤC

1.1 Đặt vấn đề……… 3

1.2 Mục tiêu……… ……….……… 4

1.3 Nội dung……… …… Nội dung 4 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU……… …….…….5

2.1 Đặc điểm sinh học cá kèo……… …………5

2.1.1 Phân loại……… ……… 5

2.1.2 Đặc điểm hình thái……… 5

2.1.3 Phân bố và tập tính sống……… ……… 7

2.1.4 Dinh dưỡng……… 7

2.1.5 Sinh trưởng……… 8

2.1.6 Sinh sản……… ……8

2.2 Tình hình nuôi cá kèo……… ………10

2.3 Một số yếu tố kỹ thuật trong ương nuôi thương phẩm cá kèo…….… …… 12

2.3.1 Chuẩn bị và cải tạo ao 12

2.3.2 Con giống, mật độ 13

2.3.3 Thức ăn và cách cho ăn 13

2.3.4 Chăm sóc và quản lí 14

2.3.5 Cách thu hoạch thức ăn 15

2.3.6 Một số bệnh thường gặp 15

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 Thời gian và địa điểm 17

3.2 Phương pháp nghiên cứu 17

3.3 Sử lí số liệu 17

3.4 Kế hoạch thực hiện 18

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 Hiện trạng nuôi cá kèo ở Bạc Liêu 19

4.2 Kía cạnh về mặt kỹ thuật 19

4.2.1 Chuẩn bị ao nuôi……… 19

4.2.2 Mùa vụ nuôi……… 20

4.2.3 Kích cỡ và mật độ thả giống cá nuôi……… 20

4.2.4 Chăm sóc và quản lý ao nuôi 20

4.2.5 Thu hoạch cá nuôi 21

4.3 Hoạch toán kinh tế của mô hình nuôi cá kèo thương phẩm 23

4.4 Thuận lợi và khó khăn của mô hình 25

CHƯƠNG V KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 26

CHƯƠNG VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 3

CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Nuôi trồng thuỷ sản hiện đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới

ở Việt Nam, nuôi trồng thuỷ sản nói chung, cá nước lợ nói riêng đang có xuhướng phát triển mạnh Đặc biệt, khu vực ven biển ĐBSCL, bên cạnh các đốitượng nuôi thường gặp như: tôm, cua, cá chẽm, ngêu…thì cá kèo là đối tượngmới đang được chú ý Hiện tại, cá kèo là đối tượng có giá trị kinh tế cao và đangđược nuôi ở nhiều tỉnh ven biển ĐBSCL

Vài thập niên trước đây, cá kèo là loài thủy sản có mặt khắp nơi trên nhữngvuông, ao… và có khi cá kèo cũng được người dân thả nuôi kèm ở những ao tôm

sú, nhưng kém hiệu quả, giá lại thấp Tuy nhiên, khoảng hai năm trở lại đây,nhiều tỉnh trong khu vực ĐBSCL, đặc biệt là Bạc Liêu, tình trạng tôm sú chếthàng loạt do dịch bệnh kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tếcủa nhiều nông hộ, do đó chuyển đổi sang một mô hình sản xuất khác là việc làmtất yếu và cần thiết, đối tượng được các nông hộ chọn để thay đổi là thẻ chântrắng, cua, cá kèo…thế nhưng do mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng

và cua cần sự đầu tư và quản lý kỹ thuật cao, thì mô hình nuôi thương phẩm cákèo được nhiều nông hộ lựa chọn và đang phát triển một cách rầm rộ Con cá kèođang góp phần giúp người dân ở Bạc Liêu thoát nghèo một cách hiệu quả

Tuy nhiên hiện nay, vẫn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về cá kèo Mặc

dù mô hình nuôi cá kèo đang phát triển mạnh không chỉ về diện tích mà cả mật

độ nuôi, nhưng các thông tin về hiện trạng phát triển, kỹ thuật nuôi và khía cạnhkinh tế của mô hình nuôi chưa được đánh giá Do đó, nhóm tiến hành “ Khảo sát

về hiện trạng các mô hình nuôi cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier,1816 )

ở huyện Hoà Bình, tỉnh Bạc Liêu” để làm rỏ các vấn đề trên

1.2 Mục tiêu

- Cung cấp số liệu tham khảo cho báo cáo

Trang 4

- Tìm hiểu kỹ thuật nuôi của các nông hộ tại huyện Hòa Bình tỉnh Bạc Liêu

- So sánh kỹ thuật nuôi cá giữa lý thuyết và thực tế được áp dụng

- Đánh giá hiệu quả nuôi của từng hộ nuôi

- Học cách tiếp cận với nông hộ

- Làm quen với việc viết báo cáo điều tra

- Đánh giá hiện trạng phát triển, kỹ thuật nuôi và hiệu quả kinh tế của cákèo nhằm làm cơ sở cho định hướng và nghiên cứu phát triển ổn định vàbền vững mô hình nuôi cá kèo ở huyện Hòa Bình

1.3 Nội dung

- Điều tra nông hộ

- Khảo sát tình hình nuôi cá kèo ở Hòa Bình

- So sánh hiệu quả mô hình

- Những thuận lợi và khó khăn của mô hình

Trang 5

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học cá kèo

Loài: Pseudapocryptes elongatus

Hình 2.3: cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus, Curvier 1816)

2.1.2 Đặc điểm hình thái

Một số đặc điểm hình thái phân loại cá kèo vẩy nhỏ ở ĐBSCL được haitác giả Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương mô tả như sau: Cá kèo vẩynhỏ có đầu nhỏ, hình chóp, mõm tù hướng xuống, miệng trước hẹp, rạch miệngngang, kéo dài đến đường thẳng đứng kẻ qua sau cạnh mắt Răng hàng trên mộthàm, răng cửa to, đỉnh tà, răng trong nhỏ mịn Răng hàng dưới một hàm mọcxiên thưa, đỉnh tà và có một đôi răng chó ở sau mấu tiếp hợp của hai xương răng.Không có râu, dưới trước mõm có hai nếp da nhỏ phủ lên môi trên Mắt tròn vànhỏ nằm phía lưng của đầu, gần chót mõm hơn gần cuối nắp mang Khoảng cáchgiữa hai mắt hẹp, nhỏ hơn hoặc tương đương với một phần hai đường kính mắt

Lỗ mang hẹp, màng mang phát triển, phần dưới dính với eo mang Thân hình trụ,thon dài, hơi hẹp bên, phần sau xương chẫm có hai đường óng nổi có phủ vẩy,cuống đuôi ngắn, dài cuống đuôi nhỏ hơn cao cuống đuôi

Hai vi lưng rời nhau, khoảng cách này lớn hơn chiều dài gốc vi lưng thứnhất

Trang 6

Khởi điểm vi hậu môn sau khởi điểm vi lưng thứ hai nhưng điểm kết thúcngang nhau Hai vi bụng dính nhau tạo thành giác bám dạng hình phễu, miệngphễu hình bầu dục Vi đuôi dài và nhọn.

Cá có màu xám ửng vàng, nửa trên của thân có 7 – 8 sọc đen hướng xéo

về phía trước, các sọc này rõ về phía đuôi Bụng có màu vàng nhạt Các vi ngực,

vi bụng và vi hậu môn có màu vàng đậm Vi đuôi và vi lưng có màu vàng xám và

có nhiều hàng chấm đen vát ngang các tia vi đuôi

Theo tác giả Mai Đình Yên (1992) thì cá kèo vẩy nhỏ được mô tả:

Cá kèo có thân hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi Đầu hơi nhọn mõm tù

và trần Nếp gấp mõm có hai lá bên nhỏ Mắt nhò, nằm sát nhau trên đỉnh đầu vàkhông có cuống mắt Miệng gần như nằm ngang, rạch miệng kéo dài gần nhưđến bờ sau ổ mắt Có một cặp răng chó sau điểm tiếp hợp ở hàm dưới, lưỡi cắtngang, than phù vẩy tròn rất bé

Hai vây lưng rời nhau, vây lưng thứ hai gần như đối xứng với vây hậumôn Khởi điểm vây ngực phía trên khởi điểm vây bụng Vây đuôi dài và nhọn

Thân màu xám đen, bụng màu nhạt.Ở phần đầu, phía trên nắp mang cómàu xám thẫm hơn Dọc trên lưng có những đốm đen hình yên ngựa kéo dàixuống hông Vây ngực màu nhạt, lấm tấm các đốm Vây lưng có nhiều hàngchấm đen Các vây còn lại trắng nhạt

Cá có kích thước tối đa khoảng 30cm, rất phổ biến ở vùng cửa sông vànước lợ ở miền Nam Chúng thường sống ở các bãi triều

Theo Nguyễn Chung (2007) thì có sự khác biệt về màu sắc giữa cá kèo tựnhiên và cá kèo nuôi Cá kèo hoang dã có màu sắc tự nhiên, vẩy lưng hơi vàng và

có khuynh hướng chuyển sang màu nâu tái và màu nâu đỏ Bụng cá trắng, vùngbụng gần vây hậu môn không có màu sắc rõ rệt, các đường chéo màu nâu tối ởbên trong và một vài chấm màu nâu nhỏ lốm đốm xuất hiện ở phần lưng Vâyđuôi màu hơi vàng tới màu hơi nâu và có những chấm nâu lốm đốm, những đốmnày thường gom lại thành những đường lượng sóng và đứt gãy Vùng hậu môn

và ngực có màu từ vàng tới tái cam

Cá kèo nuôi trong đầm màu sắc thay đổi, vây lưng có khuynh hướngchuyển dần thành màu nâu tái Bụng có màu vàng nâu và có những chấm vếtmàu sẫm tối, vết tối này có thể gặp ở một vài cá thể, đặc biệt là những cá thể nhỏdưới 100mm có những vết nâu tối hơn, đường chéo ở lưng và vết nâu tối ở đầu.Vây lưng có một vài chấm sẫm Các vây khác, ngoại trừ vây đuôi hầu như đềuđổi màu

Theo Murdy (1989), điểm đặc trưng của cá kèo là ở vây hậu môn khoảng

28 – 31 tia và có vài chấm nâu xuất hiện trên cơ thể và được xác dịnh hơn 150vẩy

Trang 7

2.1.3 Đặc điểm phân bố và tập tính sống.

Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá bống kèosống chủ yếu ở vùng nước lợ vào mặn nhưng cũng có thể sống ở nước ngọt,chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể trườn lên các bãi này Vùng phân bốrộng: Từ Ấn Độ, Thái Lan đến Mã Lai, quần đảo Ấn Độ - Úc Châu, ĐBSCL,Trung Quốc

Theo Kottelat và Whitten (1996) thì cá sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độthích hợp cho sinh trưởng và phát triển từ 230 C – 280 C Takita (1999) báo cáo

rằng cá kèo (P.elongatu) thường sống ở những vùng nước cạn trên bãi bùn ở

vùng cửa sông và cá trưởng thành thường sống ở các thủy vực sâu và bẩn hơn.Khi sống trong hang có độ mặn thường thấp

Theo Nguyễn Chung (2007), cá kèo thích nghi rất rộng và nhanh với cácbiến động của môi trường nên có thể sống ở tất cả các vùng nước có độ mặn từ

00/00 đến 300/00, nhiệt độ từ 150C – 370C và cá có tập tính di cư xuống theo dòngchảy thủy triều và hải lưu Cá kèo theo những con nước triều phân bố khắp nơi,khi tìm được bãi thích hợp thì chúng chui rút sâu và sống trong bùn

Cá kèo dùng hai vây ngực và vây hậu môn để trườn mình đi Khi nướctriều lên ngập các bãi bồi, chúng lặn xuống duới đáy và vào những con nướcrong hay khi trời mát cá kèo ngoi lên đi từng bầy nổi cả vùng trên mặt nước tìmmồi Khi thành thục sinh sản, chúng tìm ra cửa sông, vùng ven biển có độ mặn 25–300/00 để sinh sản Trứng nở thành ấu trùng, trôi nổi trên mặt nước theo thủytriều đẩy vào bờ thành cá giống và lớn lên, đi vào vùng nội đồng, ao, đầm, kênhmương vùng nước lợ

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Định (2002), cá kèo là loài có tính

ăn thiên về thực vật, do tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài chuẩn (Lc) lớnhơn 3 Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thành phần thức ăn chủ yếu của cá kèo

là tảo Khuê (Baccillariophyta) (83,1%), mùn bã hữu cơ (14,1%) và tảo lam(1,9%) Ngoài ra, chúng cũng ăn một số loại động vật phù du như: Copepoda vàCladocera, nhưng tỷ lệ rất thấp (0,06% và 0,03%) Qua đó, có thể nói rằng cá kèosống trong môi trường rất giàu tảo Khuê và có nền đáy là bùn hay bùn cát, khithủy triều xuống chúng tìm thức ăn là mùn bã hữu cơ Đây là loài ăn tạp thiên vềthực vật

2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

Theo Kottelat và Whitten (1996) cá có chiều dài lớn nhất là 20 cm TheoKhaironizam và Norma Rashid (2002) thì sự sinh trưởng của cá kèo được thểhiện qua mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng ở vùng Selangor (Mã Lai)

Trang 8

sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng loài P elongatus được xác định với

chiều dài chuẩn dao động 2,01–13,4 cm và phương trình hồi qui có dạngW=0,00002541L2,81 (R=0,995) với n=84 (được trích dẫn bời Võ Thành Toàn,2005)

Theo kết quả của Trần Đắc Định (2002) khảo sát ở Bạc Liêu, mối tươngquan giữa chiều dài và trọng lượng được xác định qua phương trình hồi quiW=0,2468L1,5567 với R2=0,9908, chiều dài dao động chuẩn 10,1 – 20,3 cm.Trong khi đó, ở vùng biển Tây Ngọc Hiển – Cà Mau thì phương trình hồi qui củaloài này là W=0,0074L2,8138 (n=292), chiều dài tổng đạt 4,9 – 20,7 cm (Lê ThịXuân Thắm, 2004) Qua đó cho thấy cá kèo có dạng hình thon dài và kích thướcnhỏ hơn 20,7 cm thì chưa thành thục

Brodziak và Mikus (2002) đề nghị nên có sự thu mẫu tròn năm đối vớiloài sống ở nước lợ để có thể đánh giá sự khác biệt về địa lý và thời gian có ànhhưởng đến khối lượng trung bình theo chiều dài của cá (được trích dẫn bởi VõThành Toàn, 2005)

Theo Võ Thành Toàn (2005), sự khác biệt về mối tương quan giữa cá kèo

ở Bạc Liêu và cá kèo ở Cà Mau rất có thể do vùng sinh thái và thời gian nghiêncứu

Khi phân tích các tham số tăng trưởng thì chiều dài cực đại cá có thể đạtđược là 22,1 cm với tốc độ tăng trưởng 0,81/năm và chỉ số tăng trưởng là 2,778,

cá có kích cỡ nhỏ sẽ tăng trưởng nhanh hơn cá lớn và khi đạt chiều dài cực đạithì tốc độ tăng trưởng chậm lại Khi chiều dài khoảng 16,9 cm cá có thể được 1tuổi, khi 2 tuổi, chiều dài có thể lên đến 20,7 cm và khi đạt 22,9 cm thì có thể cáđược 3 tuổi

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

Đối với các loài cá biển, những loài thuộc họ cá bống (Gobiidae), con đựclàm tổ, con cái bị hấp dẫn đến tổ để và bảo vệ trứng khi nở Những con đực quánhỏ không đủ khả năng làm tổ hoặc giao vĩ, chúng lẫn trốn vào hang riêng củachúng trong suốt mùa sinh sản và có lẽ chỉ thụ tinh được cho một số trứng(Maghagen, 1995), (được trích dẫn bởi Nguyễn Hùng Tính, 2007) Theo Holden

và Raitt (1974) đề nghị quá trình thành thục của cá nói chung dược chia làm 7giai đoạn:

 Giai đoạn 1:

Tuyến sinh dục rất nhỏ, mảnh, trong suốt, rất khó phân biệt tinh sào haynoãn sào bằng mắt thường

 Giai đoạn 2:

Trang 9

Có thể phân biệt tuyến sinh dục đục, cái bằng mắt thường Tuyến sinh dục

có kích thước nhỏ, màu hơi hồng trong suốt Màng tuyến sinh dục mỏng, hầunhư không có mạch máu phân bố, rất khó thấy hạt trứng bằng mắt thường

 Giai đoạn 3:

Kích thước tuyến sinh dục gia tăng rõ, noãn sào có màu vàng nhạt, trênnoãn sào đã có mạch máu phân bố Có thể thấy rõ những hạt trứng trong noãnsào bằng mắt thường Chúng rất nhỏ khó tách rời khỏi các tấm trứng

 Giai đoạn 4:

Tuyến sinh dục có kích thước lớn Noãn sào có màu vàng tươi, hơi đậmhơn ở giai đoạn 3 Mạch máu nhiều, các hạt trứng to và tương đối đồng đều, sốlượng trứng nhỏ ít, lực liên kết giữa các tế bào và các tấm trứng giảm nhiều sovới ở giai đoạn 3 Vào cuối giai đoạn này có thể thấy nhân trứng bằng mắtthường

 Giai đoạn 5:

Tuyến sinh dục có kích thước rất lớn, tuyến sinh dục có màu sắc đậm hơn

so với giai đoạn 4

 Giai đoạn 6:

Hình dạng của cá cái ở giai đoạn này có những nét chung của những cáthành thục sinh dục tốt: bụng tròn, chứa đầy trứng, lỗ sinh dục nở to và rất đỏ épvào bụng cá hay nhấc cá lên, trứng chảy ra thành dòng

 Giai đoạn 7:

Sau khi đẻ xong, tuyến sinh dục teo lại, mềm nhão, màng tuyến sinh dụcnhăn nheo, mạch máu phát triển nhiều, trong tuyến sinh dục có chứa chất dịchmàu đỏ (trích dẫn bởi Lê Thị Xuân Thắm, 2004) Kích cỡ trưởng thành của loài

Pseupodacryptes elongatus được nghiên cứu và báo cáo rằng trong 50% mẫu cá

trưởng thành này thì con cái có chiều dài trung bình là 10,2 cm, con đực là 10,5

cm Trong khi chiều dài sinh sản của cá cái là 10,8 cm và cá đực là 11,9 cm(Etim et al, 2002) ( được trích bởi Nguyễn Hùng Tính, 2007)

Theo Trần Đắc Định (2002), kích thước tuyến sinh dục của cá kèo rất nhỏ

và chỉ phát hiện ở giai đoạn 3 trong 7 giai đoạn thành thục được Holden và Raitt(1974) đề nghị, tỉ lệ phát triển tuyến sinh dục dạt đến giai đoạn 3 từ tháng 12 đếntháng 2 năm sau cao hơn so với các tháng trước Các tháng sau đó chỉ phát triểnđến giai đoạn 2, tháng 3 và tháng 4 không thấy loài này xuất hiện nên không pháthiện được giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Ở vùng bãi bồi Tây Ngọc Hiển – Cá Mau tuyến sinh dục của cá kèo đạt cao nhất

là giai đoạn 3 và tăng dần từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau Trong đó, vào tháng

11 tuyến sinh dục của loài này xuất hiện cả 3 giai đoạn ( 1, 2, 3) và giai đoạn 3

Trang 10

chiếm tỷ lệ cao nhất (70,59%) Tháng 12 thì chỉ có giai đoạn 2 và 3, giai đoạn 3chiếm 81,89% Tỷ lệ cá đạt giai đoạn 3 là 100% ở tháng 1 (Lê Thị Xuân Thắm,2004).

Phát triển của ấu trùng và cá bột

Theo Nguyễn Chung (2007), các khảo sát thu vớt được ở những vùng bãibồi ven biển của các cửa sông Cửu Long cho thấy ấu thể cá kèo mới nở có chiềudài 0,8 – 1,21 mm và noãn hoàng dài 04 – 06 mm Trong thời gian này do các sắc

tố chưa hình thành nên cơ thể ấu trùng còn trong suốt Sau khi sử dụng hết noãnhoàng, miệng ấu trùng mở ra và hàm bắt đầu cử động và cá tự bắt mồi Xuất hiệnsắc tố, bắt đầu có màu vàng nhạt rồi chuyển dần sang màu nâu tái hay nâu đỏ,bụng cá có màu trắng Ở giai đoạn bột, cơ thể đã phát triển hoàn thiện và cá bắtđầu chuyển sang màu vàng sáng Giai đoạn cá con có chiều dài 1,2 – 1,5 cm, cákhỏe mạnh, thân thường có màu sáng hơn và chủ động bơi lội

2.2 Tình hình nuôi cá kèo ở một số quốc gia trên thế giới

Trang 11

Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt của hộ ông Bùi Thành Công ở ấp Rạch

Cỏ, xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải- Trà Vinh được thực hiện trên diện tích 200m 2

Mô hình thả 1 kg cá giống (20.000 con) Sau hơn 4 tháng thả nuôi bằngthức ăn công nghiệp, thu hoạch 392 kg cá, với giá 80.000 đồng/kg được hơn 31triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận hơn 12 triệu đồng

Mô hình nuôi cá kèo trong ao lót bạt có ưu điểm là tận dụng được diệntích nhỏ, ít hao hụt, dễ dàng thay nước, kiểm tra chăm sóc, nên ít dịch bệnh, cáphát triển nhanh, bạt ni lông có thể sử dụng liên tiếp 2 đến 3 vụ nuôi

Hiện nay, ngoài việc nuôi cá kèo xen với con tôm sú thì trong năm 2003,Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ đã ứng dụng thành công mô hình nuôi

cá kèo thương phẩm ở xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng,thành công đã khẳng định thêm một đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao vànhiều tiềm năng vươn ra thị trường thế giới, diện tích thả nuôi cá kèo của huyệnVĩnh Châu đã lên tới trên 200 ha với năng suất bình quân là 10 tấn/ha, lợi nhuậnthu sau 6 tháng thả nuôi đạt trung bình trên 100 triệu đồng Đặc biệt, doanhnghiệp Tiến Thành do áp dụng quy trình thả nuôi khoa học nên năng suất đạt hơn

16 tấn/ha, thu lãi hơn 300 triệu đ/ha

Tỉnh Cà Mau hiện có gần 1.000 hộ dân nuôi cá kèo, trong đó có nhiềungười là cán bộ, công chức nhà nước cũng tham gia nuôi để phát triển kinh tế giađình Nuôi cá kèo là nghề mới mẻ nhưng phát triển khá nhanh ở tỉnh Cà Mau,đồng thời cũng mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ

Trang 12

2.2.2 Tình hình nuôi ở Tỉnh Bạc Liêu

Phong trào nuôi cá kèo công nghiệp nhộn nhịp nhất là ở phường Nhà Mát,thị xã Bạc Liêu Ở đây có hàng chục đại lý mua bán cá kèo giống, cung cấp cákèo giống nhiều nhất cho các tỉnh ĐBSCL Mỗi ngày có khoảng vài trăm ngàncon cá giống được bán về các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh

Để có diện tích cho con cá kèo, ngoài những ao nuôi truyền thống, ngườidân còn tận dụng cả ruộng muối để lấp vụ bằng cá kèo Theo thống kê, trên đồngđất Bạc Liêu hiện nay đã phát triển được gần 400ha khoanh nuôi cá kèo Đượcbiết, nếu người dân thả cá kèo với mật độ vừa phải thì năng suất đạt khoảng 3 - 4tấn/ha Những hộ tìm được con giống nhiều, thả nhiều và cung cấp đủ nguồnthức ăn thì năng suất đạt từ 6 - 7 tấn/ha Với mật độ này thì nuôi cá kèo hiệu quảhơn con tôm sú và chắc chắn sẽ giúp những nông dân ít đất thoát nghèo nhanh vàbền vững

Năm 2010 trên địa bàn xã Hưng Thành, hiện có hơn 25 hộ nuôi cá kèo vớidiện tích 32 ha và các hộ nuôi cá kèo đều đạt năng suất cao từ 6 – 8 tấn/ha, saukhi trừ chi phí mỗi hecta cá kèo bà con lãi trên 200 – 250 triệu đồng/vụ Đây là

mô hình hứa hẹn sẽ đem lại thành công cho nông hộ thực hiện, góp phần pháttriển kinh tế cho địa phương

2.3 Một số yếu tố kỹ thuật nuôi cá kèo thương phẩm

2.3.1 Chuẩn bị và cải tạo ao

 Chuẩn bị ao nuôi

Ao nuôi cá bống kèo là những ao đất thông thường Ở vùng ven biển có thể

sử dụng ao nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh hoặc ao nuôi quảng canh đểnuôi luân canh cá bống kèo Vùng làm muối có thể luân canh nuôi cá bống kèotrong ruộng muối vào mùa mưa khi nước bị giảm độ mặn không sản xuất đượcmuối Từ những kinh nghiệm thực tế nuôi cá bống kèo ở các địa phương chothấy, ao nuôi có diện tích thích hợp nhất từ 1.000 – 2.000 m2

 Cải tạo ao:

- Tát cạn ao, diệt hết cá tạp, cá dữ như cá chẽm, cá nâu, cá rô phi và tất cả

các loài cá, các loài địch hại khác Nên dùng rễ dây thuốc cá (Derris elliptica

Benth) để diệt tạp, với liều lượng 1kg rễ tươi cho 100m3 nước ao.

Cách làm như sau: Để nước trong ao còn độ sâu 8 – 10cm và tính toán thểtích nước có trong ao, rễ dây thuốc cá đập dập, ngâm trong nước 5 – 6 giờ rồi vắtlấy nước, hòa loãng, sau đó té đều khắp mặt ao Tất cả cá sẽ chết hết và vớt đi rồitháo hết nước hoặc bơm cạn ao để phơi đáy

Trang 13

- Cày hoặc xới đáy ao 1 lớp đất mỏng (5 – 7 cm) để đáy ao thoáng khí, tạođiều kiện cho sinh vật đáy phát triển làm nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.

- Bón lót cho ao bằng phân hữu cơ, liều lượng 20 – 30 kg/100m2 ao

- Rải vôi bột xuống đáy ao để hạ phèn, diệt tạp, diệt các mầm bệnh, lượngdùng 8 – 12kg/100m2, sau đó có thể xới đảo bùn đáy để hoà trộn vôi và phân hữucơ

- Ao cần phơi đáy 2 – 3 ngày Những ao ở vùng bị nhiễm phèn thì khôngphơi đáy

Những ao đã nuôi tôm sú trước đó thì không cần bón lót phân hữu cơ, chỉnên diệt tạp và cá dữ bằng rễ dây thuốc cá, rải vôi, hạ phèn và diệt mầm bệnhtrong đáy ao

- Lấy nước vào ao qua lưới chắn lọc để tránh địch hại và cá dữ, cá tạp lọtvào ao ăn hại cá và tranh giành thức ăn với cá nuôi Khi mức nước đạt 0,3 – 0,4mthì có thể thả cá giống Những ngày sau đó tăng dần mức nước ao cho đến khi đạttheo yêu cầu (0,8 – 1m)

2.3.2 Con giống và mật độ thả

 Con giống:

Nên chọn cá giống khoảng 3 – 5cm hoặc 4 – 6cm, cá giống ương nuôi trong

ao là tốt nhất vì sẽ có kích cỡ đồng đều hơn, khoẻ hơn vì đã thích nghi với điềukiện trong ao Chọn cá khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn, không bị nhiễm bệnh, màusắc tươi sáng, có nhiều nhớt

2.3.3 Thức ăn và cách cho ăn

Cá bống kèo có tính ăn tạp, ngoài thức ăn tự nhiên có trong ao như phù duđộng thực vật, sinh vật đáy, rong tảo sống bám, mùn bã hữu cơ… cá còn ăn đượccác thức ăn do con người cung cấp như ăn thức ăn chế biến và thức ăn viên côngnghiệp

Để duy trì thức ăn tự nhiên, phải định kỳ bón thêm phân hữu cơ đã ủ hoại

10 – 15 kg/100m2/tuần hoặc 100 – 150g phân vô cơ (DAP, NPK)/tuần

Thức ăn chế biến gồm cám gạo (60 – 70%) và bột cá (30 – 40%) đượctrộn đều và nấu chín, trộn thêm premix khoáng và vitamin A, D, E, C (tổng cộng0,2 – 0,3% tổng trọng lượng thức ăn) Hàm lượng đạm trong thức ăn dao động từ

Ngày đăng: 14/08/2014, 21:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.3: cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus, Curvier 1816) - BAI BAO CAO KY THUAT NUOI CA KEO pdf
Hình 2.3 cá kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus, Curvier 1816) (Trang 5)
Bảng Hoạch toán kinh tế (mô hình của anh Phan Văn Tiến trên 0,2 ha.) - BAI BAO CAO KY THUAT NUOI CA KEO pdf
ng Hoạch toán kinh tế (mô hình của anh Phan Văn Tiến trên 0,2 ha.) (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w