Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Báo cáo kỹ thuật Tưới lúa bằng nước thải để làm giảm ô nhiễm môi trường do sản xuất cá da trơn ở đồng bằng sông Cửu Long " doc
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
369,27 KB
Nội dung
BáocáokỹthuậtTướilúabằngnướcthảiđểlàmgiảmônhiễmmôitrườngdosảnxuấtcádatrơnởđồngbằngsôngCửuLongCao van Phung 1 , Nguyen be Phuc 2 , Tran kim Hoang 2 and Bell R.W. 3 1. CuuLong Rice Research Institute, O’Mon, Cantho Province, Vietnam. Email: caovanphung@hcm.vnn.vn 2. An Giang University, Long Xuyen, An Giang Province, Vietnam 3. School of Environmental Science, Murdoch University, Murdoch 6150, Australia. Tóm tắt Chất thải từ ngành nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh làmônhiễm nguồn nướcởđồngbằngsôngCửuLong của Việt Nam. Trong nghiêncứu này nhằm mục đích xử lý nướcthải từ ao nuôi cá Tra vùng ĐBSCL bằng đất ruộng lúađể dưỡng chất được cây lúa tái sử dụng như nguồn phân bón thay thế. Kết quả điều tra vào mùa khô năm 2007 trên các ruộng lúasong hành có hoặc không sử dụng nưosc thả i ao nuôi cá Tra của tỉnh An Giang cho thấy rằng năng suất của 16 ruộng lúa có nhận chất thải từ ao nuôi cá có năng suất cao hơn 1 tấn /ha so với 16 ruộng không có tướibằngnước thải. Trên 6 thí nghiệm đồng ruộng sử dụng nướcthải ao nuôi cáđểtưới cho lúa, giảm 33% phân đạm và giảm 50% phân P và K không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Trên các thí nghiệm khác, giảm N đến 40% hoặc P đến 50% mà không làmgiảm năng suất lúa. Sự bi ến động về thành phần dinh dưỡng trong nước 1 Corresponding author CuuLong Rice Research Institute, O’Mon district, Cantho city-Vietnam. Phone No (84) 710861452. Fax: (84) 710861457. Email: caovanphung@hcm.vnn.vn thải theo địa điểm, và tiềm năng về năng suất và nhu cầu tưới đặc biệt giữa mùa mưa (tiềm năng về năng suất thấp và nhu cầu tưới thấp) và mùa khô làm cho khác biệt về liều lượng phân bón có thể thay thế do sử dụng nướcthải mà không làmgiảm năng suất. Từ 10 đến 20 ha ruộng cần để sử dụng hết nướcthải từ 1 ha ao nuôi cá v ới giả định là chỉ có sử dụng nướcthảiđểtưới cho lúa. Vào đầu mùa mưa, donước mưa đã có nên làm cản trở cho việc sử dung nướcthải ao nuôi trong một số ngày, do vậy càn có khỏang 20-40 ha ruộng lúa cần cho mỗi ha ao nuôi cá. Nếu nướcthải được áp dụng như chu kỳ này làm cho dư thừa dưỡng chất tích trên ruộng lúa, cần nhiều hơn diện tích lúađể áp dụng theo phương cách này như là m ột chiến lược bền vững để xử lý nướcthải ao cá. Từ khóa: cáda trơn, chất thải ao cá, dưỡng chất, ô nhiễm, lúa. Dẫn nhập Nuôi cádatrơnđã được thực hiện từ lâu nhưng ngành công nghiệp này chỉ trở nên quan trọng sau năm 2000 với mức tăng trưởng hàng năm những năm sau đó khoảng 15-20% cho đến năm 2008. Tổng sản lượng cá phi lê ởđồng b ằng sôngCửuLong (ĐBSCL) là 0,68 triệu tấn vào năm 2007 (Phan et al. 2009). Sảnxuấtcádatrơn mở rộng diện tích ao nuôi đến khoảng 6.000 ha ở ĐBSCL (Bosma et al. 2009). Sảnxuấtmỗi tấn cádatrơn tiêu tốn 4.023 m 3 nước và thải ra 47,3 kg of N (Phan et al. 2009). Nướcthải ao nuôi cá thâm canh xả thẳng ra gây ônhiễm nguồn nước mặt vùng ĐBSCL. Từ các ao nuôi cádatrơn , một lượng lớn chất thảilỏng được xả thẳng ra đường nước mà không qua xử lý (Phan et al. 2009). Ước lượng có khoảng 2754GL nước được thải từ ao nuôi cádatrơn trở về nước mặt của sông rạch vùng ĐBSCL. Hậu quả là sự ônhiễmsông rạch do phải gánh các chất thải ao nuôi cá có chứa nhiều chất dinh dưỡng (đặc biệt là đạm, lân và các bon) gây ra mối quan ngại về sự bền vững của ngành công nghiệp này (Phan et al. 2009). Luật MôiTrường năm 2005 nghiêm cấm việc xả thải trực tiếp nước ao cá vào kênh, rạch là nền tảng cho nghiêncứu này. Mặc dù việc bắt buộc tuân thủ với luật định hiện dường như còn ở mức thấp, sự vững bền trong tương lai của nghề nuôi cá trong ao hồ tùy thuộc chủ yếu vào khả năng của nông dân tuân theo các qui định về môitrường và cho xuất khẩu. Vì lý do này chiến lược xử lý có hiệu quả kinh tế cần phải được tìm ra và được nông dân áp dụng. Hiện chỉ có 15-24% nông dân nuôi cádatrơnở Cần Thơ và An Giang đang thực hành việc tái chế nướcthải từ ao nuôi của họ đểtưới cho lúa (Cao et al. 2009). Sự ônhiễmdo chất thải ao nuôi cá thường do hàm lượng các bon hữu cơ và các chất dinh dưỡng cao (Pillay, 1992) cho dù chất rắn lơ lững cao, NH 4 -N và COD cũng làm cho ít được chấp nhận để sử dụng. Hơn thế nữa, phương cách xả thải này cũng làm cho việc phát tán bệnh tật trên cádatrơn vì người nuôi cuối nguồn nước sẽ lấy nước vào ao nuôi của họ (Phan et al. 2009). Các lòai gây bệnh cho cáở mức cao vào đầu mùa mưa ở vùng ĐBSCL. Số lượng chất thải được tạo ra tùy thuộc vào số lượng và chất lượng thức ăn (Cowey and Cho, 1991). Đ iều này có liên quan đến hệ số biến chuyển thức ăn thấp từ thức ăn viên hơn là của thức ăn tự chế (1.69 vs 2.25; Phan et al. 2009). Như vậy lọai thức ăn sau tạo ra nhiều chất thải. Tần suất của việc thay nước và mật độcá trong ao cũng sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nướcthải . Tuy nhiên, việc tích hợp ngh ề nuôi thủy sản vào trong hệ thống nôngnghiệp hiện hành được biết là cải thiện được sức sảnxuất và bền vững về sinh môi của cả hai họat động này bằng cách quản lý tốt hơn và cải thiện được độ phì cho đát do việc tái chế chất thải (Bartone and Arlosoroff 1987). Hơn thế nữa, việc quản lý đúng đầu vào của chất thải có thể làmgiảm nhu cầu sử dụng phân bón (Falahi-Ardakani et al. 1987). Lúa tiêu tốn một thể tích nước lớn khi được tưới hòan tòan, đặc biệt là trong mùa nắng. Thay vì sử dụng nướcsông rạch đểtưới cho lúa, nướcthải nếu có từ các ao nuôi lân cận có thể cung cấp được hầu hết nhu cầu nước cho lúađồng thời cũng cung cáp một lượng dinh dưỡng đáng kể. Nghiêncứu này nhằm mục đích tái chế nướcthải ao cáđể sử dụng tưới cho lúa. Nền tảng cho việc xử lý là sử dụng khả năng hút thu dưỡng chất của cây lúa và tiến trình lọc của ruộng lúa gắn với kênh phân phối nước và ao lắng tụ để cải thiện chất lượng nướcthải từ ao cá trước khi nó đi trở vào kênh chính họăc sông ngòi. Mục tiêu của nghiêncứu này nhằm xác định giá trị của mức thay thế phân bón của nướcthải ao cáđể xác định phương cách nào để điều chỉnh liều lượng phân bón khuyến cáo cho lúa khi sử dụnmg lọai nước này đểtưới cho mùa vụ thay vì sử dụng nước sông. Vật liệu và phương pháp Thí nghi ệm đồng ruộng về tái chế nướcthải được tiến hành trên lúa bắt đàu từ mùa mưa 2007 và kết thúc vào mùa khô năm 2010. Địa điểm và đặc tính đất được trình bày trong bảng 1.Một cuộc điều tra sơ khởi về lợi ích của việc sử dụng chất thải ao cá được tiến hành vào mùa khô năm 2007 ở 2 huyện Phú Tân và Châu Phú của tỉnh An Giang. Trên mỗi huyện, 16 ruộng được chọn bao g ồm 8 ruộng có nhận nướcthải từ ao cá và 8 ruộng khác có bờ ngăn không cho nướcthải chảy vào. Mẫu lúa được thu họach trên diện tích 5m 2 với 3 lần lập lại để đánh giá năng suất thực tế. Thí nghiệm tái chế nướcthải cho sảnxuấtlúa được thực hiện ở 2 xã của huyện Châu Phú là Mỹ Phú vào mùa mưa năm 2007 và mùa khô năm 2008 và ở Vĩnh Thạn Trung vào mùa khô và mùa mưa năm 2009. 2 thí nghiệm khác được tiến hành vào mùa khô năm 2008 tại huyện Phú Tân (2 điểm thí nghiệm) thuộc tỉnh An Giang. Các thí nghiệm khác nữa được tiến hành ở Viện lúa ĐBSCL và tại Phong Điền vào mùa khô năm 2009. Ở điểm thí nghiệm sau cùng, nướcthải có nguồn gốc từ ao nuôi cá Trê, trong khi tại các điểm thí nghiệm còn lại nướcthải từ ao nuooi cá Tra. Thành phần hóa học của nướcthải tại mỗi địa điểm được trình bày trong Bảng 2. Có 6 nghiệm thức cho các thí nghiệm tại Châu Phú và Phú Tân sử dụng phân hóa học (lượng phân N, P, K tính bằng kg/ha ghi trong ngoặc đơn) như sau: T1 (90- 26-50); T2 (60-13-25); T3 (30-0-25); T4 (30-26-25); T5 (30-13-50) và T6 (0-13-50). Thí nghiệm ở Mỹ Phú không có công thức T5. Các nghiệm thức phân vô cơ cho thí nghiệm ở Vĩnh Thạnh Trung và tại Viện lúa được điều chỉnh như sau: (100-17.5-25); T2 (80-14-25); T3 (60-10.5-25); T4 (40-14-25); T5 (40-10.5-25). Sau cùng, thí nghiệm tại phong Điền thử nghiệm 2 nghiệm thức là tướibằngnướcthải và gi ảm liều lượng phân bón vô cơ (45-13-30, NPK in kg/ha) so với nghiệm thức tướibằngnướcsông và áp dụng liều lượng phân bón ở mức khuyến cáo (83-21-17, NPK in kg/ha). Tướibằngnướcthải 5 lần trong mùa mưa và 10 lần trong mùa khô cho lúa. Thể tích nướcthải cho mỗi lần tưới là 1000 m 3 /ha (i.e. tưới ngập 10 cm nước). Thành phần các dưỡng chất trong nướcthải tại mỗi địa điểm được trình bày trong Bảng 2. Tất cả các thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hòan tòan ngẫu nhiên với 4 lần lậ lại ngọai trừ thí nghiệm tại Phong Điền có 8 lần lập lại cho mỗi nghiệm thức. Kích thước lô thí nghiệm là 8 x 7 m và mỗi lô được ngăn cách bằng bờ bao. Thu thập m ẫu đất được thực hiện trước khi sạ lúa và sau khi thu họach của mỗi vụ. Thành phần năng suất được tính tóan trên số liệu thu họach trong 2 khung vuông 0.5 x 0.5 m cho mỗi lô. Lúa được phòng trừ sâu cuốn lá, bọ trĩ, rầy nâu và cháy lá bằng cách sử dụng các lọai thuốc có hiệu quả theo yêu cầu. Các bon hữu cơ được xác đinh bằng cách vô cơ hóa ướt; phân tích dưỡng chất trong lúa (N, P, K, Ca, Mg, Fe, Cu, Zn, Mn) theo các phương pháp chuẩn để phân tích đất (Page et al. 1982), phân tích mẫu thực vật và phân tích nước theo (Chapman and Pratt, 1961). Phân tích thống kê bằng phần mềm IRRISTAT phiên bản 5.1 bằng cách áp dụng phân tích ANOVA theo 1 chiều. Cân bằng (N, P) được tính tóan theo phương pháp của Dobermann and Fairhurst (2000) bằng cách tính tóan đầu vào và đầ u ra. Các thông số theo báocáo của Dobermann and Fairhurst (2000) được thay thế bằng các số liệu ở địa phương nếu có. Ngân quỹ dưỡng liệu của N và P ở hệ thống 2 lúa được tính tóan theo kịch bản 2/3 lượng rơm rạ được lấy đi, và 100% rơm rạ được trả lại cho đồng ruộng như là dấu hiệu cho thấy kết quả của các chiến lược quản lý rơm rạ khác nhau. Kết quả Khảo sát sơ khởi về sự sử dụng chất thải của nông dân Nghiêncứu sơ khởi co thấy năng suất ruộng lúa của nông dân có sử dụng nướcthải từ ao nuôi cáđểtưới cho lúacao hơn ruộng được tưới cùng một thể tích và thời gian bằngnước sông. Năng suất khác biệt giữa 2 phương pháp vào khoảng 1 t/ha (Bảng 3). Điều này cho thấy nướcthải khi áp dụng ở m ột liều lượng thích hợp có thể giúp cho tăng năng suất lúa lên hơn nữa. Phân tích mẫu đất vào thời ddiwwrm thu hoạch cho thấy rằng tổng đạm, lân và kali của ruộng có tướibằngnướcthải là cao hơn và có ý nghĩa khi phân tích thống kê ruộng không có tướibằngnướcthải nhưng hàm lượng các bon lại thấp hơn (Bảng 4). Nướcthải giàu đạm, lân và kali (Bảng 2) điều này giải thích tại sao đất có nhận chất thải có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Ngược lại, nhiều vi sinh vật có trong nướcthải có thể đẩy mạnh sự phân hủy chất hữu cơ làm cho hàm lượng thấp nhưng có lượng đạm khoáng hóa cao. Kết quả khả o sát còn cho thấy nông dân thường bón zeolite, vôi và dolomite để sát trùng và hạ phèn cho ao sau khi thu hoạch cá (Bosma et al. 2009). Có lẻ điều này làm cho hàm lượng calcium và magnesium caoở ruộng có nhận nước thải. Tuy nhiên hàm lượng sắt và manganese cũng cao hơn trên ruộng có nhận nướcthảido hậu quả của việc đào ao nuôi cá thường sâu hơn tầng pyrite của đất phèn tiềm tàng (Bảng 4). Tái chế nướcthải cho canh tác lúaở Châu Phú Tại Châu Phú, năng suất ở tất cả các nghiệm thức nằm trong kh ỏang 3.9- 4.2 t/ha vào vụ mùa mưa năm 2007 và chúng không khác biệt nhau qua phân tích thống kê. Tuy nhiên, vào vụ mùa khô năm 2008 năng suất lúaở nghiệm thức T1 và T2 cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (T3, T4 và T5) không có bón P hay N hoặc chỉ bón 33% liều lượng phân đạm được khuyến cáo (Bảng 5). Điều này cho thấy rằng nướcthải từ ao nuôi cá có thể giúp tiết kiệm 1/3 liều lượng khuyến cáo N, P và K. Năng suất thấp ở nghiệm thức T3 do đất phèn mà lân là yế u tố chủ lực cần cho cây trồng phát triển (Cong et al. 1995). Bên cạnh đó, đạm trong nghiệm thức T3, T4 và T5 chỉ có 33 % liều lượng khuyến cáo và không đủ để đạt tiềm năng năng suất cao trong vụ mùa khô. Năng suất lúa vào mùa mưa thường thấp hơn mùa khô do bức xạ mặt trời thấp (Hung et al., 1995). Phân tích mẫu đất, rơm và hạt lúaở thời điểm thu họach cho thấy không có sự khác biệt nào giữa các nghi ệm thức về nồngđộ N, P và K (số liệu không trình bày ở đây). Tái chế nướcthải cho canh tác lúa tại Phú Tân Tại Phú Tân ở điểm thứ nhất, năng suất lúaở nghiệm thức T1 và T2 gần được 7 tấn/ha và chúng không khác biệt nhau qua phân tích thống kê (Bảng 5). Điều này chứng tỏ tướibằngnướcthải ao nuôi cá có thể tiết kiệm được 1/3 liều lượng theo khuyến cáo của phân đạm và ½ liều lượng theo khuyến cáo của P và k. Giảm đạm hơn nữa làmgiảm năng suất lúa. không bón P cho năng suất thấp nhấ ở Phú Tân 1, bởi vì liều lượng lân thấp làmgiảm hiệu quả của phân đạm (Cong et al., 1995). Tại Phú Tân 2, năng suất tối đa chỉ đạt 5.7 tấn/ha, nhưng T2 một lần nữa cho năng suất bằng với mức phân bón được khuyến cáo. Giảm đạm và lân làmgiảm năng suất rõ rệt. Sự hút thu đa và trung lượng ở điểm Phú Tân (Bả ng 6) cho thấy lô có năng suất cao thì có sự hút thu cao dưỡng chất (kg/ha) trong rơm và trong hạt trừ lân trong rơm ở điểm Phú Tân 1. Trong thí nghiệm tại địa điểm Phú Tân 2, hút thu dưỡng chất trong hạt theo cùng chiều hướng như thí nghiệm Phú Tân 1 nhưng K và Ca hút thu trong rơm không khác biệt nhau giữa các nghiệm thức (Bảng 6). Tái chế nướcthải cho canh tác lúa tại Viện lúa ĐBSCL. Tại Viện lúa, năng suất của tất cả các nghiệm thức là không khác biệ t nhau (Bảng 7). Mặc dù T1 có bón đầy đủ phân vô cơ với liều lượng (100-18-25 kg/ha), có năng suất cao nhất nhưng do sự biến độngcao về năng suất giữa các lô, cho nên hiệu quả không rõ. Hàm lượng đạm vào lúc thu họach ở các nghiệm thức T1, T2 và T4 là cao nhất và chúng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (Bảng 8). Điều này cho thấy rằng sự khác biệt về đạm giữa các lô tướibằngnước thả i ao nuôi cá không phải là yếu tố quyết định cho lúa trồng trên đất phèn nơi mà lân thường bị thiếu. Hàm lượng đạm thấp ở nghiệm thức T3 có lẻ do bón lân thấp trong nghiệm thức này so với nghiệm thức T4. Liên quan đến hàm lượng P trong hạt của thí nghiệm này, nghiệm thức T1 có nồngđộ P thấp hơn các nghiệm thức khác có lẻ do tác dụng pha lỏang do nghiệm thức này có năng suất cao nhất. Tái chế nướcthải cho canh tác lúa tại Châu Phú vào năm 2009 Tại 2 điểm của Châu Phú vào mùa mưa và mùa khô năm 2009 tương ứng, không có sự khác biệt nào về năng suất giữa các nghiệm thức. Ngay cả khi 40 % lượng đạm theo khuy ến cáo và 67% lượng P theo khuyến cáo được dùng bằng phân bón, không có sự suy giảm nào về năng suất nơi lúa được tướibằngnướcthải (Bảng 7). Tại Châu Phú, cây lúa vẫn mạnh khỏe và xanh tốt khi bón chỉ có 40 kg N/ha. Điều này chỉ ra rằng đạm có trong nướcthảiở mức vừa phải không quá dư thừa tại Châu Phú, có lẻ do việc sử dụng nhiều ao lắng tại đây. Tái chê snước thải cho canh tác lúa tại Phong Điền Tổng số lượng phân bón ở nghiệm thức T1 (tưới bằngnướcthải ao cá) lúc mới gieo trồng chỉ vào khỏang 1/3 của nghiệm thức T2 (tưới bằngnước sông). Sau đó lượng phân sử dụng dựa vào việc chẩn đóan N qua (màu sắc lá lúa). P ( khả năng đẻ chồi), và K (lá cứng cáp). Nhìn chung T1 có bón ít phân đạm hơn 45% và ít phân lân hơn 40%, nhưng kali gia tăng lên 76% đểgiảm thiểu thiệt hại do côn trùng phá hại. Không có sự khác biệt nào về năng suất ở hai nghiệm thức này qua 2 vụ liên tiếp trong năm 2009 (Bảng 15). Điều này minh chứng giảm 40-45 % phân đạm, và phân lân khi canh tác lúabằngnướcthải so cá Trê không tạo ra bất kỳ sự rối lọan nào về dinh dưỡng (Bảng 16,17). Không có sự khác biệt nào về năng suất giữa 2 nghiệm thức qua 2 vụ liên tiếp năm 2009 (Bảng 15). Điều này cho thấy rằng việc giảm 40-45 % lượng phân N và P cho lúa được tưới với nướcthải từ ao nuôi cá Trê không gây ra sự rối loạn dinh dưỡng (Bảng 16,17). Quỹ dưỡng chất Quỹ đưỡng chất ở 4 địa điểm được trình bày trong Bảng 19 và 20. Nếu rơm rạ được lấy đi, tất cả các nghiệm thức tại Phú Tân và Phong Điền có cân bằng đạm âm bất kể sự khác biệt về liều lượng N của các nghiệm thứ c. Nhưng thí nghiệm tại Châu Phú và tại Viện lúa cho thấy chỉ có nghiệm thức T5 & T6, với 30 kg N/ha được bón phân có cân bằng đạm âm. Khi rơm rạ được trả lại đồng ruộng, cân bằng N là dương trong hầu hết các trường hợp ngoại trừ nghiệm thức T5 ở Châu Phú, T6 ở Phú Tân và T1 ở Phong Điền đều có thiếu hụt đạm một ít. Lân thì dư thừa ngay cả khi rơm rạ được lấy đ i hoàn toàn tại tất cả 4 điểm ngoại trừ nghiệm thức T1 ở Phong Điền. Tuy nhiên P dư thừa ở mức 18-70 kg P/ha khi lúa được tướibằngnướcthải nếu rơm rạ được trả lại trừ khi không bón lân (Bảng 20). Sự thay đổi tính chất của đất Đặc tính đất tại 4 địa điểm được trình bày trong Bảng 21. Không có sự thay đổi nhiều về hàm lượng dưỡng chất hữu dụng trên hệ thống lúa 2 vụ (CLRRI) vì trong hệ thống này hầu hết rơm rạ được trả lại. Tại Châu Phú và Phú Tân nơi mà hệ thống đêbao khép kín được xây dựng đểbảo vệ lúa trong mùa mưa, rơm rạ thường bị đốt đi để thuận tiện cho việc sửa soạn đất. Số liệu đất ở Châu Phú và Phú Tân cho thấy có sự suy giảm về hàm lượng các bon hữu c ơ, tổng đạm và N, P và K hữu dụng ngoại trừ lân hữu dụng ở Phú Tân.Phân tích đất ở Phong Điền sau vụ lúa thứ 2 cho thấy không có sự thay đổi gì nhiều ở các thông số về đất ngoại trừ đạm dễ tiêu bị giảm đi nhanh chóng phù hợp với cân bằng đạm âm. [...]... chuyển nướcthải sang ruộng lúa và đểlàmgiảm phân bón sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp gia đình dường như là điều hiển nhiên và đơn giản Ngược lại, ở nhiều nơi trong vùng đồngbằngsôngCửuLong người chuyên nuôi cá không có sảnxuấtlúa (Cao et al 2009) Nơi đây người nuôi cá cần phải thương thảo với người trồng lúađể thải nướcthải của họ Nếu qui định về thải nướcthải nghiêm nhặt, người nuôi cá. .. sơ khởi về năng suất lúa của nông dân được tướibằngnướcthải vào năm 2007, hiệu quả của tướibằngnướcthải là giảm được lượng phân bón đầu vào mà không làm ảnh hưởng đến năng suất lúa Như vậy lợi ích kinh tế chính do việc dùng nướcthải là giảm được chi phí phân bón hơn là để tăng năng suất Khi nông dân nuôi cá cũng sảnxuất lúa, điều này khá phổ biến ở tỉnh An Giang (Cao et al 2009), có cơ sở để. .. hơn để thương thảo và thu xếp cho việc thảinước Trong trường hợp không bị quá bức bách bởi các qui định, trách nhiệm thuyết phục dường như là về phía nông dân do giá trị của nguồn nước thải, như vậy họ phải thu xếp với nông dân nuôi cáđể tiếp cận nguồn nướcthải Việc quan hệ gần gủi giữa người quản lý ao nuôi cá và nông dân là cần thiết để biết lịch xả thảiđể phối hợp với việc tưới cho lúa Nông. .. phân vô cơ, thí nghiệm đồng ruộng cho thấy năng suất lúa bị giảm nếukhông bón P và do thành phần nướcthải thay đổi có nghĩa là việc tiết kiệm không phải luôn được bảo đảm Việc lấy đi hết hay trả lại rơm rạ sẽ là thay đổi cân bằng N và K nơi ruộng lúa được tướibằngnướcthải bất kể cân bằng P luôn dương Tái chế chất thải từ ao nuôi cá cho canh tác lúa có tiềm năng làmgiảm ô nhiễmnước bằng cách giảm. .. khuyến cáo trong khi lượng P nhiều hơn gấp 4 lần mức phân bón vào Rõ ràng, việc sử dụng nướcthảiđểtưới mang lại cơ hội cho nông dân giảm nhiều hơn chi phí cho phân bón Thực ra, trừ phi nông dân giảm lượng phân N, họ liều lỉnh khi dùng nướcthảido tăng nguy cơ lúa bị đổ ngã Kinh nghiệm đóđã được báocáolàm nản lòng người nông dân trong quá khứ tướibằngnướcthải Mặt khác, một số nông dân ở An Giang... dưỡng thải trực tiếp ra nguồn nước 10-20 ha ruộng lúa cần cho việc sử dụng nướcthải vào mùa khô cho 1 ha ao nuôi cá theo giả định chỉ có tướibằngnướcthải ao cá Vào đầu mùa mưa, mưa làm cho việc tướibằngnướcthải ngưng lại trong vài hôm như vậy cần 20-40 ha ruộng lúa cho mỗi ha ao nuôi cá Nếu nướcthải sử dụng theo chu kỳ như vậy làm cho thừa din dưỡng tren ruộng lúa Cần có thêm ruộng lúa dùng để. .. khô cho mỗi 1 ha ao nuôi cá theo giả định chỉ tưới hoàn toàn bằngnước ao nuôi cá Vào đầu mùa mưa do mưa làmgiảmtướibằngnướcthải một thời gian vì vậy cần có khoảng 20-40 ha ruộng lúa cho mỗi ha ao nuôi cá Nếu nướcthải được áp dụng theo chu kỳ này sẽ làm cho ruộng lúa thừa dinh dưỡng, việc tăng thêm ruộng lúa cần cho xả thải là chiến lược thích hợp để xử lý nước ao nuôi cá Có lẻ khoảng 60-80 ha... nuôi cáDo có khoảng 5000 ha ao nuôi cá, hơn 350,000 ha ruộng lúa cần thiết để xử lý nướcthải hoàn toàn cho đồngbằngsôngCửuLong Tác động dài hạn trên đất Tá động dài hạn trên đặc tính đất là chưa rõ Các khe rổng trong đất có thể bị bít kín donướcthải có các vật chất lơ lững Tuy nhiên, trên ruộng lúa thì việc thấm lậu thấp do các khe rổng bị bít kín dường như không là hại đến sinh trưởng của lúa. .. dược dùng cho hoa màu dưới dạng phân vô cơ Việc tiết kiệm đến khoảng 1.16 triệu VND /ha Không có triệu chứng ngộ độc cho cây lúadotưới cho lúabằngnướcthải ao nuôi cá Tuy nhiên, nếu lúa được tướibằngnướcthải mà không tiết giảm lượng phân bón, lúadễđổ ngã và năng suất lúagiảmdo hậu quả bất lợi Trong cân bằng dinh dưỡng cho thấy việc sử dụng nướcthải ao cá có thể tiết kiệm50 % hay nhiều hơn... bằngnướcthải hoặc nướcsông Số liệu trung bình cho 8 đôi ruộng Nghiệm thức Châu Phú Phú Tân Tướibằngnướcthải 7,920 a 7,436 b Tướibằngnướcsông 6,898 b 6,613 c 6.1 6.1 CV (%) Bảng 4: Các bon hữu cơ, N, P, K, Ca, Mg, Fe và Mn trong đất sau thu hoạch trên đồng ruộng có và không có tướibằngnướcthải cho cây trồng Giá trị trung bình cho 8 đôi ruộng Châu Phú Phú Tân Đặc tính đất CV% + nướcthải - nước . Báo cáo kỹ thuật Tưới lúa bằng nước thải để làm giảm ô nhiễm môi trường do sản xuất cá da trơn ở đồng bằng sông Cửu Long Cao van Phung 1 , Nguyen be Phuc 2 ,. lại, ở nhiều nơi trong vùng đồng bằng sông Cửu Long người chuyên nuôi cá không có sản xuất lúa (Cao et al. 2009). Nơi đây người nuôi cá cần phải thương thảo với người trồng lúa để thải nước thải. đổi cân bằng N và K nơi ruộng lúa được tưới bằng nước thải bất kể cân bằng P luôn dương. Tái chế ch ất thải từ ao nuôi cá cho canh tác lúa có tiềm năng làm giảm ô nhiễm nước bằng cách giảm lượng