PHẦN 1MỞ ĐẦU1.1. Tính cấp thiết của đề tàiNền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi, cả hai ngành sản xuất chính này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để đưa nền nông nghiệp trên tầm cao mới, cần phải kết hợp phát triển đồng thời cả hai ngành một cách cân đối và có kế hoạch. Đi cùng với sự phát triển của trồng trọt, chăn nuôi cũng đã khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp và đóng vai trò đáng kể trong kinh tế hộ gia đình ở xã Vạn Ninh. Chăn nuôi lợn nói chung, chăn nuôi lợn thịt nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống của người dân xã Vạn Ninh. Nhưng cũng như nhiều địa phương khác, chăn nuôi lợn thịt ở Vạn Ninh đã và đang gặp phải những khó khăn nhất định như năng suất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi chưa cao, sản phẩm thịt lợn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều kiện tự nhiên của xã khắc nghiệt, thời tiết thay đổi thất thường cộng với nhiệt độ và độ ẩm cao thuận lợi cho sâu bệnh phát triển gia súc dễ mắc bệnh, kèm theo là những thông tin về “chất cấm” làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng của người dân. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại phế phụ phẩm của trồng trọt vào chăn nuôi chưa được người dân sử dụng triệt để hoặc tận dụng với mức độ rất ít vào chăn nuôi lợn. Chính vì vậy, sự phát triển của đàn lợn trong những năm vừa qua chưa thực sự phản ánh đúng tiềm năng sẵn có của địa phương. Để giúp người chăn nuôi lợn thịt ở Vạn Ninh giải quyết những khó khăn đó, trong những năm gần đây một số chương trình, dự án của Chính phủ và của các tổ chức Phi chính phủ đã chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn cũng như qui trình chăm sóc nuôi dưỡng nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. Chăn nuôi lợn thịt đã có xu hướng thâm canh như bổ sung thức ăn tinh, chăn nuôi theo hướng sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp.Tuy nhiên năng suất còn thấp, trong khi đó, nông nghiệp muốn phát triển thì cần phải áp dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương cụ thể. Thực tế đã khẳng định muốn làm giàu trong sản xuất nông nghiệp thì không thể sản xuất theo lối quảng canh, tự cấp tự túc mà phải áp dụng những kỹ thuật tiến bộ, thâm canh tăng năng suất và tiến đến sản xuất hàng hóa.
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với hai ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi, cả hai ngành sản xuất chính này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để đưa nền nông nghiệp trên tầm cao mới, cần phải kết hợp phát triển đồng thời cả hai ngành một cách cân đối và có kế hoạch. Đi cùng với sự phát triển của trồng trọt, chăn nuôi cũng đã khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp và đóng vai trò đáng kể trong kinh tế hộ gia đình ở xã Vạn Ninh. Chăn nuôi lợn nói chung, chăn nuôi lợn thịt nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống của người dân xã Vạn Ninh. Nhưng cũng như nhiều địa phương khác, chăn nuôi lợn thịt ở Vạn Ninh đã và đang gặp phải những khó khăn nhất định như năng suất và hiệu quả kinh tế chăn nuôi chưa cao, sản phẩm thịt lợn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều kiện tự nhiên của xã khắc nghiệt, thời tiết thay đổi thất thường cộng với nhiệt độ và độ ẩm cao thuận lợi cho sâu bệnh phát triển gia súc dễ mắc bệnh, kèm theo là những thông tin về “chất cấm” làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng của người dân. Bên cạnh đó việc sử dụng các loại phế phụ phẩm của trồng trọt vào chăn nuôi chưa được người dân sử dụng triệt để hoặc tận dụng với mức độ rất ít vào chăn nuôi lợn. Chính vì vậy, sự phát triển của đàn lợn trong những năm vừa qua chưa thực sự phản ánh đúng tiềm năng sẵn có của địa phương. Để giúp người chăn nuôi lợn thịt ở Vạn Ninh giải quyết những khó khăn đó, trong những năm gần đây một số chương trình, dự án của Chính phủ và của các tổ chức Phi chính phủ đã chuyển giao một số tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn cũng như qui trình chăm sóc nuôi dưỡng nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. Chăn nuôi lợn thịt đã có xu hướng thâm canh như bổ sung thức ăn tinh, chăn nuôi theo hướng sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Tuy nhiên năng suất còn thấp, trong khi đó, nông nghiệp muốn phát triển thì cần phải áp dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng địa phương cụ thể. Thực tế đã khẳng định muốn làm giàu trong sản xuất nông nghiệp thì không thể sản xuất theo lối quảng 1 canh, tự cấp tự túc mà phải áp dụng những kỹ thuật tiến bộ, thâm canh tăng năng suất và tiến đến sản xuất hàng hóa. Từ những thực tế trên cần phải phân tích thực trạng chăn nuôi hiện tại của địa phương để có thể định hướng tác động về kỹ thuật, quản lý, nhằm phát triển chăn nuôi lợn. Đồng thời, thông qua vấn đề này, biết được những khó khăn của người dân trong chăn nuôi sẽ giúp cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách có định hướng đúng đắn, góp phần cho công cuộc “xóa đói giảm nghèo” ở khu vực nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Đánh giá hiệu quả hoạt động chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh. - Đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Vai trò và vị trí của chăn nuôi Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, chiếm tỷ lệ khá lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân và kinh tế hộ gia đình. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là một ngành tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống, chế biến, đóng hộp và các chế phẩm phụ khác cho đời sống nhân dân và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nói chung chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật như sau: a. Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người. Tác giả Harris cho biết cứ 100g thịt lợn nạc có 367 Kcal, 22g protein. b. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các công nghiệp chế biến thịt xông khói, thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống cuả người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ… c. Cung cấp phân bón cho cây trồng, phân lợn là một trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2.5 - 4 kg phân, ngoài ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốtpho cao. d. Góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là vật nuôi quan trọng và là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra các giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn nuôi cả trong nhà góp phần tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên. e. Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu cho y học trong công nghệ sinh học y học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe cho con người. f. Chăn nuôi lợn làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình nông dân tăng khả năng chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và các chi tiêu khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay [1]. - Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi nước ta. Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với trồng lúa nước đã cho chúng ta khẳng định 3 nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu. Không những thế, việc tiêu thụ thịt lợn trong các bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là một loại thực phẩm có mùi vị dễ thích hợp với tất cả các đối tượng. Nói cách khác, thịt lợn được coi là “ nhẹ mùi ” và không gây ra hiện tượng dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật của thịt lợn. Tuy nhiên để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe cho con người điều quan trọng là trong quá trình chọn giống và nuôi dưỡng chăm sóc, đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học [1]. 2.1.2. Đặc điểm chính của nghề chăn nuôi lợn ở nước ta Nuôi lợn là một trong những ngành nghề truyền thống của nước ta, ở tất cả những vùng nông thôn đều có nuôi lợn và được xem như là một hình thức tiết kiệm, tăng thu nhập của hộ gia đình. Dần dần các trại chăn nuôi với quy mô lớn ngày càng xuất hiện nhiều và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn được quan tâm hơn. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, sản xuất cây lương thực, có nhiều loại ngũ cốc tạo ra nguồn thức ăn phong phú phù hợp với chăn nuôi đàn lợn. Công nghiệp thức ăn gia súc phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, kết hợp với những giống lợn cao sản đã mở ra hướng phát triển thuận lợi cho nghề nuôi lợn. Tuy nhiên, do sản lượng thịt lợn tăng nhanh trong khi lượng xuất khẩu hạn chế và mức tiêu dùng trong nước còn yếu, nên giá bán trên thị trường trong nước cũng bấp bênh, không ổn định. Thông thường định kỳ khoảng 2- 3 năm người nuôi lợn phải chịu cảnh rớt giá và thời gian rớt giá dài hay ngắn cũng biến đổi thất thường, giá thành sản xuất thịt lợn còn rất cao, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ. Vì vậy, muốn nghề chăn nuôi phát triển bền vững và ổn định đòi hỏi các nhà chăn nuôi phải có những cải tiến các khâu trong quá trình chăn nuôi [3]. 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn 2.1.3.1. Yếu tố tự nhiên Sự phát triển của bất cứ hoạt động kinh tế nào cũng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp thì tác động của nhân tố tự nhiên thể hiện rõ nét hơn cả, thậm chí còn mang tính quyết định. - Thời tiết khí hậu: Thời tiết khí hậu của nước ta là nhiệt đới gió mùa pha trộn tính chất ôn đới, nên chúng ta có cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đa dạng 4 phong phú, tạo điều kiện cho người dân có được sự lựa chọn hợp lý để phát triển sản xuất. Ở một số vùng, đặc biệt là miền Trung thời tiết khí hậu khắc nghiệt, vừa có mùa mưa thường xuyên gây lũ lụt, đặc biệt là rất không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Do độ rủi ro cao như vậy nên khả năng đầu tư vốn vào sản xuất nông nghiệp ở các vùng này còn hạn chế. Từ đó có tác động không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong lĩnh vực chăn nuôi trong đó có ngành chăn nuôi lợn thịt. - Đất đai: Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp, là mối quan tâm hàng đầu đối với người làm nông nghiệp. Nói đến sản xuất nông nghiệp không thể không nói đến đất đai. Sản xuất nông nghiệp phải gắn liền với đất đai, quỹ đất nhiều hay ít, tốt hay không, vị trí thuận lợi hay không đều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong sản xuất nông nghiệp. - Môi trường: Nhiệt độ môi trường, độ ẩm, tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng ảnh hưởng đến khả năng ăn vào, tăng trọng của lợn. Hai yếu tố nhiệt độ và ẩm độ tác động đồng thời lên con vật làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của chúng. Trong một nghiên cứu, đối với lợn từ 25- 106 kg, lượng ăn vào trung bình hàng ngày giảm khi nhiệt độ tăng lên đến 28 0 ở ẩm độ tương đối từ 65- 70%. Việc tăng độ ẩm tương đối từ 40- 94% ở nhiệt độ không khí không đổi là 24 0 C thì gây nên sự giảm đáng kể lượng ăn vào và tăng trọng ngày [7]. Cũng như ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến sự tích lũy và tăng trọng của lợn cho thấy ở nhiệt độ từ 15- 23 0 C với độ ẩm là 50- 70%, khả năng tích lũy đạm và tăng trọng của lợn cho kết quả tốt nhất [8]. 2.1.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội - Nguồn vốn: Sản xuất hàng hóa theo lối công nghiệp đòi hỏi lượng thức ăn cao, nguồn vốn lớn, đặc biệt là vốn cố định để xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Vốn ở đầu mỗi chu kỳ sản xuất là rất cần thiết. Khi sản xuất thâm canh, chu kỳ sản xuất ngắn nên thu hồi vốn nhanh, hiệu quả vốn cao hơn so với các gia súc khác. Nhiều loại giống nhập ngoại giá thành cao, khó chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất. - Lao động: Trong kinh tế nông thôn sử dụng hợp lý nguồn lao động là điều kiện cần thiết để tăng khối lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu cho tất cả các ngành như: tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp… Trong quy mô nông hộ nói riêng, sử dụng nguồn lao động hợp lý là yếu tố quyết định thu nhập và đời sống gia đình. 5 - Thị trường: Do sản xuất chăn nuôi còn manh mún, phân tán, chưa có thị trường buôn bán thực thụ và thị trường đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi nên các hộ gia đình chủ yếu phải bán các sản phẩm cho thương lái và các chủ thu gom trung gian, dễ bị ép giá. Bên cạnh đó, thông tin đại chúng chưa cung cấp tốt thông tin về thị trường cho người chăn nuôi, trên 80% nguồn thông tin chủ yếu của người chăn nuôi về giá cả thị trường do các thương lái cung cấp, không tránh khỏi thông tin bị bóp méo. Sự thành bại của ngành chăn nuôi lợn không chỉ có vấn đề kỹ thuật mà vấn đề đầu ra cũng đang là một yêu cầu bức thiết. Sản phẩm làm ra đòi hỏi phải có giá thành hạ, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng là điều rất quan trọng. - Tổ chức sản xuất: Khâu tổ chức sản xuất, kỹ thuật chăm sóc cũng đóng vai trò không kém quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tỷ lệ nạc và hiệu quả kinh tế sau này. Vì vậy để chăn nuôi lợn thành công trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như ở Việt Nam, người chăn nuôi cần nắm được những hiểu biết cơ bản về: giống, sinh lý, đặc điếm sinh trưởng phát dục và kĩ thuật chăn nuôi lợn trong gia đình cũng như phải có sự tính toán thật chính xác trong hoạch định sản xuất nhằm giảm thiểu những rủi ro đáng kể. 2.1.3.3. Yếu tố kỹ thuật - Con giống: Con giống được coi là tiền đề trong chăn nuôi lợn, các giống khác nhau thì có năng suất khác nhau. Tăng trọng trung bình hàng ngày của các giống lợn bản địa như Móng Cái khoảng 300-350 gam/ngày, trong khi con lai có thể đạt 550- 650gam/ngày, lợn ngoại nuôi tốt có thể đạt 700- 750gam/ngày. Các giống lợn ngoại có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh hơn các giống lợn nội [1]. Các giống lợn khác nhau có sự tăng trưởng khác nhau, các giống khác nhau có sự khác biệt về nhu cầu dinh dưỡng, tiếp nhận thức ăn, tiêu hóa và hấp thu [6]. Các giống có cùng hướng sản xuất nhưng năng suất cũng hoàn toàn khác nhau, khả năng sinh trưởng của các giống lợn Landrace, Yorkshire, Duroc, lợn lai F1(LY) và F1(YL) có khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và chất lượng thịt khác nhau [10]. Để chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế, đòi hỏi những nhà chăn nuôi cần có sự lựa chọn các giống lợn thích hợp, những giống lợn có tỷ lệ nạc cao, khả năng tăng trọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, tiêu tốn thức ăn trên 1 kg tăng trọng thấp là những giống lợn đang được ưa chuộng hiện nay. 6 - Thức ăn: Chăn nuôi lợn là hoạt động nông nghiệp quan trọng của người dân. Để có hiệu quả cao trong chăn nuôi, thức ăn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Thức ăn có ý nghĩa rất quan trọng đến sự sinh trưởng của lợn. Thức ăn không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của lợn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thịt lợn. Việc sử dụng thức ăn khác nhau về giá trị năng lượng, protein trong khẩu phần hoặc thành phần dinh dưỡng cũng như sự cân bằng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần đều ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn. Mức protein thô 18-16% và 16- 14% trong khẩu phần cho lợn lai (MC x Y) x Y nâng cao tăng trọng và có xu hướng làm giảm tiêu tốn thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn so với khẩu phần có hàm lượng protein thô 14- 12%. Tuy nhiên, không có sự sai khác có ý nghĩa về tất cả các chỉ tiêu theo dõi giữa mức protein thô 18- 16% và 16- 14% [5]. - Thú y và dịch bệnh: Công tác thý y ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động chăn nuôi, nhất là khi sản phẩm chăn nuôi đang hướng đến mục tiêu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có sức cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập. Cán bộ thú y cơ sở là đầu mối quan trọng cung cấp dịch vụ thú y ở cơ sở trên địa bàn xã. Nước ta có một mạng lưới thú y từ trung ương đến địa phương, những năm qua đã có các chương trình dự án nâng cao năng lực cho các hộ chăn nuôi, góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Tại các xã có nhân viên thú y xã thực hiện tốt mọi công tác kiểm dịch nhằm mang lại an tâm cho người chăn nuôi. Thời gian qua dịch bệnh lan rộng ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả chăn nuôi. Hơn thế nữa, loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng vẫn tồn tại ở Việt Nam, hiện số lượng lợn được chăn nuôi theo phương thức nông hộ nhỏ lẻ (bình quân 3- 4 con/hộ) chiếm tới 65% tổng đàn lợn [19]. Hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nên việc phòng dịch gặp nhiều khó khăn. Lợn dễ bị dịch bệnh, độ rủi ro cao do khí hậu, thời tiết thất thường, thiên tai bão lụt, hạn hán ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn. - Chăm sóc quản lý: Phương thức nuôi có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng, do vậy sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi, với chế độ nuôi thâm canh với khẩu phần giàu năng lượng và nuôi nhốt lợn sẽ phát triển nhanh nhưng lại tăng tích lũy mỡ. Ngược lại, chế độ nuôi bán thả với thức ăn giàu xơ, lợn sẽ phát triển chậm hơn so với phương thức nuôi thâm canh nhưng lại tỷ lệ nạc nhiều hơn. Khi giảm 27% năng lượng ăn vào so với mức ăn tự do đối với lợn có trọng lượng 20-45kg, thì lượng mỡ cơ thể giảm 8%, tăng trọng giảm 25%, tích lũy nạc giảm 11% trong khi tiêu tốn thức ăn không giảm [15]. 7 2.1.4. Hiệu quả và các phương pháp tính toán hiệu quả 2.1.4.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là thước đo chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất, trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dung các nguồn lực của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao với chi phí thấp nhất. Biểu hiện tập trung nhất của hiệu quả là lợi nhuận [4]. Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng việc nâng cao hiệu quả kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng. Từ các nguồn lực có hạn như lao động, vốn, giống… người sản xuất phải lựa chọn cách thức sản xuất như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. ∗ Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế - Quy mô chăn nuôi: là chỉ tiêu biểu hiện mức độ, số lượng vật nuôi được nuôi trong một thời gian nhất định của một vùng, một địa phương hay một hộ gia đình nào đó. - Tổng giá trị sản xuất (GO): Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản xuất vật chất và dịch vụ do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân đạt được trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Là kết quả hoạt động trực tiếp và hữu ích của những cơ sở sản xuất đó, giá trị sản xuất bao gồm: + Giá trị sản phẩm vật chất: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. GO = ∑ × )( QP + giá trị sản phẩm phụ + Giá trị sản phẩm dịch vụ: Phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống. Trong đó: Q là khối lượng sản phẩm sản xuất ra (kg) P là giá bán bình quân một đơn vị sản phẩm (ngàn đồng/kg) Giá trị sản phẩm phụ bao gồm phân bón phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi. Giá trị sản xuất chỉ được tính những sản phẩm là kết quả của lao động. Các sản phẩm không do lao động tạo ra thì không tính vào giá trị sản xuất. Sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ được lao động tạo ra phải là những sản phẩm hữu ích, được xã hội chấp nhận, được sử dụng vào nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. 8 Giá trị sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt là giá trị của trứng, sữa, lông, phân chuồng…. - Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chi phí dịch vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định thường là một năm. Bao gồm: + Chi phí vật chất: Là chi phí do hộ gia đình bỏ ra không qua các hoạt động dịch vụ, bao gồm chi phí giống, thức ăn chăn nuôi, điện năng, nhiên liệu, chất đốt, nước, giá trị công cụ lao động, rẻ tiền mau hỏng được phân bổ trong năm… + Chi phí dịch vụ là chi phí cần qua các hoạt động dịch vụ, bao gồm: Thuê lao động, chi phí thú y, cước phí vận tải. chi phí tuyên truyền quảng cáo, chi phí trả lãi tiền vay, các chi phí dịch vụ khác… - Giá trị gia tăng (VA): Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trị tăng thêm hay là phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian (không kể khấu hao TSCĐ và chi phí lao động gia đình). VA = GO – IC - Giá trị sản phẩm chăn nuôi tính cho 1 đồng chi phí (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. - Lợi nhuận tính cho 1 đồng chi phí (VA/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. - VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng giá trị sản xuất thu được thì có bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - VA/công lao động: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 công lao động thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. - VA/tháng nuôi: Chỉ tiêu này cho biết trong một tháng nuôi thì hộ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. 2.1.4.2. Hiệu quả xã hội Một chỉ tiêu nữa mà hoạt động sản xuất cần đạt tới là hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các 9 mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là giải quyết việc làm, giảm số người thất nghiệp; nâng cao trình độ và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động; nâng cao mức sống cho các tầng lớp dân cư trên cơ sở giải quyết tốt các quan hệ trong phân phối, đảm bảo và nâng cao sức khỏe; đảm bảo vệ sinh môi trường;…Nếu xem xét hiệu quả xã hội, người ta xem xét mức tương quan giữa các kết quả (mục tiêu) đạt được về mặt xã hội (cải thiện điều kiện lao động, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần, giải quyết công ăn việc làm, ) và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [2]. Hiệu quả kinh tế xã hội là mối tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được cả về mặt kinh tế và xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là phát triển xã hội, vì thế hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó khi nói đến hiệu quả kinh tế chúng ta cần phải hiểu trên quan điểm kinh tế xã hội [2]. Do đó, nuôi lợn tăng thu nhập cho người nông dân góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngoài ra còn giải quyết nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, cần có kế hoạch đồng bộ như: hướng dẫn cách thức quản lý, cung cấp kênh thông tin thị trường, phòng chống dịch bệnh, hệ thống kiểm soát các chất sử dụng trong chăn nuôi hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. 2.1.4.1. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường được xem là sự tác động của mô hình tới môi trường như thế nào, liệu mô hình có thích ứng được với môi trường hay không? Khi nói tới hiệu quả môi trường cũng cần xem xét liệu mô hình đó có gây tác động gì đến môi trường và những ảnh hưởng của nó đến môi trường như thế nào? Để thấy được hiệu quả môi trường của mô hình chúng ta cần phải đánh giá được các chỉ số sau: mô hình có gây ô nhiễm cho môi trường hay không? Mức độ cải tạo và nâng cao độ phì của đất cao hay thấp; khả năng bền vững như thế nào? Kỹ thuật có được sử dụng lâu dài hay không trong điều kiện biến động của thị trường và sự ra đời của các kỹ thuật mới [9]. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở tỉnh Quảng Bình Cũng giống như các địa phương khác trong cả nước, chăn nuôi lợn ở Quảng Bình bước đầu đã chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều trang trại, nông hộ chăn nuôi với số lượng lớn ra đời và hàng năm sản xuất ra sản 10 [...]... trong chăn nuôi đã ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển chăn nuôi 4.2 Thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Để có cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh, chúng tôi đã tiến hành đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt với các chỉ tiêu khác nhau ở cấp xã và cấp hộ 4.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh Ở cấp xã, ... phí…Một số khó khăn trong phát triển chăn nuôi lợn thịt của hộ 3 Đề xuất một số giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt 15 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu Xã Vạn Ninh được chọn là địa điểm nghiên cứu vì đây là xã có chăn nuôi lợn thịt lớn trong toàn huyện, ngành chăn nuôi đang được xã chú trọng làm ngành mũi nhọn cho việc phát triển kinh tế Hơn thế nữa còn là xã tiên phong trong tiến... chính sách phát triển chăn nuôi lợn ở xã Một trong những yếu tố quyết định đến chăn nuôi lợn là các chính sách liên quan Thông qua kết quả của việc điều tra chúng tôi thấy được, xã đã có một số chính sách nhằm phát triển chăn nuôi nói chung cũng như chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Cụ thể: Làm mô hình chăn nuôi lợn thịt theo mô hình đa dạng hóa nông nghiệp được huyện và tỉnh hỗ trợ + Chăn nuôi lợn đàn... giá thực trạng chăn nuôi lợn thịt với các chỉ tiêu khác nhau Các chỉ tiêu gồm: Số lượng và tốc độ phát triển đàn lợn, cơ cấu đàn và cơ cấu giống lợn, các nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn, công tác thú y và tình hình tiêm phòng cho đàn lợn, tình hình chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các chính sách phát triển chăn nuôi lợn ở các nhóm hộ khác nhau 4.2.1.1 Số lượng và tốc độ phát triển đàn lợn của xã Để... của huyện và cán bộ phòng Nông nghiệp huyện 16 Phỏng vấn sâu nhằm mục đích tìm hiểu về hoạt động chăn nuôi lợn thịt và các giải pháp mà chính quyền và người dân ở đây đã và đang thực hiện để phát triển trong chăn nuôi lượn thịt Phỏng vấn sâu được dựa vào những câu hỏi đã được chuẩn bị phù hợp với nội dung nghiên cứu và được trình bày cụ thể Thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm người dân chăn nuôi lợn thịt, ... người dân ở một thôn (1 người chăn nuôi giỏi và 6 người chăn nuôi lợn thịt) Và thảo luận nhóm ban lãnh đạo (phó chủ tịch xã, khuyến nông viên, hội trưởng hội nông dân và thôn trưởng 2 thôn) Mục đích là nhằm tìm hiểu tình hình chăn nuôi lợn thịt, đặc điểm điều kiện ở địa phương, những khó khăn và thuận lợi trong chăn nuôi lợn thịt, các vấn đề chung liên quan đến chăn nuôi lợn thịt, để kiểm tra chéo thông... cứu: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 3.3 Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau : 1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu: vị trí địa lý, đặc điểm về địa hình, thời tiết khí hậu Bên cạnh đó còn xem xét về các yếu tố xã hội như: tình hình dân số và lao động, tình... cấu đàn lợn của xã có sự khác nhau đáng kể Trong đó đàn lợn thịt chiếm tỷ lệ cao nhất 79,2% và đàn lợn nái, lợn đực tương úng là 20,65% và 0,15% Như vậy, cơ cấu giống cho thấy việc cải tạo đàn lợn ở xã bước đầu đã có hiệu quả Trên địa bàn xã, chăn nuôi lợn thịt chiếm tỷ lệ lớn nhất của ngành chăn nuôi lợn, chính vì vậy đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi đáp ứng nhu cầu phát triển Tuy... học trong nuôi lợn 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là các hộ có chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn xã Vạn Ninh 3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Phạm vi về không gian: Vùng nghiên cứu là xã Vạn Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình - Phạm vi thời gian: Đề tài thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động chăn nuôi lợn thịt trong... tình hình cơ bản của xã Vạn Ninh 4.1.3.1 Thuận lợi Vạn Ninh là một xã có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn thịt Mặt khác, khi có Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2006- 2010 về địa bàn xã thì phong trào chăn nuôi đang phát triển mạnh mẽ trong nhân dân Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho việc chăn nuôi như đường sá, hệ . thực trạng chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. - Đánh giá hiệu quả hoạt động chăn nuôi lợn thịt ở xã Vạn Ninh. - Đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt. nông thôn. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình . 1.2. Mục tiêu. 2012). - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung