1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

chuong 1. Đai cuong ve tien te pptx

61 2,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

 Các kim loại được dùng làm tiền tệ gồm: sắt, đồng, kẽm, vàng, bạc…  Tiền kim loại đã bắt đầu được sử dụng từ thế kỷ thứ 7 tr CN, và phát triển rộng rãi trong suốt thời kỳ các triều đ

Trang 1

Chương I ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ

GV NGUYỄN THẾ LỘC

Trang 3

I Sự ra đời và phát triển của tiền tệ

1 Khái quát quá trình phát triển của Tiền tệ

Sản xuất phát triển

Chế độ sở hữu tư nhân

Trang 4

I Sự ra đời và phát triển của tiền tệ

Trong lịch sử phát triển của loại người, lúc đầu con người sống thành bầy đàn, kiếm ăn một cách tự nhiên, chưa có chiếm hữu tư nhân, chưa có sản xuất

và trao đổi hàng hóa nên chưa có tiền tệ

Trang 5

I Sự ra đời và phát triển của tiền tệ

Khi sự phân công lao

động xã hội lần thứ nhất

xuất hiện, bộ lạc du mục

tách khỏi toàn khối bộ

lạc, hoạt động trao đổi

diễn ra thường xuyên

Trang 6

I Sự ra đời và phát triển của tiền tệ

Sự ra đời của “vật trung

gian” trong trao đổi (H –

Vật trung gian – H).

 Quá trình cố định dần vai

trò “vật trung gian” dẫn

đến sự ra đời của hình thái

tiền tệ, đánh dấu giai đoạn

phát triển từ kinh tế đổi

chác sang kinh tế tiền tệ

Trang 7

II Các hình thái tiền tệ :

2.1 Hoá tệ:

 Hóa tệ là loại tiền tệ bằng hàng hóa Đấy chính là

hình thái cổ xưa và sơ khai nhất của tiền tệ

 Các loại hàng hóa được dùng làm tiền tệ được chia

làm hai loại: hàng hóa phi kim loại (non metallic commodities) và hàng hóa kim loại (metallic commodities)

=> Hóa tệ cũng bao gồm hai loại: hóa tệ phi kim loại và hóa tệ kim loại:

Trang 8

II Các hình thái tiền tệ :

a Hoá tệ phi kim loại:

 Là loại tiền tệ xuất phát từ hàng hoá không phải là

kim loại

 Ra đời vào thời kỳ đầu khoảng 2000 năm trước CN.

 Trong lịch sử, nhiều bằng chứng cho thấy con

người đã từng dụng nhiều hàng hoá khác nhau để làm phương tiên trao đổi:

Ở Trung Hoa người ta dùng: da, vỏ trai, gạo, vải

Ở Hy Lạp và La Mã người ta dùng súc vật như

bò, cừu

Trang 9

II Các hình thái tiền tệ :

Ở Tây Tạng, Mông Cổ, và Indonesia, người ta

dùng trà đóng thành bánh.

Ở Bắc Mỹ người ta dùng thuốc lá.

Và hiện nay một số bộ lạc thổ dân Châu Phi,

Châu Úc còn dùng cá khô, thuốc lá làm vật trung gian trao đổi.

Trang 10

II Các hình thái tiền tệ :

Sứ mệnh của hoá tệ phi kim loại không thể tồn tại lâu dài và dần dần bị đào thải khỏi lưu thông

Vì sao như vậy ?.

 Những bất lợi nội tại khi lưu thông với tư cách là tiền tệ:

dễ hư hỏng; không bền theo thời gian; khó bảo quản, vận chuyển; khó chia thành đơn vị nhỏ; không có tính đồng nhất.

 Theo đà phát triển của nền sản xuất.

 Khi con người phát hiện ra kim loại.

Trang 11

II Các hình thái tiền tệ :

b Hoá tệ kim loại:

 Tức là lấy kim loại làm tiền tệ

 Các kim loại được dùng làm tiền tệ gồm: sắt, đồng,

kẽm, vàng, bạc…

 Tiền kim loại đã bắt đầu được sử dụng từ thế kỷ thứ

7 tr CN, và phát triển rộng rãi trong suốt thời kỳ các triều đại phong kiến

 Trãi qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim

loại, dần dần người ta chỉ chọn hai kim loại quí dùng để làm tiền tệ lâu dài hơn là vàng và bạc (TK

18 và 19) -> vàng (cuối thế kỷ 19 đầu TK 20)

Trang 12

II Các hình thái tiền tệ :

Sở dĩ vàng hay bạc trở thành tiền tệ lâu dài là vì bản thân nó có những ưu điểm mà những kim loại khác không có được như: bền hơn, dễ bảo quản, dễ vận chuyển, tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ (có giá trị cao), tính dễ lưu thông…

Tại sao vàng, bạc lại được chọn làm tiền tệ trong vô số các loại kim loại ?

Trang 13

II Các hình thái tiền tệ :

 Bởi những nhược điểm bộc lộ ngày càng lớn khi:

 Qui mô sản xuất và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển đòi hỏi sự gia

tăng của phương tiện trao đổi trong khi nguồn vàng dự trữ có hạn.

 Những nhược điểm nội tại của nó: cồng kềnh, khó chuyên chở ( khối lượng

mua bán lớn; phạm vi rộng xuyên quốc gia, cướp bóc trên đường vận chuyển….)

Tại sao sứ mệnh của hoá tệ kim loại (biểu trưng ở đây là Vàng, bạc) cũng không thể tiếp tục được sử dụng lâu dài hơn nữa trong vai trò của tiền tệ.?

Trang 14

II Các hình thái tiền tệ :

2.2 Tín tệ:

 Tín tệ là là một dạng tiền được lưu thông và sử dụng

nhờ vào sự tín nhiệm Bản thân nó không có hoặc có giá trị không đáng kể.

 Tín tệ là một dạng tiền dấu hiệu, chỉ có giá trị đại diện.

 Tín tệ gồm có hai loại: tín tệ kim loại và tiền giấy

Trang 15

Tín tệ kim loại (coin)

Tín tệ kim loại: là loại tín tệ được đúc bằng kim loại

rẻ tiền thay vì đúc bằng kim loại quí như vàng, bạc

Trong thanh toán, tín tệ thực hiện theo giá trị danh nghĩa (giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền)

Tín tệ kim loại:

Tiết kiệm vàng, bạc cho quốc gia.

Giảm bớt căng thẳng do thiếu vàng, bạc

làm phương tiện lưu thông khi nền kinh tế ngày càng phát tiển.

Trang 16

Tín tệ kim loại (coin)

Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa tệ ở chỗ

nào ?

Trang 17

Tiền giấy (paper money)

Về nguồn gốc: tiền giấy ra đời sớm nhất ở Trung

Hoa với các hình thức:

Tờ phiếu “phi tiền” đời nhà Đường (618 – 907)

Hình thức “Giao tử” đời nhà Tống (960 -1127)

Về cách gọi, ở Trung Quốc:

Nhà Đường có tiền “Khai Nguyên thông bảo”

Nhà Nguyên có tiền “Trung thông bảo sao”

Nhà Minh có tiền “Đại Minh thông hành bảo sao”

Trang 18

Tiền giấy (paper money)

Bạn biết gì về nghĩa từ

“Thông bảo” ?

“Thông bảo” là cách gọi tắt bốn chữ

“Thông hành bảo hoá” nghĩa là “Tiền giấy thông dụng”

Trang 19

Tiền giấy (paper money)

Theo Đại Việt sử ký toàn

thư chép: Tiền giấy xuất

hiện đầu tiên ở nước ta vào

Theo bạn, Tiền giấy xuất hiện ở Việt

Nam từ khi nào ?

Trang 20

Tiền giấy (paper money)

Tại Phương Tây:

Ông Palmstruck, người sáng lập ra ngân hàng Stockholm của Thụy Điển vào thế kỷ 17 được công nhận là người đầu tiên sang chế ra tiền giấy đầu tiên

Phân loại Tiền giấy:

Tiền giấy khả hoán: là loại tiền in trên giấy để lưu

hành thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc

mà người ta ký gửi tại ngân hàng Người có loại tiền này có thể đến ngân hàng để đổi lấy một số lượng vàng hay bạc tương đương với giá trị ghi trên tờ giấy vào bất cứ lúc nào họ cần

Trang 21

Tiền giấy (paper money)

Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền giấy bắt buộc lưu hành và dân chúng không thể đem nó đến ngân hàng

để đổi lấy vàng hay bạc Đấy là loại tiền giấy mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng

Tiền giấy bất khả hoán: được sử dụng kể từ năm

1930 cho đến nay Vì sao ?

Trang 22

2.3 Bút tệ (Bank money)

Bút tệ: là dạng tiền hình thành thông qua các bút toán ghi sổ của ngân hàng, nó chính là số dư trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn

Thực chất, bút tệ là tiền phi vật chất, nhưng nó cũng có những tính chất giống như tiền giấy là được sử dụng trong thanh toán qua những công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền…mà còn có những ưu điểm hơn hẳn tiền giấy,

đó là: an toàn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng, thanh toán rất thuận tiện, kiểm nhận nhanh…

Trang 23

2.4 Tiền điện tử (electronic money)

Tiền điện tử là loại tiền đượ sử

dụng qua hệ thống thanh toán

Cùng với sự phát triển của

công nghệ thông tin và công

nghệ ngân hàng, mà tiền điện

tử này ngày càng trở nên đa

dạng và phổ quát

Trang 24

III Vai trò và chức năng của tiền tệ

1.Vai trò của tiền tệ ?

Nền kinh tế sẽ như thế nào nếu như không có tiền

tệ ?

Trang 25

1 Vai trò của tiền tệ

 Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường thể hiện ở các

các quan hệ tiền tệ

Trang 26

1 Vai trò của tiền tệ

Thúc đẩy tính hiệu quả:

 Hạch toán đo lường hiệu quả kinh doanh

 Giảm chi phí giao dịch

 Chuyên môn hóa và phân công lao động

 Hình thành hoạt động tài chính tín dụng

Trang 27

1 Vai trò của tiền tệ

Thứ hai, tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và

phát triển nền kinh tế hàng hóa.

C.Mác đã chỉ ra rằng, người ta khổng thể tiến hàng sản xuất hàng hóa nếu như không có tiền và

sự vận động của nó

Trang 28

1 Vai trò của tiền tệ

Thứ ba, tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các

quan hệ quốc tế

Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa phát triển chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không những là phương tiện thực hiện các quan hệ kinh tế xã hội trong phạm vi quốc gia mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.

Trang 29

1 Vai trò của tiền tệ

Thứ tư: Tiền tệ là công cụ quản lý KT vĩ mô:

 Chính sách kinh tế vĩ mô : chính sách tài chính, thu

nhập, chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế đối ngoại

 hệ thống chỉ tiêu kiểm soát về mặt giá trị

Trang 30

2 Chức năng của tiền tệ

2.1 Đo lường giá trị:

 Nhà nước qui định thước đo

 Tiền tệ được xác định: tên gọi, hàm lượng kim

loại: ví dụ: Dollar (Mỹ); Đồng (Việt Nam)…hay 1 dollar =0,7366412g vàng nguyên chất…

 Để làm được tốt chức năng này đòi hỏi:

• Đơn vị tiền tệ phải có giá trị nội tại, sự tín nhiệm theo quy ước của XH

• Sức mua ổn định hoặc ít thay đổi

Trang 31

2 Chức năng của tiền tệ

2.2 Trung gian trao đổi:

 Công thức chung cho quá trình trao đổi HH với

tiền tệ làm trung gian: “ H-T-H’

 Hai quá trình Mua và Bán có thể tách rời nhau về

mặt không gian và thời gian

 Ví dụ: Câu chuyện vị Giáo sư kinh tế và Bác Nông

dân

Trang 32

Trung gian trao đổi:

 Để thực hiện tốt chức năng này, tiền tệ phải:

• Có sức mua ổn định hoặc không suy giảm nhiều

• Số lượng tiền tệ phải được cung ứng đủ nhu cầu lưu thông HH trong nền kinh tế

• Cơ cấu tiền tệ hợp lý (tỷ trọng giữa từng loại đồng tiền nhỏ/lớn)

Trang 33

Trung gian trao đổi:

Bên cạnh các tài sản được xem là

có tính lưu giữ giá trị tốt hơn tiền như: Chứng khoán, nhà cửa, đất đai, đồ trang sức vàng, bạc Vậy thì tại sao người ta vẫn giữ tiền làm gì ?

Vấn đề này liên quan đến một khái niệm kinh tế

rất quan trọng là tính thanh khoản – tính dễ

dàng tương đối và nhanh chóng chuyển đổi tài sản thành một trung gian trao đổi khác

Trang 34

2 Chức năng của tiền tệ

2.3 Bảo tồn và tích lũy giá trị:

 Phát sinh khi nào ?

Savings = (Income – expenses)

 Ưu điểm của tích lũy bằng tiền so với hiện vật:

• dễ cất giữ và bảo quản

• Gửi vào ngân hàng có sinh lợi

• dễ huy động vào thanh toán

 Yêu cầu

• Sức mua ổn định

Trang 35

2 Chức năng của tiền tệ

2.4 Chức năng thanh toán

 Các khoản nợ phát sinh từ nhu cầu vay mượn; thuế

Trang 36

Chức năng thanh toán

Yêu cầu:

• Muốn được chấp nhận làm phương tiện thanh toán, tiền tệ phải có sức mua ổn định, tương đối bền vững theo thời gian, chính sức mua

ổn định đã tạo cho người ta niềm tin và sự tín nhiệm tiền tệ

• Ví dụ thông qua cách nói chuyện của bác nông dân:

“ Chiếc xe máy của tôi mua 17 triệu đồng”

“ Chiếc xe máy của tôi mua 4 cây vàng”

Trang 37

2 Chức năng của tiền tệ

2.5 Tiền tệ thế giới

 Thanh toán giữa các nước

 Di chuyển tài sản từ nước này sang nước khác:

viện trợ, cho vay, bồi thường

Khi nào đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới ?

Trang 38

Tiền tệ thế giới

Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia

đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ

Trang 39

IV Các chế độ tiền tệ

1 Khái niệm:

Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ

của một quốc gia đã được qui định bằng luật pháp, trong đó các nhân tố hợp thành của lưu thông tiền tệ được kết hợp thành một khối thống nhất

Hộp tiêu điểm:

…nều tiền tệ xuất hiện bắt nguồn từ yêu cầu khách quan

của sản xuất và trao đổi hàng hoá thì chế độ tiền tệ

là một sản phẩm của pháp quyền Chế độ tiền tệ chỉ xuất hiện khi nhà nước được hình thành và bắt đầu

can thiệp vào đời sống kinh tế.

Trang 40

IV Các chế độ tiền tệ

Các yếu tố cấu thành của chế độ tiền tệ:

Bản vị tiền tệ: chính là cái mà người ta dựa vào đó

để định nghĩa đơn vị tiền tệ Lịch sử tiền tệ cho thấy rằng bản vị tiền tệ có thể là hàng hoá, bạc vàng hay ngoại tệ

Đơn vị tiền tệ: mỗi một quốc gia có một đơn vị

tiền tệ khác nhau, ví dụ ở Việt Nam là “đồng”, ở

Mỹ là “dollar”, Anh là “Sterling” (GBP)…

Công cụ lưu thông tiền tệ: tiền đúc (coin), tiền

giấy, bút tệ

Trang 41

IV Các chế độ tiền tệ

2 Các chế độ tiền tệ:

2.1 Chế độ đơn bản vị bạc và vàng:

Định nghĩa đơn vị tiền tệ theo bạc, vàng

Tự do đổi bạc, vàng lấy tiền lưu hành và ngược lại

Bạc vàng tự do lưu thông trong và ngoài nước

Giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền bằng giá trị kim loại đúc thành tiền

Ví dụ: Năm 1792 ở Mỹ, 1 usd =1.603,80 mg vàng ròng

Trang 43

IV Các chế độ tiền tệ

2.2 Chế độ song bản vị:

Cả vàng và bạc đều được sử dụng làm tiền tệ lưu hành song song nhau và có giá trị thanh toán theo một tương quan do nhà nước ấn định

Ví dụ: trước 1914, Pháp ấn định đồng Franc theo vàng và bạc như sau:

1 Franc vàng = 322.5mg vàng chuẩn

1 Franc bạc = 5 g bạc chuẩn

Tỷ lệ tương quan pháp định giữa giá trị vàng và

bạc là: 1 franc vàng ăn 15,5 franc bạc

Trang 44

IV Các chế độ tiền tệ

Trong thực tế, chế độ lưỡng

kim bản vị đã từng là nguyên

nhân của nhiều sự xáo trộn

trong đời sống kinh tế và lưu

thông tiền tệ do nạn đầu cơ

tiền vàng hay tiền bạc tuỳ

theo sự thăng trầm của giá

bạc và giá vàng trên thị

trường

Hiện tượng Gresham “ đồng

tiền xấu đuổi đồng tiền

tốt” ? (Anh/chị tự nghiên

Trang 45

IV Các chế độ tiền tệ

2.3 Chế độ bản vị ngoại tệ:

Tiền tệ được định nghĩa theo một ngoại tệ mạnh.

Một số ngoại tệ mạnh được sử dụng: bảng Anh, dollar

Mỹ, franc Pháp…đã từng được chọn làm bản vị cho nhiều đồng tiền của nhiều nước trên thế giới

Chế độ ngoại tệ bản vị phát triển nhanh và trở nên phổ biến từ khi các nước lần lượt bãi bỏ tiền giấy khả hoán, chuyển sang sử dụng tiền giấy bất khả hoán

Trang 46

IV Các chế độ tiền tệ

Việc chuyển sang thực hiện chế độ ngoại tệ bản vị đã dẫn đến những sự kiện quan trọng sau:

Hình thành khuynh hướng sử dụng ngoại tệ thay

cho vàng trong các cuộc giao dịch quốc tế chẳng hạn như Bảng Anh, Dollar…

Sự xuất hiện các khu vực tiền tệ: Trong lịch sử tiền

tệ thế giới có năm khu vực tiền tệ riêng biệt, đó là:

Khu vực bảng Anh (các nước trong khối liên hiệp Anh, một số nước ngoài liên hiệp Anh như: Thụy Điển,

Na Uy, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Ỉan, Jordan, Argentina, Thái Lan, Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan, một số nước nằm trong vùng biển Baltic)

Trang 47

IV Các chế độ tiền tệ

Khu vực Dollar Mỹ (Các nước thuộc ảnh ưởng của Mỹ

như Trung Mỹ, Nam Mỹ, những đảo quốc thuôc Thái Bình Dương…)

Khu vực thuộc Franc Pháp (Các nước thuộc liêp hiệp

Pháp, Algeirie, Guyane, Guadeloupe, Martinique, Togo, Cameroun, Gabon…)

Khu vực Escudo (Bồ Đào Nha, các lãnh thổ hải ngoại của

Bồ Đào Nha

Khu vực đồng Rouble (Liên xô (cũ) và các nước theo chủ

nghĩa xã hội)

Trang 48

IV Các chế độ tiền tệ

Hộp tiêu điểm:

…Ở chế độ ngoại tệ bản vị, chỉ có sự liên hệ giữa đơn vị tiền tệ này với đơn vị tiền tệ khác được dùng làm bản vị tiền tệ theo một giá trị chính thức cố định Đơn vị ngoại

tệ mạnh được chọn là để làm phương tiện thanh toán trong các cuộc giao dịch quốc tế.

Những nước theo chế độ ngoại tệ bản vị thường tích lũy

số dư ngoại tệ được chọn làm bản vị và gửi có sinh lãi tại ngân hàng trung ương của nước có đơn vị tiền tệ dùng làm bản vị nhằm d8ảm bảo giá trị cho đồng tiền của mình

Ngày đăng: 14/08/2014, 13:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Trì  giá  vàng  ở  mức  3,17  bảng  Anh/ounce;  tại  Mỹ  (1834->1933)  ở  mức 20,67 dollar/ounce - chuong 1. Đai cuong ve tien te pptx
r ì giá vàng ở mức 3,17 bảng Anh/ounce; tại Mỹ (1834->1933) ở mức 20,67 dollar/ounce (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w