1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh

70 886 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

i LỜI CẢM ƠN Đề tài đƣợc thực hiện tại Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học,Trƣờng Đại học Nha Trang. Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Phạm Thu Thủy đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ dạy, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ tôi từng bƣớc tiếp cận và hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến:  Quý thầy cô giáo Viện Công nghệ sinh học và Môi trƣờng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong những năm qua.  Quý thầy cô giáo và cán bộ Phòng thí nghiệm đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình làm việc tại Phòng thí nghiệm.  Bố mẹ, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, ủng hộ và dành cho tôi những tình cảm yêu thƣơng nhất. Một lần nữa, tôi xin đƣợc cảm ơn tất cả mọi ngƣời đã chia sẻ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nha Trang, tháng 07 năm 2012 Sinh viên thực hiện NGUYỄN ANH THI ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ, KÍ TỰ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 2 1.1. Tình hình dịch bệnh do Vibrio parahaemolyticus gây ra 2 1.1.1. Trên thế giới 2 1.1.2. Ở Việt Nam 5 1.2. Tổng quan về vi khuẩn Vibrio và Vibrio parahaemolyticus 6 1.2.1. Tổng quan về vi khuẩn Vibrio 6 1.2.2. Tổng quan về vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 10 1.2.3. Gen độc tố của Vibrio parahaemolyticus 12 1.2.4. Khả năng gây bệnh của Vibrio parahaemolyticus 14 1.2.4.1. Nguồn lây nhiễm 14 1.2.4.2. Cơ chế gây bệnh 15 1.2.4.3. Đặc điểm của bệnh 16 1.2.5. Các phƣơng pháp kiểm tra sự có mặt của Vibrio parahaemolyticus 18 1.3. Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài 19 1.3.1. Tính cấp thiết của đề tài 19 1.3.2. Mục tiêu của đề tài 20 CHƢƠNG II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Vật liệu 21 2.1.1. Mẫu 21 2.1.2. Thiết bị chuyên dụng 21 2.1.3. Hóa chất 22 iii 2.1.3.1. Hóa chất 22 2.1.3.2. Môi trƣờng và thuốc thử 22 2.2. Nội dung nghiên cứu 26 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 27 2.3.1. Phân lập vi khuẩn 27 2.3.2. Xác định đặc điểm hình thái của vi khuẩn Vibrio 30 2.3.3. Xác định một số đặc tính sinh hóa của các chủng Vibrio 31 2.3.4. Bảo quản chủng vi khuẩn. 33 2.3.5. Tách chiết DNA tổng số 33 2.3.6. Xác định gen độc tố bằng kỹ thuật PCR 35 2.3.7. Điện di gel agarose 40 2.3.8. Xây dựng quy trình Multiplex PCR phát hiện đồng thời 3 gen độc tố 41 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44 3.1. Phân lập và nuôi cấy vi khuẩn Vibrio từ hải sản 44 3.2. Đặc điểm hình thái tế bào của các chủng Vibrio 48 3.3. Một số đặc tính sinh hóa của Vibrio 49 3.4. Tách chiết DNA tổng số 53 3.5. Phản ứng PCR khuếch đại đoạn gen toxR 54 3.6. Phản ứng PCR khuếch đại đoạn gen tlh 55 3.7. Phản ứng PCR khuếch đại đoạn gen tdh 56 3.8. Xây dựng quy trình Multiplex PCR phát hiện đồng thời 3 gen độc tố 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv DANH MỤC TỪ, KÍ TỰ VIẾT TẮT FDA Food and Drug Administration CDC Centers of Disease Control bp Base pair dNTPs Deoxynucleotide triphosphates DNA Deoxyribonucleotide Acid PCR Polymerase Chain Reaction TCBS Thiosulfate Citrate Bile Salts Sucrose tdh (TDH) Thermostable direct hemolysin trh (TRH) Tdh-related hemolysin tlh (TLH) Thermolabile hemolysin Vp-toxRS V. parahaemolyticus toxRS RAPD Random Amplification of Polymorphic DNA LAMP Loop mediated isothermal amplification RT- PCR Reverse Transcription PCR EDTA Ethylenediaminetetraacetic Acid OD Optical Density T3SS Type III Secretion System v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các nhóm thực phẩm Vibrio parahaemolyticus gây ngộ độc thực phẩm 4 Bảng 1.2. Ngộ độc thực phẩm gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus do tiêu thụ thực phẩm hải sản 1993 - 2000 ở Hồng Kông 5 Bảng 1.3. Đặc điểm của các loài Vibrio gây bệnh trên ngƣời liên quan đến việc tiêu thụ hải sản 9 Bảng 1.4. Các kháng nguyên của Vibrio parahaemolyticus 11 Bảng 1.5. Các triệu chứng lâm sàng viêm dạ dày ruột gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus 18 Bảng 2.1. Các mẫu hải sản thu mua tại các chợ ở thành phố Nha Trang dùng để phân lập vi khuẩn Vibrio 21 Bảng 2.2. Đặc điểm các mồi sử dụng cho phản ứng PCR 37 Bảng 2.3. Các thành phần sử dụng trong phản ứng PCR toxR 38 Bảng 2.4. Các thành phần sử dụng trong phản ứng PCR tlh, tdh 39 Bảng 2.5. Khảo sát tỉ lệ mồi 43 Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái của các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc 45 Bảng 3.2. Khả năng chịu muối của các chủng Vibrio 49 Bảng 3.3. Khả năng lên men đƣờng của các chủng vi khuẩn Vibrio 51 Bảng 3.4. Khả năng sử dụng lysin của các chủng vi khuẩn 52 vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cấu tạo Vibrio dƣới kính hiển vi điện tử 6 Hình 2.1. Sơ đồ cách tiếp cận các nội dung nghiên cứu 27 Hình 2.2. Quy trình phân lập Vibrio parahaemolyticus 29 Hình 3.1. Các chủng vi khuẩn sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trƣờng LB 3% NaCl ở điều kiện pH 7,2 và nhiệt độ 37 o C 45 Hình 3.2. Các khuẩn lạc chủng T5, T11, T16, T20 sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trƣờng TCBS ở điều kiện pH 7,2 và nhiệt độ 37 o C 48 Hình 3.3. Tế bào của chủng vi khuẩn Vibrio T11 sau khi nhuộm Gram 49 Hình 3.4. Thí nghiệm lên men đƣờng của chủng vi khuẩn T5 51 Hình 3.5. Thí nghiệm sử dụng lysin của các chủng Vibrio 52 Hình 3.6. DNA tổng số của các chủng vi khuẩn đƣợc điện di và soi dƣới tia UV 53 Hình 3.7. Sản phẩm khuếch đại gen toxR đƣợc điện di và soi dƣới tia UV 54 Hình 3.8. Sản phẩm khuếch đại gen tlh đƣợc điện di và soi dƣới tia UV 55 Hình 3.9. Sản phẩm khuếch đại gen tdh đƣợc điện di và soi dƣới tia UV 56 Hình 3.10. Kết quả khảo sát nhiệt độ lai 57 Hình 3.11. Kết quả khảo sát tỉ lệ mồi 58 1 LỜI NÓI ĐẦU Hải sản là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dƣỡng và thƣờng không thể thiếu đƣợc trong các khẩu phần ăn khoa học. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hải sản có thể dẫn đến những nguy cơ về sức khỏe, bị nhiễm các mầm bệnh sống tự nhiên trong môi trƣờng nƣớc biển và trong hải sản. Nguy cơ nhiễm bệnh càng tăng nếu hải sản đƣợc xử lý không đúng cách trong quá trình chế biến, dẫn đến các mầm bệnh có thể phát triển nhanh chóng theo cấp số nhân trong điều kiện thuận lợi. Một trong những mầm bệnh quan trọng xâm nhiễm vào hải sản là các vi khuẩn Vibrio, đặc biệt là vi khuẩn V. parahaemolyticus tác nhân gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do tiêu thụ hải sản trên thế giới. Ngoài các bệnh nhiễm trùng ở ngƣời, một số loài Vibrio còn gây bệnh cho các động vật hải sản dƣới nƣớc, trong đó có các loài cá và tôm có giá trị kinh tế cao. Do đó, việc nghiên cứu các phƣơng pháp phát hiện nhanh vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh là một trong những hƣớng nghiên cứu cần quan tâm. Đề tài “Xây dựng quy trình Multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen độc tố của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh” đƣợc tiến hành với các mục tiêu sau: Phân lập chủng vi khuẩn có đặc điểm hình thái và hóa sinh đặc trƣng cho Vibrio parahaemolyticus. Tách chiết DNA tổng số và khuếch đại các đoạn gen toxR, tlh, tdh bằng kỹ thuật PCR. Xây dựng quy trình phát hiện đồng thời 3 gen độc tố (toxR, tdh, tlh) của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bằng kỹ thuật Multiplex PCR. 2 CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình dịch bệnh do Vibrio parahaemolyticus gây ra 1.1.1. Trên thế giới Vibrio xâm nhiễm trực tiếp vào hải sản và coi chúng nhƣ một phần môi trƣờng sống của mình. Nhiễm độc thực phẩm do tiêu thụ hải sản gây ra bởi Vibrio xảy ra phổ biến mà nguyên nhân chính là do V. parahaemolyticus, chiếm khoảng 25% tổng số các vụ ngộ độc thực phẩm do Vibrio gây ra (Feldhusen, 2000). V. parahaemolyticus sống trên các sinh vật nổi, lơ lửng, động vật phù du, cá và động vật hai mảnh vỏ (Kaneko và Colwell, 1973). Vi khuẩn này đƣợc xác định là tác nhân gây ra bệnh viêm dạ dày ruột trên toàn thế giới, đặc biệt là các vùng có mức tiêu thụ hải sản cao nhƣ Đông Nam Á (Joseph và cộng sự, 1982). Năm 1997, một ổ dịch lớn do V. parahaemolyticus gây ra do tiêu thụ hàu xảy ra dọc theo bờ biển Thái Bình Dƣơng (CDC, 1998). Một số nƣớc ở Châu Á cũng xảy ra nhiều ổ dịch nhƣ: ở Thái Lan các vụ ngộ độc do V. parahaemolyticus chiếm hơn một nửa các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng năm (Leon và cộng sự, 2003), Trung Quốc (31,1% vụ ngộ độc thực phẩm đƣợc báo cáo giữa năm 1991 và 2001), Nhật Bản (chiếm 20 - 30% các trƣờng hợp từ 1981 đến 1993) và Đài Loan (69% trƣờng hợp đƣợc báo cáo giữa năm 1981 và 2003). Ngoài ra, dịch còn xảy ra ở các nƣớc châu Âu nhƣ Tây Ban Nha (1989, 1999, 2004), Pháp (1997) và cả Châu Mỹ, điển hình là Hoa Kỳ (Norinaga và cộng sự, 2005). Ở Đài Loan, từ năm 1983 đến 1993, có 786 chủng V. parahaemolyticus đã đƣợc thu thập từ các dịch bệnh truyền qua thực phẩm và một số các trƣờng hợp tiêu chảy ở miền bắc Đài Loan, gồm 42 kiểu huyết thanh. Năm kiểu huyết thanh thƣờng gặp là K8 (36,8%), K15 (10,8%), K12 (8,7%), K56 (7,9%) và K63 (4,7%). Đa số chủng gây ra bệnh có kiểu huyết thanh là O3:K6 (Wong và cộng sự, 2000). Tại Hồng Kông, V. parahaemolyticus đang là tác nhân gây bệnh hàng đầu trong số tất cả các vụ ngộ độc thực phẩm trong những năm gần đây. Theo số liệu 3 đƣợc cung cấp bởi DH (Department of Health), từ năm 1999 đến năm 2003 đã bùng phát 552 vụ ngộ độc thực phẩm trong đó chiếm đến 331 (56,7%) vụ là do tiêu thụ hải sản. Trƣớc năm 1994, ở Nhật bản tỷ lệ mắc bệnh do V. parahaemolyticus đƣợc công bố còn ít. Thời kì 1994-1995 đã có 1280 vụ về nhiễm bệnh do V. parahaemolyticus đƣợc báo cáo, còn nhiều hơn các vụ ngộ độc thực phẩm do Salmonella. Phần lớn các trƣờng hợp ngộ độc xảy ra trong mùa hè, số lƣợng ca ngộ độc xuất hiện nhiều nhất trong tháng tám. Từ 1996 - 1998, đã có 496 ổ dịch, với 24.373 trƣờng hợp do V. parahaemolyticus gây ra. Số lƣợng các trƣờng hợp ngộ độc thực phẩm V. parahaemolyticus tăng gấp đôi vào năm 1998 so với năm 1997 (Yamazaki và cộng sự, 2000). Ở Ấn Độ, từ năm 1994 - 1996, có 146 bệnh nhân bị ngộ độc do vi khuẩn V. parahaemolyticus (Okuda và cộng sự, 1997). Tỷ lệ mắc tiêu chảy do chủng huyết thanh O3: K6 chiếm 63% các chủng phân lập từ bệnh nhân ở Calcutta giữa tháng 9 năm 1996 và tháng 4 năm 1997. Ở Hoa kỳ, trƣớc năm 1997 có rất ít báo cáo về các ngộ độc gây ra bởi V. parahaemolyticu; tuy nhiên chỉ từ năm 1997 - 1998 đã có 4 ổ dịch liên quan đến việc tiêu thụ hàu sống hoặc chƣa đƣợc nấu chín, ảnh hƣởng hơn 700 ngƣời. Sự gia tăng đáng kể các vụ ngộ độc do V. parahaemolyticus gây ra ở Hoa Kỳ có liên quan đến chủng huyết thanh O3:K6 mà trƣớc đây chỉ liên quan đến bệnh ở Châu Á (Sakazaki và cộng sự, 2005). Ở Mexico, trong tổng số 266 mẫu nƣớc biển, nhuyễn thể và cá thu thập từ 12 điểm khác nhau trong đầm phá Pueblo Viejo, Mexico vào các tháng khác nhau trong năm cho thấy: V. parahaemolyticus đƣợc tìm thấy ở 11 trong 12 điểm trên. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nhân tố tác động đến sự phân bố của V. parahaemolyticus trong môi trƣờng bao gồm nhiệt độ nƣớc, nồng độ muối và oxy, sự tƣơng tác với thực vật nổi, sự có mặt của các trầm tích, chất hữu cơ trong huyền phù, cá và hải sản cũng nhƣ sự lên xuống của thủy triều ở cửa sông (Maria và cộng sự, 2004). 4 Ở Chile, tóm tắt dịch bệnh tiêu chảy liên quan đến tiêu thụ hải sản và V. parahaemolyticus xảy ra trong mùa hè năm 2004 và 2005 ở các vùng quanh của Puerto Montt, Chile. V. parahaemolyticus thu đƣợc từ động vật có vỏ và mẫu lâm sàng trong thời gian dịch bệnh chủ yếu thuộc nhóm O3: K6 (Loreto và cộng sự, 2005). Gần đây, bệnh tiêu chảy do V. parahaemolyticus đã đƣợc báo cáo từ Việt Nam, Úc, Trung Mỹ và Anh. Tại châu Phi, V. parahaemolyticus lần đầu tiên đƣợc xác định trong các dịch bệnh tại Togo. Do triệu chứng phát bệnh tƣơng tự với tả nên ngƣời ta đẩy mạnh về công tác y tế công cộng (Bockemuhl và Triemer, 1974). Bảng 1.1. Các nhóm thực phẩm Vibrio parahaemolyticus gây ngộ độc thực phẩm Nhóm thực phẩm Số ca xác nhận Số ngƣời mắc phải Hải sản 313 (56,7%) 1465 (53,8%) Món ăn hỗn hợp 68 (12,3%) 449 (16,5%) Thịt, sản phẩm từ thịt và cá tạp 54 (9,8%) 314 (11,5%) Ngũ cốc và sản phẩm từ ngũ cốc 39 (7,1%) 89 (3,3%) Gia cầm và sản phẩm từ gia cầm 29 (5,3%) 187 (6,9%) Trái cây, rau và sản phẩm từ chúng 25 (4,5%) 98 (3,6%) Nhóm khác (chƣa rõ) 33 (4,3%) 123 (4,6%) Tổng 552 (100%) 2725 (100%) (Nguồn: Risk Assessment Studies, Report No.20, 2005 ) [...]... nữa ở Vi t Nam hiện vẫn chƣa có một báo cáo cụ thể nào về vi c phát hiện đồng thời các gen độc tố này Do đó vi c xác định đƣợc gen độc tố tdh và xây dựng một quy trình Multiplex PCR nhằm phát hiện nhanh đồng thời 3 gen độc tố này có thể giúp cho vi c phát hiện sớm nguyên nhân gây ngộ độc là rất cần thiết Ƣu điểm của phƣơng pháp Multiplex PCR là cho phép phát hiện đồng thời các gen độc tố với các cặp... do đó sẽ giảm thời gian phát hiện các gen độc tố, giảm chi phí về hóa chất, dụng cụ… Dùng phƣơng pháp Multiplex PCR để phát hiện đồng thời 3 gen độc tố toxR, tdh, tlh của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus vừa cho kết quả chính xác vừa rút ngắn thời gian phát hiện các gen độc tố trên các mẫu thủy sản 1.3.2 Mục tiêu của đề tài Đề tài đƣợc tiến hành nhằm các mục tiêu sau: Phân lập chủng vi khuẩn có đặc... nghiên cứu cơ bản về gen độc tố của vi khuẩn V parahaemolyticus gây bệnh Đề tài đƣợc thực hiện để đáp ứng tình hình thực tế, làm cơ sở cho nghiên cứu chẩn đoán và điều trị kịp thời 1.2 Tổng quan về vi khuẩn Vibrio và Vibrio parahaemolyticus 1.2.1 Tổng quan về vi khuẩn Vibrio Hình 1.1 Cấu tạo Vibrio dƣới kính hiển vi điện tử 7 Vibrio lần đầu tiên đƣợc phân lập vào năm 1854 từ các bệnh nhân tả bởi Filippo... thuốc điều trị kịp thời, tiện dụng là vô cùng cần thiết Trong năm 2010, đề tài nghiên cứu khoa học sinh vi n “Phân lập và xác định gen độc tố của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong hải sản tƣơi sống tại các chợ của thành phố Nha Trang” của sinh vi n Nguyễn Thị Cẩm Ly đã xây dựng đƣợc quy trình PCR đơn phát hiện hai gen độc tố toxR, tlh là gen phổ biến ở tất cả các 20 chủng của loài V parahaemolyticus. .. và hóa sinh đặc trƣng cho Vibrio parahaemolyticus Tách chiết DNA tổng số và khuếch đại các đoạn gen toxR, tlh, tdh bằng kỹ thuật PCR Xây dựng quy trình phát hiện đồng thời 3 gen độc tố (toxR, tdh, tlh) của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bằng kỹ thuật Multiplex PCR 21 CHƢƠNG II VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu 2.1.1 Mẫu Mẫu hải sản (tôm, mực) đƣợc thu mua tại các chợ ở thành phố Nha... ở tất cả các chủng V parahaemolyticus, kiểm soát sự biểu hiện của các gen mã hóa cho các nhân tố độc lực ngoại bào quan trọng nhƣ TDH, TRH, và ngoài ra là các gen liên quan đến các độc tố khác Gen toxR là gen điều hòa có mặt ở nhiều loài trong chi Vibrio (Jun và cộng sự, 2001) Ở V cholerae, gen toxR đóng vai trò chủ chốt trong điều hòa gen ctx và nhiều gen khác, bao gồm gen tcp mã hóa độc tố lông mao... của tlh là 47,6% (Taniguchi và cộng sự, 1986) Nghiên cứu cho thấy không có sự tƣơng đồng về trình tự của hai gen tdh và tlh Gen tlh đã đƣợc tìm thấy ở genome của tất cả các chủng V parahaemolyticus đƣợc phân lập từ các mẫu lâm sàng hay môi trƣờng Tuy nhiên, vai trò của haemolysin này đối với vi c gây bệnh dạ dày ruột của V parahaemolyticus vẫn chƣa đƣợc biết đến 1.2.4 Khả năng gây bệnh của Vibrio parahaemolyticus. .. KA = thạch nghiêng có acid Nguồn: www.fda.gov 1.2.2 Tổng quan về vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus Phân loại khoa học của Vibrio parahaemolyticus: Giới: Vi khuẩn Ngành: Proteobacteria Lớp: Gamma Proteobacteria Bộ: Vibrionales Họ: Vibrionaceae Chi: Vibrio Loài: V parahaemolyticus Theo khóa phân loại của Bergey, V parahaemolyticus là vi khuẩn Gram âm, hình dấu phẩy, có tiên mao ở một đầu, di động, kỵ... độc tố TDH, TRH nằm trong operon độc tố Vp-toxRS và đƣợc điều hòa bởi gen toxR Operon Vp-toxRS có tên này là do cấu trúc và chức năng tƣơng tự với operon toxRS của V cholerae mã hóa cho các gen nội độc tố tả Tƣơng tự operon toxRS của V cholerae, operon Vp-toxRS của V parahaemolyticus không chỉ điều khiển sự phiên mã của gen độc tố ruột tdh mà còn các gen khác nữa Trình tự của operon Vp-toxRS đƣợc phát. .. khả năng gây bệnh của vi khuẩn Vibrio là hemolysin Vì lí do này, hemolysin đã đƣợc nghiên cứu rộng rãi trên thế giới Chi Vibrio có 4 họ hemolysin chính là TDH, HlyA, TLH và -VPH, trong đó TDH của V haemolyticus và HlyA của V cholera là các tác nhân chính trong tiến trình gây bệnh đã đƣợc nghiên cứu rộng rãi V parahaemolyticus có thể là nhân tố gây vi m dạ dày ruột do tiêu thụ hải sản nhiễm mầm bệnh, . pháp phát hiện nhanh vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh là một trong những hƣớng nghiên cứu cần quan tâm. Đề tài Xây dựng quy trình Multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen độc tố của. khuếch đại các đoạn gen toxR, tlh, tdh bằng kỹ thuật PCR. Xây dựng quy trình phát hiện đồng thời 3 gen độc tố (toxR, tdh, tlh) của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bằng kỹ thuật Multiplex PCR. . Vibrio parahaemolyticus 6 1.2.1. Tổng quan về vi khuẩn Vibrio 6 1.2.2. Tổng quan về vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus 10 1.2.3. Gen độc tố của Vibrio parahaemolyticus 12 1.2.4. Khả năng gây bệnh

Ngày đăng: 14/08/2014, 12:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Các nhóm thực phẩm Vibrio parahaemolyticus gây ngộ độc thực  phẩm - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Bảng 1.1. Các nhóm thực phẩm Vibrio parahaemolyticus gây ngộ độc thực phẩm (Trang 10)
Bảng 1.2. Ngộ độc thực phẩm gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus do tiêu thụ  thực phẩm hải sản 1993 - 2000 ở Hồng Kông - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Bảng 1.2. Ngộ độc thực phẩm gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus do tiêu thụ thực phẩm hải sản 1993 - 2000 ở Hồng Kông (Trang 11)
Hình thực tế, làm cơ sở cho nghiên cứu chẩn đoán và điều trị kịp thời. - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình th ực tế, làm cơ sở cho nghiên cứu chẩn đoán và điều trị kịp thời (Trang 12)
Bảng 1.3. Đặc điểm của các loài Vibrio gây bệnh trên người liên quan đến việc  tiêu thụ hải sản - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Bảng 1.3. Đặc điểm của các loài Vibrio gây bệnh trên người liên quan đến việc tiêu thụ hải sản (Trang 15)
Bảng 1.5. Các triệu chứng lâm sàng viêm dạ dày ruột gây ra bởi  Vibrio  parahaemolyticus - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Bảng 1.5. Các triệu chứng lâm sàng viêm dạ dày ruột gây ra bởi Vibrio parahaemolyticus (Trang 24)
Bảng 2.1. Các mẫu hải sản thu mua tại các chợ ở thành phố Nha Trang dùng để  phân lập vi khuẩn Vibrio - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Bảng 2.1. Các mẫu hải sản thu mua tại các chợ ở thành phố Nha Trang dùng để phân lập vi khuẩn Vibrio (Trang 27)
Bảng 2.4. Các thành phần sử dụng trong phản ứng PCR tlh, tdh - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Bảng 2.4. Các thành phần sử dụng trong phản ứng PCR tlh, tdh (Trang 45)
Bảng 2.5. Khảo sát tỉ lệ mồi - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Bảng 2.5. Khảo sát tỉ lệ mồi (Trang 49)
Hình 3.1. Các chủng vi khuẩn sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường LB 3% - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình 3.1. Các chủng vi khuẩn sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường LB 3% (Trang 51)
Hình 3.2. Các khuẩn lạc chủng T5, T11, T16, T20 sau 24 giờ nuôi cấy  trên môi trường TCBS ở điều kiện pH 7,2 và nhiệt độ 37 o C - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình 3.2. Các khuẩn lạc chủng T5, T11, T16, T20 sau 24 giờ nuôi cấy trên môi trường TCBS ở điều kiện pH 7,2 và nhiệt độ 37 o C (Trang 54)
Hình 3.3. Tế bào của chủng vi khuẩn Vibrio T11 sau khi nhuộm Gram - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình 3.3. Tế bào của chủng vi khuẩn Vibrio T11 sau khi nhuộm Gram (Trang 55)
Hình 3.4. Thí nghiệm lên men đường của chủng vi khuẩn T5 (1-mannitol, 2- - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình 3.4. Thí nghiệm lên men đường của chủng vi khuẩn T5 (1-mannitol, 2- (Trang 57)
Bảng 3.3. Khả năng lên men đường của các chủng vi khuẩn Vibrio        Chủng - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Bảng 3.3. Khả năng lên men đường của các chủng vi khuẩn Vibrio Chủng (Trang 57)
Hình 3.5. Thí nghiệm sử dụng lysin của các chủng Vibrio - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình 3.5. Thí nghiệm sử dụng lysin của các chủng Vibrio (Trang 58)
Hình 3.6. DNA tổng số của các chủng vi khuẩn được điện di và soi dưới tia UV - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình 3.6. DNA tổng số của các chủng vi khuẩn được điện di và soi dưới tia UV (Trang 59)
Hình 3.7. Sản phẩm khuếch đại gen toxR được điện di và soi dưới tia UV - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình 3.7. Sản phẩm khuếch đại gen toxR được điện di và soi dưới tia UV (Trang 60)
Hình 3.8. Sản phẩm khuếch đại gen tlh được điện di và soi dưới tia UV - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình 3.8. Sản phẩm khuếch đại gen tlh được điện di và soi dưới tia UV (Trang 61)
Hình 3.9. Sản phẩm khuếch đại gen tdh được điện di và soi dưới tia UV - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình 3.9. Sản phẩm khuếch đại gen tdh được điện di và soi dưới tia UV (Trang 62)
Hình 3.10. Kết quả khảo sát nhiệt độ lai - Xây dựng quy trình multiplex PCR phát hiện đồng thời các gen  độc tố của vi khuẩn vibrio parahaemolyticus gây bệnh
Hình 3.10. Kết quả khảo sát nhiệt độ lai (Trang 63)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w