BÀI TOÁN HNO3 ppt

3 517 1
BÀI TOÁN HNO3 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TOÁN HNO 3 Bài 1: a. Al và Mg tác dụng với HNO 3 l, nóng đều sinh ra NO, N 2 O và NH 4 NO 3 . Viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng xảy ra. b. Khi hòa tan 1,575 g hỗn hợp A gồm bột Al và Mg trong HNO 3 thì có 60% A phản ứng tạo ra 0,728 (l) khí NO (đktc) tính thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp. Bài 2: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe 3 O 4 và FeS 2 trong 63 g dung dịch HNO 3 theo các phản ứng: Fe 3 O 4 + HNO 3 + NO 2 + H 2 O. FeS 2 + HNO 3 + NO 2 + H 2 SO 4 + H 2 O. Thể tích khí NO 2 thoát ra là 1,568 (l) (đktc). Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M. Lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 9,76g chất rắn. Tính số g mỗi chất trong A và nồng độ % của dung dịch HNO 3 (giả thiết HNO 3 không bay hơi trong quá trình phản ứng). Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 24,3 g Al trong dung dịch HNO 3 loãng, dư thu được hỗn hợp khí NO và N 2 O có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 20,25 và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với NaOH không thấy có khí thoát ra. a. Tại sao phải cho ddB tác dụng với NaOH? b. Tính thể tích mỗi khí thoát ra ở đktc. Bài 4: Hoà tan hết 4,431 gam hỗn hợp Al & Mg trong dung dịch HNO 3 loãng thu được dung dịch A và 1,568 lít ở đktc hỗn hợp 2 khí đều không màu, trong dó có một khí bị hoá nâu trong không khí. 1- Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Tính số mol HNO 3 đã tham gia phản ứng. Bài 5: Hoà tan hết 9,41 gam hỗn hợp 2 kim loại Al & Zn vào 530 ml dd HNO 3 2M thu được dd A và 2,464 lít hỗn hợp 2 khí N 2 O và NO ở đktc có khối lượng 4,28 gam. 1- Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. 1- Tính thể tích dung dịch HNO 3 2M đã tham gia phản ứng. Bài 6: Cho 12,45g hỗn hợp X (Al và kim loại M hóa trị II) tác dụng với dung dịch HNO 3 dư thu được 1,12(l) hỗn hợp 2 khí N 2 O và N 2 có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 18,8 và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 0,448(l) khí NH 3 . Xác định kim loại M và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Biết số mol của hỗn hợp X bằng 0,25 mol. Các khí đo ở đktc. Bài 7: (AN01) Cho một lượng dư Fe tác dụng với 250ml dung dịch HNO 3 4M, đun nóng và khuấy đều hỗn hợp. Phản ứng xảy ra hoàn toàn và giải phóng khí NO duy nhất. Sau khi kết thúc phản ứng, đem lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch A. Làm bay hơi dung dịch A thu được m 1 (g) muối khan. Nung nóng lượng muối khan đó ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m 2 (g) chất rắn và V (l) đktc hỗn hợp gồm hai khí. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Tính các khối lượng m 1 , m 2 và th ể tích V? (67,5; 30; 18,9) Bài 8: X là hỗn hợp gồm kim loại A (hóa trị I) và kim loại B (hoá trị II). Hòa tan 3 g hỗn hợp X vào dung dịch chứa đồng thời HNO 3 và H 2 SO 4 đặc nóng thu được 1,344 (l) hỗn hợp Y gồm NO 2 và SO 2 . Biết dY/H 2 = 24,5. a. Tính khối lượng muối khan thu được. b. Xác định tên A, B. Biết tỉ lệ mol tương ứng của chúng trong X là 1:3 và A, B là 2 trong số các kim loại: Cu, Zn, Mg, K, Mn, Ba, Ag. Bài 9: 1. Hòa tan m (g) hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư thì thu được 1,008(l) khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575g muối khan. Tính m? 2. Hòa tan hết cùng lượng hỗn hợp A ở phần 1 trong dung dịch chứa hỗn hợp HNO 3 đặc và H 2 SO 4 ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 1,8816(l) hỗn hợp 2 khí (đktc) có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 25,25. Xác định kim loại M? Bài 10: Lấy 14,4g hỗn hợp Y gồm bột Fe và Fe x O y hòa tan hết trong dung dịch HCl 2M thu được 2,24(l) khí ở 273 0 C và 1atm. Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư. Lọc lấy kết tủa và nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn. a. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp Y. b. Xác định công thức của oxit sắt. c. Tính thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng để hòa tan. Bài 11: Hỗn hợp A gồm: M, Ag 2 O, FeCO 3 , Al 2 O 3 . 1. Hòa tan 32g kim loại M trong dung dịch HNO 3 dư thu được 8,96 (l) (đktc) hỗn hợp khí gồm NO 2 và NO. Hỗn hợp khí này có tỉ khối hơi so với H 2 bằng 17. Xác định tên kim loại M. 2. Hòa tan 87,4g hỗn hợp A trong dung dịch HNO 3 loãng vừa đủ thu được dung dịch B và 13,44 (l) (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và CO 2 . Cho hỗn hợp khí này hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 30 g kết tủa. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch B thì thu được 28,7g kết tủa. a. Tính khối lượng của từng chất có trong hỗn hợp trên. b. Cho 25,2 g Mg vào dung dịch B. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được m(g) hỗn hợp các kim loại. Tính m? Bài 12: Một hỗn hợp X gồm Mg và MgO được chia thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl thu được 3,136 (l) khí (đktc). Cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 14,25 g chất rắn A. - Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch HNO 3 thì thu được 0,448 (l) khí Y nguyên chất (đktc). Cô cạn dung dịch và làm khô thì thu được 23 (g) chất rắn B. a. Xác định thành phần % theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X. b. Xác định CTPT của khí Y. . BÀI TOÁN HNO 3 Bài 1: a. Al và Mg tác dụng với HNO 3 l, nóng đều sinh ra NO, N 2 O và NH 4 NO 3 . Viết. phản ứng tạo ra 0,728 (l) khí NO (đktc) tính thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp. Bài 2: Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe 3 O 4 và FeS 2 trong 63 g dung dịch HNO 3 . và nồng độ % của dung dịch HNO 3 (giả thiết HNO 3 không bay hơi trong quá trình phản ứng). Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 24,3 g Al trong dung dịch HNO 3 loãng, dư thu được hỗn hợp khí NO và

Ngày đăng: 14/08/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan