1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TOÁN H2SO4 ppt

2 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BÀI TOÁN H 2 SO 4 Bài 1: Hòa tan 8,46 g hỗn hợp Al và Cu trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư 10% so với lượng cần vừa đủ thu được 3,36 (l) khí H 2 (đktc), dung dịch B và chất rắn C. a. Tìm % khối lượng Al và Cu trong hỗn hợp. b. Cho tất cả dung dịch B tác dụng với dd NaOH 0,5M. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để sau phản ứng thu được 3,9g kết tủa. Bài 2: Hỗn hợp X gồm bột Fe và kim loại M hóa trị II không đổi. Hòa tan hết 13,4g hỗn hợp X vào dung dịch H 2 SO 4 loãng ta thu được 4,928(l) khí và dung dịch A. Mặt khác khi cho 26,8g hỗn hợp x hòa tan hết trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, đun nóng thu được dung dịch và chỉ cho 12,096(l) khí SO 2 bay ra. Xác định kim loại M và khối lượng từng kim loại trong 13,4g hỗn hợp X. Bài 3: Hòa tan hết 7,74g hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp chứa axit HCl 1M và H 2 SO 4 0,28M (loãng) thu được ddA và 8,736 (l) khí H 2 (ở 273 0 K và 1atm). Cho rằng các axit phản ứng đồng thời với 2 kim loại. a. Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. b. Cho dung dịch A phản ứng với V (l) dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và Ba(OH) 2 0,5m. Tính thể tích V cần dùng để phản ứng thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tính khối lượng kết tủa đó. Bài 4: Cho Fe tác dụng hết với H 2 SO 4 thu được khí A và 8,28g muối. a. Tính khối lượng của Fe đã phản ứng. Biết rằng số mol Fe bằng 37,5% so với số mol H 2 SO 4 . b. Cho lượng khí A thu được ở trên tác dụng với 100ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch B. Tính nồng độ mol/l các chất trong B. Cho biết thể tích dung dịch B bằng 100ml. Bài 5: Hòa tan 5,6 g Fe trong H 2 SO 4 đặc, nóng thu được dung dịch A. Thêm NaOH dư vào dung dịch A thu được kết tủa B gồm 2 hiđroxit. Nung B trong điều kiện không có O 2 được chất rắn D, còn nung B trong không khí thu được chất rắn E có khối lượng mE = mD + 0,48 (g). Viết phương trình phản ứng và xác định số mol từng chất trong B. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. (0,06 và 0,04) Bài 6: Hòa tan hoàn toàn 7,74(g) hỗn hợp X gồm kim loại A (hóa trị II) và kim loại B (hóa trị III) vào dung dịch chứa đồng thời HCl và H 2 SO 4 loãng thu được 8,736 (l) H 2 (đktc). a. Khối lượng muối khan nằm trong khoảng giới hạn nào? b. Xác định tên A và B biết tỉ lệ mol tương ứng của chúng là 2:3 và a, B là 2 trong số các kim loại: Zn, Mg, Cr, Mn, Al. Bài 7: Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng 37,2 gam. Hoà tan hỗn hợp này trong 2 lít dung dịch H 2 SO 4 0,5M. a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết. b) Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H 2 SO 4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết trong H 2 SO 4 hay không? . BÀI TOÁN H 2 SO 4 Bài 1: Hòa tan 8,46 g hỗn hợp Al và Cu trong dung dịch H 2 SO 4 loãng dư 10% so với. với dd NaOH 0,5M. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để sau phản ứng thu được 3,9g kết tủa. Bài 2: Hỗn hợp X gồm bột Fe và kim loại M hóa trị II không đổi. Hòa tan hết 13,4g hỗn hợp X vào. 12,096(l) khí SO 2 bay ra. Xác định kim loại M và khối lượng từng kim loại trong 13,4g hỗn hợp X. Bài 3: Hòa tan hết 7,74g hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp chứa axit

Ngày đăng: 14/08/2014, 10:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w