bai bao cao potx

22 196 0
bai bao cao potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

4.4.Nhu cầu phân bón đa lượng đối với cây lương thực: 4.4.1. Nhu cầu phân bón đa lượng ở cây lúa: 4.4.1.1.Vai trò các nguyên tố đa lượng đối với lúa:  Đạm là nguyên tố quan trong nhất giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển, tăng khả năng đẻ nhánh, các nhánh hữu hiệu và kiến tạo năng suất.  Lân có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ rễ giúp cho lúa có thể hút các chất dinh dưỡng từ đất. Trong một số trường hợp đất phèn và đất phèn mặn thì lân còn có vai trò kìm hãm các độc tố giúp cho lúa sinh trưởng và phát triển.  Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cây lúa. Ngoài ra có vai trò trong việc vận chuyển các chất, giúp cho cây cứng, tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh Như vậy, đạm, lân và kali là các nguyên tố rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Tuy các chất này luôn dự trữ trong đất với một lượng nhất định, nhưng thường không đủ cho cây lúa đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng lúa gạo. Do vậy, trong từng vụ lúa, nông dân phải cung cấp thêm đạm, lân, kali và một số chất dinh dưỡng cần thiết khác; phải bón phân cân đối. Nhu cầu các loại phân bón khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, vùng đất, giống lúa, mùa vụ và điều kiện canh tác, chăm sóc 4.4.1.2.Nhu cầu phân bón đa lượng ở các giống lúa: Với các giống lúa khác nhau nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau.  Hiện nay các giống lúa lai thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống lúa thuần. Bảng 1: Liều lượng phân bón áp dụng cho các giống lúa thuần & lúa lai Bảng : Liều lượng phân bón áp dụng cho các giống lúa thuần & lúa lai Giống Phân chuồng (Tấn/ha) Đạm (tấn/ha) Lân (kg/ha) Kali (kg/ha) N U-rê P 2 O 5 Lân super K 2 O KCl Các giống lúathuần + Lúa ngắn và trung ngày 90- 120 ngày 8-10 100-120 220-260 50-60 300-350 48-60 80-100 + Lúa dài ngày >120 ngày 8-10 115-138 250-300 60-70 350-400 60-90 100-150 Các giống lúa lai 8-10 138-147 300-320 70-75 400-450 90-120 150-200 4.4.1.3.Nhu cầu phân đa lượng ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa: Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, vì vậy trong kỹ thuật bón phân cho lúa ở mỗi thời kỳ phát triển, cần phải cung cấp một lượng đạm, lân và kali khác nhau. Trong các giai đoạn sinh trưởng, nếu bị thiếu hoặc bị thừa một yếu tố dưỡng chất nào đó cũng đều có ảnh hưởng không tốt đến sự sống và năng suất của cây lúa. 4.4.1.3.1.Phân đạm: • Yêu cầu về đạm của cây lúa thay đổi theo thời gian sinh trưởng. Cây lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ đẻ nhánh, nhất là thời kỳ đẻ nhánh cực đại. Khi kết thúc thời kỳ phân hóa đòng, hầu như cây lúa đã hút trên 80% tổng lượng đạm cho cả chu kỳ sinh trưởng. • Thời điểm thích hợp nhất để bón đạm cho cây lúa vào lúc cấy (hoặc lúc gieo thẳng) và lúc cây lúa bắt đầu làm đòng, cũng không nên bón đạm cho lúa khi vừa cấy xong. • Cách bón phân đạm tốt nhất là trước khi cấy (hoặc lúc gieo thẳng) phân đạm được trộn với đất để cho phân đạm gần rễ hơn và được giữ trong keo đất. 4.4.1.3.2. Phân lân: o Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng từ khi cây lúa mọc đến khi lúa trỗ, nhưng hút lân mạnh nhất vẫn là thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, tuy nhiên giai đoạn đầu nhu cầu về lân của cây lúa là rất thấp. o Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. 4.4.1.3.2.Phân Kali:  Kali thúc đẩy tổng hợp prôtit, do vậy nó hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ở giai đoạn lúa đẻ nhánh và giai đoạn lúa làm đòng bón nhiều kali. Chúng ta xét ví dụ: ví dụ: ở lúa có thời gian sinh trưởng 90 ngày và các dạng phân đơn được chọn để làm chuẩn như sau:  Bón lót: bón 100% lượng lân dưới dạng phân lân đơn (phân super lân, lân nung chảy), chôn vùi vào trong đất trước khi trục trạc lần cuối, sau đó gieo sạ ngay.  Bón phân đợt một: khoảng 7- 10 ngày sau khi sạ, chất dinh dưỡng được bón chủ yếu là khoảng 33% lượng đạm dưới dạng phân Urea.  Bón phân đợt hai: khoảng 18-22 ngày sau sạ, 33% lượng đạm dưới dạng phân Urea.  Bón phân đợt ba: đến 30 ngày sau khi sạ tức vào khoảng 10 ngày sau khi bón phân đợt hai, nên rút nước cạn toàn bộ ruộng trong vòng 10 ngày để giúp rửa trôi các chất độc trong đất, kích thích hệ thống rễ mới phát triển. 4.4.1.4.Nhu cầu phân bón đa lượng ở các loại đất và kỹ thuật canh tác làm tăng lượng N,P,K trong đất: +Phân đạm: Xác định lượng đạm bón cho lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vụ trồng hơn là phụ thuộc vào đất. Vì trong lớp đất canh tác 20cm, số lượng đạm huy động từ đất là rất ít. Cho nên, có thể nói, năng suất lúa cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào lượng đạm bón. -Bón đạm chôn vùi sâu dưới đất, khỏi tầng oxid hóa trên lớp đất mặt thì đạm ít bị mất mát. +Phân lân: Cây chỉ hút một phần lượng lân bón vào đất (tối đa khoảng 30%), lượng lân còn lại được cây trồng vụ sau sử dụng. Ở những chân ruộng thôi chua, đất giàu sét, nhiều kim loại nặng (Fe, Al…), cần phải bón nhiều lân hơn so với chân đất khác và bón thêm một lượng vôi tả. Có thể bón nhiều hơn mức cây cần một ít để tránh trường hợp thiếu lân mà phân đạm không phát huy hết hiệu quả *Lưu ý: +Sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, đất được cày phơi ải đủ thời gian (ít nhất ba tuần) trong mùa nắng cho mùn hoá, khoáng hóa chất hữu cơ thì lượng dưỡng chất hữu dụng trong đất gia tăng. + Phân kali: -Đất không trồng màu, để ải giàu kali hơn đất trồng màu; đất sét giàu kali hơn đất cát; đất kiềm > đất chua, đất nặng > đất nhẹ… -Đất được bón nhiều phân chuồng giàu kali hơn đất không được bón, đất được vùi rơm rạ hoặc thân lá cây màu giàu kali hơn đất không được vùi. Lưu ý khi bón phân đạm:  Lưu ý khi bón phân đạm:  Khi bón phân, không nên bón khi ruộng khô nẻ rồi cho nước vào ruộng thì một phần phân đạm sẽ biến thành khí bốc hơi bay đi. Ngược lại nếu bón đạm cho đất ngập nước thường xuyên làm thay đổi dạng đạm (dạng đạm này dễ chuyển thành thể khí bay lên).  Khi quan sát thấy trời sắp mưa không nên bón đạm vì như vậy lượng đạm vừa bón sẽ dễ bị rửa trôi; khi nắng nóng gay gắt vào buổi trưa, đầu giờ chiều cũng không nên bón đạm vì đạm dễ bị bay hơi. Trời quang đãng, vào buổi sáng hoặc chiều tối là thời điểm bón đạm tốt nhất.  Không nên bón khi lá lúa còn ướt bởi phân đạm sẽ dính lại trên lá ướt và với lượng nhiều có thể gây cháy lá; phân đạm đã hòa tan vào những giọt nước trên lá lúa sẽ bị mất vào không khí khi các giọt nước đó bốc hơi, khô đi.  Bón phân với liều lượng phù hợp dựa vào màu sắc lá lúa, ta dùng bảng so màu lá lúa để xem cây đang ở trạng thái thừa,thiếu hay đủ đạm. 4.4.1.4.1.Phân đạm:  Thời tiết lạnh, ít mưa cần bón nhiều đạm cho lúa hơn (vụ xuân > vụ mùa.  Khi thời tiết ấm dần lên (giai đoạn giữa vụ) đạm ở chất hữu cơ được phân giải,nếu bón đạm thêm lúc này cây lúa dễ bị lốp đổ do thừa đạm. 4.4.1.4.Nhu cầu phân bón đa lượng ở các vụ lúa: 4.4.1.4.2.Phân lân: Ngoài vai trò là dinh dưỡng thiết yếu, phân lân còn có vai trò cải tạo đất, cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật nên nhu cầu phân lân cho lúa vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân. 4.4.1.4.1.Phân Kali:  Trong vụ xuân, nhiệt độ đầu vụ thấp nên ưu tiên bón Kali sớm và nhiều hơn vụ khác. Nếu đất được trồng nhiều vụ (3- 4 vụ/năm), thời gian đất được nghỉ ngắn cần chú ý bón lót kali.  Ngược lại, những chân ruộng chỉ cấy 02 vụ lúa và có điều kiện cày ải trong vụ đông thì chỉ cần bón ít và thúc vào các thời kì cây cần nhất (đứng cái làm đòng và trước trổ). . luôn dự trữ trong đất với một lượng nhất định, nhưng thường không đủ cho cây lúa đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng lúa gạo. Do vậy, trong từng vụ lúa, nông dân phải cung cấp thêm. nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau.  Hiện nay các giống lúa lai thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn các giống lúa thuần. Bảng 1: Liều lượng phân bón áp dụng cho các giống lúa thuần &. đất canh tác 20cm, số lượng đạm huy động từ đất là rất ít. Cho nên, có thể nói, năng suất lúa cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào lượng đạm bón. -Bón đạm chôn vùi sâu dưới đất, khỏi tầng oxid hóa

Ngày đăng: 14/08/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Bảng : Liều lượng phân bón áp dụng cho các giống lúa thuần & lúa lai 

  • Slide 4

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • Slide 10

  • Slide 11

  • Slide 12

  • Slide 13

  • Slide 14

  • Slide 15

  • Slide 16

  • Slide 17

  • Slide 18

  • Slide 19

  • Slide 20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan