Bài báo cáo Tiêu chuẩn IRR potx

20 1.4K 1
Bài báo cáo Tiêu chuẩn IRR potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân BÁO CÁO ĐỀ TÀI TIÊU CHUẨN IRR (Internal Rate of Return) 1 Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Danh sách thành viên nhóm 5: 1. Phạm Thị Thu Thủy 36K06.3 2. Nguyễn Thị Hòa Ni 36K06.3 3. Võ Thị Hạnh Nguyên 36K06.3 4. Nguyễn Nữ Diễm Chi 36K06.3 5. Nguyễn Văn Quang 36K07.1 6. Phạm Thị Trúc Ly 36K15.2 7 Lê Thị Hiệp 36K06.3 8 Anusa 35K13 2 Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân MỤC LỤC 1 TIÊU CHUẨN IRR ( INTERNAL RATE OF RETURN ) 4 1.1 Khái niệm 4 1.2 Cách tính IRR của dự án 5 1.2.1 Đối với dự án có dòng thu nhập phát sinh cố định: 6 1.2.2 Đối với dự án có dòng thu nhập phát sinh không đều: 8 1.3 Ưu, nhược điểm của IRR 8 1.3.1 Ưu điểm 8 1.3.2 Nhược điểm 9 1.4 Ý nghĩa 12 2 THỜI GIAN THU HỒI VỐN PBP ( PAYBACK PERIOD ) 13 1.1 Khái niệm 13 1.2 Phân loại 13 2.2.1 Thời gian thu hồi vốn không chiết khấu 13 2.2.2 Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu 16 1.3 Ý nghĩa 18 8 * KẾT LUẬN 19 3 Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân PHẦN MỞ ĐẦU Đối với mỗi doanh nghiệp, để đi đến quyết định đầu tư thì vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải đánh giá được hiệu quả kinh tế của đầu tư. Kết quả đầu tư sẽ thu được trong thời gian dài. Trong thời gian đó có nhiều biến động kinh tế, chính trị, xã hội,… khó dự kiến hết được. Vì vậy, chấp nhận bỏ vốn đầu tư là doanh nghiệp chấp nhận rủi ro. Để hạn chế rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng nhiều dự án có tính khả thi. Tùy theo mục tiêu của dự án mà có nhiều phương pháp khác nhau để lựa chọn dự án đầu tư. Thông thường mục tiêu cuối cùng của hoạt động đầu tư là lợi nhuận. Do đó lựa chọn dự án đầu tư chủ yếu là đánh giá khả năng sinh lợi của từng dự án, tức là xác định tỷ lệ giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư. Vậy nên trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về một số phương pháp phổ biến thường được sử dụng trong việc đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư. Cụ thể, các phương pháp đó là gì ? cách xác định ( tính toán ) như thế nào ? ưu và nhược điểm và khả năng vận dụng của các chúng trong thực tế ra sao ? 1 Tiêu chuẩn IRR ( Internal Rate of Return ) 1.1 Khái niệm Tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) là lãi suất chiết khấu làm cho hiện giá dòng tiền thu nhập từ dự án bằng với chi phí ban đầu của dự án, nghĩa là dự án có lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV bằng 0. Đây chính là điểm hòa vốn về lãi suất của dự án, là ranh giới để nhà đầu tư quyết định lựa chọn dự án. 0 )1( 1 =− + = ∑ = I r FC NPV n t t t 4 r % r % r % NPV r % IRR Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân 1.2 Cách tính IRR của dự án Cách thiết lập công thức : DE BC AD AB = [ ] 21 1 121 )( NPVNPV NPV rrrIRR −+ ∗−+= Với 11 IRRr = 22 IRRr = Tính gần đúng bằng phương pháp nội suy: + Bước 1 : 5 [ ] 12 1 21 1 IRRIRR IRRIRR NPVNPV NPV − − = −+ A B E IRR 2 C IRR D IRR 1 r % NPV 2 NPV 1 NPV 0 E IRR 2 C IRR D IRR 1 r % NPV 2 NPV 1 NPV 0 Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Chọn 1 lãi suất r bất kì (r là số chẵn) và gọi là r 1 . Dùng r 1 để tính NPV của dự án và gọi là NPV1 Kỹ thuật tính toán : Nếu NPV1 > 0 và NPV1 quá lớn  nâng r 1 lên để NPV1 nhỏ xuống Nếu NPV1 < 0 và NPV1 quá lớn  hạ r 1 để NPV1 giảm xuống. + Bước 2 : Chọn 1 mức lãi suất r 2 (nguyên ) bất kỳ theo quy tắc sau : Nếu NPV1 > 0 thì chọn r 2 > r 1  tính NPV2 ứng với r 2 để NPV2 < 0 Nếu NPV1 < 0 thì chọn r 2 < r 1  tính NPV2 ứng với r 2 để NPV2 > 0 Ghi chú : NPV1 và NPV2 phải đối dấu. + Bước 3 : Nội suy để xác định IRR theo công thức. * Để xác định IRR của một dự án, chúng ta sử dụng phương pháp thử và sai, nghĩa là chúng ta sẽ thử các giá trị lãi suất khác nhau để tìm mức lãi suất làm cho NPV bằng 0. Tuy nhiên, khi tính toán, chúng ta có thể sử dụng công thức nội suy để tìm IRR. [ ] 21 1 121 )( NPVNPV NPV rrrIRR −+ ∗−+= *Sử dụng tiêu chuẩn IRR để lựa chọn dự án đầu tư : - Nếu IRR>r : Lựa chọn dự án. - Nếu IRR<r : Loại bỏ dự án - Nếu IRR=r : Tùy nhà đầu tư quyết định (với r là tỷ suất sinh lời yêu cầu) 1.2.1 Đối với dự án có dòng thu nhập phát sinh cố định:  Trường hợp các dự án độc lập lẫn nhau: IRR > r : chấp nhận dự án IRR < r : loại bỏ dự án Với r là tỷ suất sinh lời yêu cầu 6 IRR r2 r % NPV 1 NPV IRR > r, NPV > 0 đầu tư có hiệu quả IRR < r, NPV < 0 đầu tư không hiệu quả r1 Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân  Trường hợp các dự án là loại trừ lẫn nhau: Dự án được chọn là dự án có : IRR > r và IRR lớn nhất Ví dụ: Một nhà đầu tư A đang xem xét 2 dự án đầu tư: Dự án 1 đầu tư vào thương phiếu công ty 1 với vốn đầu tư ban đầu là 500 tr, thời hạn 5 năm, việc đầu tư này tạo ra thu nhập đầu tư mỗi năm là 180 tr đồng. Dự án 2 đầu tư vào thương phiếu công ty 2 với vốn đầu tư ban đầu là 450 tr, thời hạn 4 năm, thu nhập đầu tư dự kiến mỗi năm là 180 tr đồng. Nhà đầu tư sẽ chọn dự án nào ? Nếu lãi suất sử dụng vốn là 18%/ năm ? Giải: Đặt IRR là r mà tại đó NPV = 0 Dự án 1: 0 )1( 1 180500 5 1 1 1 = + ∗+−= ∑ t r NPV Dựa vào bảng tra tài chính: => r 1 = IRR 1 = 22% Dự án 2: 0 )1( 1 180450 4 1 2 2 = + ∗+−= ∑ t r NPV Dựa vào bảng tra tài chính: => r 2 = IRR 2 =26% So sánh IRR 1 ,IRR 2 với lãi suất sử dụng vốn là 18%/ năm, có thể đưa ra kết luận sau: Nếu 2 dự án trên là độc lập nhau thì chọn: ta chấp nhận 2 dự án vì IRR>0 7 NPV 2 Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Nếu 2 dự án trên là loại trừ nhau thì chọn: chọn dự án có IRR cao nhất, ta chọn dự án 2 có IRR bằng 26% 1.2.2 Đối với dự án có dòng thu nhập phát sinh không đều: Tính NPV bằng công thức :(công thức nội suy) [ ] 21 1 121 )( NPVNPV NPV rrrIRR −+ ∗−+= Ví dụ: Một dự án có chi phí đầu tư ban đầu là 1 triệu USD. Thu nhập thuần các năm lần lượt là CF 1 =200.000 USD, CF 2 =300.000 USD, CF 3 =400.000 USD, CF 4 =400.000 USD, CF 5 =500.000 USD. Tính IRR của dự án? Giải: Chọn r 1 = 20%, ta có: 1 )2,01( 5,0 )2,01( 4,0 )2,01( 4,0 )2,01( 3,0 )2,01( 2,0 5432 1 − + + + + + + + + + =NPV = 0,00033 (triệu USD ) Chọn r 2 = 22%, ta có: 1 )22,01( 5,0 )22,01( 4,0 )22,01( 4,0 )22,01( 3,0 )22,01( 2,0 5432 2 − + + + + + + + + + =NPV = -0,04865 ( triệu USD ) Áp dụng công thức nội suy, ta có: %0135,20) 04865,000033,0 00033,0 ()2,022,0(2,0)()( 21 1 121 = + ∗−+= − ∗−+= NPVNPV NPV rrrIRR 1.3 Ưu, nhược điểm của IRR 1.3.1 Ưu điểm  Có tính đến thời giá tiền tệ.  Có thể tính IRR mà không cần biết suất chiết khấu.  Tính đến toàn bộ dòng tiền 8 Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân 1.3.2 Nhược điểm  Nhược điểm thứ nhất: Không phải lúc nào IRR > chi phí cơ hội đầu tư thì lựa chọn dự án Phương pháp tỷ suất sinh lợi nội bộ - IRR cho rằng những dự án đầu tư nào có IRR > chi phí cơ hội của vốn đầu tư thì đều có thể chấp nhận được vì NPV của dự án chắc chắn sẽ dương. Do đó khi so sánh chi phí cơ hội của vốn đầu tư và IRR cho các dự án chúng ta sẽ nhanh chóng biết được với các mức lãi suất chiết khấu nào thì NPV của dự án sẽ dương và ngược lại. Nhưng điều này chỉ hoàn toàn đúng khi được áp dụng đối với các trường hợp dự án bình thường tức NPV của dự án giảm dần khi lãi suất chiết khấu tăng. Và nó sẽ không đúng trong trường hợp cá biệt bởi vì không phải tất cả các dòng tiền của các dự án đầu tư đều có NPV giảm dần khi mức lãi suất chiết khấu tăng lên. Hãy xem xét hai dự án A và B như sau: Dòng tiền ( triệu đô la) Dự án CF0 CF1 IRR NPV(10%) A -1000 +1500 +50% +364 B +1000 -1500 +50% -364 Mỗi một dự án có IRR là 50%. Điều này có nghĩa là các dự án đều có sức thuyết phục như nhau? Rõ ràng là không phải như vậy, vì trong trường hợp dự án A vào năm 0 chúng ta phải chi ra 1.000 triệu $ hay nói cách khác chúng ta đang cho vay tiền với mức lãi suất là 50%. Trong trường hợp dự án B khi vào năm 0 chúng ta có dòng tiền +1.000 hay nói khác đi chúng ta đang đi vay tiền với mức lãi suất là 50%. Khi cho vay tiền thì mọi người đều muốn một mức tỷ suất hoàn vốn cao và khi đó IIR > chi phí sử dụng vốn làm cho NPV > 0. Còn khi đi vay thì chúng ta sẽ muốn ngược lại, vì lời của người cho vay chính là lỗ của người đi vay. Trong trường hợp B, NPV gia tăng khi lãi suất chiết khấu gia tăng. Rõ ràng là tiêu chuẩn tỷ suất thu nhập nội bộ IRR như chúng ta đề cập trước đây không thể áp dụng trong trường hợp này. Chúng ta đang tìm kiếm một IRR thấp hơn chi phí sử dụng vốn. Trong trường hợp này, NPV < 0 nên dự án này sẽ không được chấp nhận.  Nhược điểm thứ hai: IRR đa trị Có thể một dự án có nhiều IRR. Khi đồng tiền của dự án đổi dấu nhiều lần, dự án có khả năng có nhiều IRR, vì vậu không biết chịn IRR nào,\ Năm CF 0 CF 1 CF 2 CF 3 CF 4 -300 200 200 200 -200 Dự án này có 2 IRR là -39,07% và 27,73%. 9 Tài chính doanh nghiệp GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Lý do cho việc xuất hiện hai giá trị IRR là do dòng tiền của dự án đã đổi dấu hai lần. Một dự án đầu tư có dòng tiền đổi dấu bao nhiêu lần thì sẽ có thể có tối đa số lần như vậy các giá trị IRR khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến việc dòng tiền đổi dấu có thể là do sự cho phép nộp chậm thuế hoăc nhiều dự án phải gánh chi phí khá lớn vào thời điểm ngừng hoạt động dự án chẳng hạn như các dự án khai thác mỏ. Những dự án này khi ngừng hoạt động phải tốn nhiều chi phí cải tạo đất khi đóng cửa theo yêu cầu bảo vệ môi trường. Do vậy các dự án khai thác mỏ thường có hai IRR vì dòng tiền của nó bị đổi dấu hai lần (lần thứ nhất trong năm đầu tiên và lần thứ hai khi kết thúc dự án). Và cũng có những trường hợp dự án không có IRR. Ví dụ dự án D có dòng tiền như sau: Dòng tiền ($) Năm CF 0 CF 1 CF 2 IRR (%) NPV +1.000 -3.000 +2.500 Không có Luôn luôn dương Dự án này không có IRR và có NPV luôn luôn dương với bất kì mức lãi suất chiết khấu nào. Tóm lại trong những trường hợp như vậy tiêu chuẩn IRR đã bộc lộ những khuyết điểm và giải pháp đơn giản nhất là sử dụng tiêu chuẩn NPV.  Nhược điểm thứ ba: Mâu thuẫn trong trường hợp hai dự án loại trừ nhau. Trong trường hợp phải có sự lựa chọn một trong số các dự án loại trừ lẫn nhau, NPV và IRR không phải lúc nào cũng dẫn đến sự lựa chọn giống nhau, đây là điều dễ nhầm lẫn nhất trong thực tiễn thẩm định dự án đầu tư. Để đạt được mục tiêu là chọn lựa dự án tốt nhất từ các dự án đầu tư được đề xuất, chúng ta phải cần phân loại chúng và lựa chọn dự án nào được xếp loại cao nhất. Nhưng tiêu chuẩn NPV và IRR lại không dẫn đến những kết quả giống nhau. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem xét những lý do dẫn đến những khả năng khác nhau: - Khác nhau về kích thước, quy mô đầu tư. - Khác nhau về mẫu hình của dòng tiền CF. Khác nhau về quy mô đầu tư và mẫu hình CF: Một sự khác nhau về quy mô đầu tư cũng đủ gây ra những xếp loại mâu thuẫn bởi tiêu chuẩn NPV và IRR. Để thấy rõ điều này, giả định chi phí sử dụng vốn là 8% và xem xét hai dự án đầu tư C, D. Năm Dự án 0 1 2 NPV (8%) IRR C - 10.000 5.917 5.917 558,58 12% 10 [...]... lãi suất thay đổi theo thời gian Chúng ta đã liệt kê 4 trường hợp mà IRR có thể dẫn đến những kết luận sai lầm Vậy tiêu chuẩn IRR là không đáng tin cậy? Ngược lại hoàn toàn, tiêu chuẩn IRR là một nguồn gốc rất đáng tôn trọng và tuy nó là 1 tiêu chuẩn không dể dàng sử dụng bẳng tiêu chuẩn NPV, nhưng nếu được sử dùng đúng đắn tiêu chuẩn IRR sẽ cho ra cùng 1 câu trả lời 1.4 Ý nghĩa - Nếu giá trị này lớn... dương tính cũng có nghĩa là IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu r (IRR > r) Lập luận này rất quan trọng, bởi vì nó cho chúng ta thấy là (X-Y) là dự án chấp nhận được bằng cả 2 tiêu chuẩn NPV và IRR Rõ ràng dự án Y+ (X-Y) phải tốt hơn Y một mình Chúng ta có thể kết luận vấn đề, khi có một mâu thuẫn xảy ra giữa 2 tiêu chuẩn NPV và IRR thì tiêu chuẩn NPV sẽ thích hợp hơn, nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối... dự án Y còn khía cạnh khác, IRR của dự án Y là 17.7% cao hơn dự án X (14.6%), vì thế nếu xét theo tiêu chuẩn IRR, dự án Y tốt hơn dự án X Ở tại mức lãi suất 10% (chi phí sử dùng vốn) giá định ở ví dụ trên, một mâu thuẫn trong xếp loại dự án xảy ra Dự án X được xếp loại cao hơn bằng tiêu chuẩn NPV, nhưng dự án Y lại được xếp loại cao hơn theo tiêu chuẩn IRR Tuy nhiên, tiêu chuẩn NPV sẽ dẫn đến kết luận... bảng trên ta đã thấy tiêu chuẩn PBP mâu thuẩn với cả hai chỉ tiêu NPV, IRR khi đánh giá dự án Dự án B đáng lý bị từ chối bởi vì NPV < 0 (-169 < 0), IRR < chi phí sử dụng vốn (9.1% < 10%) Tuy nhiên PBP của B là 3 năm, do đó dự án được chấp nhận theo tiêu chuẩn PBP Dự án A thì ngược lại phải được chấp nhận vì NPV > 0 (3.757 > 0), IRR > chi phí sử dụng vốn (19.7% > 10%)  Do đó chỉ tiêu này chưa phải là... chiết khấu và nhìn vào kết quả của cột dòng tiền lũy tiến ta thấy tiêu chuẩn PBP không chiết khấu cho thời gian thu hồi vốn đúng 3 năm trong khi chỉ tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu cho kết quả thời gian thu hồi vốn hồi vốn là 4 năm Chúng ta có thể hiểu về tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu như thế nào? Nếu xem tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn PBP không có chiết khấu là khoản thời... nhưng đối với tiêu chuẩn IRR cần có những nhận định rõ ràng hơn khi lãi suât ngắn hạn khác với lãi suất dài hạn Ta có công thức tổng quát nhất để tính hiện giá thuần: CFn CF1 CF2 NPV = + + + −I 1 2 (1 + r1 ) (1 + r2 ) (1 + rn ) n Nói cách khác ta sẽ chiết khấu CF1 với r1 chi phí cơ hội của vốn trong năm 1, r2 chi phí cơ hội của vốn trong năm 2….theo tiêu chuẩn IRR ta sẽ chấp nhận 1 dự án nếu IRR lớn hơn... xếp loại bằng tiêu chuẩn NPV và IRR Trong khi dòng tiền của dự án X là không đổi theo thời gian, thì dự án Y có dòng tiền giảm dần Năm Dự án X Y X-Y 0 -23.000$ -8.000$ -15.000$ 1 10.000$ 7.000$ 3.000$ 2 10.000$ 2.000$ 8.000$ 3 10.000$ 1.000$ 9.000$ NPV (10%) 1.896$ 768$ 1.101$ IRR 14,6 17,7 13,5 Ở tại mức thu phí sử dụng vốn là 10% , dự án X có NPV cao hơn dự án Y Do đó, nếu xét theo tiêu chuẩn NPV, dự... ta sẽ chấp nhận 1 dự án nếu IRR lớn hơn chi phí cơ hội Nhưng thật khó khi so sánh IRR với r1, r2, r3…? Điều này có ý nghĩa gì với quyết định ngân sách vốn đầu tư? Nó có ý nghĩa là IRR trở nên khó sử dụng khi chúng ta cho rằng cấu trúc lãi suất theo thời gian là quan trọng Nhiều công ty trên thực tế sử dụng tiêu chuẩn IRR vì họ đã ngầm giả định rằng không có gì khác biệt giữa lãi suất dài hạn và lãi... đó việc xếp loại hai dự án này bằng IRR là giống nhau Nhưng khi dự án C tạo ra một khoản thu nhập là 12% trên 10.000$, thì dự án D là 12% trên 20.000$ NPV của dự án D gấp đôi dự án C Nếu xét theo tiêu chuẩn NPV thì dự án D phải được xếp loại cao hơn IRR được diễn đạt bằng một tỷ lệ %, trong khi tình hình tài chính của doanh nghiệp lại được đo bằng tiền Như vậy, IRR của một dự án không thể giải thích... GVHD: TS Nguyễn Hòa Nhân Sử dụng chính PP IRR NPV Khác Tổng cộng Sử dụng phụ trợ 5% 65,3% 16,5% 13,2% 100% 37,6% 14,6% 30% 17,8% 100% 3 4 5 6 7 8 * Kết luận Nên sử dụng chỉ tiêu nào để quyết định đầu tư? Nhiều nghiên cứu thực tiễn đã đưa ra bằng chứng kết luận cho thấy rằng ba chỉ tiêu NPV, IRR, PBP thường được sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư.Trong ba chỉ tiêu này chúng ta nên sử dụng kết hợp để . ] 21 1 121 )( NPVNPV NPV rrrIRR −+ ∗−+= Với 11 IRRr = 22 IRRr = Tính gần đúng bằng phương pháp nội suy: + Bước 1 : 5 [ ] 12 1 21 1 IRRIRR IRRIRR NPVNPV NPV − − = −+ A B E IRR 2 C IRR D IRR 1 r. để tìm IRR. [ ] 21 1 121 )( NPVNPV NPV rrrIRR −+ ∗−+= *Sử dụng tiêu chuẩn IRR để lựa chọn dự án đầu tư : - Nếu IRR& gt;r : Lựa chọn dự án. - Nếu IRR& lt;r

Ngày đăng: 16/03/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1 Tiêu chuẩn IRR ( Internal Rate of Return )

    • 1.1 Khái niệm

    • 1.2 Cách tính IRR của dự án

      • 1.2.1 Đối với dự án có dòng thu nhập phát sinh cố định:

      • 1.2.2 Đối với dự án có dòng thu nhập phát sinh không đều:

      • 1.3 Ưu, nhược điểm của IRR

        • 1.3.1 Ưu điểm

        • 1.3.2 Nhược điểm

        • 1.4 Ý nghĩa

        • 2 Thời gian thu hồi vốn PBP ( PayBack Period )

          • 1.1 Khái niệm

          • 1.2 Phân loại

            • 2.2.1 Thời gian thu hồi vốn không chiết khấu

            • 2.2.2 Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu

            • 1.3 Ý nghĩa

            • 8 * Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan