Phương pháp ánh giá gián ti p. đế Các hình th c di dân. ứ

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn học: Dân số Và Môi trường (Trang 37 - 57)

1.2.2. Phương pháp đánh giá gián tiếp.

- Phương pháp này sử dụng một số nguồn thông tin từ các thống kê hộ tịch; biến động chung và biến động tự nhiên của dân số; hệ số sống của dân số...

Nếu biết quy mô gia tăng dân số chung và gia tăng tự nhiên có thể tính được di dân thuần tuý theo công thức:

NM = (Pt + n - Pt) - (B - D) Trong đó:

NM :Chênh lệch di dân thuần tuý trong khoảng thời gian nghiên cứu. Pt + n :Tổng số dân vào thời điểm t + n.

Pt :Tổng số dân vào thời điểm t.

B :Tổng số trẻ em sinh sống trong khoảng thời gian nghiên cứu. D :Tổng số người chết trong khoảng thời gian nghiên cứu. Tỷ suất di dân thuần tuý có thể xác định bằng công thức sau:

( ) ( ) 1000 P D B P P NMR i t n t − − − × = + Trong đó: i

P :Dân số trung bình trong khoảng thời gian nghiên cứu.

1.3.2. Các hình thức di dân.

1.3.2.1. Theo mục đích di chuyển.

Mọi cuộc chuyển cư đều có mục tiêu di chuyển cụ thể. Căn cứ vào mục đích di cư, di dân có thể phân thành hai loại:

- Di dân để sản xuất: Đó là dạng di dân để phát triển nông nghiệp, công nghiệp,

các ngành nghề khác. Di dân nông nghiệp có tổ chức, xây dựng các vùng kinh tế mới ở nước ta thuộc loại di dân này.

- Di dân làm những công việc không sản xuất: Như làm các công việc dịch vụ,

học tập, các ngành phi sản xuất vật chất khác.

- Di dân quốc tế: Là di dân ra khỏi biên giới của một quốc gia, tức là di dân từ nước này sang nước khác.

- Di dân nội địa (di dân trong nước): Là di dân giữa các vùng trong nội bộ của

một nước.

1.3.2.3. Theo hướng di dân nông thôn và thành thị.

- Di dân nông thôn - thành thị.

- Di dân nông thôn - nông thôn.

- Di dân thành thị - nông thôn.

- Di dân thành thị - thành thị.

1.3.2.4. Theo tính pháp lý.

- Di dân có tổ chức (di dân theo kế hoạch). Đó là các dòng di dân do Nhà nước

hoặc một tổ chức xã hội nào đó đứng ra tổ chức, bảo trợ hoặc đầu tư.

- Di dân không có tổ chức (còn được gọi là di dân tự do, di dân tự phát hay di

dân tự nhiên). Đó là sự di chuyển do thay đổi nơi cư trú, do mục đích kinh tế - xã hội khác nhau mà mọi quyết định di chuyển, mọi công tác tổ chức di chuyển đều do người dân tự quyết.

1.3.2.5. Theo hành vi di dân.

- Di dân tự nguyện.

- Di dân bắt buộc.

- Di dân hạn chế.

II. Đô thị hoá.

2.1. Khái niệm và các thước đo đô thị hoá.

2.1.1. Khái niệm.

Đô thị hoá, theo Eldridge là một quá trình tập trung dân cư. Quá trình tập trung dân cư đó theo hai cách: Sự tăng lên của các điểm tập trung dân cư và sự tăng về quy mô của từng điểm tập trung đó.

Về nghĩa hẹp, đô thị hoá có thể được mô tả là sự di chuyển của dân cư từ nông thôn ra thành thị.

Như vậy, đô thị hoá là một khái niệm rộng bao gồm cả nội dung di dân nông thôn – thành thị.

2.1.2. Các phương pháp đo lường mức độ đô thị hoá.

- Tỷ lệ dân cư thành thị (hay tỷ lệ đô thị hoá): Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ lệ

phần trăm dân số sống trong vùng đô thị so với toàn bộ dân số.

- Đây có thể được xem là tiêu thức phản ánh trình độ đô thị hoá. Công thức tính như sau: 100 P P UR= U × (%) Trong đó:

UR:Tỷ lệ dân số sống trong vùng đô thị (tỷ lệ đô thị hoá). PU :Dân số đô thị.

P :Dân số trung bình của vùng.

2.2. Các đặc trưng của quá trình đô thị hoá hiện nay.

2.2.1. Thành phần của sự tăng trưởng dân số đô thị.

Có 3 thành phần cơ bản đóng góp vào sự thay đổi của tỷ lệ dân số đô thị. Đó là tăng tự nhiên, di dân và sự phân bố lại dân cư (hay mở rộng, phát triển đô thị mới).

Thành phần gia tăng thứ 2 và 3 thường được gọi là sự tăng dân số cơ học, và trong thực tế thường được hợp lại khi tính toán cơ cấu gia tăng dân số đô thị.

2.2.2. Xu hướng và những đặc điểm của đô thị hoá.

Một là, mức độ đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh chóng.

Tỷ lệ dân số đô thị tăng lên nhanh chóng trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt là ở các vùng đang phát triển. Số lượng đô thị lớn đã và đang tăng lên nhanh chóng, số dân đô thị được tập trung cao độ vào các đô thị lớn.

Hai là, quá trình tập trung hoá dân số vào các thành phố ở các châu lục, vùng và các khu vực không giống nhau.

Ba là, sự phát triển của đô thị đã tạo nên các vùng đô thị hoá.

Bốn là, quá trình đô thị hoá làm thay đổi tương quan dân số thành thị và nông thôn.

Năm là, thành tố chủ yếu làm tăng quy mô dân số thành thị là di dân từ nông thôn tới các vùng đô thị.

Một trong những nhân tố quan trọng của sự tăng trưởng đô thị hoá là di dân từ nông thôn ra thành thị.

2.3. Tác động của đô thị hoá đến dân số và kinh tế xã hội.

2.3.1. Đô thị hoá và các quá trình dân số.

Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá là nhân tố quan trọng làm gia tăng các luồng di chuyển dân cư và lao động từ nông thôn đến các vùng đô thị và các trung tâm công nghiệp.

Đô thị hoá là một hiện tượng dân số, kinh tế xã hội, là kết quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng.

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá cũng góp phần làm giảm mức sinh và mức chết của dân số.

Trong hầu hết các nước, mức sinh ở vùng đô thị thấp hơn khu vực nông thôn. ở những nước có mức sinh thấp, người ta còn thấy có sự khác nhau về mức sinh giữa các đô thị có quy mô khác nhau. Quy mô đô thị càng lớn thì mức sinh càng thấp.

2.3.2. Đô thị hoá với các điều kiện và lối sống của dân cư.

Lối sống bao gồm những điều kiện và hình thức hoạt động sống của con người, đặc trưng cho xã hội, giai cấp và tầng lớp nhất định.

Một là, xét trong lĩnh vực sản xuất thì tính chất công việc của người thành thị là có thể dễ dàng thay đổi nơi làm việc và nơi ở.

Hai là, lối sống đô thị phụ thuộc phần lớn vào các dịch vụ công cộng và nhu cầu

về số lượng cũng như chất lượng đối với những loại dịch vụ này ngày càng lớn.

Ba là, người thành thị có nhu cầu giao tiếp cao,đa dạng và phức tạp hơn.

Bốn là, nhu cầu văn hoá, giáo dục ngày càng tăng.

Năm là, người dân đô thị sử dụng thời gian tự do rất đa dạng vào việc học thêm

nâng cao trình độ, giải trí, nghỉ ngơi, luyện tập sức khoẻ hoặc làm nghề phụ cho gia đình…

2.3.3. Tác động của đô thị hoá đến một số vấn đề kinh tế xã hội.

Trước hết là vấn đề việc làm và phân bố lại dân cư.

Đô thị là nơi có nhiều việc làm ổn định, có năng suất lao động cao, nên người lao động thường có mức thu nhập cao hơn ở khu vực nông thôn.

Phát triển đô thị là biểu hiện sự phát triển của các lực lượng sản xuất và của sự phân công lao động.

Đô thị hoá đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tích luỹ của cải, đồng thời cũng là trung tâm giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, nơi cung cấp công ăn việc làm tạo cơ hội để phát triển cuộc sống.

Song, bên cạnh đó, với sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, với việc phát triển sản xuất, phát triển các trung tâm công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá đã gây ra sức ép lớn về nhà ở, cơ sở hạ tầng, giao thông, cung cấp nước sạch, thoát nước và chất thải, ô nhiễm môi trường… gây khó khăn cho việc đảm bảo các điều kiện sống bình thường của con người.

Đô thị hoá là một quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề quan trọng là phải có chiến lược phát triển và quản lý chặt chẽ quá trình đô thị hoá để nó phát triển theo hướng tích cực.

Chương V

dân số với tài nguyên và Môi trường I. Quan hệ Dân số với tài nguyên và môi trường.

1.1. Cách tiếp cận về quan hệ dân số với phát triển bền vững.

Tăng dân số dẫn đến tăng số người tiêu thụ, đòi hỏi phải khai thác tài nguyên nhiều hơn, sản xuất nhiều hơn, và do vậy cũng làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng hơn.

Ngược lại, việc cạn kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường có tác động xấu đến sản xuất, đáp ứng kém hiệu quả hơn đến nâng cao chất lượng của cuộc sống con người.

1.2. ảnh hưởng của dân số đến tài nguyên và môi trường tự nhiên.

Dân số có mối quan hệ trực tiếp đến môi trường thông qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế và phát thải vào môi trường.

Các yếu tố của dân số như quy mô, cơ cấu, di dân… đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến các vấn đề tài nguyên và môi trường tự nhiên.

- Đối với các nước đang phát triển, quy mô dân số lớn, mức tăng dân số cao, công nghệ sản xuất lạc hậu. Điều này dẫn đến mức độ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường tự nhiên

- Đối với các nước phát triển, quy mô dân số không lớn, tốc độ tăng chậm ... Như vậy, sản xuất công nghiệp và mức độ tiêu dùng cao là nguyên nhân chính dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường ở các quốc gia này.

Trên thực tế, sự phát triển của khoa học công nghệ có thể bù đắp được sự thiếu hụt của tài nguyên những có thể phải chịu những áp lực về tài chính và môi trường.

Bên cạnh quy mô thì cơ cấu dân số cũng có những ảnh hưởng nhất định đến vấn đề tài nguyên và môi trường.

Phân bố dân cư và di dân cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên và môi trường.

Trong khi đó, các quan sát ở hầu hết các quốc gia trên thế giới cho thấy một lượng rất lớn diện tích rừng bị giảm là do hiện tượng di dân nông nghiệp.

Ngược lại, tài nguyên và môi trường bị huỷ hoại đã tác động ngược trở lại quá trình sản xuất, thiếu nguyên vật liệu, … khan hiếm đã làm cho năng suất lao động giảm sút, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống của người dân.

Bên cạnh đó, việc suy giảm chất lượng môi trường sống đã tác động không nhỏ đến tình hình sức khoẻ và bệnh tật của người dân.

1.3.1. Nhà ở và không gian nơi ở.

Diện tích đất đai dành cho các hoạt động sống của con người là có hạn. Vì vậy, vào thời điểm hiện tại, nếu quy mô dân số tiếp tục tăng thì diện tích đất bình quân đầu người sẽ có xu hướng giảm.

Gia tăng cơ học đã làm cho mật độ dân số các thành phố tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh vấn đề nhà ở thì việc thiết kế không gian đô thị cũng là một vấn đề. các khu vui chơi giải trí rất hạn hẹp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi trường sống ở đô thị trở lên ngột ngạt.

1.3.2. Cơ sở hạ tầng đô thị.

Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng là một trong những tiêu thức dùng để xác định một khu vực địa lý hành chính có phải là đô thị hay không.

Nước sạch là một trong những vấn đề nổi cộm ở các khu vực đô thị.

Vấn đề nóng bỏng tiếp theo trong các khu vực đô thị là hệ thống giao thông.

1.3.3. Vệ sinh đô thị.

Cùng với sự gia tăng của dân số đô thị thì vấn đề vệ sinh trong nhiều khu vực đô thị cũng được cải thiện rất chậm chạp, thậm chí còn ngày càng xuống cấp.

1.4. ảnh hưởng của dân số đến môi trường xã hội.

- Trong các yếu tố của môi trường xã hội có liên quan trực tiếp đến dân số thì việc làm và thất nghiệp là yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất.

Như vậy, những lập luận trên cho thấy rằng nếu tốc độ tăng dân số ở các quốc gia đang phát triển còn lớn sẽ làm cho tình trạng việc làm và thất nghiệp trở lên căng thẳng hơn.

Vấn đề đói nghèo và công cuộc giảm nghèo cũng chịu những tác động nhất định

của dân số mà chủ yếu là quy mô và tốc độ tăng.

Vấn đề bất bình đẳng giới cũng gia tăng theo với đói nghèo và tốc độ gia tăng dân số lớn.

2.1. Cạn kiệt và suy thoái tài nguyên đất.

Chỉ tiêu thường dùng để nghiên cứu trữ lượng tài nguyên đất là mật độ dân số. Đất nông nghiệp thường ít hơn rất nhiều so với toàn bộ diện tích lãnh thổ.

Trong những năm tới sẽ còn một lượng lớn đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho công nghiệp hoá và đô thị hoá.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, diện tích đất trồng trọt có hạn trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng.

Thứ hai, do hiện tượng suy giảm chất lượng đất canh tác.

……..

2.2. Suy giảm diện tích rừng.

Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng suy giảm diện tích rừng gồm:

Một là, quy mô dân số tăng lên đã làm tăng nhu cầu sử dụng gỗ cho sinh hoạt và

sản xuất công nghiệp.

Hai là, Do thiếu đất canh tác và cơ hội việc làm

Thứ ba, lối canh tác lạc hậu tại các khu vực miền núi

Thứ tư, khả năng đầu tư của các nước đang phát triển rất thấp.

2.3. Cạn kiệt tài nguyên khoáng sản.

Nguyên nhân của hiện tượng cạn kiệt các loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu gồm:

Thứ nhất, trữ lượng các loại tài nguyên khoáng sản có hạn

Thứ hai, sự phân bố các loại tài nguyên khoáng sản trong lòng đất tuân theo

những quy luật địa chất khách quan. 2.4. Suy giảm và ô nhiễm nguồn nước.

Có ba vấn đề liên quan đến các nguồn nước sạch là:

- Nước ngày càng trở lên khan hiếm.

- Sự thoái hoá của các vùng đất cần nước vao sản xuất nông nghiệp.

Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam cũng ngày càng trở lên rõ rệt ở nhiều vùng, nhiều khu vực.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước chủ yếu gồm:

Một là, nhu cầu sử dụng nước của thế giới ngày càng tăng. .

Hai là, sản xuất công nghiệp phát triển dẫn đến lượng chất thải của các ngành

công nghiệp vào môi trường nước ngày càng nhiều.

Ba là, lượng nước ngọt phân bố giữa các vùng có sự chênh lệch lớn.

2.5. Suy giảm tính đa dạng sinh học.

Các nguyên nhân chủ yếu gây nên trình trạng suy giảm tính đa dạng sinh học chủ yếu gồm:

Một là, do suy giảm diện tích các khu rừng nhiệt đới

. Hai là, sự can thiệp của con người vào trong môi trường tự nhiên ngày càng

nhiều

Ba là, hiện tượng săn bắt, buôn bán các loài động thực vật hoang dã.

Bốn là, hiện tượng cháy rừng vẫn tiếp tục diễn ra hàng năm.

Năm là, ô nhiêm môi trường không khí, môi trường đất và đặc biệt là môi

Một phần của tài liệu Đề cương chi tiết môn học: Dân số Và Môi trường (Trang 37 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w