Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
479,5 KB
Nội dung
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ HOA TIÊN 1.1 Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Hà Hoa Tiên - Tên gọi: Trường Đại học Hà Hoa Tiên - Tên giao dịch quốc tế: Ha Hoa Tien University - Hội sở chính: Trường Đại học Hà Hoa Tiên -Xã Hoàng Đông - huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam - ĐT: 0351.2.243.082; Fax: 0351.3.836.999 - Website www.hahoatien.edu.vn 1 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên - Email: hahoatien@moet.edu.vn - Giấy phép hoạt động: Quyết định số 1276/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2007 của thủ Thủ tướng Chính phủ. - Ngày thành lập: 25/9/2007 - Số lượng giảng viên: 35 - Chủ tịch Hội đồng quản trị: Đặng Lê Hoa 1.2 Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh giáo dục 1.3 Các hoạt động kinh doanh chiến lược - Đào tạo giáo dục - Nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế 1.4 Tầm nhìn chiến lược Vào năm 2015, Trường Đại học Hà Hoa Tiên được biết đến như một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, kỹ thuật công nghiệp có uy tín, giàu tiềm năng phát triển. Vào năm 2020 Trường Đại học Hà Hoa Tiên được biết đến như một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, kỹ thuật công nghiệp ngang tầm với các trường đại học hàng đầu khu vực đồng bằng sông Hồng. 1.5 Sứ mệnh 2 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên Trường Đại học Hà Hoa Tiên là cơ sở giáo dục đại học đa cấp đa ngành, đa loại hình và đào tạo liên thông, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, tiến hành các hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ của tỉnh Hà Nam, khu vực đồng bằng Sông Hồng và của cả nước. 1.6 Mục tiêu Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức năng lực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, năng lực sáng tạo, có khả năng thích ứng với việc làm trong xã hội, có khả năng tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, có khả năng hợp tác trong hoạt động xí nghiệp. Chỉ tiêu hàng năm của trường là khoảng 1.500 sinh viên, tới năm 2015 trường có ít nhất 6.000 sinh viên. Là trường đại học mang đặc thù đa ngành, đa hệ đa trình độ, nhà trường đào tạo và cấp văn bằng theo hệ thống văn bằng quốc gia. 1.7 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Tổng thu năm 2009 là 1,364 tỷ đồng. 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 2.1 Ngành kinh doanh của doanh nghiệp Năm 2008 2009 2010 Đại học 1,250,000 1,315,000 1,400,000 Công lập 1,025,000 1,065,150 1,120,000 Ngoài công lập 225,000 249,850 280,000 Tỷ lệ % ngoài công lập 18 19 20 2.2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành 3 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên Theo chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì sẽ nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Mở rộng quy mô giáo dục đại học ngoài công lập, phấn đấu đến 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên trong cả nước. Qua số liệu trên có thể thấy ngành kinh doanh giáo dục đào tạo ngoài công lập đang trong thời kỳ tăng trưởng. 2.3 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô 2.3.1 Nhân tố công nghệ - Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với cuộc cách mạng về khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới hiện nay, khoa học và công nghệ đã trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trong đó tri thức và thông tin trở thành yếu tố quan trọng và nguồn tài nguyên đặc biệt, có giá trị cao. Do đó, vai trò của các yếu tố truyền thống trong sản xuất và cạnh tranh đã có sự thay đổi lớn: yếu tố trí tuệ có vai trò quyết định nhất trong mối tương quan với các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn và sức lao động. Đồng thời cũng chính từ nó đã hình thành nên nguồn lực nội sinh cho sự phát triển. - Khoa học và công nghệ đang được ứng dụng vào công tác giảng dạy. Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học: Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục vụ giáo dục. Phát huy tính tích cực tự 4 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xóa bỏ sự lạc hậu về công nghệ và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở GD và ÐT và qua Diễn đàn giáo dục trên website bộ. Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các khóa học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học. - Ứng dụng CNTT trong điều hành quản lý giáo dục: Ðiều tra, khảo sát hiện trạng, xác định nhu cầu và nhiệm vụ về CNTT trong các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục trên toàn quốc, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch ứng dụng CNTT dài hạn của ngành. Ứng dụng CNTT để triển khai thực hiện cải cách hành chính và Chính phủ điện tử, thực hiện việc chuyển phát công văn, tài liệu qua mạng. Tin học hóa công tác quản lý ở các cấp quản lý giáo dục (Bộ, sở, phòng) và ở các cơ sở giáo dục. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục và thống kê giáo dục thông qua việc tích hợp cơ sở dữ liệu từ các cơ sở giáo dục đến các cấp quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục và đào tạo nghiên cứu khai thác và sử dụng kết quả phân tích dữ liệu thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ GD và ÐT cung cấp hằng năm trong công tác quản lý giáo dục của địa phương, đánh giá công tác của từng hội đồng coi thi, chấm thi. - Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đặt ra yêu cầu cho ngành giáo dục cần phải đổi mới trong trương trình giảng dạy sao cho sát với thực tế. 2.3.2 Nhân tố kinh tế - Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hóa 5 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh. - Tình hình kinh tế nước ta ngày càng phát triển chính vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo ngày càng lớn: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Tháng 11/2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong 5 năm 2006-2010, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; giải ngân ước đạt khoảng 13,8 tỉ USD, vượt 16%. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. - Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế mà các khoản đầu tư cho giáo dục cũng ngày càng được tăng cao: Nguồn ngân sách phân bổ cho giáo dục ngày càng tăng cao chiếm gần 20% GDP của Việt Nam. - Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế có ảnh hưởng tới cơ cấu đào tạo các ngành học phù hợp với yêu cầu của xã hội: Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực. Cụ thể là: Tỉ trọng khu vực công nghiệp trong cơ cấu GDP từ 41% (năm 2005) tăng lên 41,1% (năm 2010); khu vực dịch vụ từ 38% (năm 2005) tăng lên 38,3% (năm 2010); khu vực nông nghiệp từ 21% (năm 2005) giảm xuống 20,6% (năm 2010); Cơ cấu lao động trong nông nghiệp từ 57,1% (năm 2005) giảm xuống 6 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên 48,2% (năm 2010); trong công nghiệp và xây dựng từ 18,2% (năm 2005) tăng lên 22,4% (năm 2010); dịch vụ từ 24,7% (năm 2005) tăng lên 29,4% (năm 2010). - Kinh tế phát triển cũng tạo nhiều điều kiện cho các sinh viên có cơ hội đến trường. Sự phát triển nhanh của kinh tế đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy phát triển giáo dục sát với thực tế, đáp ứng mọi yêu cầu thay đổi của thị trường, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. 2.3.3 Nhân tố chính trị pháp luật Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ phương hướng phấn đấu của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn mới là: nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện "chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa", chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. - Ngoài ra, phải phân đấu xây dựng xã hội ta thành một xã hội có trình độ dân trí và học vấn cao. Tùy theo điều kiện cụ thể từng giai đoạn mà nâng dần trình độ phổ cập giáo dục cho toàn dân theo độ tuổi quy định (trước mắt là phổ cập giáo dục tiểu học, tiến lên phổ cập ở bậc trung học cơ sở), khuyến khích để ngày càng có nhiều người lao động trực tiếp sản xuất vươn tới trình độ học vấn cao đẳng, đủ khả năng làm việc trong một hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại. Cần đào tạo điều kiện cho con em các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa… được học hành, tiếp thu nền giáo dục tốt và có khả năng vươn lên trình độ học vấn cao. Như vậy, vừa bảo đảm được sự công bằng xã hội trong giáo dục, vừa góp phần bảo đảm sự phân bố cán bộ khoa học- công nghệ theo vùng và lãnh thổ một cách phù hợp, tạo lực lượng nòng cốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các ngành và các địa phương. - Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển mạnh và có tiến bộ rõ rệt. Mạng lưới trường, lớp về cơ bản đã bảo đảm cho con em 7 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên các dân tộc được học tập ngay tại xã, thôn, bản. Việc củng cố, phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng chỉ tiêu cử tuyển đã tạo thêm điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được đào tạo ở ĐH, CĐ, tạo nguồn cán bộ cho các vùng này. Đã thí điểm và chuẩn bị ban hành chính sách học nghề nội trú cho thanh niên, thiếu niên con em đồng bào dân tộc. Tiếng nói và chữ viết của 8 dân tộc thiểu số đã được đưa vào giảng dạy ở trường tiểu học; trong đó tiếng Hoa và tiếng Khơmer được dạy cả ở trường THCS. -Một số chính sách phát triển giáo dục Chính phủ đã có nhiều chính sách và biện pháp tăng đầu tư cho các vùng khó khăn như chương trình 135, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học v.v. Nhờ vậy, cơ sở vật chất của giáo dục ở vùng khó khăn tiếp tục được củng cố, tăng cường. Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách được học tập, trước hết ở các cấp học phổ cập. - Luật giáo dục ra đời năm 2005 đã tạo cơ sở cho việc quẩn lý hệ thống giáo dục. 2.3.4 Nhân tố văn hóa Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người. Trong suốt mấy ngàn năm, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và coi trọng. 8 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên - Từ xưa đến nay xã hội luôn coi trọng người tài “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Xã hội và gia đình Việt luôn chú trọng tới con đường học tập của con cái. Sự đỗ đạt của con cái trong các kỳ thi là sự hãnh diện không chỉ của một gia đình mà còn là sụ hãnh diện của toàn họ . - Nhiều quỹ khuyến học đươc thành lập nhằm khuyến khích tinh thần học tập của hoc sinh sinh viên. - Tinh thần thi đua học tập trong toàn xã hội ngày càng được nâng cao. - Sự nhận thức của mọi người về giáo dục trong xã hội cũng được cải thiện một cách rõ ràng. Gia đình và xã hội tạo mọi điều kiện để cho học sinh có cơ hội cắp sách tới trường. Trong bối cảnh quốc tế, khi làn sóng kinh tế tri thức đang dâng trào, chúng ta không thể thực hiện công nghiệp hoá đất nước theo mô hinh cũ của các nước đi trước mà phải gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá. Nói một cách khác, chúng ta phải chuyển nền kinh tế chủ yếu còn là kinh tế nông nghiệp cùng một lúc vừa sang nền kinh tế công nghiệp vừa sang nền kinh tế tri thức trên một số lĩnh vực. Để làm được điều đó, nguồn nhân lực phải được đào tạo dồi dào, nhân tài phải được phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng. 2.4 Đánh giá cường độ cạnh tranh 2.4.1 Tồn tại các rào cản ra nhập ngành. - Các thí sinh hầu hết chỉ quan tâm đến các trường dân lập lão làng trong “làng” ĐH Dân lập như: DL Thăng Long, DL Phương Đông, Kinh Doanh Công nghệ… - Do mới được thành lập nên uy tín và thương hiệu của trường vẫn chưa tạo được sức hút đối với thí sinh. Cả trường trông chờ các thí sinh xét vào nguyện vọng 2, 3. - Hiệp hội các trường ĐH ngoài công lập đã có văn bản đề nghị Bộ hạ mức điểm sàn. Đề xuất trên đã không được Bộ GD&ĐT chấp nhận với lý do: khi tiến hành phương thức “ba chung”, cần duy trì một mức điểm sàn nhất định để đảm bảo chất 9 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên lượng đầu vào. Bộ GD-ĐT công bố mức điểm sàn khoàng 13-14 điểm thì trường đứng trước nguy cơ không tuyển được thí sinh. - Không tuyển đủ chỉ tiêu nên nhà trường chấp nhận chịu lỗ để đào tạo. 2.4.2 Quyền lực thương lượng thuộc về phía khách hàng Hiện nay trên cả nước có rất nhiều các trường đại học,cao đẳng và học viện, thí sinh ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn.Các trường phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng giảng dạy,sự đa dạng của ngành nghề đào tạo, uy tín, học phí, Quyền lực thương lượng từ khách hàng thể hện ở: - Vị thế của khách hàng: khách hàng có thể so sánh giữa trường đại học Hà Hoa Tiên và các trường khác trong địa phương và trên cả nước để đưa ra quyết định học. - Thông tin mà các thí sinh có được về trường Hà Hoa Tiên còn ít, chưa được phổ biến. - Sự khác biệt hóa của trường với các trường khác: do mới thành lập chưa được bao lâu nên chưa tạo được niềm tin trong tâm trí mọi người và chưa tạo ra được sự khác biệt hóa với các trường khác. - Mức độ sẵn có của các trường Đại học thay thế: hiện nay trong cả nước có rất nhiều các trường đại học đào tạo các chuyên ngành giống như trường Hà Hoa Tiên vì vậy thí sinh có thể dễ dàng chuyển đổi từ trường Hà Hoa Tiên sang các trường khác phù hợp hơn. 2.4.3 Đe dọa từ các sản phẩm thay thế - Nhiều trường ĐH công lập cũng chỉ lấy điểm điểm chuẩn và điểm xét NV2 bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT nên các thí sinh sẽ lựa chọn trường công lập. Như trên địa bàn tỉnh Nam Định có tới 3 trường ĐH công lập đều xét tuyển bằng điểm sản của Bộ. - Doanh nghiệp “nhảy” vào đào tạo để đẩy mạnh lực lượng nhân lực công nghệ thông tin, đại học FPT là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc mở 10 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên [...]... trình Quản trị chiến lược – Đại học Kinh tế quốc dân - Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 (Dự thảo lần thứ mười bốn 30-12-2008) - www.dantri.com - www.hahoatien.edu.vn 32 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên - http://tuanvietnam.net - www.google.com - http://www.moet.gov.vn 33 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên ... thuận lợi, là trường đại học đầu tiên của tỉnh Hà Nam, nhà trường có những chiến lược như chiến lược dẫn đầu chi phí để cạnh tranh với các trường khác trong và ngoài khu vực Mặc dù công tác tuyển sinh của Hà Hoa Tiên gặp rất nhiều khó khăn Hiện tại số lượng sinh viên của trường còn ít, nhà trường vẫn phải đào tạo 31 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên chịu lỗ nhưng trong... lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên 4 CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẠI HỌC HÀ HOA TIÊN Mục tiêu chung: Phấn đấu đến 2015, Trường Đại học Hà Hoa Tiên được biết cđến như một trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, kỹ thuật công nghiệp có uy tín, giàu tiềm năng phát triển Ngang tầmvới các trường đại học hàng đầu khu vực đồng bằng... Hệ sau đại học: sẽ liên kết đào tạo với Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội; Hệ đại học; Hệ Cao đẳng; Ngoài ra trường còn có các hệ: Trung học, các lớp đại học chuyên tu, tại chức, Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, mở các lớp cấp chứng chỉ + Trường liên kết đào tạo: Liên kết đào tạo với các trường đại học: Đại học Bách Khoa, Đại học Tài Chính Kế Toán, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc... sách "mở cửa" của nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo cơ hội lớn cho nhà trường "đi tắt, đón đầu" để sớm có các 13 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên chương trình, giáo trình tiên tiến và sớm đào tạo được các chuyên gia trẻ đẳng cấp quốc tế - Liên kết đào tạo với các trường đại học: Đại học Bách Khoa, Đại học Tài Chính Kế Toán, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc Gia... bề dày thành tích, kinh nghiệm tốt 3,1 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 3.1 Sản phẩm chủ yếu: Giáo dục đào tạo 17 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên 3.2 Thị trường: Tỉnh Hà Nam, khu vực đồng bằng Sông Hồng và của cả nước 3.3 Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị 3.3.1 Các nguồn lực của nhà trường - Trường Đại học Hà Hoa Tiên được quy hoạch thành 5... nghề đào tạo: Tin học, ngoại ngữ, kế toán, điện - điện tử, điện lạnh, gò hàn, nhiệt luyện, cơ khí, sửa chữa bảo dưỡng công nghiệp, ôtô, xe máy, vận tải, xuất khẩu lao động….vv Thời gian đào tạo: 3 tháng, 6 tháng, 18 tháng 19 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên - Tuyển sinh: Trung tâm luyện thi Đại học: trường Đại học Hà Hoa Tiên tổ chức luyện thi đại học cấp tốc khối... những chiến lược tăng trưởng của mình, trường Đại học Hà Hoa Tiên sẽ sớm trở thành cơ sở giáo dục đại học đa cấp đa ngành, đa loại hình và đào tạo liên thông, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, tiến hành các hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ của tỉnh Hà Nam, khu vực đồng bằng Sông Hồng và của cả nước DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Khải luận Quản Trị Chiến Lược - Chiến lược cạnh... 2011-2012 TRƯỜNG ĐH Mức học phí bình quân: + Bậc đại học khoảng 3.000.000 đ/tháng HOA SEN Một số ngành, nếu chọn chương trình học bằng tiếng Anh: 3.300.000 đ/tháng Từ bảng trên có thể thấy được trường ĐH Hà Hoa Tiên có mức học phí thấp nhất trong tất các các trường Dân lập Các chính sách triển khai chiến lược: 26 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên - Kế hoạch phát triển... NHẬN XÉT Qua bài phân tích chiến lược của trường Đại học Hà Hoa Tiên, chúng tôi nhận thấy chiến lược của trường là đúng đắn Ngay từ khi mới thành lập, trường ĐH Hà Hoa Tiên đã xác định cho mình tầm nhìn, sứ mạng và luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu đặt ra Với lợi thế về nguồn vốn, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo của trường Hà Hoa Tiên đều đạt và vượt chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo, . trường đại học hàng đầu khu vực đồng bằng sông Hồng. 1.5 Sứ mệnh 2 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên Trường Đại học Hà Hoa Tiên là cơ sở giáo dục đại học đa. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ HOA TIÊN 1.1 Giới thiệu sơ lược về Trường Đại học Hà Hoa Tiên - Tên gọi: Trường Đại học Hà Hoa Tiên - Tên giao dịch quốc tế: Ha Hoa Tien University - Hội sở chính: Trường Đại học. tháng. 19 Nhóm 5 Phân tích chiến lược kinh doanh của trường Đại học Hà Hoa Tiên - Tuyển sinh: Trung tâm luyện thi Đại học: trường Đại học Hà Hoa Tiên tổ chức luyện thi đại học cấp tốc khối A, D1