Hànghoá nhập khẩu còn bị chi phối bởi hàng loạt các quy định về trách nhiệm của nhàsản xuất và người kinh doanh sản phẩm về việc phải bồi thường đối với các thiệt hại do sử dụng những sả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM (PRODUCT LIABILITY)
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NƯỚC PHÁT TRIỂN
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hương Giang
Lớp : Anh 1 Luật Kinh Doanh Quốc Tế
Giáo viên hướng dẫn : TS Tăng Văn Nghĩa
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Trang 2ALI The American Law Institute Viện luật Hoa Kỳ
ASEAN The Assosiation of the South East
ASTA American Spice Trade Association Hiệp hội gia vị Hoa Kỳ
DIN German Institute for Standardization
(Deutsches Institut für Normung) Tiêu chuẩn công nghiệp Đức
FTC Federal Trade Commission of US Uỷ ban thương mại liên bang MỹHACCP Hazard Analysis and Critical Control
Point
Hệ thống phân tích mối nguy hiểm
và kiểm soát điểm tới hạnJIS Japanese Industrial Standards tiêu chuẩn công nghiệp Nhật BảnTBT Technical Barriers to Trade Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong
thương mạiTQM Total Quality Management phương pháp quản lý chất lượng
đồng bộ
thủy sản Việt NamMỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ LUẬT TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM 4
I Khái quát về trách nhiệm sản phẩm 4
1 Khái niệm sản phẩm 4
Trang 32 Khái niệm về người sản xuất 6
3 Khái niệm khuyết tật sản phẩm 7
4 Khái niệm về trách nhiệm sản phẩm 10
II Khái quát về pháp luật trách nhiệm sản phẩm 13
1 Lịch sử phát triển của pháp luật trách nhiệm sản phẩm 13
2 Những nội dung chủ yếu của pháp luật trách nhiệm sản phẩm 16
2 1 Tổng quan 16
2 2 Đối tượng áp dụng Luật trách nhiệm sản phẩm 17
2 3 Nguyên tắc áp dụng Luật trách nhiệm sản phẩm 18
2 4 Nguyên tắc về TNSP của nhà sản xuất 20
2 5 Hậu quả pháp lý do vi phạm pháp luật trách nhiệm sản phẩm 22
2 6 Các trường hợp miễn trách : 24
2 7 Khiếu nại và khởi kiện về trách nhiệm sản phẩm 25
III Vấn đề trách nhiệm sản phẩm tại Việt Nam 27
1 Quản lý chất lượng sản phẩm 27
2 Nhận thức của doanh nghiệp 28
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN 30
I Tình hình xuất khẩu vào thị trường nước phát triển 30
1 Tổng quan 30
2 Tình hình xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 30
3 Tình hình xuất khẩu vào thị trường EU 32
4 Tình hình xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản 34
II Những vấn đề về trách nhiệm sản phẩm đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển 35
1 Tổng quan 35
2 Yêu cầu về trách nhiệm sản phẩm ở một số thị trường cụ thể 37
2 1 Tại thị trường Hoa Kỳ 37
Trang 42 2 Tại Thị trường E U 42
2 3 Tại Thị trường Nhật Bản 46
3 Những quy định về tiêu chuẩn, chất lượng của hàng hóa nhập khẩu 48
4 Vấn đề lạm dụng pháp luật TNSP 51
5 Sự thiếu hiểu biết về pháp luật quốc tế của các doanh nghiệp VN 53
III Một số vụ việc liên quan trách nhiệm sản phẩm đã xảy ra 56
1 Tổng quan 56
2 Trường hợp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản bị trả lại do nhiễm Chloraphenicol 57
2 1 Tổng quan 57
2 2 Diễn biến vụ việc thủy sản bị nhiễm Chloraphenicol 58
2 3 Nhận xét 61
3 Trường hợp nước tương Chinsu tại thị trường EU có hàm lượng 3- MPCD vượt quá tiêu chuẩn 63
3 1 Chất 3-MCPD và các tiêu chuẩn định mức tối đa 63
3 2 Diễn biến vụ việc và trách nhiệm của người sản xuất Việt Nam 64
3 3 Nhận xét 66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO DOANH NGHIỆP VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NƯỚC PHÁT TRIỂN 68
I Xu hướng áp dụng luật trách nhiệm sản phẩm trong thương mại quốc tế .68
1 Tổng quan 68
2 Một số trường hợp cụ thể 70
2 1 Vụ việc thú nuôi tại Mỹ chết do thức ăn có melamine 71
2 2 Vụ việc sữa cho trẻ em nhiễm Melamine tại Trung Quốc 73
3 Nhận xét 75
II Một số đề xuất đối với doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường các nước phát triển 76
1 Về quản lý chất lượng sản phẩm 76
Trang 52 Tìm hiểu quy định pháp luật có liên quan của nước nhập khẩu 80
3 Về soạn thảo hợp đồng xuất khẩu 82
4 Về quản lý rủi ro TNSP 85
5 Giải quyết tranh chấp về TNSP 86
6 Mua bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm 88
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 97
Phụ lục số 1: Luật Trách nhiệm sản phẩm Nhật Bản (Luật số 85/ 1994) 97
Phụ lục số 2: Chỉ thị 85/374/EEC của Liên minh châu Âu về vấn đề TNSP 99
Phụ lục số 3: so sánh pháp luật TNSP Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU 105
Phụ lục số 4: Sự khác biệt về các thủ tục giải quyết vấn đề trách nhiệm sản phẩm tại tòa án của các nước thành viên EU 107
Phụ lục số 5: Việc thực thi chỉ thị của EC về TNSP vào các quy định pháp luật của các nước thành viên EU tính đến 1999) 111
Phụ lục số 6: Lịch sử hình thành pháp luật TNSP Nhật Bản 114
Phụ lục số 7: các tiêu chuẩn đối với hàng nông sản, thuỷ sản và thực phẩm nhật khẩu vào EU 115
Phụ lục số 8: tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU 2 tháng đầu năm 2009 116
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Trong xu thế hội nhập toàn cầu và tự do hóa thương mại, thị trường các nướcphát triển là những thị trường đầy tiềm năng hấp dẫn các nhà xuất khẩu Tuy nhiênđây cũng là những thị trường “khó tính” với yêu cầu cao về sản phẩm nhập khẩu.Hàng hoá nhập khẩu vào thị trường các nước phát triển được kiểm soát bằng một hệthống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi an ninh quốc gia,lợi ích kinh tế hoặc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng Hànghoá nhập khẩu còn bị chi phối bởi hàng loạt các quy định về trách nhiệm của nhàsản xuất và người kinh doanh sản phẩm về việc phải bồi thường đối với các thiệt hại
do sử dụng những sản phẩm chất lượng không đảm bảo
Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường các nước phát triển nóichung gặp phải những vẫn đề về trách nhiệm sản phẩm (TNSP) Thực tiễn cho thấynhiều doanh nghiệp đã phải bồi thường cho người tiêu dùng những khoản tiềnkhổng lồ do hàng hóa có khuyết tật, thiếu an toàn gây tổn hại đến tài sản, sức khỏe,thậm chí tính mạng của người tiêu dùng Việc khối lượng lớn đồ chơi sản xuất ởTrung Quốc nhập vào Mỹ bị thu hồi, các công ty thuốc lá phải bồi thường cho nhiềubệnh nhân ung thư là một vài minh chứng Các quy định về TNSP buộc các doanhnghiệp phải đảm bảo độ an toàn của sản phẩm khi đưa vào lưu thông và phải cảnhbáo cho người tiêu dùng những tác động xấu của việc sử dụng sản phẩm mà họbuộc phải thấy tại thời điểm thiết kế, sản xuất hoặc đưa sản phẩm vào thị trường Viphạm nghĩa vụ này, doanh nghiệp, người sản xuất phải bồi thường những tổn hạigây cho người tiêu dùng TNSP còn bảo vệ người tiêu dùng ở mức độ cao hơn nữa,
đó là khi nhà sản xuất, nhập khẩu bồi thường những tổn hại gây cho người tiêu dùngđược áp dụng ngay cả khi không có lỗi của họ
Trước thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm sản phẩm (Product
Liability) và những vấn đề đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển”
để làm khóa luận tốt nghiệp của mình Hi vọng khóa luận này có thể góp một phần
Trang 7trong việc giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thành công hơn khi xuấtkhẩu vào thị trường các nước phát triển Thành công của doanh nghiệp không chỉ làxuất khẩu và tiêu thụ được hết hàng hóa tại thị trường đó, mà thành công này chỉ cókhi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tốt, đảm bảo an toàn cho người tiêudùng Điều đó nghĩa là doanh nghiệp có thể giải quyết được những vấn đề về tráchnhiệm sản phẩm đặt ra khi xuất khẩu
2 Mục đích nghiên cứu khóa luận
- Làm rõ các vấn đề cơ bản về trách nhiệm sản phẩm và pháp luật trách nhiệmsản phẩm nói chung và của một số nước tiêu biểu
- Phân tích những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thịtrường các nước phát triển liên quan tới trách nhiệm sản phẩm
- Đề xuất những giải pháp cho doanh nghiệp khắc phục những mặt trái, nhữngnguy cơ cũng như việc giải quyết tranh chấp về TNSP
3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật của một số nước phát triển.Đồng thời, khóa luận còn tập trung nghiên cứu vấn đề TNSP đang hình thànhtại Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các khái niệm, đối tượng và nguyên tắc ápdụng của pháp luật TNSP và các án lệ liên quan đến trách nhiệm sản phẩm của 1 sốnước phát triển và một số khía cạnh về TNSP tại Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng đểhoàn thành khóa luận bao gồm:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích và so sánh
6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Trang 8- Chương 1: Tổng quan về trách nhiệm sản phẩm và luật trách nhiệm sảnphẩm
- Chương 2: Vấn đề về TNSP đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước pháttriển
- Chương 3: Một số đề xuất cho doanh nghiệp về TNSP khi xuất khẩu vào thịtrường nước phát triển
Tôi xin bày lòng biết ơn sâu sắc tới TS Tăng Văn Nghĩa, thầy đã tận tình chỉbảo, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìmkiếm tài liệu, thu thập thông tin và hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM VÀ
Dưới giác độ Marketing thì sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhu cầumong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chàobán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng Theo đó,một sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ hai yếu tố cơ bản vật chất và phi vậtchất Như vậy, theo quan điểm của cả Marketing và Tiêu chuẩn quản lý chất lượngISO, sản phẩm gồm 2 bộ phận: hàng hóa và dịch vụ Tuy nhiên, theo quy định củapháp luật Việt Nam hiện hành thì: “sản phẩm là kết quả của các hoạt động, các quátrình bao gồm phần mềm, phần cứng và vật liệu để chế biến hoặc đã được chếbiến” 1 Khái niệm này tương đồng với khái niệm hàng hóa của tiêu chuẩn Quốc tếISO 9000:2000
Khi xem xét trên góc độ pháp luật, theo khái niệm của Luật Trách nhiệm sảnphẩm Nhật Bản (Luật số 85, 1994) thì thuật ngữ “Sản phẩm” có nghĩa là tài sản
1 Khoản 1, điều 3, nghị định 179/2004/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 21/10/2004 về quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Trang 10được sản xuất hoặc chế biến có thể di chuyển được 2 Như vậy, Đối tượng điềuchỉnh của luật này là “sản phẩm” chỉ hạn hẹp trong hàng hóa và hàng hóa đó phải làtài sản hữu hình Chỉ những sản phẩm đã qua chế biến mới là đối tượng điều chỉnhcủa luật này, Những sản phẩm là kết quả của quá trình lao động nhưng không quachế biến như: khoáng sản, sản phẩm nông lâm ngư nghiệp chưa chế biến hoặc đónggói, các tài sản vô hình như phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại…đều khôngđược điều chỉnh bởi pháp luật trách nhiệm sản phẩm
Theo chỉ thị 34/1999 về trách nhiệm sản phẩm của Liên minh châu Âu EUthì sản phẩm là mọi động sản kể cả động sản sáp nhập trong động sản hoặc bất độngsản khác, sản phẩm bao gồm cả điện3 Như vậy, sản phẩm với tư cách là đối tượngđiều chỉnh của luật này mở rộng hơn quan điểm của Luật TNSP Nhật Bản, xem xétsản phẩm trên góc độ đặc tính của chúng Động sản ở đây có thể bao gồm cả nhữngnông lâm ngư sản chưa qua chế biến Điện năng cũng được coi như một loại nhiênliệu, một bộ phận cấu thành của sản phẩm Trong khi đó, “Restatements 3rd Torts”(luật bồi thường thiệt hại, bản sửa đổi lần thứ 3) 1997 của Hoa Kỳ định nghĩa sảnphẩm là những tài sản cá nhân hữu hình, bao gồm cả nguyên liệu chưa qua chế biến.Quy định của pháp luật Hoa Kỳ không quan tâm tới quá trình tạo ra sản phẩm chỉxem xét sản phẩm trên khía cạnh hình thái vật chất và chủ thể sở hữu sản phẩm
Tóm lại dưới giác độ của TNSP, sản phẩm bao gồm những động sản được sản xuất hoặc chế biến 4 , nó không phụ thuộc vào việc sản xuất theo dây chuyền công nghiệp với quy mô lớn hay sản xuất thủ công những sản phẩm riêng lẻ 5 Cách hiểu
này tương đồng với quy định của pháp luật ở nhiều nước về sản phẩm đồng thờimang tính chất đặc thù của pháp luật trách nhiệm sản phẩm
2 Nguyên văn trích Luật trách nhiệm sản phẩm Nhật Bản số 85/1994: “the term “product “means movable property manufactured or processed “
3 Nguyên văn trích chỉ thị 34/1999 về trách nhiệm sản phẩm của Liên minh châu Âu EU : ‘product’ means all movables even if incorporated into another movable or into an immovable ‘Product’ includes electricity
4 Theo điều 2 điểm 2 luật TNSP CHLB Đức (produkthaftungsgetz sửa đổi 2002)
5 TS Tăng Văn Nghĩa (2008), “Bàn về Luật trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế “, tạp chí Nhà nước và pháp luật, (2), trang 41-49
Trang 112 Khái niệm về người sản xuất
Các quan niệm về sản phẩm đều đồng nhất ở điểm, sản phẩm là kết quả củamột quá trình (sản xuất hoặc/ và chế biến), điều đó dẫn tới việc cần tìm hiểu kháiniệm về chủ thể thực hiện quá trình tạo ra sản phẩm đó, cụ thể là “người sản xuất”
“Người sản xuất” theo cách hiểu thông thường là những người làm ra sản phẩm, dùsản phẩm của họ được sử dụng cho tiêu dùng cá nhân hay kinh doanh
Dưới giác độ nghiên cứu về TNSP thuật ngữ “người sản xuất” là tất cảnhững người tham gia vào quá trình tạo biến đổi đầu vào thành đầu ra để tạo nênsản phẩm và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng Họ đều được coi như làngười sản xuất thực tế của sản phẩm từ góc độ sản xuất, chế biến, nhập khẩu hoặckinh doanh, và những trường hợp khác do hành vi của họ nhằm mục đích kinhdoanh thu lợi nhuận Do vậy, người sản xuất phải chịu trách nhiệm về sản phẩm củamình trước pháp luật
Người sản xuất bao gồm:
- Những người trực tiếp sản xuất: người sản xuất thành phẩm, người chế biếnnguyên liệu thô, người sản xuất bán thành phẩm, những người tương tự nhưnhững người sản xuất (Quasi-producers)
- những người không tham gia sản xuất: người tiêu thụ (bao gồm: người bánhàng, người xuất nhập khẩu…)
Người sản xuất thành phẩm, người chế biến nguyên liệu thô, người sản xuấtbán thành phẩm là những người trực tiếp tham gia vào sản xuất, tạo ra sản phẩm
Người tương tự như những người sản xuất là những người mà thông qua việcdán tên, thương hiệu, nhãn hiệu hay đặc trưng khác của mình trên sản phẩm đã giớithiệu mình với tư cách là người sản xuất sản phẩm này, hoặc bất cứ ai mà đặt biểutượng tên, v.v… trên sản phẩm thể hiện rằng mình là người sản xuất ra sản phẩm vàchịu trách nhiệm đối với sản phẩm đó
Người không tham gia trực tiếp sản xuất gồm: người bán hàng, người xuấtnhập khẩu Đây là những người không liên quan trực tiếp quá trình sản xuất sảnphẩm nhưng tham gia vào vòng đời của sản phẩm trong quá trình phân phối tới
Trang 12người tiêu dùng Họ cũng phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm mà mình phânphối khi sản phẩm đó gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng Chẳng hạn, người nhậpkhẩu đã không dán nhãn phụ bằng ngôn ngữ trong nước cho sản phẩm mà mìnhnhập khẩu, nhằm hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng, trong trường hợp người
đó dùng sai quy cách dẫn đến có thiệt hại, người nhập khẩu sẽ phải chịu trách nhiệmbồi thường theo quy định của pháp luật Vì thế, đối với pháp luật TNSP, họ cũng làngười sản xuất
Tóm lại:
Người sản xuất là những người tham gia vào quá trình tạo ra và phân phốisản phẩm nhằm mục đích kinh doanh Họ phải chịu trách nhiệm cho những sảnphẩm của mình trước người tiêu dùng Họ là đối tượng chịu trách nhiệm sản phẩm
Từ phần sau của khóa luận, thuật ngữ “người sản xuất” sẽ dùng để chỉ chungnhững chủ thể phải chịu trách nhiệm sản phẩm như: người sản xuất thực sự, ngườitương tự người sản xuất, người phân phối, người xuất nhập khẩu
3 Khái niệm khuyết tật sản phẩm
Sau khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng, người sản xuất vẫn phải chịu tráchnhiệm đối với sản phẩm đó nếu sản phẩm gây thiệt hại cho người tiêu dùng dù thờigian bảo hành sản phẩm còn hay không Trước đây, trách nhiệm sản phẩm dựa trênnguyên tắc lỗi, người bị thiệt hại chỉ được bồi thường khi chứng minh được hành vi
có lỗi của người sản xuất có quan hệ nhân quả với thiệt hại của mình Ví dụ, một chitiết máy không được lắp chặt đúng mức, người sử dụng bị tai nạn Giám định kếtluận, chi tiết đó không đảm bảo độ an toàn Trong trường hợp này người sản xuất sẽphải bồi thường do có lỗi Trong một trường hợp khác, người tiêu dùng sử dụngnước uống có ga, sau đó ăn kẹo Mentos và bị phản ứng phụ dẫn tới ngộ độc Ở đâykhông có lỗi của nhà sản xuất do sản phẩm đó an toàn Tuy nhiên, người nhập khẩusản phẩm đó đã không dán nhãn phụ để cảnh báo đầy đủ cho khách hàng về nhữngkhả năng nguy hiểm có thể xảy ra Trong trường hợp này người tiêu dùng có đượcbồi thường hay không?
Trang 13Để bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật nhiều nước đã chuyển từ nguyên tắctrách nhiệm dựa trên lỗi sang nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật của sảnphẩm Người sử dụng bị thiệt hại không quan tâm đến lỗi của nhà sản xuất mà chỉcần chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của mình và khuyết tật của sảnphẩm không phụ thuộc vào lỗi cố ý hay vô ý của nhà sản xuất
Dưới góc độ nghiên cứu về TNSP, có thể hiểu: “khuyết tật của sản phẩm là
sự thiếu an toàn mà một sản phẩm thông thường cần có, dẫn đến các tổn thất liên quan đến sức khỏe, tính mạng và tài sản cho người sử dụng” 6
Khuyết tật của sản phẩm được chia thành 3 loại chính:
- Khuyết tật do thiết kế (Design defects)
- Khuyết tật do sản xuất (Manufacturing defects)
- Khuyết tật do cảnh báo không đầy đủ (Failure to warn defects)
Khuyết tật do thiết kế là những khuyết tật của sản phẩm trong trường hợpthiệt hại do sản phẩm gây ra có thể tránh hoặc được giảm nhẹ bằng một mẫu thiết kếhợp lý khác Theo nguyên tắc này, nhà sản xuất phải thiết kế các sản phẩm sao chosản phẩm phải an toàn đối với mọi mục đích sử dụng có thể dự đoán trước Bênnguyên có thể kiện nhà sản xuất với lí do thân chủ của họ bị tổn hại khi sử dụng sảnphẩm mà đáng ra các tổn thương đó hoàn toàn có thể tránh được nếu nhà sản xuấtđưa ra một mẫu thiết kế phù hợp hơn Bên nguyên cần đưa ra các bằng chứng cótính thuyết phục và có xác nhận của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan về mẫuthiết kế chưa hợp lý của nhà sản xuất Ví dụ, một nhà sản xuất ô tô thiết kế mộtchiếc xe với các bồn chứa nhiên liệu được đặt trong một vị trí mà nó có thể phát nổdưới tác động của tốc độ có thể được coi như một khiếm khuyết
Khuyết tật do sản xuất là những khuyết tật của sản phẩm khi sản phẩm sai lệchvới thiết kế gốc mặc dù đã thực hiện tất cả những biện pháp cẩn trọng trong quátrình sản xuất và marketing Một sản phẩm được coi như là có khuyết tật do sảnxuất khi sản phẩm đó không được sản xuất tuân theo đặc điểm thiết kế hoặc các tiêuchuẩn kĩ thuật hoặc sản xuất với chất liệu không thích hợp Khuyết tật do sản xuất
6 TS Tăng Văn Nghĩa (2008), “Bàn về Luật trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế “, tạp
chí Nhà nước và pháp luật, (2), trang 41-49
Trang 14có thể phát sinh từ việc lắp ráp nhầm thiết bị, lắp ráp thiếu bộ phận, các bộ phận lắpráp bị biến dạng hoặc sử dụng những nguyên liệu kém chất lượng hoặc có khuyếttật Hiện tượng này xuất hiện khi các thành phẩm được sản xuất ra không tuân theo
dự kiến hoặc các quy cách phẩm chất của nhà sản xuất đề ra Ví dụ, khung xe ô tôđược hàn làm thân một máy móc thiết bị khác không phù hợp sẽ được phân loại như
là một lỗi sản xuất
Khuyết tật do cảnh báo không đầy đủ là những khuyết tật của sản phẩm trongtrường hợp thiệt hại có thể tránh hoặc giảm nhẹ nếu sử dụng những chỉ dẫn haycảnh báo phù hợp
Ngoài các khuyết tật vốn có trong sản phẩm, các khuyết tật còn có thể tựxuất hiện trong quá trình phân phối Ví dụ, hóa chất có tính ăn mòn phải được đónggói trong container thích hợp Việc không dán nhãn phụ, hướng dẫn, hoặc các cảnhbáo về một sản phẩm hay cách thức vận chuyển khi nhập khẩu cũng có thể tạo nênkhiếm khuyết cho sản phẩm Những trường hợp gây nguy hiểm phải được cảnh báocho người tiêu dùng, giải thích cách sử dụng thích hợp, các trường hợp có khả nănggây hại, và các bước giải quyết trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến sản phẩm
Nguyên tắc dán nhãn đúng quy cách bao gồm các đơn xin bồi hoàn đínhtrong brochures (tài liệu quảng cáo), sản phẩm trưng bày, và quảng cáo công khai.Việc này phải được tự nguyện thực hiện ngoài bảo hành và các quy định bắt buộckhác bởi vì người bán bị ràng buộc chặt chẽ các nghĩa vụ đối với người sử dụnghoặc mua các sản phẩm dù không do người bán sản xuất
Thậm chí khi một nhà sản xuất quảng cáo hàng hóa thông qua các phươngtiện thông tin truyền thông thì họ phải có trách nhiệm đảm bảo rằng các sản phẩm
có chất lượng tốt cho đại bộ phận công chúng, nghĩa là quảng cáo đó phải đúng sựthực Một số các tòa án cho phép người tiêu dùng bị thiệt hại được khởi kiện ngay
cả khi họ không đọc nhãn mác trên sản phẩm Điều này có nghĩa là một khi quảngcáo hướng tới đối tượng là phần lớn công chúng và làm ảnh hưởng tới quyết địnhmua hàng của họ thì các nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu cóthiệt hại đối với người tiêu dùng
Trang 15Tóm lại:
Khuyết tật của sản phẩm là sự thiếu an toàn mà một sản phẩm thông thườngcần có, có thể gây thiệt hại cho người sử dụng Khuyết tật sản phẩm là yếu tố cấuthành không thể thiếu của TNSP Người sản xuất phải thực sự chú ý lường tới cáckhuyết tật trong cả quá trình sản xuất và phân phối bởi người sản xuất sẽ phải bồithường nếu người tiêu dùng bị thiệt hại chứng minh được mối quan hệ nhân quảgiữa khuyết tật của sản phẩm và thiệt hại của mình, dù người sản xuất có lỗi haykhông
4 Khái niệm về trách nhiệm sản phẩm
Nghĩa vụ của người sản xuất, phân phối và tiêu thụ là phải cung cấp sảnphẩm không có khuyêt tật, không gây nguy hiểm cho người sử dụng và phải chịutrách nhiệm đối với những sản phẩm có khuyết tật
Có thể hiểu Trách nhiệm sản phẩm là khái niệm dùng để chỉ trách nhiệm của nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ (kể cả người xuất khẩu) liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe khi sản phẩm có khuyết tật.
7
Trong đó, sản phẩm có khuyết tật là nguyên nhân và kết quả là thiệt hại xảy
ra cho người sử dụng hoặc người có liên quan Như vậy, người bị thiệt hại chỉ cầnchứng minh sản phẩm có khuyết tật và khuyết tật đó dẫn tới thiệt hại của mình Tuynhiên, khuyết tật có thể xuất hiện ở một trong các khâu trong quá trình sản xuất ,phân phối sản phẩm, người bị thiệt hại cần xác định trách nhiệm bồi thường thiệthại do khuyết tật đó thuộc về người sản xuất nào8
Trong hầu hết các vụ việc đã được xét xử, trách nhiệm của nhà sản xuất đượcxem xét theo bốn trường hợp sau9:
- Lỗi bất cẩn (Negligence)
- Vi phạm điều khoản bảo hành (breach of warranty)
- Miêu tả không trung thực (mispresentation)
7 TS Tăng Văn Nghĩa (2008), “Bàn về Luật trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế “, tạp
chí Nhà nước và pháp luật, (2), trang 41-49
8 Khái niệm về người sản xuất được nêu trong phần I 2 chương 1 của luận văn này
9 Theo http://legal-dictionary thefreedictionary com/Product+Liability
Trang 16- Trách nhiệm pháp lý tuyệt đối (strict tort liability)
Lỗi bất cẩn có thể được hiểu là nhà sản xuất đã không hoặc ít có sự quan tâmcần thiết, đúng mức, không thực hiện một số nghĩa vụ pháp lý của mình đối với sảnphẩm Nhà sản xuất đó có thể bị buộc phải chịu trách nhiệm cho những sơ sót trongkhâu sản xuất, thiêt kết, lắp ráp sản phẩm mà sơ sót đó dẫn tới thiệt hại cho ngườitiêu dùng Ví dụ, một công ty sản xuất sẽ mắc lỗi sơ xuất nếu không quản lý côngnhân thực hiện đúng quy trình sản xuất dẫn tới tạo ra một sản phẩm không đủ antoàn
Vi phạm điều khoản bảo hành có thể được hiểu là người bán đã không thựchiện đầy đủ các điều khoản trong cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hóa Phápluật quy định rằng người bán phải đảm bảo thực hiện những cam kết về nghĩa vụbảo hành và phải chịu trách nhiệm về những cam kết đó
Miêu tả không trung thực trong các chương trình quảng cáo và xúc tiến bánhàng của một sản phẩm có thể hiểu là nhà sản xuất đưa tới người tiêu dùng nhữngthông tin sai lệch về độ an toàn cần có của sản phẩm, không cảnh báo những trườnghợp có thể gây nguy hiểm khi sử dụng, cố tình che giấu các mối nguy hiểm tiềm ẩnhay sơ xuất khi miêu tả sản phẩm Nguyên đơn muốn khởi cho những thiệt hại củamình cần chứng minh khi sử dụng sản phẩm người đó đã thực sự tin tưởng vàonhững thông tin mà nhà sản xuất đã quảng cáo Lỗi miêu tả không trung thực có thểđược xét xử theo hướng đó chỉ là hành vi vi phạm điều kiện bảo hành hoặc là một
sự vi phạm pháp luật
Trách nhiệm pháp lý tuyệt đối hay trách nhiệm không phụ thuộc vào lỗi làviệc nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm phải chịu trách nhiệm đối với mọi cánhân bị thiệt hại do sản phẩm, cho dù có lỗi hay không Điều này cho phép người bịthiệt hại, nhân chứng hoặc người thứ 3 đều có quyền khởi kiện nhà sản xuất trongtrường hợp có thiệt hại cho người tiêu dùng khi họ ở vị thế yếu hơn trong việcchứng minh nhà sản xuất có lỗi hay không Bên bị thiệt hại chỉ phải chứng minhrằng sản phẩm đó có khuyết tật, khuyết tật đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra cácthương tích, và làm sản phẩm có những nguy hiểm không lường trước được Xét
Trang 17trên góc độ kinh tế, trách nhiệm pháp lý tuyệt đối được đặt ra xuất phát từ tiềm lựctài chính của nhà sản xuất và khả năng san sẻ trách nhiệm với xã hội thông qua chiphí kinh doanh và thể hiện ở giá sản phẩm
Nhà sản xuất thường có trách nhiệm :
- Đảm bảo người tiêu dùng có đầy đủ thông tin cần thiết giúp họ lường trước được những rủi ro có thể xảy ra
- Giám sát, đảm bảo sự an toàn của các sản phẩm - ví dụ, thường xuyên thử nghiệm các sản phẩm, lưu trữ các đăng ký, điều tra, chứng nhận chất lượng sản phẩm
- Có hành động tích cực nếu phát hiện trường hợp sản phẩm có khuyết tật
- Tích cực hợp tác khắc phục hậu quả do khuyết tật của sản phẩm
- Bồi thường cho người bị thiệt hại theo phán quyết của tòa án
Những nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm tuy không trực tiếp tham gia vàoquá trình sản xuất nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm:
- Tiếp tục cung cấp những thông tin về độ an toàn của sản phẩm
- Trợ giúp giám sát an toàn của sản phẩm, chẳng hạn điều tra các khiếu nại và thông báo cho nhà sản xuất
- Hợp tác với người sản xuất và bên thứ ba (chẳng hạn đại lý ủy quyền) trong việc tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn sản phẩm
- Thông báo cho chính quyền về các biện pháp bảo đảm an toàn và lưu trữ các giấy tờ, chứng nhận nguồn gốc, giấy chứng nhận bán hàng, bảo hành
- Tích cực khắc phục hậu quả nếu có thiệt hại, bồi thường theo phán quyết của tòa án nếu khuyết tật thuộc về trách nhiệm của người phân phối
Tóm lại:
Pháp luật TNSP các nước đều quy định các nhà sản xuất, phân phối, tiêuthụ… đều phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩmgây ra cho người sử dụng Trách nhiệm sản phẩm thường dựa trên những nguyêntắc pháp lý về sự bất cẩn, miêu tả không trung thực, vi phạm bảo hành và tráchnhiệm pháp lý tuyệt đối
Trang 18II Khái quát về pháp luật trách nhiệm sản phẩm
1 Lịch sử phát triển của pháp luật trách nhiệm sản phẩm
Lịch sử của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm chủ yếu là sự biến chuyểntừng bước của học thuyết quan hệ độc lập (the doctrine of privity)10, theo đó người
bị thiệt hại có thể khởi kiện những người có hành vi gây lỗi chỉ khi hai bên độc lập
và có giao kết hợp đồng Nói cách khác, một bị đơn chỉ phải chịu trách nhiệm thựchiện những điều khoản đảm bảo an toàn được quy định trong các hợp đồng, và chỉmột bên hợp đồng có thể khởi kiện cho các vi phạm Điều này có nghĩa là một nhàsản xuất bán sản phẩm có khuyết tật cho người đại lý, đại lý lại bán tới tay ngườitiêu dùng là nguyên đơn thì chỉ nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về khuyết tật củasản phẩm Trong trường hợp đó, người bị thiệt hại sẽ không có quyền khiếu kiện đòibồi thường do đã mua sản phẩm từ đại lý
Nguồn gốc của những quy định về TNSP ban đầu là pháp luật dân sự cácnước, dựa trên cơ sở các yêu cầu đảm bảo chất lượng của nhà cung cấp trong hợpđồng mua bán Đồng thời Bộ luật Dân sự cũng được sử dụng như cơ sở pháp lý cơbản trong việc giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của nhà sảnxuất đối với những thiệt hại của người tiêu dùng do khiếm khuyết của sản phẩm.Điều 709 Bộ luật Dân sự Nhật Bản 1896 cho phép áp dụng nguyên tắc trách nhiệmdựa trên khuyết tật và quy định những khuyết tật đó tồn tại phải có lỗi của nhà sảnxuất Điều 823 của Bộ luật Dân sự Đức 1896 quy định chế tài bồi thường thiệt hại
do có hành vi có lỗi của nhà sản xuất
Tuy nhiên, những quy định của Bộ luật dân sự không cụ thể và gây nhiềukhó khăn trong áp dụng Đồng thời nguyên tắc chứng minh trách nhiệm dựa trên lỗigây rất nhiều khó khăn cho người bị thiệt hại Các quy định pháp lý dựa trên họcthuyết quan hệ độc lập không có bất cứ trường hợp ngoại lệ nào cho những người bịthiệt hại Do nguyên tắc trách nhiệm dựa trên lỗi, họ buộc phải chứng minh thiệt hạicủa mình đồng thời phải chứng minh lỗi của người sản xuất, quan hệ nhân quả giữa
10 Theo http://legal-dictionary thefreedictionary com/Product+Liability
Trang 19lỗi và thiệt hại phát sinh Một vài hợp đồng mua bán thậm chí không có chế tài đốivới trường hợp người bán gian lận hoặc giấu giếm các khuyết tật hoặc các sản phẩmvốn đã tiềm ẩn nguy hiểm cho người sử dụng và cộng đồng như súng đạn, hóa chấtđộc hại11
Các quyết định sau đó đã bắt đầu mở rộng các trường hợp ngoại lệ Một sốtòa án đã đặt ra các quy định về gian lận Nguyên đơn khởi kiện hành vi giấu giếmkhuyết tật sản phẩm sẽ được bồi hoàn sản phẩm đúng chất lượng Trong một vàitrường hợp, thuật ngữ nguy hiểm có thể xảy ra được hiểu là nguy hiểm đặc biệt dokhuyết tật của sản phẩm và không phụ thuộc vào mức độ của nguy hiểm đó Ví dụ,một bình cà phê có khuyết tật về thiết kế có khả năng gây nổ sẽ được coi là nguyhiểm có thể xảy ra Người tiêu dùng bị thiệt hại chỉ cần chứng minh sản phẩm cókhuyết tật và khuyết tật có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại của mình Người sảnxuất sẽ phải bồi thường cho những thiệt hại đó bất kể có lỗi hay không
Khoảng cuối thể kỷ 19, các trường hợp nguy hiểm “tiềm ẩn” hoặc “sắp xảyra” được mở rộng dần loại bỏ lý thuyết quan hệ độc lập Nếu có thể dự đoán đượctrước các nguy hiểm gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà người phân phối hoặcngười bán lẻ vẫn cố tình mắc sơ xuất, họ sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường, phạm
vi liên đới trách nhiệm không chỉ bó hẹp trong chủ thể người sản xuất
Điều khoản về đảm bảo an toàn cũng được quy định như một phần bắt buộctrong hợp đồng Từ đầu thế kỷ XX, những ngoại lệ nằm ngoài lý thuyết quan hệ độclập phát triển tới các trường hợp liên quan đến sản phẩm dành cho nhu cầu tiêudùng hàng ngày (thức ăn, đồ uống, thuốc…), các sản phẩm dành cho nhu cầu xa xỉ(ví dụ như mỹ phẩm) Những sản phẩm này không có thời gian bảo hành, nhưngnhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về độ an toàn của sản phẩm trong thời hạn sửdụng, nghĩa vụ của nhà sản xuất được quy định thành trách nhiệm pháp lý
11 Chẳng hạn thuốc diệt cỏ chứa trong các thùng màu da cam mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam có chứa dioxin, gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng những người sống trong khu vực đó và các thế hệ con cháu Các công ty cung cấp chất này phủ nhận trách nhiệm đối với người Việt Nam do cho rằng mục đích của sản phẩm chỉ nhằm “khai hoang “ Tham khảo
http://dongtac net/spip php?article1888
Trang 20Năm 1979, Luật TNSP lần đầu tiên ra đời ở Hoa Kỳ Pháp luật TNSP củaCác nước thuộc liên minh châu Âu (EU) ra đời vào thập niên 80, và được cụ thể hóatại chỉ thị của Ủy ban châu Âu (EC) về trách nhiệm sản phẩm số 85/374/EEC (sauđây gọi là chỉ thị 85), ban hành ngày 25 tháng 7 năm 1985 (được sửa đổi thành chỉthị 34/1999/EC năm 1999) Trên cơ sở đó, các nước thành viên EU áp dụng và xâydựng cho mình một Luật TNSP riêng như Luật TNSP của Đan Mạch tháng 6/1989,
CH Ailen tháng 12/1991, Tây Ban Nha tháng 7/1994 … Một số nước ở châu Âunhưng chưa là thành viên của EU tại thời điểm đó cũng áp dụng quy định chỉ thị 85,xây dựng Luật TNSP như Nauy tháng 1/1989, Aixlen tháng 1/1992, Hungary tháng1/1994 …
Ở châu Á, Luật TNSP xuất hiện khá muộn như Luật TNSP Nhật Bản năm
1994 có hiệu lực tháng 7/1995; Luật TNSP Hàn Quốc năm 2001 có hiệu lực tháng7/2002
Bên cạnh đó tại một số quốc gia, các quy định về TNSP không được tậptrung lại thành một luật riêng mà lại được đưa thêm vào luật cũ, nhằm bổ sung luật
cũ như Bộ luật Dân sự (như trường hợp của Pháp), Luật bảo vệ người tiêu dùng(như trường hợp của Anh) hoặc Luật chất lượng sản phẩm (như trường hợp củaTrung Quốc) …
Đến nay, đa số pháp luật các nước trên thế giới đều có qui định về vấn đềTNSP Đặc biệt tại các nước phát triển, pháp luật TNSP rất hoàn thiện và việc thựcthi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng khá hiệu quả Điều đó vô hình chung tạo nênmột rào cản cho hàng hóa nhập khẩu xâm nhập thị trường các nước này
Tóm lại:
Lịch sử pháp luật TNSP cho thấy quá trình phát triển và hoàn thiện của luậtTNSP Song hành cùng sự phát triển của kinh tế thị trường, tư tưởng bảo vệ ngườisản xuất dần chuyển sang tư tưởng bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng Pháp luậtTNSP chuyển từ áp dụng nguyên tắc trách nhiệm dựa trên lỗi sang trách nhiệm dựatrên khuyết tật của sản phẩm Điều đó giúp người tiêu dùng bị thiệt hại dễ dàng hơn
Trang 21trong việc yêu cầu người sản xuất bồi thường đồng thời tăng ràng buộc trách nhiệmcủa người sản xuất trong việc đảm bảo an toàn cần thiết cho sản phẩm của mình
2 Những nội dung chủ yếu của pháp luật trách nhiệm sản phẩm
2 1 Tổng quan
Để có cơ sở pháp lý cho việc quy kết trách nhiệm của nhà sản xuất đối vớithiệt hại gây nên bởi khuyết tật của sản phẩm, Luật TNSP đã được ban hành tạinhiều nước Luật TNSP là một lĩnh vực luật trong hệ thống pháp luật các nước, baogồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữangười sản xuất và khuyết tật trong sản phẩm Pháp luật TNSP là cơ sở pháp lý choviệc quy trách nhiệm cho người sản xuất để bồi thường các chi phí tổn thất về tínhmạng, tài sản xảy ra do khuyết tật của sản phẩm Với mục đích đó, pháp luật TNSPgóp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và chế độ sản xuất hànghóa an toàn, lành mạnh
Trước kia, TNSP được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự nên chỉ phát sinhtrong những hợp đồng cụ thể Chỉ những bên liên quan trong hợp đồng mua bánhàng hóa mới có thể kiện đòi bồi thường thiệt hại Ngày nay, pháp luật TNSP ápdụng nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật đã cho phép bất cứ người tiêu dùng
và người thứ ba bị thiệt hại bởi khuyết tật của sản phẩm đều có thể được bồi thườngbởi bất kỳ chủ thể nào trong chuỗi phân phối sản phẩm (người sản xuất, bán hàng,nhập khẩu…) Người sản xuất buộc phải đảm bảo sản phẩm đủ an toàn cần thiết khiđưa vào lưu thông trên thị trường
Nguồn của pháp luật TNSP các nước chủ yếu là luật TNSP hoặc văn bảnpháp lý tương đương, chẳng hạn: chỉ thị của Ủy ban châu Âu (EC) về trách nhiệmsản phẩm số 85/374/EEC, Luật TNSP Nhật Bản năm 1994…Ngoài ra, tại mộtTNSP còn được quy đinh trong bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, chẳng hạn: bộ luậtdân sự Pháp quy định trách nhiệm do lỗi (Tort liability) quy định từ điều 1382-1383của Bộ luật Dân sự; trách nhiệm hợp đồng (Contractual liability) quy định tại điều
1641 của Bộ luật Dân sự; trách nhiệm do khuyết tật sản phẩm (Defective product
Trang 22liability) quy định tại điều 1386-1 đến 1386-18 của Bộ luật Dân sự và trách nhiệmphạt bồi thường (Penal liability) quy định tại điều 222-19 của Bộ luật Hình sự
2 2 Đối tượng áp dụng Luật trách nhiệm sản phẩm
Hầu hết pháp luật TNSP các nước đều quy định các đối tượng áp dụng củaLuật trách nhiệm sản phẩm là người sản xuất12 bao gồm: người sản xuất thànhphẩm, người chế biến nguyên liệu thô, người sản xuất bán thành phẩm, nhữngngười tương tự như những người sản xuất (Quasi-producers) và kể cả những ngườikhông tham gia sản xuất như người phân phối (gồm: người bán hàng, người xuấtnhập khẩu…)
Đối tượng áp dụng của luật TNSP là bất cứ cá nhân, tổ chức có hành vi thamgia vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, nghĩa là biến đổi đầu vào thànhđầu ra và đưa sản phẩm đó tới tay người tiêu dùng Họ thực hiện hành vi đó vì mụcđích kinh doanh thu lợi nhuận Những đối tượng này được xem như là người sảnxuất thực tế của sản phẩm, từ góc độ sản xuất, chế biến, nhập khẩu hoặc kinhdoanh, và những trường hợp khác Trong trường hợp những người có tham gia vàoquá trình sản xuất và phân phối sản phẩm tuy nhiên không vì mục đích lợi nhuận,chẳng hạn làm ra sản phẩm và đem biếu tặng…họ sẽ không phải chịu trách nhiệm
về sản phẩm của mình trước pháp luật TNSP Đây không phải là đối tượng áp dụngcủa pháp luật TNSP
Mọi đối tượng áp dụng của luật TNSP sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thườngcho người bị thiệt hại do khuyết tật của sản phẩm mà mình sản xuất hoặc phân phối Trong kinh doanh quốc tế, không chỉ người sản xuất là đối tượng áp dụngcủa luật TNSP Dù với tư cách là nhà sản xuất, nhà cung cấp, người kinh doanh haynhà xuất khẩu, DN đều phải đối mặt với rủi ro về trách nhiệm sản phẩm Bởi trongquy định của pháp luật TNSP các nước và thực tế áp dụng, bất kỳ một mắt xích nàotrong dây chuyền thương mại cũng đều có thể phải gánh chịu rủi ro này
12 Khái niệm về người sản xuất đã nêu trong mục 2 phần I chương 1 của luận văn này
Trang 23Đối tượng áp dụng của pháp luật TNSP là người sản xuất, được hiểu là mọiđối tượng có hành vi tham gia trong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm vìmục đích kinh doanh thu lợi nhuận Đây là những đối tượng có trách nhiệm bồithường nếu thiệt hại xảy ra Thực tiễn các án lệ cho thấy, đối tượng bị kiện đòi bồithường đa phần là nhà sản xuất trực tiếp, tuy nhiên người xuất nhập khẩu cũng phảichịu trách nhiệm liên đới Do hệ thống luật pháp các nước phát triển rất chặt chẽtrong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các doanh nghiệp có thể phải chịuphán quyết của tòa án với những số tiền bồi thường khổng lồ cùng chi phí pháp lýđắt đỏ có thể dẫn đến việc phá sản của bất kỳ nhà sản xuất nào Đây là một khókhăn lớn đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam khi trở thành đối tượng áp dụng củapháp luật TNSP của các nước phát triển khi xuất khẩu vào những thị trường này
2 3 Nguyên tắc áp dụng Luật trách nhiệm sản phẩm
Áp dụng luật trong phạm vi quốc gia:
Đối với từng quốc gia, hệ thống pháp luật có rất nhiều quy định bảo vệ sự antoàn của người tiêu dùng trong đó pháp luật TNSP là đạo luật chuyên ngành đóngvai trò luật chung Tại các quốc gia có những quy tắc pháp luật phức tạp như Hoa
Kỳ, EU, Nhật Bản những xung đột pháp luật phái sinh và xung đột giữa luật quốcgia với các quy định dưới luật về độ an toàn của sản phẩm là không thể tranh khỏi.Trong những trường hợp đó, luật chuyên ngành của quốc gia và các quy định phápluật của nơi có thiệt hại sẽ được ưu tiên áp dụng
Trong những trường hợp mà Luật TNSP không đề cập, trách nhiệm củangười sản xuất, v v đối với những thiệt hại gây ra bởi khuyết tật trong hàng hóa sẽphải quy kết dựa trên những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
Tại Hoa Kỳ, các nhà sản xuất phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn về an toàncủa sản phẩm theo quy định của từng bang Trong trường hợp có xung đột giữa luậtliên bang và luật trách nhiệm sản phẩm chung thì ưu tiên áp dụng luật liên bangtrước
Tại EU: EU không có một đạo luật chung về TNSP cho toàn EU mà chỉ banhành các chỉ thị hướng dẫn về trách nhiệm sản phẩm Các quốc gia thành viên phải
Trang 24nội luật, dựa vào các chỉ thị đó tự xây dựng quy định về TNSP riêng cho mình,không được mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của chỉ thị Các nội luật đó phải được
đệ trình lên Ủy ban châu Âu xem xét, nếu được chấp nhận, các nội luật đó mới đượcphép thi hành
Áp dụng luật trong phạm vi quốc tế
Trong thời đại kinh tế toàn cầu, hàng hóa thường xuyên được vận chuyểnqua biên giới các nước Các chủ thể thực hiện hợp đồng có thể mang quốc tịch khácnhau Khi chủ thể là người sản xuất trực tiếp, người xuất khẩu và người tiêu dùng bịthiệt hại do khuyết tật của sản phẩm nhập khẩu có quốc tịch khác nhau, vấn đề đặt
ra là TNSP đối với người sản xuất được giải quyết theo luật nước nào? Chịu tráchnhiệm về sản phẩm thông thường được quy định bởi một đạo luật cụ thể của nướcngười bị thiệt hại Vì vậy, những nguyên lý của tư pháp quốc tế khó có thể áp dụngcho những vụ kiện về TNSP
Trong lĩnh vực mua bán quốc tế hiện nay không có điều ước quốc tế nào điềuchỉnh vấn đề trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm có khuyết tật Điều 5công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế quy định rõ những thiệt hại rõràng do TNSP chẳng hạn như chế người, bị thương, theo công ước sẽ không đượcbồi thường13 Do đó, tại đa số các quốc gia, TNSP thường được quy kết dựa trênnguyên tắc Luật nơi thực hiện hành vi (lex coci delicti comissi)14 Nơi thực hiệnhành vi có thể là nơi thự hiện sản xuất, chế biến, bán hàng cho đến nơi xảy ra thiệthại trong phạm vi của một quốc gia15 Trong kinh doanh quốc tế, nơi thực hiện hành
vi có thể tại nhiều quốc gia khác nhau Điều này dẫn tới hệ quả người sản xuất viphạm TNSP có thể phải chịu trách nhiệm theo cả pháp luật nơi có cơ sở sản xuất vàtại nước xảy ra thiệt hại Điều này dẫn tới những xung đột nhất định trong việc giải
13 Tham khảo Công ước Vienna 1980 http://luathoc vn/phapluat/showthread php?p=1994
14 Lex coci delicti comissi là nguyên tắc giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế Theo nguyên tắc này việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ pháp luật dân sự có nhân tố nước ngoài được giải quyết theo pháp luật của nơi thực hiện hành vi Nguyên tắc lex loci actus được ghi nhận trong pháp luật của nhiều nước và trong các điều ước quốc tế như Điều 7 – Bộ luật dân sự Đức, Điều 17 – Bộ luật dân sự Italia năm 1942 Tham khảo thêm http://lawsoft thuvienphapluat com/Default aspx?CT=TVBT&c=L&P=3
15 TS Tăng Văn Nghĩa (2008), “Bàn về Luật trách nhiệm sản phẩm trong kinh doanh quốc tế “, tạp
chí Nhà nước và pháp luật, (số 2), trang 41-49
Trang 25quyết những vụ việc tranh chấp cụ thể do pháp luật của các nước quy định khônggiống nhau Thông thường, pháp luật TNSP của nước người nhập khẩu quy địnhnghiêm ngặt hơn pháp luật của nước người xuất khẩu để bảo vệ quyền lợi của côngdân nước mình Trên thực tế, tại nhiều quốc gia pháp triển, người bị thiệt hại thườngkiện trực tiếp đến tòa án có thẩm quyền tại quốc gia họ Tòa án sẽ căn cứ vào luậtnước tòa án thụ lý sự việc (lex fori) để giải quyết Lex fori là nguyên tắc giải quyếtkhi có xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế, theo đó tòa án áp dụng pháp luậtcủa nước mình để giải quyết những tranh chấp dân sự có nhân tố nước ngoài.Nguyên tắc này được ghi nhận trong pháp luật của mỗi nước và trong các điều ướcquốc tế16
2 4 Nguyên tắc về TNSP của nhà sản xuất
Nguyên tắc về TNSP là nguyên tắc bắt buộc Người sản xuất, v v phải cótrách nhiệm đối với những thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho tính mạng, cơthể hoặc tài sản của người tiêu dùng hàng hóa do anh ta sản xuất, chế biến, nhậpkhẩu hoặc thể hiện tên lên sản phẩm
Tùy pháp luật của từng quốc gia quy định mà người sản xuất sẽ phải chịuTNSP dựa trên nguyên tắc trách nhiệm dựa lỗi hay nguyên tắc trách nhiệm dựa trênkhuyết tật của sản phẩm
Nguyên tắc trách nhiệm dựa trên lỗi:
Khi luật trách nhiệm sản phẩm bắt đầu được xây dựng, người sản xuất chỉdựa trên nguyên tắc trách nhiệm do mắc lỗi (Negligence) Lỗi có thể hiểu là sự sơxuất hoặc thiếu sự quan tâm cần thiết của nhà sản xuất, người phân phối, xuất nhậpkhẩu sản phẩm trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Lỗi đó phải trựctiếp gây nên thiệt hại cho người sử dụng Người sản xuất phải chịu trách nhiệmtrong trường hợp người bị hại chứng minh được họ có lỗi khi đưa ra thị trườngnhững sản phẩm không đủ an toàn
16 Ví dụ Khoản 3 – Điều 22 – Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình
và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga: “Trong trường hợp nói ở các Khoản 1 và 2 trên đây, các cơ quan tư pháp của các nước kí kết chỉ áp dụng pháp luật của nước mình “
Trang 26Tuy nhiên, người sản xuất thường thường đưa người tiêu dùng vào thế bịđộng, gây nhiều khó khăn cho người bị thiệt hại trong quá trình chứng minh lỗi củanhà sản xuất Chính vì vậy, với sự phát triển của Luật TNSP, nguyên tắc tráchnhiệm dựa trên lỗi dần được thay thế bởi nguyên tắc TNSP khác, tiến bộ hơn, tạođiều kiện dễ dàng hơn cho người tiêu dùng đòi bồi thường thiệt hại và qui tráchnhiệm cho người sản xuất Đó là lí do mà nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyếttật ra đời
Nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật:
Nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật có nghĩa là người sản xuất, phânphối phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại của người tiêu dùng do khuyết tậtcủa sản phẩm, bất kể họ có mắc lỗi hay không Theo nguyên tắc này, quyền lợi củangười tiêu dùng được bảo vệ một cách tốt hơn Người thiệt hại dễ dàng hơn trongviệc đệ trình các bằng chứng về khuyết tật của sản phẩm khi khiếu kiện người sảnxuất Đây là một bước hoàn thiện hơn của pháp luật TNSP
Hiện nay, đa phần pháp luật TNSP của các quốc gia đều áp dụng nguyên tắcnày Điều đó không chỉ hữu hiệu khi người tiêu dùng bị thiệt hại mà còn có tác dụngtăng trách nhiệm của người sản xuất Người sản xuất buộc phải tự động tăng cườngcác biện pháp đảm bảo để giảm thiểu các khuyết tật có thể có của sản phẩm Sảnphẩm có thể bị cấm tiêu thụ nếu các sản phẩm đó không có các tiêu chuẩn có tínhkhả thi để bảo vệ thỏa đáng công chúng; kiểm tra; khi xác định một sản phẩm nguyhiểm, nhà sản xuất có thể bị yêu cầu thông báo cho công chúng biết khuyết tật hoặc
sự không phù hợp của sản phẩm đó và yêu cầu nhà sản xuất hoặc phải sửa chữa,thay thế sản phẩm hoặc trả lại tiền cho người tiêu dùng; và đưa ra lệnh thu hồi sảnphẩm có khuyết tật hoặc yêu cầu những sản phẩm đó được sửa chữa Tuy nhiên chiphí cho bất kỳ hoạt động nào trong số đó cũng rất lớn Vì vậy, khi xuất khẩu vàocác nước phát triển mà phát luật TNSP của họ áp dụng nguyên tắc trách nhiệm dựatrên khuyết tật của sản phẩm, người sản xuất và xuất khẩu Việt Nam cần hết sứcchú ý đảm bảo giảm thiểu khuyết tật của sản phẩm
Trang 27Bên cạnh đó, khi áp dụng nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật, phạm
vi điều chỉnh của pháp luật TNSP sẽ mở rộng sang cả các loại sản phẩm tiêu dùngphục vụ nhu cầu sống của con người như thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các sảnphẩm như mỹ phẩm, đồ may mặc, giày dép Đây là những sản phẩm mà khó có thểchứng minh lỗi của nhà sản xuất khi áp dụng nguyên tắc trách nhiệm dựa trên lỗi.Đối tượng điều chỉnh của luật TNSP cũng được mở rộng cho bất kỳ người sản xuấtnào mà hành vi của họ gây thiệt hại cho người tiêu dùng (người trực tiếp và khôngtrực tiếp tạo ra sản phẩm) kể cả người xuất nhập khẩu
Tóm lại:
Pháp luật TNSP về cơ bản dựa trên 2 nguyên tắc đó là: nguyên tắc tráchnhiệm dựa trên lỗi và nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật Trong đó nguyêntắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật là nguyên tắc cơ bản và được áp dụng rộng rãitrong pháp luật TNSP hiện đại Nguyên tắc trách nhiệm dựa trên khuyết tật mở rộngphạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của luật TNSP, đảm bảo quyền lợi chongười tiêu dùng và tăng trách nhiệm của người sản xuất đối với sản phẩm của mình
2 5 Hậu quả pháp lý do vi phạm pháp luật trách nhiệm sản phẩm
Khi người sản xuất vi phạm Luật trách nhiệm sản phẩm, bị khiếu nại và có phán quyết của tòa án, người sản xuất có thể phải chịu các hậu quả pháp lý sau:
- Chịu trách nhiệm dân sự hoặc thậm chí là hình sự tùy mức độ thiệt hại của người tiêu dùng và khuyết tật của sản phẩm
- Buộc phải bồi thường cho người bị thiệt hại và chịu các chi phí pháp lý theo phán quyết của tòa án
- Các sản phẩm sẽ bị kiểm tra, người sản xuất có thể bị buộc phải thu hồi sảnphẩm có khuyết tật, sửa chữa các sản phẩm có thể khắc phục được
- Đổi sản phẩm có đủ độ an toàn cho khách hàng mà không được thu thêmkhoản phí nào hoặc hoàn trả lại tiền cho khách hàng
- Bị cấm tiêu thụ các sản phẩm không theo đúng tiêu chuẩn an toàn cho người
sử dụng
Trang 28- Phải Tiến hành nghiên cứu thẩm định chất lượng các sản phẩm có thể gâynguy hại; báo cáo kết quả cho cơ quan chức năng và chịu mọi chi phí choviệc nghiên cứu đó
- Thông báo cho công chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng vềkhuyết tật của sản phẩm
- Người sản xuất là nhà xuất khẩu có thể bị buộc thu hồi sản phẩm có khuyếttật, cấm xuất khẩu sản phẩm vào thị trường nơi gây ra thiệt hại cho ngườitiêu dùng
Các doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu những rủi ro rất lớn nếu vấp phảinhững vụ kiện đòi bồi thường TNSP Nhiều vụ kiền đòi bồi thường không thỏađáng đã tiến hành đối với các bị đơn nước ngoài làm họ gặp phải nhiều khó khăn vềkinh tế, thậm chí phá sản do số tiền bồi thường trong các vụ kiện TNSP quá lớn, nókhông phụ thuộc vào hợp đồng mà trên cơ sở tính toán thiệt hại của nguyên đơntheo luật định Ở các thị trường khó tính, đặc biệt là Hoa Kỳ, những khoản bồithường này được tính toán rất bất hợp lý đối với bị đơn là doanh nghiệp xuất khẩu
Trong trường hợp DNXK phải chịu các hậu quả pháp lý khác thì thiệt hại vềkinh tế và uy tín của doanh nghiệp đều không nhỏ Tóm lại, trong kinh doanh quốc
tế, nếu đã bị quy kết là vi phạm pháp luật TNSP, người sản xuất sẽ phải chịu hậuquả rất nặng nề
Tóm lại:
Sản phẩm có khuyết tật khi lưu thông trên thị trường và gây thiệt hại sẽ làmphát sinh nhiều hậu quả pháp lý Dù phải chịu chế tài nào, người sản xuất cũng phảichịu những tổn thất nặng nề Để tránh những hậu quả pháp lý này, cách tốt nhất đốivới người sản xuất phải có những biện pháp phòng trừ khuyết tật cho sản phẩm, đặcbiệt là khi sản phẩm đó được xuất khẩu sang các nước phát triển có hệ thống phápluật bảo vệ người tiêu dùng hoàn chỉnh
2 6 Các trường hợp miễn trách :
Trang 29Không phải lúc nào người sản xuất sản phẩm cũng phải chịu trách nhiệm bồithường thiệt hại hoặc các chế tài khác khi sản xuất và lưu thông sản phẩm Tùy vàopháp luật của từng quốc gia, Trong một số trường hợp đặc biệt, người sản xuất đượchưởng miễn trách nếu người đó chứng minh được
- Người sản xuất không đưa sản phẩm đó vào lưu thông, sản phẩm có thể đượcngười thứ 3 đưa vào lưu thông do nhầm lẫn hoặc cố ý
- Sản phẩm được phân phối không vì mục đích kinh tế, hoặc người sản xuấtkhông phân phối sản phẩm đó trong quá trình kinh doanh của mình
- Khuyết tật của sản phẩm có là do người sản xuất bắt buộc phải tuân theo cácquy định của cơ quan chức năng
- Tại thời điểm lưu thông sản phẩm, các khuyết tật đã bị phát hiện của sảnphẩm không thuộc danh mục bị cấm bởi các quy định của cơ quan chuyêntrách
- Sản phẩm đang trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển hoặc thử nghiệm,những khuyết tật của sản phẩm chưa thể loại bỏ hoàn toàn, khách hàng đãbiết các thông tin của sản phẩm song vẫn chấp nhận sử dụng
- Tại thời điểm lưu thông sản phẩm, khoa học kỹ thuật không đủ điều kiện đểphát hiện ra khuyết tật đó
- Người tiêu dùng đủ khả năng nhận thức được nguy hiểm có thể mang lại khi
sử dụng sản phẩm mặc dù không có cảnh báo của người sản xuất
- Thiệt hại do người sử dụng không tuân theo chỉ dẫn của người sản xuất
- Sản phẩm có khuyết tật nhưng khuyết tật đó không có mối quan hệ nhân quảvới thiệt hại của người sử dụng
- Người sản xuất là người cung cấp chi tiết của sản phẩm, được miễn trách nếungười sản xuất chính sử dụng chi tiết đó sai quy làm cho sản phẩm có khuyếttật
- Người sản xuất phụ sản xuất theo đúng quy cách và yêu cầu của người sảnxuất chính, theo đó sản phẩm có khuyết tật Người sản xuất chính phải chịutrách nhiệm đối với sản phẩm
Trang 30- Bên bị thiệt hại bị và người thứ ba mất quyền khởi kiện khi vượt quá thờihiệu khởi kiện17 mà không nộp đơn kiện tới tòa án
Tóm lại:
Tuy người sản xuất phải chịu những chế tài rất nặng nề liên quan tới tráchnhiệm sản phẩm, nhưng họ có thể thoát khỏi những trách nhiệm đó nếu chứng minhhành vi mình thuộc trường hợp miễn trách Đây chính là một giải pháp cho nhà xuấtkhẩu ứng phó với những vấn đề về TNSP khi xuất khẩu vào thị trường các nướcphát triển
2 7 Khiếu nại và khởi kiện về trách nhiệm sản phẩm
Khiếu nại TNSP là việc người tiêu dùng bị thiệt hại hoặc người thứ ba đơnphương yêu cầu người sản xuất phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
họ do sản phẩm có khuyết tật Người sản xuất không chịu sự ràng buộc pháp lý từviệc khiếu nại của người bị thiệt hại Hai bên có thể thỏa thuận về việc khắc phụchậu quả của thiệt hại hoặc bồi thường Trong trường hợp không đạt được sự nhấtchí chung, người bị thiệt hại có thể khởi kiện người sản xuất
Khởi kiện TNSP là việc người tiêu dùng bị thiệt hại hoặc người thứ ba tiếnhành thủ tục khởi kiện người sản xuất phải bồi thường thiệt hại do sản phẩm cókhuyết tật trước cơ quan trung gian có quyền tài phán Việc tiến hành khởi kiệnràng buộc trách nhiệm pháp lý cho cả người sản xuất và người bị thiệt hại , Cơ quantài phán sau khi xem xét sẽ đưa ra phán quyết bắt buộc người sản xuất lưu thông sảnphẩm có khuyết tật bồi thường thiệt hại và/hoặc các trách nhệm pháp lý khác
Cơ sở pháp lý của việc khiếu nại hay khởi kiện người sản xuất về TNSP làpháp luật TNSP và thiệt hại phát sinh do các khuyết tật của sản phẩm
Chứng minh có thiệt hại phát sinh
Pháp luật của từng nước có quy định riêng về những trường hợp được coi làngười tiêu dùng có thiệt hại Nhìn chung các trường hợp đó thường là: người tiêudùng bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe hoặc tính mạng do sử dụng sản phẩm có
17 Được trình bày tại mục II 2 7 chương 1 khóa luận tốt nghiệp
Trang 31khuyết tật Người bị thiệt hại phải chứng minh thiệt hại của mình nằm trong cáctrường hợp đó bằng việc giám định sức khỏe tại các cơ sở y tế đủ thẩm quyền hoặcgiám định mức độ thiệt hại của tài sản tại các cơ quan giám định kỹ thuật
Chứng minh sản phẩm có khuyết tật
Người bị thiệt hại phải chứng minh sản phẩm mình đã sử dụng sự thiếu antoàn mà một sản phẩm thông thường cần có, nghĩa là sản phẩm đó có khuyết tật.Người bị thiệt hại có thể đệ trình cho cơ quan tài phán mẫu sản phẩm đó như bằngchứng, hoặc đệ trình các giấy giám định khuyết tật của sản phẩm do cơ quan cóthẩm quyền cấp
Chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại phát sinh và khuyết tật sản phẩm
Mối quan hệ giữa thiệt hại phát sinh và khuyết tật sản phẩm phải được chứngnhận bởi các cơ quan chức năng, người bị thiệt hại hoặc đại diện của họ có thể cungcấp các chứng cứ, giấy tờ liên quan và những lập luận hợp lý thuyết phục cơ quantài phán về mỗi quan hệ nhân quả này
Thời hiệu khởi kiện
Theo pháp luật TNSP của đa số các nước, thời hạn mà người bị thiệt hại cóthể khởi kiện nhà sản xuất đối với những thiệt hại do khuyết tật của sản phẩmthường được quy định là 3 năm kể từ ngày phát hiện ra thiệt hại và 10 năm kể từ khisản phẩm được lưu thông trên thị trường Ngoài thời hiệu giới hạn, người bị thiệthại sẽ mất quyền khởi kiện, người sản xuất không còn phải chịu bồi thường chonhững tổn thất do khuyết tật của sản phẩm gây ra
Trang 32Trách nhiệm trọng tâm của người sản xuất là phải đảm bảo sản phẩm có đủ
độ an toàn cho người tiêu dùng, điều này tương đồng với việc đảm bảo chất lượngcủa sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật cần thiết, nhất là các sản phẩm xuất khẩu.Quản lý chất lượng phải từ khâu sản xuất Đây là yếu tố bước đầu quyết định chấtlượng và tính an toàn của hàng hóa Nếu làm tốt từ khâu này sẽ phòng ngừa đượcrủi ro của sản phẩm trước khi ra thị trường và người tiêu dùng không bị tổn thất
Nhận thức của cơ quan quản lý Việt Nam về chất lượng sản phẩm bắt đầu từnhững năm 90 nhưng phải đến thời gian gần đây, khi Việt Nam chuẩn bị và gianhập WTO, nhận thức về TNSP mới thực sự được biết đến một số qui định phápluật trong các văn bản có liên quan đã được ban hành Gần đây nhất, ngày21/11/2007, Quốc hội đã thông qua Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa - văn bảnpháp luật có giá trị cao nhất quản lý về chất lượng hàng hóa
Ngoài ra, Chính phủ (và sau này ủy quyền cho Bộ Khoa học Công nghệ) đãtiến hành công bố tiêu chuẩn Việt Nam - tiêu chuẩn của quốc gia về chất lượnghàng hóa để áp dụng chung cho phạm vi toàn quốc Các cấp bộ ngành ban hành cáctiêu chuẩn ngành về chất lượng hàng hóa để áp dụng trong phạm vi ngành, lĩnh vựcđược phân công quản lý theo quy định của chính phủ Hiện nay, Việt Nam cókhoảng 6 00018 tiêu chuẩn quốc gia, 3 000 tiêu chuẩn ngành và hàng chục nghìntiêu chuẩn cơ sở Trong đó chỉ có 25% tiêu chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế Khixuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải đảm bảo hàng hóa của mình thỏa mãn đượccác tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm đạt độ an toàn cần thiết Quy định của các tiêu chuẩncủa hàng hóa thường chứa đựng những tiêu chí đảm bảo sản phẩm an toàn Việckhông thỏa mãn những quy định trong bộ tiêu chuẩn quốc gia của sản phầm thường
bị suy đoán là sản phẩm đó có khuyết tật Do vậy, dù sản phẩm thỏa mãn các tiêuchuẩn quốc gia không phải là điều kiện miễn trách tuyệt đối đối với khuyết tật songnhững tiêu chuẩn quốc gia này góp phần tạo ra chuẩn mực đòi hỏi các doanh nghiệp
và cơ quan quản lý có liên quan thi hành, nâng cao công tác quản lý chất lượnghàng hóa, tăng uy tín cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế
18 Theo http://www dddn com vn/Desktop aspx/TinTuc/Thoi-Su/Chat_luong_la_chia_khoa_hoi_nhap/
Trang 33Tuy nhiên những quy định của pháp luật việc áp dụng vào thực tiễn vẫn cònnhiều bất cập Bên cạnh việc quy định nghĩa vụ của nhà sản xuất là phải chịu tráchnhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn đã công
bố, cần phải có sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng từ khâusản xuất Do chưa có những quy định về chế tài và các biện pháp xử lý vi phạmtrong các đạo luật về chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn quốc gia, việc tiếnhành công tác kiểm tra, giám sát chất lượng định kì nhằm kiểm soát chất lượng sảnphẩm, phát hiện những sai trái trong vấn đề chất lượng sản phẩm, kịp thời ngănchặn và xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật không được thực hiệnthường xuyên Do vậy, nhiều trường hợp hàng xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại do
vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng đã xảy ra19 gây thiệt hại nặng nề cho doanhnghiệp xuất khẩu, ngành sản xuất trong nước và uy tín của hàng xuất khẩu ViệtNam
2 Nhận thức của doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) trước đây chưa thực sự quan tâm tới chấtlượng vì khá nhiều lý do: Thứ nhất là do các doanh nghiệp (DN) ít được tuyêntruyền để nhận thức được tác dụng của hoạt động tiêu chuẩn chất lượng đối vớiquyền lợi của các DN, đặc biệt là quyền lợi về lâu dài Thứ hai là chưa có đầy đủ cơchế chính sách để khuyến khích các DN tích cực hơn nữa vào việc tham gia hoạtđộng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng Hiện nay, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹthuật ra đời năm 2006 đã tạo điều kiện rất nhiều trong việc tiếp cận với vấn đề tiêuchuẩn Hơn nữa, Quốc hội đã thông qua Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá vàonăm 2007 Đây là những hành lang pháp lý quan trọng tạo cơ sở để DNVN pháttriển Bởi suy cho cùng, có sản phẩm chất lượng tốt và chiến lược phù hợp đồngnghĩa với việc phát triển doanh nghiệp Và như vậy, chất lượng là chìa khoá hộinhập
19 Chẳng hạn như trường hợp hải sản Việt Nam bị Nhật Bản tiêu hủy và giám sát do nhiễm
Chloraphenicol , nước tương Chinsu bị EU tiêu hủy do nồng độ 3- MPCD vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép Chi tiết được trình bày tại Phần III, chương II của khóa luận này
Trang 34Trong kinh doanh quốc tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu (DNXK)phải đương đầu với một thực tế khó khăn là pháp luật bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng ở những nước phát triển đôi khi quá khắt khe, gây nên những rủi ro vềTNSP mà doanh nghiệp không lường trước được Các doanh nghiệp chỉ có thể tự
vệ, phòng ngừa giảm thiểu rủi ro từ các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại về TNSP ởmức độ nào đó Biện pháp chủ động phòng ngừa đầu tiên là các doanh nghiệp phảiđảm bảo chất lượng cho hàng hóa của mình
Các nhà sản xuất được tự quyền công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm(tiêu chuẩn cơ sở20) trong nội bộ doanh nghiệp mình và chịu trách nhiệm về tiêuchuẩn chất lượng hàng hóa mà mình công bố Để chứng minh cho chất lượng sảnphẩm của mình, các nhà sản xuất còn bỏ chi phí ra để đem hàng hóa của mình thamgia các cuộc thi, các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, để trực tiếp chứng thựcchất lượng hàng hóa sản phẩm của mình bởi sự kiểm nghiệm, đánh giá của các cơquan quản lý và chính người tiêu dùng Đối với các sản phẩm khuyết tật, có chấtlượng không tốt … nhà sản xuất đã có ý thức công khai xin lỗi, thu hồi những sảnphẩm đó sữa chữa miễn phí cho khách hàng, nhiều trường hợp còn bồi hoàn số tiềncho khách hàng nếu không sửa chữa được Đây là những nhận thức và việc làm rấttích cực của bộ phận các doanh nhiệp làm ăn đứng đắn, coi trọng quyền lợi củakhách hàng, trên cơ sở đó thu lợi nhuận chính đáng về cho doanh nghiệp của mình
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã có biện pháp phòng vệ rủi ro một cách chủđộng bằng việc mua bảo hiểm TNSP Mua bảo hiểm TNSP không chỉ là một cáchhạn chế rủi ro cho người sản xuất mà còn làm tăng uy tín của người sản xuất đối vớikhách hàng
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ VỀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHI XUẤT KHẨU VÀO THỊ
TRƯỜNG CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
20 Theo điều 10 của pháp lệnh số 18/1999/PL-UBTVQH-10 về chất lượng hàng hóa và điểm c, khoản 1, điều 5, Nghị định số 179/2004/NĐ-CP của Chính Phủ
Trang 35I Tình hình xuất khẩu vào thị trường nước phát triển
1 Tổng quan
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, Các thị trường xuất khẩuquan trọng của Việt Nam theo thứ tự là : Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc,Australia…Trong giao đoạn 2001-2007, kim ngạch xuất khẩu vào tất cả các thịtrường trọng điểm đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào EU tăng 2,8 lần, vàoNhật Bản tăng 2,3 lần Đáng chú ý nhất là việc gia tăng xuất khẩu vào thị trườngHoa Kỳ Nếu như năm 2001, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giớinày chỉ là 1065.3 triệu USD thì đến 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10.54 tỷ USD,xấp xỉ 10 lần năm 200121 Kết quả này có được là nhờ hiệp định thương mại Việt-
Mỹ kí kết vào năm 2000 và có hiệu lực vào cuối 2001
Nhìn chung thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản đều là các thị trường giàu tiềmnăng đối với xuất khẩu Việt Nam Tuy nhiên, đây cũng là các thị trường khó tínhvới những yêu cầu khắt khe về sản phẩm cũng như các thủ tục nhập khẩu gây nhiềukhó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh đó, mỗi thị trường có một sốđặc điểm riêng về thị hiếu, quy định của pháp luật… ra những thuận lợi và bất lợikhác nhau cho các nhà xuất khẩu
2 Tình hình xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một thị trường tiêu thụ khổng lồ với kim ngạch nhập khẩu trungbình hàng năm lên tới 1.800 tỷ USD Do có sức mua lớn, thu nhập bình quân đầungười cao (khoảng 40.000 USD/người/năm) nên thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi rất khắtkhe về chất lượng hàng hóa Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ (tháng9/1994) đến nay, quan hệ thương mại song phương không ngừng phát triển Năm
2006, Việt Nam đứng thứ 34 trong số các nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ, năm 2007vươn lên đứng thứ 31 Để có được kết quả này, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải
nỗ lực cao độ để giành giật thị phần từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa
21 Tham khảo thêm phụ lục “tình hình xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU của Việt Nam “
Trang 36Kỳ Dự tính chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong năm
2009 sẽ tăng khoảng 14% so với năm 200822
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là tôm đông lạnh Hiện nay ViệtNam đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu sản phẩm này vào Hoa Kỳ Nhìn chung, thủysản của Việt Nam có chất lượng cao và giá cả cạnh tranh nên được người tiêu dùng
ưa chuộng Nhưng yêu cầu vệ sinh thực phẩm cao và phải đối phó với quy định vềTNSP nghiêm ngặt của thị trường nên xuất khẩu vào Hoa Kỳ có khả năng bị giảmsút trong thời gian tới Cao su của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ thường là dướidạng sơ chế, trong khi yêu cầu về kỹ thuật đảm bảo an toàn lại rất cao nên khôngđáp ứng được Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu hạt, nhưng do sảnphẩm Việt Nam có chất lượng thấp, thường không đáp ứng được tiêu chuẩn củaHiệp hội Gia vị Hoa Kỳ (ASTA) nên các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu giá bánthấp Cà phê có nhu cầu nhập khẩu lớn vào Hoa Kỳ với kim ngạch lên tới 3 tỷ USD/năm, trong khi xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam vào Hoa Kỳ chỉ đạt trungbình 220-240 triệu USD/năm Việt Nam có lợi thế về số lượng và giá cả, nhưng chấtlượng sản phẩm thấp, lại chưa có thương hiệu, nên chưa được thị trường Hoa Kỳđánh giá cao
Mỗi năm thị trường Hoa Kỳ nhập khẩu tới 1 800 tỷ USD hàng hóa và có xuhướng tăng đều qua các năm, trong khi xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ mớichiếm khoảng 0,5% nhu cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhậpkhẩu lớn đối với nhiều loại hàng hóa mà Việt Nam có tiềm năng
Tuy nhiên, cũng có không ít khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳnhư: Dự luật an toàn thực phẩm mới được thông qua tạo thêm rào cản thương mạiđối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ Theo đó, nhiều sản phẩm xuất khẩu cókhả năng bị quy kết là chứa khuyết tật do không đáp ứng được các tiêu chuẩn vàquy định mới Thời gian vận chuyển hàng hóa dài và phương tiện vận chuyển khôngđảm bảo, chi phí vận chuyển cao cũng tạo thêm khó khăn, dễ làm sản phẩm phátsinh khuyết tật trong quá trình vận chuyển
22 Tham khảo http://www nciec gov vn/index nciec?1783
Trang 37Về khả năng thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, hàng hóa Việt Nam vẫn có nhiều
cơ hội, nhưng yếu tố cạnh tranh không kém phần khốc liệt Nhìn tổng thể, hàng hóaViệt Nam chưa phong phú về chủng loại, số lượng nhỏ, giá thành sản xuất cao, nêntính cạnh tranh bị hạn chế Các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư đổi mới trangthiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, chú trọng khâu tiếp thịtheo một chiến lược dài hạn Ngoài việc phải quan tâm theo sát khả năng dẫn đếntranh chấp thương mại do chính sách bảo hộ của thị trường Hoa Kỳ, các doanhnghiệp cần quan tâm đến vấn đề thương hiệu, bao bì, nhãn mác, VSATTP, bảo vệngười tiêu dùng, những qui định về xuất xứ và thời hạn giao hàng… đi đôi với việcthiết lập đại lý phân phối để thông qua họ doanh nghiệp duy trì sự có mặt của mìnhtại thị trường Hoa Kỳ
3 Tình hình xuất khẩu vào thị trường EU
Với việc là thành viên chính thức của WTO ngày 11/1/2007 cùng với mốiquan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), trong đó có quan
hệ thương mại đang diễn ra rất khả quan Cùng với các Hiệp định về hàng dệt may
và giầy dép, Thoả thuận về mở cửa thị trường trong đó có việc bỏ hạn ngạch dệtmay cho Việt Nam từ 01/01/2005 và Thoả thuận Việt Nam gia nhập WTO ký năm
2004, quan hệ thương mại giữa EU với Việt Nam đã bước sang thời kỳ phát triểnmới, mạnh mẽ và toàn diện hơn
Những năm gần đây, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EUđạt kim ngạch cao và gia tăng liên tục , trong đó trước hết phải kể đến những nhómhàng như: dệt may, thủy hải sản, da giày, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, cao su, sảnphẩm nhựa…Từ nhiều năm nay, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường
EU thường chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước Tuynhiên, khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp thuỷ sản của Việt Nam là đápứng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường nhập khẩu Với chínhsách mới và các qui định nghiêm ngặt của EU, nhiều khả năng xuất khẩu thuỷ sảncủa Việt Nam vào EU sẽ bị giám sát nếu không có nhiều doanh nghiệp đáp ứngđược các tiêu chuẩn ngặt nghèo của EU
Trang 38EU là thị trường lớn đầy tiềm năng cho Việt Nam xuất khẩu Tuy nhiên, đâycũng là thị trường nổi tiếng khó tính bởi các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinhthực phẩm… Thế nên, một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn gặp không
ít khó khăn, đặc biệt là nhóm hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất bởi các cơ sở nhỏkhông có sự kiểm tra chặt chẽ về tiêu chuẩn Nhóm hàng nông sản, thực phẩm, thủysản phải đối mặt với những rào cản kỹ thuật cao Riêng nhóm hàng thực phẩm cónguồn gốc động vật như thịt lợn, thịt bò, gà… chưa xuất khẩu được vào EU vì ViệtNam chưa có cơ quan quản lý thú y nông nghiệp được EU công nhận Để có thểxuất khẩu vào thị trường EU, hàng hóa của Việt Nam trước hết phải vượt qua 5 ràocản về các tiêu chuẩn, đó là: chất lượng vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người tiêudùng, bảo vệ môi trường sinh thái, vấn đề sử dụng lao động Như vậy, các doanhnghiệp muốn xuất khẩu thành công vào thị trường EU cần phải tìm hiểu kỹ các đặcđiểm cung - cầu về hàng hóa của thị trường toàn khối và thị trường từng nước thànhviên, phải áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14 000, SA 8 000, thựcphẩm chế biến phải áp dụng tiêu chuẩn HACCP…Đây là những yêu cầu bắt buộcđối với các nhà xuất khẩu nước ngoài
Để làm ăn lâu dài với EU, ngoài việc phải tuân thủ mọi qui định thương mạichung của cả khối, các doanh nghiệp phải tìm hiểu về tập quán kinh doanh và thịhiếu người tiêu dùng Chất lượng hàng hóa và việc tuân thủ đúng mọi điều đã camkết là yếu tố thể hiện sự thiện chí và tính nghiêm túc của doanh nghiệp Trong kinhdoanh, giới doanh nhân EU không muốn thay đổi đối tác thường xuyên Hơn nữa,các đối tác EU có xu hướng muốn tìm kiếm một hay vài bạn hàng cố định có khảnăng cung cấp nhiều loại hàng hóa khác nhau Các doanh nghiệp cần phải quan tâmđầu tư cải tiện qui trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường nghiêncứu thị trường Các doanh nghiệp cần phải đến tận nơi để thiết lập quan hệ làm ăn,không nên thông qua các phương tiện trung gian Khi doanh nghiệp kinh doanh nộiđịa chưa tốt thì không nên tính đến chuyện xuất khẩu hàng hóa sang EU, bởi khi đódoanh nghiệp chưa đủ “lực” để vươn ra thị trường nước ngoài
4 Tình hình xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
Trang 39Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu vào Thị trườngNhật Bản trong năm 2008 ước tính đạt 8,8 tỷ USD, tăng 45% so với năm 2007, tậptrung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện,dây và cáp điện23
Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu (XK) chính của Việt Nam sang thị trườngnày gồm: may mặc, hải sản, dầu thô, dây điện, đồ gỗ nội thất, than đá và giàydép Đặc biệt, trong số các mặt hàng hải sản, Việt Nam đang có lợi thế XK tômđông lạnh Tôm đông lạnh XK của Việt Nam từ năm 2004 đến nay đã vươn lênđứng vị trí thứ nhất, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 500 triệu USD,chiếm gần 23% thị phần tôm đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản Tuy nhiên, quatheo dõi tình hình thị trường của Thương vụ VN tại Nhật Bản, gần đây bắt đầu cóhiện tượng bơm tạp chất vào tôm, để sót lại kim tiêm trong tôm trong một số lôhàng XK sang Nhật Bản Nếu tình trạng trên tiếp tục tái diễn, tôm đông lạnh XKcủa Việt Nam sẽ khó tìm được chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản
Ngoài ra, các mặt hàng XK sang thị trường Nhật Bản mà Việt Nam đang cótriển vọng là thực phẩm chế biến, rau quả tươi và hoa tươi, hàng cơ khí gia dụng,nhựa gia dụng, đặc biệt là XK phần mềm
Những năm gần đây, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường NhậtBản luôn trong xu thế gia tăng, nhưng nhìn chung tỷ trọng hàng hóa Việt nam tại thịtrường Nhật Bản khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩucủa Nhật Bản Có nhiều lý do khiến cho hàng hóa của Việt Nam khó tiếp cận thịtrường Nhật Bản Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, sự thiếu đồng bộ về dâychuyền sản xuất, thiếu chuyên nghiệp trong quản lý, thiếu ổn định về chất lượng sảnphẩm, không bảo đảm tiến độ giao hàng… là những rào cản chính khi các doanhnghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Nhật Bản Đặc biệt, thị trường Nhật Bản lại đòihỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm và TNSP, trong khi những chỉ tiêu này chođến nay hầu như các doanh nghiệp Việt Nam chưa thật sự quan tâm Hàng hóa nhậpkhẩu vào Nhật Bản còn bị chi phối bởi hàng loạt các luật lệ và quy định về kiểm
23 theo http://www vntrades com/tintuc/modules php?name=News&file=article&sid=38874
Trang 40dịch, trách nhiệm của nhà sản xuất Người kinh doanh sản phẩm phải bồi thườngđối với các thiệt hại do bán cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng khôngđảm bảo
Việc duy trì chất lượng sản phẩm ổn định là yếu tố cơ bản của mối quan hệđối tác Đi đôi với đó là bảo đảm thời gian giao hàng Nhìn chung, người tiêu dùngNhật Bản không yêu cầu mọi loại hàng hóa đều phải nhất thiết có độ bền cao nhưng
có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm Do đó, đảm bảo độ an toàn cần thiết chosản phẩm là nhiệm vụ hàng đầu của người xuất khẩu vào thị trường này
II Những vấn đề về trách nhiệm sản phẩm đặt ra khi xuất khẩu vào thị trường nước phát triển
1 Tổng quan
Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản là những thị trường phát triển ở trình độ cao nênđòi hỏi của người tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe Tại những thịtrường này, giá cả hàng hóa không phải là yếu tố được quan tâm nhiều, mà yêu cầutrước hết là chất lượng, những tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêudùng
Pháp luật TNSP của các quốc gia ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của nhà sảnxuất đối với sản phẩm, dù sản phẩm đó đã được xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trườngquốc tế Chẳng hạn, các tòa án EU cho phép người tiêu dùng khởi kiện nhà nhậpkhẩu hoặc phân phối trong nước buộc họ phải cung cấp thông tin về người sản xuât,người sản xuất sản phẩm vẫn là người phải chịu trách nhiệm chính
Pháp luật TNSP của các quốc gia phát triển thường đặt ra yêu cầu các cơquan chức năng phải có những biện pháp phòng vệ, ngăn chặn mọi nguy cơ gâynguy hiểm cho người tiêu dùng trong nước Do đó, tuy chưa có công bố chính thứctrường hợp nào sản phẩm của Việt Nam gây ra thiệt hại cho nguời tiêu dùng tại cácthị trường này, song mọi hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường bị kiểm tra ngay
từ khâu sản xuất tại nước xuất xứ nhằm bảo đảm cho sản phẩm làm ra đáp ứng đượcnhững tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu Quy định của những tiêu chuẩn này