1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động

27 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 639 KB

Nội dung

Đề tài 3: Lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động trong đó yếu tố vốn là cố đ

Trang 1

Đề tài 3: Lập một dự án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động trong đó yếu tố vốn là cố định.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trong nền kinh tế hiện nay với tỷ lệ lạm phát cao, mọi thứ giá cả đều tăng cao, mỗidoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có những phương án sản xuất kinh doanh phù hợp

để đạt hiệu quả kinh tế cao Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm

để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dung, nâng cao chất lượng và quan trọng là phải tiếtkiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp

Đối với mỗi một công ty khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc lựa chọncác yếu tố đầu vào cũng như công tác quản trị chi phí sản xuất là rất quan trọng, trong đó vốn

và lao động là hai yếu tố không thể thiếu, quyết định phần lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp.Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng thật hiệu quả những yếu tố đầu vào, cắt giảm chi phí mà vẫnđạt được mức lợi nhuận tối đa

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp phân tích, đánh giátình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn… có hiệu quả hay không; để từ đó đưa ra các biệnpháp và quyết định phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp

2 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đó chính là những lý do mà nhóm thảo luận chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Lập một dự

án để triển khai ước lượng hàm sản xuất ngắn hạn của một mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp sản xuất hanoimilk với hai yếu tố đầu vào vốn và lao động trong đó yếu tố vốn là cố định”.

3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu về mặt thiết lập mô hình ước lượng hàm chi phí sản xuất ngắn hạn và cácphương pháp tính, trên cơ đó đề ra các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chấtlượng công tác ước lượng hàm chi phí và tính giá thành sản phẩm dịch vụ

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đề tài tập trung vấn đề nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tế về phương pháp ướclượng hàm chi phí sản xuất nhằm hạch định chính sách phát triển sản phẩm của công ty

Trang 2

Ở đề tài này phạm vi nghiên cứu là về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty CP sữa Hà nội ( Hanoi milk).

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu cho đề tài chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp, loại dữ liệu là dữ liệu theo thời gianđược thu thập từ một số nguồn sau:

- Dữ liệu theo quý về lao động, sản lượng, chi phí của công ty được thu thập từ quý Inăm 2009 đến quý IV 2011 dựa vào các bảng báo cáo tài chính của công ty trong giai đoạn này.Lao động được tính bằng chi phí nhân công chia cho tiền lương bình quân/ người; tổng chi phíbiến đổi được tính bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công

- Chi phí biến đổi bình quân được tính toán có tính đến ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát tạithời điểm thu thập dữ liệu trên trang web của Tổng cục thống kê

- Thu nhập bình quân/ người/ tháng được lấy trên trang chủ của công ty và các bài viếtliên quan

3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích thống kê, phân tích so sánh, phương pháp kinh tế lượng được sửdụng trong nghiên cứu này

Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng hàm hồi quy tuyến tính và được xâydựng dựa trên các giả thuyết sau:

- Đặc trưng mô hình hàm sản xuất - biến sản lượng Q là biến nội sinh, có nghĩa là giá trịcủa nó được xác định bởi mô hình

- Biến độc lập như lao động,… là biến ngoại sinh

- Các giả thuyết đối với mô hình hồi quy tuyến tính được thỏa mãn

5 KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

Nội dung bài báo cáo gồm phần tổng quan và 3 chương:

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 3

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN

1.1 MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT TRONG NGẮN HẠN

1.1.1 Khái niệm

Sản xuất là sự tạo ra hàng hóa hay dịch vụ từ các đầu vào hoặc nguồn lực : máy móc ,

thiết bị , đất đai , nguyên vật liệu…

Hàm sản xuất là một mô hình toán học biểu diễn lượng sản lượng tối đa có thể sản xuất

được từ những yếu tố đầu vào xác định, với trình độ công nghệ và lao động hiện có

Q = f ( X1, X2,…,Xn )

Q : lượng đầu ra tối đa có thể thu được

X1, X2,…,Xn : số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất

Có 4 dạng hàm sản xuất thông thường :

Phân biệt sản xuất ngắn hạn và dài hạn :

 Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố đầu vào cố định Mọi thay đổi trongsản lượng đạt được do thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi

Trang 4

 Dài hạn là khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi Sản lượng thayđổi do sự thay đổi của tất cả các đầu vào.

 Tổng chi phí bình quân (ATC): là mức chi phí tính bình quân cho mỗi đơn vị sản phẩm

 Chi phí cận biên : là sự thay đổi trong tổng chi phí khi sản xuất thêm một đơn vị sảnphẩm

1.1.2 Các chỉ tiêu về sản xuất trong ngắn hạn

Trang 5

Tuy nhiên dạng hàm này là thích hợp nhất cho việc ứng dụng phân tích hàm sản xuấttrong ngắn hạn, hơn là ứng dụng trong dài hạn.

Khi vốn được cố định (KK), hàm sản xuất ngắn hạn bậc 3 là:

Q = aK L + bK L = AL + BL

Trang 6

Để ước lượng hàm chi phí, số liệu cần phải có là mức độ sử dụng của một hay nhiều đầuvào cố định.

Khi thu thập số liệu về chi phí cần loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát

* Hàm chi phí biến đổi có dạng: TVC = aQ + bQ2 + cQ3

* Khi đó hàm chi phí biến đổi bình quân và chi phí cận biên lần lượt là:

AVC= a + bQ+ cQ2

SMC= a + 2bQ + 3cQ2

Khi Q = 0, AVC = a, phải có giá trị dương Vì đường chi phí biến đổi bình quân có cùngchiều dốc xuống cho nên b phải là số âm Như vậy, các tham số của hàm chi phí phải có điềukiện về dấu là: a > 0, b < 0, và c > 0

Khi hàm chi phí biến đổi được xác định có dạng bậc ba thì hàm AVC và SMC có dạngbậc hai

=> Do cả ba đường chi phí này đều có các tham số giống nhau nên ta chỉ cần ước lượng mộttrong các hàm này sẽ thu được kết quả dùng cho các hàm khác

1.2.3 Ý nghĩa của việc ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất

- Hàm sản xuất cho ta thấy được mối quan hệ giữa sản lượng đầu vào và đầu ra Từ môhình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp tiến hành xem xét việc kết hợp các yếu tố đầu vàovốn và lao động đã phù hợp hay chưa Nhờ có mô hình ước lượng hàm sản xuất doanh nghiệp

có thể dự đoán được sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất khi sử dụng một lượng đầu vàonhất định của vốn và lao động, để từ đó doanh nghiệp định ra các chiến lược sản xuất, sử dụngcác yếu tố đầu vào sao cho hiệu quả nhất

- Ước lượng hàm chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp dự đoán phí phải bỏ ra trong khisản xuất một mức sản lượng Q nhất định, từ đó xem xét xem chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra

có hợp lý không? Có thể cạnh tranh với các hãng khác không ? Từ hàm chi phí sản xuất doanhnghiệp có thể xác định được hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm chi phí cận biên để từ đótính toán mức giá bán hàng hóa trên thị trường nhằm đạt được lợi nhuận tối đa

Trang 8

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT

TRONG NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

2.1.1 Tổng quan tình hình về công ty cổ phần HÀ NỘI MILK

Lĩnh vực kinh doanh :

 Sản xuất và buôn bán: sữa bò, sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa

 Chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm, các loại nước uống, nước trái cây

 Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tư và sản phẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm

 Kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, siêu thị

 Kinh doanh, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản

 Chăn nuôi bò sữa, vùng nguyên liệu

 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hang hóa

Trang 9

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần sữa Hà Nôi được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103000592 do Sở đầu tư và kế hoạch Thành Phố Hà Nội cấp ngày 02/11/2001 Ngày08/03/2002, Công ty cổ phần sữa Hà Nội khởi công xây dựng nhà máy chế biến sữa Hà Nội tạiđịa bàn xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc dưới hình thức là chi nhánh của công

ty theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh số 1913000036 do Sở kế hoạch vàđầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 19/03/2002 Đến ngày 05/05/2006, Công ty cổ phần sữa HàNội đã chuyển cơ sở kinh doanh từ Thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phúc và hoạt động theogiấy đăng ký kinh doanh lần 1 số 1903000210 ngày 05/05/2006 do Sở kế hoạch và đầu tưThành phố Hà Nội cấp, công ty có 13 lần thay đổi đăng ký kinh doanh, lần gần nhất là ngày25/08/2008 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 25/08/2008 với tổng số vốnđiều lệ của công ty là 100.000.000.000 đồng

Nhà máy có công suất 150 triệu lit sữa/năm ,là một trong những nhà máy có quy môcông suất lớn ở Việt Nam với tổng mức đầu tư lên đến 100 tỷ đồng, với dây chuyền kỹ thuậttiên tiến do tập đoàn Tetra pak – Thụy Điển cung cấp cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi vàcông nhân lành nghề

Công ty được ủy ban chứng khoán nhà nước cấp giấy chứng nhận niêm yết và pháthành cổ phiếu ra công chúng Tại thời điểm 31/12/2008, cổ phiếu của công ty đang được niêmyết tai trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán la HNM

Trụ sở chính của công ty đặt tại : Km 9, đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, Khu côngnghiệp Quang Minh, xã Quang Minh, huyệ Mê Linh, Thành phố Hà Nội và có các chi nhánh tạicác địa điểm sau :

 Chi nhánh công ty cổ phần sữa Hà Nội tại phòng 201, Lầu 2, tòa nhà Saigon House, số306-308 phố Hoàng Diệu, phường 5, quạn 4,TP.Hố Chí Minh

 Nhà máy chế biến thực phẩm Hà Nội – chi nhánh công ty cổ phần sữa Hà Nội Xóm Bãi,

xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, TP Hà Nội

Vị thế Công ty

 Sản phẩm của Hanoimilk có mặt trên 64 tỉnh thành tuy nhiên thị trường tiêu thụ chính làmiền Bắc và Bắc miền Trung Kênh phân phối truyền thống của Công ty thông qua các

Trang 10

nhà phân phối đến các điểm bán lẻ tại các tỉnh như Hà Nội, Hải phòng, Thái Nguyên,Thanh Hoá, Nam Định, Hải Dương,

 Hanoimilk cũng nhắm vào khai thác đối tượng tiêu dụng là trẻ em (là đối tượng tiêudùng nhiều nhất và thường xuyên nhất, chiếm 41% nhu cầu thị trường sữa) với lượngkhách hàng tiêm tăng là trẻ em từ 5-14 tuổi chiếm 30% dân số

Chiến lược Phát triển và Đầu tư

 Trong những năm tới Hanoimilk sẽ tập trung mọi nguồn lực phát triển ngành kinh doanhchính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về sữa

 Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để không ngừng nâng cao chấtlượng sản phẩm, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cho các năm tới bình quân trên 10%/năm

 Xây dựng chiến lược sản phẩm tập trung vào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho kháchhàng với các mục tiêu giúp phát triển toàn diện về trí tuệ, thể lực cũng như chiều cao vàthuận tiện trong sử dụng

Các dự án lớn

 Dừng triển khai liên doanh xây dựng nhà máy ở Miền Nam trên khu đất tại Bình Dương

 Dừng việc đầu tư mua trại bò Tuyên Quang với giá trên 15 tỷ đồng do việc chỉ hỗ trợ kýthuật với các trang trại lớn, mở rộng thu mua

 Không dùng đến 20% vốn điều lệ đầu tư, kinh doanh tài chính, bất động sản

 Rút vốn đầu tư dự án liên doanh sản xuất bao bì với Công ty bao bì Đức Tấn

Triển vọng Công ty

 Người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng đánh giá cao và hiểu rõ lợi ích khi sử dụng cácsản phẩm từ sữa mang lại

 Hanoimilk đã trở thành một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng ở Việt Nam, đặc biệt

là ở các tỉnh, thành phố phía Bắc, với nhãn hiệu IZZI, Yotuti, Hanoimilk Fresh…

 Vùng nguyên liệu bò sữa của các địa phương cung cấp cho Công ty đang phát triển vớitốc độ nhanh

 Hệ thống bán hàng và nhà phân phối của Hanoimilk ngày càng được củng cố và pháttriển trên 63 tỉnh, thành của cả nước

2.1.2

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.2.1 Thuận lợi

Trang 11

Nằm trong xu thế chung của các nước đang phát triển trên thế giới, nhu cầu về sản phẩmsữa của Việt Nam ngày càng tăng lên Doanh số của ngành sữa tăng lên qua các năm Điều nàychứng tỏ khủng hoảng kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ sữa ở Việt Nam

Thu nhập tăng lên của người dân tăng, GDB bình quân hang năm tăng(Khoảng 7%) Do

đó nhu cầu về các sản phẩm sữa ngày càng tăng lên, thị trường sữa ngày càng có sự tham giacủa nhiều hang sữa cả trong nước và nước ngoài với nhiều sản phẩm phong phú

Trong những năm qua, Công ty luôn luôn bám sát định hướng đề ra và có những kếhoạch kinh doanh phù hợp với sự phát triển của ngành trong tương lai

Giá sữa tăng từ 10-20% trong 2 năm qua là động lực cho việc tăng trưởng doanh thu bánsữa

Thuế nhập khẩu sữa ở Việt Nam thấp hơn so với thế giới: 35% với sữa bột và khoảng 20% với sữa nguyên hộp

-Quan tâm đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩmchính là việc phát triển thương hiệu một cách bền vững nhất của Công ty Hà Nội Milk Thươnghiệu Hà Nội Milk đã và đang từng bước tạo được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng bằngchất lượng, hương vị độc đáo và giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng phù hợp với nhiều nhu cầukhác nhau

Úc, …)phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá nguyên liệu tức các nước này

Chính sách của nhà nước: Sữa nằm trong mục các sản phẩm bị kiểm soát giá(theo thong

tư 104 của chính phủ)

Thị hiếu của người tiêu dùng: Sản phẩm sữa ngày càng đa dạng phong phú , Hà Nộimilk phải cạnh tranh về chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh của thương hiệu…vàcạnh tranh về giá

Áp lực từ các sản phẩm thay thế: sự cạnh tranh về thị phần sản phẩm trong ngành: Ví dụsữa đậu lành làm giảm thị phần của sữa nước…

Trang 12

2.2 THỰC TRẠNG ƯỚC LƯỢNG HÀM SẢN XUẤT CỦA DOANH NGHIỆP

2.2.1 Tổng quan tình hình sản xuất của doanh nghiệp

2.2.1.1 Hoạt động kinh doanh.

Trong những năm trước thì công ty luôn đạt doanh số bán hàng cao, đỉnh điểm là năm

2006, khi đó sữa của công ty bao trùm miền Bắc Năm 2007 – 2008 xảy ra sự cố trên toànquốc là sữa pha bột ( không nguyên chất 100% như trên bao bì ) và sự cố melamine làm chodoanh số công ty giảm xuống khá nhiều

Doanh số 9 tháng đầu năm đã vượt 18% so với kế hoạch chỉ tiêu đề ra, tương đương314,88 tỷ đồng, tăng độ bao phủ lên toàn quốc từ 30.000 điểm bán hang lên tới 40.000 điểm.Tăng số lượng nhà phân phối lên tới 92 nhà trên toàn quốc, đồng thời tăng cường mối quan hệvới các nhà phân phối trên toàn quốc nhằm trao đổi thông tin về thị trường và sản phẩm mộtcách kịp thời

Những tháng cuối năm, tốc đô bao phủ đẵ giảm 20%, thu gọn từ 90 nhà phân phốixuống 70 nhà phân phối trên toàn quốc Tuy nhiên hiện nay đang từng bước được phục hồi

Duy trì thị phần và phát triển đều ở các vùng, miền Đồng thời không ngừng phát triển

và mở rộng các kênh bán hang ngoài kênh truyền thống như kênh công nghiệp, trường học,kênh bán hang siêu thị…

Là doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịchính theo chứng khoán, công ty luôn phảituân thủ những yêu cầu khắt khe về chế độ theo dõi kế toán, hạch toán cung như định kỳ thôngbáo tình hình tài chính theo quy định Do vậy công ty luôn :

 Tuân thủ theo đúng các chuẩn mực kế toán và các quy định của nhà nước , hoàn thành cácbáo cáo đinh kỳ theo quy định và báo cáo kiểm toán , quyết toán thuế hàng quý,năm Nộpthuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

 Thực hiện nghiệp vụ kế toán bằng phần mềm đem lại hiệu quả chính xác và thuận tiện choviệc thống kê quản lý

 Cập nhật thường xuyên và đưa ra những chính sách về tài chính phù hợp với sự phát triển củacông ty và phù hợp với xu hướng thị trường

Trang 13

 Vượt qua khó khăn khách quan như tỷ giá ngoại tệ và lãi suất ngân hàng tăng cao, bộ phận kếtoán tài chính luôn phải đảm bảo nguồn vốn và quay vòng nhanh ,phục vụ cho hoạt động sảnxuất kinh doanh hiệu quả.

 Tuy nhiên, hiện tại cơ cấu vốn chưa đủ mạnh để đề phòng rủi do về tài chính cũng như chođầu tư phát triển và quỹ phúc lợi khác

2.2.1.2 Những sự kiện quan trọng & quá trình phát triển

Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội được thành lập ngày 02/11/2001 theo giấy chứng nhậnĐKKD số 0103000592 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 02/11/2001, đăng ký thayđổi lần 15 theo số 0103026433 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 22 tháng 12 năm

2009 Ngành nghề kinh doanh chính:

- Sản xuất và buôn bán: Sữa bò, sữa đậu nành, các sản phẩm từ sữa; chế biến các sảnphẩm nông sản thực phẩm, các loại nước trái cây; Buôn bán nguyên liệu, thiết bị vật tự và sảnphẩm ngành sữa, ngành chế biến thực phẩm;

- Tư vấn đầu tư nông, công nghiệp; xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; Kinhdoanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng, siêu thị; Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Kinhdoanh, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; Đào tạo công nhân kỹ thuật hệ Trung cấp và Cao đẳng

- Mua bán xuất khẩu đồ dùng cá nhân và gia đình, vật phẩm quản cáo, tranh ảnh, đồ chơi(trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật

tự an toàn xã hội), máy móc thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm; Đại lý mua; Đại lý bán, ký gửihàng hoá

Ngày 08/03/2002, Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội khởi công xây dựng Nhà máy Chế biếnSữa Hà Nội tại địa bàn xã Quang Minh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc dưới hình thức là chinhánh của Công ty theo giấy ĐKKD hoạt động chi nhánh số 1913000036 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư cấp ngày 19/03/2002 Nhà máy có công suất trên 40 triệu lít sữa/ năm, là một Nhà máy cóquy mô lớn ở Việt Nam tại thời điểm đó với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng Nhà máy Chếbiến Sữa Hà Nội đã được Uỷ ban Nhân dân Vĩnh Phúc cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số1746/CNƯĐĐT ngày 09/05/2002

Ngày đăng: 12/08/2014, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w