Ở đề tài này chúng tôi đi vào tìm hiểu tiểuthuyết của Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh, nhằm bổ sung tư liệu thêmcho nền văn học Việt Nam và giúp người đọc nhìn nhận định, đánh g
Trang 1TP.Hồ Chí Minh Tháng 7 - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ
HỌC
ĐỀ TÀI:
TĨM TẮT, NHẬN ĐỊNH TIỂU THUYẾT CỦA DƯƠNG TỬ
GIANG, LÝ VĂN SÂM VÀ VŨ ANH KHANH
GVHD : Th.s Phan Mạnh Hùng SVTH : Nguyễn Thị Min
MSSV : 08560101 Khĩa : 2008-2012
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
DẪN NHẬP 3
CHƯƠNG I: TIỂU THUYẾT “ TRANH ĐẤU” CỦA DƯƠNG TỬ GIANG 1.Tác giả 4
1.1.Tiểu sử 4
1.2.Sự nghiệp sáng tác 5
2.Tóm tắt tác phẩm 5
3.Nhận định nội dung 6
3.1.Tố cáo, lên án xã hội 6
3.2.Sự phản kháng và tình người trong tác phẩm 8
4.Nhận định nghệ thuật 10
CHƯƠNG II: TIỂU THUYẾT “SAU DÃY TRƯỜNG SƠN” CỦA LÝ VĂN SÂM 1.Tác giả 12
1.1.Tiểu sử 12
1.2.Sự nghiệp sáng tác 12
2.Tóm tắt tác phẩm 12
3 Nhận định nội dung 13
3.1.Tình yêu quê hương đất nước 13
Trang 33.2.Hình tượng người chiến sĩ cách mạng 14
4.Nhận định nghệ thuật 15
CHƯƠNG III: TIỂU THUYẾT “ĐẦM Ô RÔ” VÀ “CÂY NÁ TRẮC” CỦA VŨ ANH KHANH 1.Tác giả 16
1.1.Tiểu sử 16
1.2.Sự nghiệp sáng tác 16
2.Tóm tắt tác phẩm 16
2.1 Đầm Ô Rô 16
2.2.Cây ná trắc 18
3.Nhận định nội dung 20
3.1.Những con người thiếu ý thức trong xã hội 21
3.2.Ca ngơị những con người ý thức được bổn phận của mình trong chiến tranh đối với Tổ quốc 23
4.Nhận định nghệ thuật 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 4
DẪN NHẬP
1.Lý do chon đề tài
Trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 có rất nhiều vấn
đề cần nghiên cứu.Một số vấn đề đã được các nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu đánhgiá nhưng có những vấn đề chưa được chú ý nhiều Trong số đó có vấn đề nghiên cứu cáctiểu thuyết văn học của giai đoạn này đặc biệt là các tiểu thuyết của nhóm văn học yêunước có rất ít thậm chí một số tiểu thuyết bị lãng quên Vì thế việc tìm hiểu một số tiểuthuyết trong thời kì này là một điều cần thiết Ở đề tài này chúng tôi đi vào tìm hiểu tiểuthuyết của Dương Tử Giang, Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh, nhằm bổ sung tư liệu thêmcho nền văn học Việt Nam và giúp người đọc nhìn nhận định, đánh giá chính xác hơn vềgiá trị của tiểu thuyết trong giai đoạn đó Từ đó góp phần bảo lưu, bảo tồn những tiểuthuyết dưới thời Mỹ -Ngụy
Văn học Việt Nam thế kỉ XX là một nền văn học hiện đại, phát triển trong nhữngtình huống lịch sử cụ thể, chủ yếu là một nền văn học yêu nước và cách mạng Nhưngbên cạnh dòng chủ lưu đó, do những hoàn cảnh riêng vẫn tồn tại nhiều nhánh, nhiều chilưu văn học lành mạnh, tiến bộ, nhân bản Nó bổ sung vào bức tranh toàn cảnh nhữngđường nét riêng Năm 1945_1975 là thời kì văn chương cách mạng kháng chiến
Trang 5Văn học kháng chiến và yêu nước khởi dậy từ Sài Gòn với các nhóm văn học yêunước như nhóm gồm Thẩm Thệ Hà, Vũ Anh Khanh, Sơn Khanh, Quốc Ấn, Lý Văn Sâm,như Ngao Châu (Bùi Đức Tịnh), Phi Vân, Dương Tử Giang, Hoàng Tố Nguyên, ThiênGiang, Khổng Dương, Bách Việt (Mai Văn Bộ),
2 Phạm vi nghiên cứu
-Tiểu thuyết “ Tranh đấu ” của Dương Tử Giang
-Tiểu thuyết “ Sau dãy Trường sơn ” của Lý Văn Sâm
-Tiểu thuyết “ Đầm Ô Rô ” và “ Cây ná trắc ” của Vũ Anh Khanh
3.Phương pháp nghiên cứu
Như tên đề tài của tiểu luận, đây không phải là công trình nghiên cứu về một tácphẩm hay một tác giả mà là nhận định một số tiểu thuyết cụ thể Nên đề tài đòi hỏi mộtcách nhìn nhận và đánh giá hết sức tổng quát và khách quan trong từng tiểu thuyết Vì thếcông việc đầu tiên cần làm là phải đọc văn bản, tóm tắt văn bản, sau đó đưa ra nhận định
về nội dung và nghệ thuật của từng tiểu thuyết
Tóm lại đây là đề tài khá mới mẻ chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm sưu tầm
và tìm hiểu toàn diện Vì thế đề tài này góp phần nhìn nhận lại một số tiểu thuyết cónhiều đặc sắc và thêm tư liệu cho văn học Nam Bộ giai đoạn kháng chiến chống Mỹ
CHƯƠNG I: TIỂU THUYẾT “ TRANH ĐẤU” CỦA DƯƠNG TỬ GIANG
1.Tác giả
1.1 Tiểu sử
Dương Tử Giang (1918-1956) Tên khai sinh Nguyễn Tấn Sĩ, sinh năm 1918, quêgốc: huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre Nhà văn Dương Tử Giang tham gia kháng chiếnchống Pháp ở miền Nam Năm 1956 ông cùng các tù chính trị nổi dậy phá nhà lao TânHiệp ở Biên Hòa, và hy sinh trong cuộc đấu tranh đó
Trang 61.2.Sự nghiệp sáng tác
Ông viết văn từ trước cách mạng tháng Tám, sở trường là tiểu thuyết
Các tác phẩm đã xuất bản: Định học (tiểu thuyết, 1937), Con gà và con chó (tiểuthuyết, 1939), Tranh đấu (tiểu thuyết, 1949), Một vũ trụ sụp đổ (tiểu thuyết, 1949), ConSáu Tàu Thưng (truyện thơ, 1949)
Phần 2: Vào trường trung học
Ngọc Nga thi đậu vào trường Nữ học đường Sài Gòn Ở đây cô quen được với chịKim Huê, người Vĩnh Long Vì nghèo nên bị mọi người trong lớp xa lánh và sống khépkín Chỉ có Ngọc Nga và chị Dung thông cảm với Kim Huê Ngọc Nga và Kim Huê hiểunhau hơn qua những bức thư Trong ngày lễ phục sinh Ngọc Nga về nhà và nhận được tinKim Huê tự tử vì bị mọi người nghi ngờ ăn cắp tiền của Loan, bị lời lăng mạ của cô giáo
sư Mai Ngọc Nga sau đó đã tìm cách trả thù cho Kim Huệ, làm cho giáo sư Mai phảinghỉ dạy
Phần 3:Từ hôn nhơn đến tranh đấu
Trang 7Cuối năm thứ tư ở trường, Ngọc Nga đậu Thành chung Trở về nhà bố mẹ có ý gảchồng cho Ngọc Nga nhưng cô không chịu Ngọc Nga mở lớp dạy học cho trẻ em tronglàng Một hôm viên Chủ tỉnh người Pháp và viên phó Chủ tỉnh người Việt đến dự lớp họccủa Ngọc Nga Sau đó phó Chủ tỉnh nhờ người làm mai cô cho ông ta Nga từ chối lờicầu hôn của phó Chủ tỉnh, sau đó quen và lấy anh Trọng một người mồ côi cha mẹ,nghèo khổ Ngọc Nga yêu anh Trọng và biết ông phó Chủ tỉnh là người không tốt.Chuyện xảy đến với làng Giồng Trôn, người dân bị những tên có quyền chức chiếm đoạtđất trong đó có đất của cha mẹ và chồng của Ngọc Nga Cô tìm cách giúp dân làng vàgặp lại chị Dung là giáo sư để tư vấn nhưng cũng không giúp được gì Dân làng GiồngTrôn quyết sống chết với những người dành đất của họ Kết quả cuộc chiến tranh ấy, cha
và Trọng bị bắt, gia đình sạt nghiệp Trọng bị kết án hai mươi năm khổ sai Từ đó NgọcNga lên Sài Gòn sống với chị Dung và hoạt động cách mạng, gặp lại Trọng và vợ chồnganh Sáu Lạ ở Côn Đảo Năm 1945 chiến tranh xảy ra, họ cùng hăng hái làm phận sự côngdân Việt Nam
3.Nhận định về nội dung
3.1.Tố cáo, lên án xã hội
Tiểu thuyết “ Tranh đấu” của Dương Tử Giang tố cáo, phê phán sự bóc lột vônhân đạo của bọn thực dân Pháp, hách dịch, tàn nhẫn của bọn cường hào địa chủ tay sai
Tác giả đã làm hiện lên những hành vi bỉ ổi của viên chức làng xã Bắt người đánhđập tra khảo, vu oan chồng để cưỡng bức vợ Bọn hương chức trong làng dùng thế lựccủa mình để chà đạp lên cuộc sống của những người tá điền nghèo khổ Những người cóchức quyền thì bênh vưc nhau,bao che cho nhau, kẻ yếu hơn thì không dám lên tiếng
Vậy chớ cậu hai con ông Tổng đó làm sao? Vợ tá điền, tá viên nào có sắc mà thoát khỏi tay cậu! Anh nào nhắm mắt thì thôi, bằng mà hó hé thì ở tù rục xương!.
(Tuổi thơ, trang 17)
Trang 8Những người có quyền hạn trong tay tự cho mình cái quyền hành hạ người khác,hành hạ những con người không có chút quyền lực gì:
Rồi hương hào trọng lại cho đánh đập thằng Sáu Lạ trước mặt vợ nó, bắt vợ nó phải ký tên vào lá khai thứ hai, nếu không họ sẽ đánh chết chồng nó.
(Tuổi thơ, trang 27)
Và họ còn dùng thủ đoạn bất chính để cướp ruộng đất của những người dân nghèokhổ, nhưng con người đó chỉ biết quan tâm đến lợi ích cá nhân, tính toán, mưu lợi:
Năm tháng sau khi ông kinh lý mới đến đo đất trong làng tôi, thình lình làng tiếp mươi lăm mẫu đất hoang trong làng và đơn ông đã được chấp thuân….
… Nguy rồi ! Trong làng đất tốt cả, có đất hoang nào đâu Đất hoang đó, chính là phần đất “hượt” của cha mẹ tôi, của chông tôi và của bao nhiêu người khác.
(Từ hôn nhơn đến tranh đấu, trang 116)
Người nghèo bị coi thường và khinh bỉ, bị tước đi quyền sống và làm người Tácgiả cho chúng ta biết được sự phân biệt giai cấp vần tồn tại trong xã hội ấy:
Hiện nay, chắc nhiều người vẫn còn nhớ dạo ấy, các báo đã công nhiên tố cáo giáo sư Phan Thị Mai đã dùng lời mỉa mai ác độc giết chết một cô học trò giỏi chỉ mang tội…nghèo.
( Vào trường đại hoc, trang 85)
Một xã hội loạn lạc, người nghèo bị áp bức dã man Nơi thanh bình nhất là cửachùa, vậy mà ở đó cũng có những việc mà người ta không thể ngờ đến:
Hòa thượng này còn có vợ bé nữa là khác Mà va nhậu toàn rượu tây ! Bữa ăn nào cũng phải có rượu tây.
(Tuổi thơ, trang 44)
Trang 9Sự quay lưng của xã hội, pháp luật thi thờ ơ trước tội ác của bọn có quyền thế,không hề nhìn thấy tội ác của những kẻ cậy quyền cậy thế:
Khi tôi cho hay pháp luật hiện hành không những không bênh vực được họ, mà còn là một lợi khí ác độc, nguy hiểm của kẻ nghịch họ là ông hội đồng Liên,…
(Từ hôn nhơn đến tranh đấu, trang 120)
3.2.Sự phản kháng và tình người trong tác phẩm
Qua tác phẩm, tác giả cũng cho ta thấy được hình ảnh đứng lên đấu tranh đòi lạicông lý của những người nông dân nghèo khổ, họ quyết chiến đấu tới cùng với những kẻcậy quyền cậy thế
Khi dân làng Giồng Trôn bị hội đồng Liên cướp đất,họ không nhẫn nhịn, chấpnhận để mất đất:
Những lời khuyên nên nhẫn nhịn của tôi không hiệu quả gì, họ quyết sống chết với những kẻ đên đo đất, cắm ranh mới Chồng tôi cũng giận dữ quyết liều mạng.
( Từ hôn nhơn đến tranh đấu, trang 120)
Dù có phản kháng đi chăng nữa, thì họ vẫn không thể đứng lên trong xã hội vônhân đạo đó Bởi vì họ là thành phần thấp bé không có địa vị trong tay, mãi là nạn nhâncủa những kẻ lắm quyền thế
Chị Sáu Lạ ra tay giết hương quản để giữ nhân phẩm cho mình và trả thù chochồng, giết chết kẻ làm hại gia đình người khác, đòi công bằng Nhưng mình chị thì đâulàm được gì, chị chỉ là một người phụ nữ yếu ớt không ai bênh vực cho chị và cuối cùngchị cũng phải chịu tội :
Thằng hương hào Trọng là con hương quản Kỉnh, nó đánh vợ chồng Sáu Lạ bầm mình mẩy hết.
( Tuổi thơ, trang 26 )
Trang 10Và khi sự phản kháng không có kết quả, những con người nhỏ bé cũng chỉ biết tìmđến cái chết để tránh xa xã hội này Tránh xa những con người xấu xa, tàn nhẫn chà đạplên danh dự của người khác:
Tôi cũng nghĩ đến sự trấn tĩnh để phấn đấu với nghịch cảnh, nhưng tay chơn tôi
rũ riệt, thân thể tôi như rã rời Tôi cố gom góp tinh thần lại, thì đã tản mác đi đâu cả ! Tôi thấy tôi chỉ còn có cách…chết !
( Vào trường trung học, trang 83 )
Tiểu thuyết “ Tranh đấu ”, bên cạnh tố cáo tội ác của bọn hương hào địa chủ, tácgiả còn cho chúng ta thấy được trong cái xã hội mất tình người ấy vẫn còn có một ngườibiết yêu thương giúp đỡ người nghèo
Ngọc Nga khi thấy anh Sáu Lạ bị đóng trăng, cô đã cho anh ăn trong khi đó aicũng để mặc kệ coi như không nhìn thấy anh Sáu Lạ Cô luôn thương xót cho số phậnnhững người tá điền:
Lúc ấy hương quản đang xử kiện, mấy ông hương đang xúm nhau nhậu, không ai
để ý đến người bị đóng trăng nữa Tôi ra quán gần đó, mua một cắt cốm, mười sáu miếng, đem vào cho anh Nhìn anh ngốn ngấu cốm cách ngon lành, tôi nghe tim mình nhẩy mạnh, và chốt mũi hơi nhột nhột.
(Tuổi thơ, trang 16 ) Tuy là con gái của nhà khá giả, nhưng Ngọc Nga không ỷ lại mà luôn biết quantâm đến những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình Sau khi học xong cô mở lớp dạyhọc cho bọn trẻ nhỏ nghèo khổ trong làng Trong bức thư viết cho Kim Huê, Ngọc Nga
đã nói lên suy nghĩ của mình về xã hội, về những gì cô chứng kiến từ trước đến nay Tuy
là con nhà giàu nhưng cô không bao giờ ghét bỏ người nghèo:
Trang 11Em tuy cũng là con nhà giàu, nhưng đời em đã thấy lắm chuyện trái tai gai mắt của kẻ giàu sang gây ra, mà nạn nhân là những kẻ nghèo Em thù ghét bọn người bất công, bất nhân kia bao nhiêu thì em thương xót quý mến đám người vô tôi này bấy nhiêu.
( Vào trường trung học, trang 54 )Khi học xong trở về làng, Ngọc Nga mở lớp dạy học cho trẻ em nghèo, khi chiếntranh xảy ra cô giục giã lên đường đánh giặc, bảo vệ quê hương, cuộc sống của mình
4.Nhận định về nghệ thuật
4.1 Xây dựng nhân vật
Tác giả xây dưng nhân vật Ngọc Nga, một cô gái trẻ, là người có tri thức trongthời bấy giờ Khi còn bé, Ngọc Nga là một cô bé nhút nhát, ít dám đi đâu, nhưng sau đótác giả đã phác họa cho chúng ta thấy mọt Ngọc Nga trưởng thành hơn sau bao nămtháng Khi biết tim Kim Huệ chết, cô đã tìm cách đòi lại công bằng cho người nghèo nhưchị Huê
Tánh tôi nhút nhát, ít dám đi đâu một mình, chỉ đến trường rồi về nhà, đến trường chăm học, về nhà rất ham đọc truyện Tàu.
Trong trí tôi nảy ra cái ý trả thù cho chị Kim Huê và vợ chồng anh Sáu Lạ
Khi chứng kiến cảnh anh Sáu Lạ bị hành hạ, Ngọc Nga đã không giấu nổi cảmxúc của mình, tác giả đã miêu tả tâm lý nhân vật thật sắc sảo và tài tình:
Tôi vừa “dạ”, vừa cuối đầu, chạy ngang cha tôi để giấu vẻ mặt cảm động và hai khóe mắt ướt rượt của mình
Bằng ngòi bút của mình, hình ảnh vợ chồng anh Sáu Lạ tuy xuất hiện không nhiềunhưng họ được tác giả miêu tả thật tinh tế:
Trên đệm, anh Sáu và chị Sáu nằm dài, một chân đút trong lỗ trăng A nh Sáu chỉ mặc một quần cụt đen Mặt, ngực và hai bắp thịt ở vai và cánh tay của anh sưng phồng
Trang 12lên và bầm tím Mắt anh nhắm nghiền lại Chốc chốc anh lại cựa mình và rên nho nhỏ Chị Sáu mặc quần lãnh len, áo túi trắng, mặt cũng bầm nhưng không sưng.
Qua bút pháp miêu tả của mình, Dương Tử Giang đã cho chúng ta thấy được hìnhảnh của những con người nghèo khổ thật đáng thương
4.3.Ngôn ngữ thích hợp thể hiện rõ tâm lý con người Nam Bộ
Nhà văn Dương Tử Giang là người Nam Bộ,nên ta thấy ngôn ngữ Nam Bộ thểhiện trong tác phẩm
Đang khi ăn uống, bà ngoại tôi hỏi:
-Mẹ con ở chơi vài ngày chớ?
Mẹ tôi đáp:
-Xế lại đây, phải về chớ bỏ nhà được đâu…
Bà nội tôi lắc đầu nói:
-Con đang nắng bị nắng nó ăn đen thui, về mẹ con nó rầy chết, mà nó cằn rằng ngoại nữa đa.
Với kết cấu chặt chẽ, hợp lý, văn chương súc tích, ngôn ngữ thích hợp thể hiện rõtâm lý con người Nam Bộ, tác phẩm đã để lại ấn tượng trong lòng đọc giả
Trang 13CHƯƠNG II: TIỂU THUYẾT “ SAU DÃY TRƯỜNG SƠN” CỦA LÝ VĂN SÂM
1Tác giả
1.1 Tiểu sử
Lý Văn Sâm (1921 …) bút danh: Bách Thảo Sương, Thanh Lý Tên khai sinh LýVăn Sâm sinh ngày 17 tháng 2 năm 1921, quê gốc Bình Long, Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hội viên hội nhà văn Việt Nam
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 làm nghề lâm sản và viết báo, viết văn ởSài Gòn Sau năm 1945 làm cán bộ tuyên truyền tỉnh Biên Hòa và viết báo trong Sài Gòn
bị tạm chiếm, rồi làm cán bộ đặc khu Sài Gòn, Chợ Lớn Sau năm 1954 tiếp tục hoạtđộng tại Sài Gòn, làm thư ký tòa soạn báo Văn nghệ giải phóng Tổng thư ký Hội Vănnghệ giải phóng miền Nam Sau năm 1975 ông làm phó Tổng thư ký Hội liên hiệp Vănhọc nghệ thuật Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành hội nhà văn khóa III, Đại biểu Quốchội khóa VI, Chủ tịch hội văn nghệ tỉnh Đồng Nai
1.2.Sự nghiệp sáng tác
Tác phẩm đã xuất bản: Sương gió biên thùy (truyện ngắn, 1948), Mười lăm nămhận sứ ( truyện vừa, 1948), Sau dãy Trường Sơn (truyện dài, 1949), Ngoài mưa lạnh(truyện ngắn, 1950), Bên xuân (truyện ngắn, 1982)
2.Tóm tắt tác phẩm
Sau khi lãnh việc xây một phi trường ở nơi miền rừng núi bên Lào cho quân độiNhật,với ý định giúp đỡ những người phu mộ Việt trốn về quê hương, Phú đưa vợ và contrai tên Qúi đã mười sáu tuổi rời quê hương sang Lào Qúi sang bên Lào vẫn thườngxuyên viết thư cho Ánh Mai,người ban gái người Việt gốc Lào về những việc xảy ra vớicậu Phú kể cho Ánh Mai biết về nhũng ngôi chùa đẹp lộng lẫy, về tục hỏa táng củangười Lào, kể về đất nước Lào, về công việc mà ba Qúi phải làm
Trang 14Đến cuối tháng sáu, Phú bị bệnh nặng Tùy, người bạn thân của Phú thay anh tiếp
tục công việc, nhưng một phần năm phu mộ tìm đường trốn mất, công việc đình đốn Qúi
quen biết với Danh Sum, một phu mộ, hai người rất thân thiết với nhau Vào một đêm ở
Phou Ta Cốc, một nhà cách mạng trước khi chết trao Phú một bản đồ vẽ một ngôi mộ
mang số 28 nằm trong nghĩa địa Việt Nam, nơi dấu sẵn súng chờ ngày khởi nghĩa Tùy
tưởng đó là một bản đồ chỉ chỗ kho báu nên lén ám hại Phú nhưng Phú không chết Phú
gặp lai Qúi,kể lai sự việc đã xảy ra với mình Qua bức thư của Ánh Mai, Qúi biết được
chú Tùy đã chết trong sự hối hận về những gì đã làm với cha cậu Vì sự nghiệp giải
phóng dân tộc, Phú tiễn Qúi và Danh Sum lên đường ra đi cứu nước
3.Nhận định về nội dung
3.1.Tình yêu quê hương đất nước
Khi đất nước bị xâm lăng, những người Việt Nam yêu nước luôn canh cánh trong
lòng với nỗi niềm tha thiết quê hương đất nước sớm giành thắng lợi
Họ chọn những việc nguy hiểm khó khăn để được thỏa chí hướng
Quê hương đất nước là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người Dù có đi đâu thì
những hình ảnh về quê hương mãi không phai trong mỗi con người chúng ta Đất nước
loạn lạc do chiến tranh, những người yêu Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước luôn hướng
về quê hương với những hồi ức của mình Qúi thấy nhớ quê hương khi nhìn thấy những
cơn sùi bọt nước Cửu Long bên xứ Lào, hình về quê hương đang trong chiến tranh loạn
lạc:
Rồi những ngày u-ám đã tới xứ Lào với những cơn sùi-bọt trên sóng nước
Cửu-Long, thì trong lòng Qúi cũng có một cảnh quê-hương chìm trong mưa gió.
Phú cùng vợ con sang bên Lào làm cai thầu cho Nhật Trong lòng Phú luôn luôn ấp ủ sựnghiệp giải phóng quê hương, đất nước khỏi ách thống trị của bọn thực dân trong lòng
chờ cơ hội đến sẽ hành động:
Trang 15Ba tiếc vì con còn khờ quá Ba không thể nói cho con nghe những điều ba muốn nói.Hiện nay việc nước đã đến một giai đoạn mới Không bao lâu nữa, người Nhật sẽ bại-trận…Nhưng thôi tai vách mạch rừng Ba không thể nói gì hơn nữa trong khi bóng quân-đội Phù-Lang còn ở trong nước
3.2.Hình tượng người chiến sĩ cách mạng
Lý Văn Sâm đã xây dựng hình tượng nhân vật Phú là một người có trách nhiệmvới công việc dù bị bệnh nặng mới khỏi nhưng anh vẫn tiếp tục công việc mình đang làm
Phú gắt :
_ Mình nói dại ! Lương tâm nhà nghề không cho ta lơ là với phận sự Không làm việc thì thôi, khi đã làm thì phải tận tâm, tận lực Ngày mai tôi sẽ bắt tay tiếp tục công việc.
Khi ra đi chiến đấu trong chiến trường ác liệt đầy đạn bom, những người chiến sĩcách mạng luôn cố gắng chiến đấu hết mình để mang về vinh quang cho Tổ quốc thânyêu:
Trọn mấy hôm nay có lẽ bà con lo lắng cho tánh mạng chúng tôi lắm Xin bà con
cứ yên lòng bọn anh hùng ở Hòang Sơn thôn lúc nào cũng chiến đấu anh dõng, lúc nào cũng sẵn sàng chết làm nấc thang cho toàn thể dân tộc bước tới thắng lợi cuối cùng.
Ông già ở Phou Ta Cốc, trước khi chết vẫn không quên nhiệm vụ đang dang dởcủa mình, ông chết trao lại cho Phú tấm bản đồ cất giữ vũ khí, một con người cả đời vì sựnghiệp giành độc lập dân tộc, đến lúc trút hơi thở cuối cùng ông vẫn mong sự nghiệpcách mạng của ông sẽ tiếp tục vì Tổ quốc
Ông già trao cho Phú một bản địa đồ có vẽ nhiều chữ bí mật, hình như là chữ Phạn Ông ra hiệu cho Phú cúi đầu xuống sát tai mình rồi phều phào nói:
-Nghĩa địa Việt Nam!