Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều vấn đề trong quản lýcác hộ kinh doanh cá thể như: tình trạng quản lý không hết hộ kinh doanh như khôngđăng ký kinh doanh, không kê khai thuế đúng, xin nghỉ
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Nguyễn Minh Hằng
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBT : Cán bộ thuế
CNTT : Công nghệ thông tin
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
ĐTNT : Đối tượng nộp thuế
GTGT : Giá trị gia tăng
HKD : Hộ kinh doanh
HĐTVT : Hội đồng tư vấn thuế
HĐND : Hội đồng nhân dân
UNT : Ủy nhiệm thu
UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1 Sơ đồ tổ chức Chi cục thuế huyện Hoài Đức
2.1 Biểu đồ hình cột tổng thu từ khu vực hộ cá thể so với khu vực ngoài quốc doanh……… 43
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau gần ba thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới, cùng với sự chuyển biến tolớn của nền kinh tế, thành phần kinh tế cá thể đã được khai sinh trở lại, từng bước pháttriển và ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế nhiềuthành phần dưới sự quản lý của nhà nước Kinh tế cá thể đa dạng về mọi mặt nhưngành nghề và quy mô thu hút được hàng triệu lao động, tạo ra kênh phân phối rộngkhắp đến từng ngõ ngách trên mọi vùng miền của đất nước Thành phần kinh tế cá thểkhông những đóng góp số thu tương đối lớn cho NSNN mà còn chiếm một khối lượngsản phẩm tương đối lớn trong tổng sản phẩm xã hội phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt,kinh doanh của người dân
Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể hiện nay đã có chuyển biếntích cực góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các hộ kinh doanh, hạnchế thất thu, tăng thu cho NSNN Tuy trong nhiều năm trở lại đây, số thu từ khu vực
hộ cá thể mặc dù vẫn tăng khá nhiều qua các năm thì ta thấy vẫn chưa xứng với tiềmnăng và số lượng hộ kinh doanh Bên cạnh đó, còn tồn tại nhiều vấn đề trong quản lýcác hộ kinh doanh cá thể như: tình trạng quản lý không hết hộ kinh doanh như khôngđăng ký kinh doanh, không kê khai thuế đúng, xin nghỉ nhưng vẫn đăng ký kinhdoanh, doanh thu tính thuế không sát thực tế, dây dưa nợ đọng thuế…
Hiện nay Việt Nam có khoảng 1,7 triệu HKD, tuy chỉ đóng góp khoảng 2,65%tổng thu ngân sách nhưng nguồn nhân lực để quản lý hộ kinh doanh chiếm khoảng20,55% tổng số cán bộ thuế Chín tháng đầu năm 2013 tại Hà Nội, qua công tác thanh,kiểm tra, cơ quan Thuế Hà Nội đã tiến hành các công tác chống thất thu, điều chỉnhthuế, đưa vào quản lý thu thuế các hộ mới ra kinh doanh đối với 37.819 lượt hộ, tăngthu NSNN là 20,156 tỷ đồng Trong đó, qua kiểm tra sổ sách hoá đơn của 701 lượt hộ,
số thuế truy thu và phạt là 736 triệu đồng; thu vãng lai là 2.358 lượt hộ, với số thuế là10,2 tỷ đồng Công tác chống thất thu khác là 1.493 lượt hộ, với số thuế truy thu vàphạt là 2,708 tỷ đồng Năm 2013 ngành thuế đã quyết tâm tập trung cải cách quản lýthuế của HKD nhưng với những con số trên cho thấy công tác quản lý thuế HKD cònrất nhiều sai phạm và có thể nói quản lý thuế đối với HKD cá thể chưa bao giờ hếtkhó
Trang 6Vì vậy, vấn đề mang tính cấp thiết đặt ra cho ngành thuế là phải tìm chođược các giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể Tình hìnhcông tác quản lý thuế đối với HKD cá thể tại Chi cục thuế huyện Hoài Đức cũngkhông nằm ngoài thực trạng chung đó Qua quá trình thực tập tại Chi cục thuế huyện
Hoài Đức, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế huyện Hoài Đức – TP Hà Nội ” Đề tài tập
trung phân tích thực trạng quản lý, trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, hạn chếcần khắc phục từ đó chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
cá thể tại Chi cục thuế huyện Hoài Đức - TP Hà Nội
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đi sâu tìm hiểu công tác quản lý thuế đối vớiHKD cá thể, thực trạng công tác quản lý và từ những bất cập, tồn tại, khó khăn đó đềxuất các giải pháp cường công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể tại Chi cục thuếhuyện Hoài Đức
3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài phân tích thực trạng quản lý thu thuế hộ kinh cá thể trên địa bàn, bao gồm:
hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai và hộ nộp thuế theo phương pháp khoán thuếtại Chi cục thuế huyện Hoài Đức – TP Hà Nội từ năm 2011 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương phápthống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính dựa trên cơ sởnguồn dữ liệu thu thập từ Chi Cục thuế huyện Hoài Đức – TP Hà Nội qua các năm
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ đượctrình bày thành 3 chương như sau:
Chương 1 Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Chương 2 Thực trạng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi Cục Thuế huyện Hoài Đức – TP Hà Nội
Trang 7Chương 3 Giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi Cục thuế huyện Hoài Đức – TP Hà Nội
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Liên và cáccán bộ thuế tại Chi cục thuế huyện Hoài Đức – TP Hà Nội đã tận tình quan tâm hướngdẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
Do còn nhiều hạn chế về nhận thức cũng như về thời gian nên bài luận văn nàyvẫn còn nhiều thiếu sót nhất định Em mong tiếp thu các ý kiến đóng góp, phê bìnhcủa thầy cô giáo để em có thể bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơntrong công việc sau này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8CHƯƠNG 1 QUẢN LÍ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
1.1 Khái quát chung về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
1.1.1 Những vấn đề chung về quản lý thuế.
1.1.1.1 Khái niệm Quản lý thuế
Theo Luật Quản lý thuế số 78 có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2007 được QuốcHội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 22/11/2006: Quản lý thuế là hoạt động tổchức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấphành nghĩa vụ nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật
1.1.1.2 Mục tiêu và yêu cầu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Công tác quản lý thuế đối với HKD cũng hướng tới các mục tiêu của công tácquản lý thuế nói chung là tăng thu cho ngân sách nhà nước, nâng cao ý thức chấp hànhpháp luật của NNT, mục tiêu riêng là thực hiện đúng, đủ quy trình quản lý thuế HKD
cá thể, tận thu và khai thác triệt để nguồn thu từ khu vực này và tuyên truyền phổ biếnđược chính sách pháp luật liên quan đến hộ kinh doanh
1.1.2 Các chính sách thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể
Kể từ ngày 1/1/1999 thực hiện chương trình cải cách thuế bước hai, hệ thốngthuế của nước ta bao gồm 10 sắc thuế, trong đó có 4 sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với
hộ kinh doanh
1.1.2.1 Thuế môn bài
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu, là thuế đăng ký kinh doanh được tínhtheo năm được áp dụng theo số tuyệt đối Đối với hộ kinh doanh cá thể mức thuế mônbài có 6 mức từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng căn cứ vào mức thu nhập bình quântháng của hộ kinh doanh theo TT số 96/2002/TT-BTC
Hộ ra kinh doanh vào thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cảnăm, của 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm Hộ đang kinhdoanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch, hộ mới ra kinh doanhthì nộp thuế môn bài ngay trong tháng bắt đầu kinh doanh
Tuy số thu hàng năm của thuế môn bài luôn giữ vị trí khiêm tốn so với số thucủa các sắc thuế khác nhưng lại là một nguồn thu tương đối ổn định cho NSNN, đáp
Trang 9ứng nhu cầu chi tiêu cho NSNN ngay những tháng đầu năm khi các nguồn thu khácchưa nhiều Ngoài ra, thuế môn bài giúp phân loại HKD theo quy mô hoạt động, cógiá trị chỉ dẫn cho thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân và thuế tiêu thụ đặc biệt
1.1.2.2 Thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm của sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.Người nộp thuế GTGT là tất cả các hộ có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ chịu thuế trừ những hộ thuộc diện thu nhập thấp được miễn thuế
Các hộ kinh doanh cá thể áp dụng đồng thời cả hai phương pháp tính thuếGTGT hiện hành là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính thuế trực tiếp trênGTGT
+ Phương pháp khấu trừ áp dụng đối với HKD lớn, áp dụng đầy đủ chế độ kế toán
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào
+ Phương pháp trực tiếp áp dụng đối với các hộ kinh doanh còn lại
Đối với những HKD đã thực hiện đầy đủ chế độ lập hóa đơn chứng từ theo quyđịnh, giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào và doanh số bán ra của hàng hóađều có hóa đơn chứng từ hợp lệ:
Đối với cơ sở kinh doanh có đầy đủ hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán
ra hoặc có đủ điều kiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nhưnhưng không có đủ hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì:
Thuế GTGT
phải nộp = Doanh thu x
Tỷ lệ GTGT trêndoanh thu x
Thuế suất thuếGTGT tương ứng
Đối với hoạt động kinh doanh, HKD, cá nhân kinh doanh không thựchiện hoặc không đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì nộp thuế GTGTnhư:
Trang 10Thuế suất thuếGTGT tương ứng
Tỷ lệ GTGT được quy định chi tiết trong công văn số 763/BTC-TCT ngày16/1/09 của Bộ Tài chính
Bước sang năm 2014, luật thuế GTGT có một số sửa đổi:
Tất cả các hộ kinh doanh đều phải nộp thuế theo phương pháp kê khai trựctiếp trên doanh thu hoặc theo phương pháp khoán thuế, không được nộp theo phươngpháp khấu trừ
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu của hàng hoá, dịch vụ hàngnăm từ một trăm triệu đồng trở xuống thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theoquy định Tại Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trịgia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013
Theo Luật thuế Giá trị gia tăng số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013, xác địnhmức thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng tỷ lệ (%) nhân với doanh thu Tỷ lệ (%) đểtính thuế giá trị gia tăng đối với từng hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Bảng 1.1 Tỷ lệ để tính thuế GTGT trên doanh thu
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 5
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây
1.1.2.3 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB là loại thuế gián thu đánh vào việc sản xuất và nhập khẩu một sốloại hàng hoá và dịch vụ thuộc diện đặc biệt
- Đối tượng nộp thuế TTĐB là những hộ có sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụmặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB
- Phương pháp tính thuế:
Trang 11Thuế suấtthuếTTĐB -
Thuế TTĐBđầu vào (nếucó)Đối với các hộ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng chế độ kếtoán, hoá đơn, chứng từ thì cơ quan thuế sẽ ấn định thuế TTĐB phải nộp Một số hànghoá, dịch vụ hiện đang chịu thuế GTGT ở mức cao và một số hàng hoá, dịch vụ cầnđiều tiết để hướng dẫn tiêu dùng sẽ được bổ sung vào diện chịu thuế TTĐB Các mứcthuế suất sẽ được thu gọn lại, đồng thời điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TTĐBphù hợp với việc đánh giá GTGT vào hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB
1.1.2.4 Thuế thu nhập cá nhân
Trước đây các hộ kinh doanh cá thể là đối tượng chịu thuế Thu nhập doanhnghiệp nhưng từ 01/01/2009 khi luật thuế thu nhập cá nhân ra đời, để đảm bảo côngbằng thì thay vì chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể là đối tượngchịu thuế thu nhập cá nhân
- Đối tượng nộp thuế TNCN là tất cả các hộ kinh doanh cá thể có hoạt động sản xuấtkinh doanh hàng hóa, dịch vụ phát sinh thu nhập chịu thuế TNCN
- Phương pháp tính thuế :
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất thuế TNCN
Trong đó, đối với hộ nộp thuế theo phương pháp khoán và phương pháp kêkhai trực tiếp trên doanh thu thì :
+ Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ gia cảnh+ Thu nhập chịu thuế = Doanh thu tính thuế * Tỷ lệ Thu nhập chịu thuế ấn định
Tỷ lệ TNCN khung được quy định cho từng ngành nghề và khu vực khác nhautheo công văn số 15908/BTC- TCT ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính
Bước sang năm 2014, theo Thông tư 111/2013/TT-BTC
Bảng 1.2 Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định tính trên doanh thu
Hoạt động Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 30%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây
1.2 Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
Trang 12Công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể đang tuân theo quy trìnhquản lý thu thuế đối với HKD cá thể ban hành kèm theo quyết định số 2248/QĐ –TCT ngày 28/12/2012 nhằm hướng dẫn các bộ phận tại Chi cục Thuế thực hiện vàphối hợp thực hiện các công việc quản lý thuế đối với HKD bao gồm: quản lý danh bạHKD, phân loại HKD, quản lý thu thuế, xét miễn, giảm thuế cho các hộ; đảm bảocông khai, minh bạch trong quá trình quản lý, lập bộ, tính thuế theo đúng các quy địnhcủa Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Luật
1.2.1 Quản lý danh bạ hộ kinh doanh
Muốn đạt thành tích tốt thì trước tiên phải quản lý tốt, chính vì vậy quản
lý ĐTNT là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong quy trình quản lý thuế
1.2.1.1 Quản lý hộ mới ra kinh doanh
a Trường hợp hộ kinh doanh mới ra kinh doanh có đăng ký kinh doanh
Đội KK-KTT hướng dẫn HKD làm thủ tục kê khai đăng ký thuế, cấp MST choHKD, cập nhật thông tin vào Danh bạ quản lý hộ Đội KK-KTT chuyển danh sáchHKD mới đăng ký thuế cho Đội thuế LXP để thực hiện phân loại quản lý thu thuế và
dự kiến doanh thu để lập bộ, tính thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng
b Trường hợp hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, chưa có MST
Đội thuế LXP nắm được các hộ để đưa vào quản lý, cung cấp mẫu tờ khai đăng kýthuế, hướng dẫn kê khai, thu tờ khai đăng ký thuế và hồ sơ kèm theo Đội KK-KTTcăn cứ vào hồ sơ và thông tin do Đội thuế LXP chuyển đến, thực hiện cấp MST choHKD có đủ điều kiện, hoặc cấp MST tạm cho HKD không đủ điều kiện cấpMST/hoặc không thực hiện thủ tục đăng ký thuế; đồng thời cập nhật bổ sung Danh bạquản lý HKD chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng
1.2.1.2 Quản lý đối với hộ ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh
Hộ kê khai có gửi thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh đến cơ quan thuế:
- Đội thuế LXP (hoặc Đội kiểm tra thuế) tiếp nhận Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinhdoanh của chủ hộ, chuyển Đội TTHT để cập nhật văn bản Đội KK-KTT căn cứ vàothông báo cập nhật thời gian tạm ngừng, nghỉ kinh doanh vào Danh sách theo dõiNNT phải nộp hồ sơ khai và tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc hộ kinh doanh nộp hồ sơkhai thuế
Trang 13Hộ kê khai tự ngừng, nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế:
- Đội KK-KTT sau khi gửi thông báo nộp hồ sơ khai thuế cho HKD nhưng không cóngười tiếp nhận do hộ đã tự ngừng, nghỉ kinh doanh, thì lập Phiếu Đề nghị giải quyết,chuyển cho Đội thuế LXP hoặc Đội kiểm tra thuế để thực hiện kiểm tra địa bàn, xácminh sự tồn tại của HKD
- Đội thuế LXP (hoặc Đội kiểm tra thuế) tiến hành kiểm tra địa bàn, xác minh sự tồntại và thực trạng của HKD:
+ Nếu HKD không còn kinh doanh nhưng vẫn cư trú thì yêu cầu hộ kinh doanh làmthủ tục chấm dứt hiệu lực MST và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định
+ Nếu HKD vẫn còn hoạt động nhưng kinh doanh tại địa chỉ khác thì hướng dẫn HKDthực hiện thay đổi bổ sung thông tin đăng ký
+ Nếu HKD không còn kinh doanh, không còn cư trú thì thực hiện các thủ tục thôngbáo về người nộp thuế bỏ trốn, mất tích theo quy định của pháp luật
Đội thuế LXP (hoặc Đội Kiểm tra thuế) trả lời kết quả kiểm tra xác minh sự tồntại của hộ kinh doanh, ghi vào Phiếu Đề nghị giải quyết, chuyển tới Đội KK-KTT đểĐội KK-KTT căn cứ vào kiểm tra xác minh của Đội thuế LXP (hoặc Đội Kiểm trathuế) cập nhật thông tin vào hệ thống đăng ký thuế về tình trạng HKD bỏ trốn, mấttích để tạm dừng việc theo dõi, đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế Đội Quản lý nợ thuế thựchiện cập nhật tình trạng nợ thuế của HKD đã nghỉ, bỏ kinh doanh vào hệ thống quản
lý nợ thuế và thực hiện trình tự thủ tục theo dõi quản lý nợ khó thu
Trường hợp HKD nộp thuế theo phương pháp khoán gửi Thông báo tạm ngừng, nghỉ kinh doanh gửi đến cơ quan thuế:
- Đội thuế LXP tiếp nhận Thông báo, xác nhận và chuyển Đội TTHT để cập nhật vănbản đến theo hướng dẫn tại Quy trình Tuyên truyền và hỗ trợ NNT
- Đội TTHT NNT chuyển Thông báo tạm ngừng, nghỉ của hộ kinh doanh cho ĐộiKK-KTT ngay trong ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo
- Đội KK-KTT cập nhật trạng thái của HKD trên hệ thống đăng ký thuế và bổ sungdanh bạ quản lý HKD Đội thuế LXP phối hợp với HĐTV thuế xã, phường để theodõi, quản lý HKD khi hết thời hạn tạm ngừng, nghỉ kinh doanh
Trường hợp HKD nộp thuế theo phương pháp khoán tự ngừng, nghỉ kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế:
Trang 14- Đội thuế LXP gửi thông báo nộp thuế cho HKD mà không liên lạc được do đã tựngừng, nghỉ kinh doanh, thì tiến hành kiểm tra xác minh sự tồn tại của HKD
+ Nếu HKD không còn kinh doanh nhưng vẫn cư trú thì yêu cầu HKD làm thủ tụcchấm dứt hiệu lực MST và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định
+ Nếu HKD vẫn hoạt động nhưng tại địa chỉ khác thì Đội thuế LXP hướng dẫn HKDthực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế
+ Nếu HKD không còn kinh doanh thì Đội thuế LXP thực hiện các thủ tục thông báo
về NNT bỏ trốn, mất tích theo quy định của pháp luật
- Đội thuế LXP lập Danh sách HKD nghỉ, bỏ kinh doanh trên kết quả kiểm tra xácminh, rà soát địa bàn gửi cho Đội KK-KTT để cập nhật vào hệ thống đăng ký thuế,cập nhật vào Danh bạ quản lý HKD để điều chỉnh, bổ sung Sổ bộ thuế và Đội Quản lý
nợ thuế để thực hiện cập nhật tình trạng nợ thuế của hộ đã nghỉ, bỏ kinh doanh vào hệthống quản lý nợ thuế và thực hiện trình tự thủ tục theo dõi quản lý nợ thuế
1.2.2 Quản lý thu nộp thuế
Đối với hộ khoán thuế
a Lập bộ, tính thuế đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
Đôn đốc, tiếp nhận Tờ khai thuế khoán
Từ ngày 20/11 đến hết ngày 05/12 hàng năm, Đội LXP tổ chức phát Tờ khai thuếkhoán năm sau cho các HKD, hướng dẫn và đôn đốc nộp tờ khai Tiếp nhận, phân loại
hồ sơ khai thuế, ghi Sổ nhận, kiểm tra, đối chiếu số liệu kê khai và lập bảng thông tinthay đổi, bổ sung, gửi cho Đội KK-KTT để nhập vào cơ sở dữ liệu
Dự kiến doanh thu và số thuế phải nộp
Đội KK-KTT,Đội THNVDT họp với từng Đội thuế LXP
Căn cứ vào kết quả cuộc họp với từng đội KK-KTT, đội THNVDT họp với từngĐội thuế LXP, Đội KK-KTT lập danh sách HKD không thuộc diện nộp thuế GTGT,danh sách HKD và mức thuế dự kiến phải nộp, chuyển cho Đội thuế LXP để niêm yếtcông khai Thời gian chuyển các danh sách chậm nhất là ngày 31/12 hàng năm
Công khai doanh thu, mức thuế phải nộp của HKD và tham vấn ý kiến củaHĐTV thuế xã phường
Niêm yết công khai dự kiến doanh thu và mức thuế của các hộ kinh doanh:
Trang 15Đội thuế LXP thực hiện niêm yết công khai dự kiến doanh thu và số thuế phảinộp của HKD để lấy ý kiến các HKD từ ngày 02/01 đến ngày 10/01 hàng năm.
Việc niêm yết công khai có thể được thực hiện tại những nơi công cộng, thuận lợi(trụ sở UBND xã, phường, tại Ban Quản lý chợ ) Đội thuế LXP phối hợp vớiHĐTVT xã phường để thông báo địa điểm niêm yết cho HKD Đội thuế LXP bố trícán bộ thường trực để tiếp nhận những thông tin, ý kiến phản hồi và giải đáp thắc mắccủa HKD về nội dung đã niêm yết
Đội thuế LXP tổ chức họp tham vấn ý kiến của HĐTV thuế xã phường về số thuế
dự kiến của HKD theo các nhóm ngành nghề trên địa bàn và các hộ kinh doanh khôngthuộc diện nộp thuế khoán chậm nhất là đến ngày 10/01 hàng năm
b Duyệt Sổ bộ thuế ổn định trong năm
Lãnh đạo Chi cục Thuế chủ trì tổ chức cuộc họp với Đội KK-KTT, Đội THNVDT
và các Đội thuế LXP để duyệt Sổ bộ thuế ổn định trong năm Nội dung cuộc họp sẽ ràsoát, xem xét điều chỉnh doanh thu và tiền thuế của HKD trên cơ sở ý kiến phản hồicủa HKD, ý kiến của HĐTV thuế xã phường, xem xét tình hình sản xuất kinh doanh
và các yếu tố biến động ảnh hưởng đến thu nộp ngân sách, tỷ lệ sai lệch giữa doanhthu khoán năm trước với doanh thu điều tra thực tế của các nhóm ngành nghề
Đội KK-KTT thực hiện điều chỉnh lại doanh thu, tiền thuế phải nộp của các hộkinh doanh theo kết quả họp, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ký duyệt Duyệt Sổ bộ thuế
ổn định năm phải được thực hiện trước ngày 15/1 hàng năm
c Thông báo thuế
Đội KK-KTT căn cứ vào Sổ bộ thuế đã được duyệt để in Thông báo thuế, chuyển
Sổ bộ thuế và Thông báo thuế đã được ký duyệt cho Đội thuế LXP Đội thuế LXPkiểm tra, đối chiếu lại các thông tin trên Thông báo thuế với thông tin, số liệu trên Sổ
bộ Thuế và phát hành Thông báo thuế đến HKD Việc gửi Thông báo thuế được thựchiện chậm nhất là ngày 20/01 hàng năm
Đối với hộ kê khai thuế:
a Hướng dẫn kê khai thuế, đôn đốc nộp tờ khai thuế:
Đội thuế LXP hướng dẫn HKD kê khai thuế, đôn đốc nộp tờ khai thuế theođúng thời hạn quy định Tờ khai thuế được tập hợp và chuyển về đội KK – KKT.Trường hợp thấy nghi ngờ doanh thu kê khai không phù hợp với doanh thu thực tế thì
Trang 16phải kiểm tra, xác định nguyên nhân trình lãnh đạo xem xét, quyết định Đội KK –KKT – TH có trách nhiệm nhập tờ khai vào phần mềm ứng dụng, khi nhận được tờkhai từ đội Liên xã chuyển đến và phải hoàn thành trước ngày 10 hàng tháng.
b Tính thuế, tính nợ, tính phạt và lập sổ bộ thuế, duyệt bộ thuế:
Đối với những hộ đã quá thời gian nộp tờ khai thì cơ quan thuế có quyền ấnđịnh số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật Căn cứ tờ khai thuế, kết quả ấnđịnh thuế, các kết quả kiểm tra, quyết định xử phạt hành chính thuế, đội KK – KKT– TH tính thuế, tính nợ, phạt nộp chậm tiền thuế đối với hộ nộp chậm
c Quyết toán thuế
Khi nhận quyết toán thuế của HKD, đội KK – KKT – TH kiểm tra số liệutrên quyết toán, đối chiếu số thu nộp của cơ quan thuế với số liệu kê khai trên quyếttoán Nếu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì chuyển hồ sơ sang đội Kiểm tra thực hiệnkiểm tra tại cơ sở Sau quyết toán nếu phát sinh số thuế nộp thiếu, thừa với hộ kinhdoanh thì chuyển đội KK – KKT - TH xử lý số thuế thừa thiếu theo quy định
d Thông báo thuế
Căn cứ vào sổ bộ được duyệt, Đội KK-KTT lập thông báo thuế hàng tháng HKDnộp thuế tại ngân hàng vào tài khoản kho bạc theo quy định
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế của hộ kinh doanh cá thể
1.3.1 Nhân tố về chính sách thuế, cơ chế và môi trường quản lý thuế
Tình hình chính trị ổn định, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế ngày mộtnâng cao, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế cùng với những cam kết mà Việt Nam đã
ký kết, những nhân tố đó tác động tích cực đến sự phát triển, công tác quản lý thuế củacác HKD cá thể
Quản lý thuế cũng còn những khó khăn nhất định như việc ban hành các sắcthuế quá phức tạp, qui định không rõ ràng, thủ tục hành chính thuế rườm rà gây khókhăn cho NNT và CBT
Để cho các ĐTNT tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình, thì bản thân họ phảihiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được số thuế mà họ phải nộp và số thuế nàynằm trong khả năng đóng góp của họ Vì HKD cá thể có trình độ hiểu biết thấp, nênmỗi luật thuế phải có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thông, phù
Trang 17hợp với trình độ chung của cả NNT, người quản lý và quan trọng là các mức thuế suấtphải được tiến hành trên sự phân tích khoa học, toàn diện để tìm ra được những đáp sốphù hợp nhất, sẽ tăng được tính hiệu quả của công tác quản lý thuế.
Qua một thời gian, tình hình kinh tế, xã hội thay đổi, nhận thức của người dânthay đổi nên chính sách thuế cũng sẽ không còn phù hơp sẽ gây ra các kẽ hở, ngườikinh doanh lách luật để giảm số thuế phải đóng đến mức tối thiểu Do đó việc sửa đổi,hoàn thiện chính sách thuế, cải thiện cơ chế, môi trường quản lý thuế luôn cần đượcthực hiện vì nó có tác động tốt đến công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản
lý thuế đối với HKD cá thể nói riêng
1.3.2 Các yếu tố về hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể: Là hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện sảnxuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế theo quy định tại các Luậtthuế hiện hành (hoặc/và) có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập
cá nhân
Đặc điểm của HKD cá thể là dựa trên sở hữu về tư nhân về tư liệu sản xuất.Người chủ kinh doanh tự quyết định từ quá trình sản xuất đến quá trình phân phối tiêuthụ sản phẩm Chủ thể kinh tế cá thể có thể linh hoạt trong việc tìm kiếm nguồn lực,vốn, sức lao động, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, dễ dàng chuyển đổi ngànhnghề, mặt hàng kinh doanh phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường để tối đa hóalợi ích của bản thân nên gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ thuế trong việc kiểm tra,
ấn định mức thuế khoán và tính chính xác trong kê khai doanh thu
Quy mô và mức độ tập trung của các HKD gây ảnh hưởng không nhỏ đếncông tác quản lý thuế đối với HKD cá thể HKD có thể ở bất cứ nơi nào có nhu cầu vềhàng hóa dịch vụ đòi hỏi phải có sự phân công CBT đến từng địa bàn một cách hợp lý,đặc biệt một số đối tượng có ý định trốn thuế thì rất khó quản lý Họ cố tình vi phạmpháp luật như không đăng ký mã số thuế, sử dụng lao động mà không đóng bảo hiểm
Trang 18cơ quan thuế gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuếcũng như định hướng sản xuất kinh doanh cho nững hộ cá thể.Một số hộ còn luôn tìmmọi cách để lợi dụng những chỗ sơ hở, non yếu trong quản lý kinh tế để trốn thuế,chưa kể nhiều HKD còn kinh doanh hàng lậu, hàng cấm …
Trong quan hệ mua bán của HKD cá thể thường là mua bán trao tay, thỏa thuậntrực tiếp mà không thông qua ký kết hợp đồng kinh tế do giá trị của thương vụ nhỏnên gây nhiều khó khăn cho cơ quan quản lý Việc các HKD cá thể mở sổ sách kếtoán phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh làm cơ sở cho việc tính thuế còn rất ít.Việc sử dụng hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT không được các hộ quan tâm Một số
hộ tuy có mở sổ sách kế toán nhưng thiếu trung thực, nhằm trốn lậu thuế, đăng ký sửdụng hóa đơn cũng timg mọi cách hợp lý hóa hóa đơn Những vấn đề trên gây ranhiều khó khăn cho công tác quản lý thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các hộ tuânthủ pháp luật thuế và những hộ vi phạm pháp luật thuế, nâng cao ý thức tuân thủ luậtthuế
Để phát huy được những tiềm năng vốn có và khắc phục được những khiếmkhuyết trên, cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước về kinh tế đối với thànhphần kinh tế cá thể thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và môitrường hoạt động lành mạnh, giúp thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả theođịnh hướng XHCN, trở thành một thành phần kinh tế trọng điểm đem lại hiệu quảkinh tế và xã hội cho đất nước
1.3.3 Các yếu tố về phía cơ quan thuế.
Cán bộ quản lý là người trực tiếp triển khai đưa các văn bản quản lý thuế vàothực tiễn quản lý, nên trình độ, ý thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế có ý nghĩaquyết định đến kết quả công tác quản lý thuế Một người cán bộ có trình độ tốt nắmvững kiến thức về pháp luật thuế, quy trình quản lý thuế, đưa ra được mô hình tổ chứcquản lý phù hợp cùng với ý thức thì việc thực hiện quản lý sẽ đem lại hiệu quả cao.Ngoài ra chế độ lương, chế độ khen thưởng, kỷ luật cũng là những nhân tố quan trọngảnh hưởng đến trách nhiệm, tinh thần làm việc của công chức thuế nên cũng sẽ tácđộng lớn đến công tác quản lý thu thuế
Trang 19Hiện nay yêu cầu hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, ngành thuế phải tiếptục tổ chức tốt việc đào tạo và đào tại lại đội ngũ cán bộ công chức thuế để đảm đươngnhiệm vụ nên phương tiện làm việc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế.Việc Chi cục Thuế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo đài truyền hình địaphương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền hỗ trợ, giải thích các chính sáchthuế cho các đối tượng nộp thuế, động viên và nêu gương người tốt, việc tốt trong việcchấp hành các luật thuế Đẩy mạnh việc biểu dương khen thưởng và khuyến khích vậtchất đối với các cơ sở kinh doanh chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế Công tác phối kếthợp với UBND và nhất là HĐTVT các xã trong công tác quản lý thu thuế HKD cũngđóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI
CHI CỤC THUẾ HUYỆN HOÀI ĐỨC – TP HÀ NỘI.
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội về huyện Hoài Đức và tổ chức bộ máy Chi Cục Thuế huyện Hoài Đức.
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức.
Huyện Hoài Đức là một huyện của tỉnh Hà Tây cũ.Từ tháng 8 năm 2008, toàn
bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn,tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Hà Nội Do đó huyện Hoài Đức trở thành mộthuyện của Hà Nội và chi cục thuế huyện Hoài Đức cũng trực thuộc cục thuế Hà Nội.Nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp huyện Từ Liêm, phía Tây giáp huyệnQuốc Oai và phía Bắc giáp huyện Đan Phượng, phía Nam giáp các huyện Chương
Trang 20Có thể nói nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi, Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quantrọng ra vào thủ đô Hà Nội với nhiều huyết mạch giao thông quan trọng như Đại lộThăng Long, quôc lộ 32, các trục tỉnh lộ 422, 423 và nhiều dự án như đường vành đai
4 và các khu đô thị Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải, tiêu thụ hàng hóa
từ địa bàn Hoài Đức đi các nơi và ngược lại
2.1.2 Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế huyện Hoài Đức.
Chi cục thuế huyện Hoài Đức được thành lập năm 1984 và đến năm 2008 khi
Hà Tây sáp nhập về Hà Nội thì chi cục thuế Hoài Đức trực thuộc cục thuế TP Hà Nộitheo quyết định số 1660/QĐ-BTC Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thực hiện theochức năng nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010của Tổng cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Chi cục trực thuộcCục thuế
Hiện nay toàn Chi cục thuế huyện Hoài Đức có tổng số 80 cán bộ, trong đó cán
bộ hợp đồng theo nghị định 68 của Chính phủ là 06 cán bộ, 34 cán bộ nữ và 46 cán bộnam Về t r ì n h độ chuyên môn cao học: 06 cán bộ, Đại học 43 cán bộ, Cao đẳng 1cán bộ, trung cấp 30 cán bộ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy chi cục thuế huyện Hoài Đức:
Nguyễn Minh Hằng Lớp: CQ48/02.0220
Trang 21Đội thu lệ phí, trước
bạ và thu khác
lý nợ
và cưỡng chế
nợ thuế
Đội hành chính nhân
sự, tài
vụ, ấn chỉ.
Đội kiểm tra nội bộ
Đội kiểm tra thuế
Tổ chức bộ máy điều hành quản lý thu của Chi cục bao gồm 9 Đội thuế trựcthuộc; trong đó có 7 Đội thuế chức năng thuộc văn phòng Chi cục và 2 đội thuế Liên
xã
Các đội thuế tham gia vào quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể:
Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế (4 cán bộ)
Thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuếtrong phạm vi chi cục thuế quản lý
Đội Tổng hợp nghiệp vụ dự toán -Kê khai, kế toán thuế và tin học(11 cán bộ)Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế cho các HKD,lập dự toán thu điều tra tình hình sản xuất kinh doanh của các HKD từ đó có kế hoạchđiều chỉnh doanh thu và mức thuế của các hộ đảm bảo công bằng giữa các ngànhnghề, địa bàn và lập sổ bộ thuế hàng tháng
Đội kiểm tra thuế( 9 cán bộ)
Thực hiện công tác kiểm tra các hộ xin nghỉ kinh doanh, thực hiện chế độ sổ sách
kế toán, hóa đơn, chứng từ và giải quyết các khiếu nại theo thuộc thẩm quyền
Đội quản lý ấn chỉ
Trang 22Thực hiện bán hóa đơn, theo dõi quản lý các hộ có sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địabàn; phối hợp với các bộ phận chức năng để kiểm tra, xác minh số biên lai thuế, hóađơn, chứng từ phòng chống việc mua bán sử dụng hóa đơn, chứng từ giả bất hợppháp.
Hai đội thuế liên xã (21 cán bộ)
Cán bộ liên xã trực tiếp quản lý, đi thu, làm việc trực tiếp nhất, gần nhất
- Đội thuế liên xã 1 (11 cán bộ) quản lý 9 xã và 1 thị trấn
- Đội thuế liên xã 2 (10 cán bộ) quản lý 10 xã
2.2 Khái quát về tình hình thu nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Hoài Đức.
2.2.1 Khái quát về hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Hoài Đức.
Hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Hoài Đức cũng mang những đặc điểmchung của HKD cá thể khác, chủ yếu có quy mô nhỏ, mô hình đơn giản, sử dụng ít laođộng, được phân bố rộng rãi, hoạt động chủ yếu là dưới hình thức cung ứng các hànghóa, dịch vụ trực tiếp tới người tiêu dùng Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụthất thường, đôi khi chỉ theo mùa vụ Trên địa bàn huyện Hoài Đức hiện nay, khoảng
2500 HKD được quản lý thuế, trong đó chủ yếu là các HKD ngành thương mại (chiếmđến 50%), tiếp đến là ngành sản xuất do đặc thù của huyện là có vị trí địa lý thuận lợicùng sự phát triển của các làng nghề truyền thống từ xa xưa như làng nghề đúc tượng
ở Sơn Đồng, làm miến ở Cát Quế, bánh kẹo ở La Phù Sự tập trung của các HKD vàolĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ đã góp phần đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất,văn hóa của nhân dân
Trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ và quản lý kinh doanh còn hạn chế.HKD luôn tìm mọi cách để tìm ra những chỗ sơ hở, non yếu trong quản lý kinh tế đểkinh doanh trái phép, trốn lậu thuế Hơn nữa, HKD cá thể thường là mua bán trao taytrên cơ sở thuận mua vừa bán không có bằng chứng, hợp đồng chứng minh gây ranhiều khó khăn cho công tác quản lý Do đó muốn chủ hộ chấp hành pháp luật trướchết Chi cục thuế Hoài Đức phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cho chủ hộ biết,công tác hỗ trợ như giúp đỡ về cơ sở vật chất, hay chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộxuống hướng dẫn, hoặc hướng dẫn qua điện thoại cho các hộ
Trang 232.2.2 Tình hình thu nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Hoài Đức – TP Hà Nội
Bảng 2.1 Kết quả thu nộp thuế năm 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Dự toán pháplệnh
Thực hiện Tỷ lệ % so
với dự toánphấn đấu
Tỷ lệ %
so vớicùng kỳ
Tổng thu thuế cả năm là 270.526 triệu đồng đạt 59% so dự toán pháp lệnh, đạt40% dự toán phấn đấu và bằng 137% so cùng kỳ
Năm 2013 Chi cục thuế huyện Hoài Đức triển khai thực hiện nhiệm vụ trongbối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức do tăng trưởng chậm, tiềm ẩnnhiều yếu tố rủi ro Tuy nhiên, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Huyện ủy,HĐND, UBND, Cục thuế TP Hà Nội, công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể trênđịa bàn huyện Hoài Đức đã đạt được những kết quả nhất định: chính sách, pháp luậtthuế được tuyên truyền đầy đủ đến HKD, số thu từ khu vực hộ cá thể ngày càng tănggóp phần vào việc thực hiện mục tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
Số thu từ HKD cá thể mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 10%) trong tổng sốthu ngoài quốc doanh tại chi cục nhưng số thu tăng qua các năm và đóng góp quantrọng vào thực hiện dự toán thu toàn chi cục Với sự phát triển từng bước cả về sốlượng và quy mô, HKD đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu NSNN trên địabàn huyện Trong đó, chủ yếu là số thuế GTGT, tiếp đến thuế môn bài và thuế TNCN,thuế TTĐB là không đáng kể Trên huyện Hoài Đức, chủ yếu là các HKD nộp thuếtheo phương pháp khoán chiếm đến 80% tổng số hộ
Trang 24Dự báo việc thực hiện công tác quản lý thuế, công tác thu hộ nhỏ tại các xã, thịtrấn năm 2014 còn có rất nhiều khó khăn, phức tạp vì có nhiều văn bản mới và vănbản sửa đổi ra đời ví dụ: Luật số 31/2013/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật thuế GTGT, NĐ 208/NĐ – CP.
2.3 Thực trạng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trong giai đoạn từ năm
2011 đến nay.
2.3.1 Thực trạng quản lý hộ kinh doanh cá thể
Khâu đầu tiên quản lý đối tượng nộp thuế là khâu rất quan trọng vì nó sẽ là nềnmóng cho các khâu tiếp theo và sẽ làm tăng nguồn thu cho NSNN, đồng thời làmgiảm được số thất thu về thuế do quản lý tốt ĐTNT
Mục tiêu phấn đấu của khâu này là đưa 100% đối tượng có thực tế kinh doanhbao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ vào diệnquản lý thu thuế và chấm dứt tình trạng thất thu về đối tượng nộp thuế
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của HKD cá thể là nhỏ lẻ, tản mạn, rải rác trênđịa bàn rộng, địa điểm kinh doanh không cố định, trình độ văn hóa ý thức chấp hànhpháp luật còn yếu nên Chi cục thuế đã phối hợp với các đội thuế LXP và HĐTVT xãphường thường xuyên rà soát trên từng địa bàn để nắm được tình hình hoạt động củacác hộ kinh doanh, liên tục cập nhật để quản lý về số lượng, quản lý theo mã số thuế,quản lý hộ cá thể theo loại hộ, theo bậc môn bài, theo ngành nghề, quản lý số hộ nghỉkinh doanh…
Bảng 2.2 Quản lý hộ kinh doanh theo phương pháp nộp thuế
Trang 25Nhìn vào bảng số liệu trên là số liệu tại thời điểm đầu năm của các năm, ta thấytổng số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Hoài Đức có sự tăng dần qua các năm 2012đến 2014 do kinh tế có bước khởi sắc và công tác quản lý hộ được quan tâm hơn.
Hộ kê khai chiếm 9,3% (241 hộ) năm 2012 và tăng nhẹ đến năm 2013 là 273 hộ(10,3%) Hộ kê khai thường là những hộ có quy mô tương đối lớn nên chế độ sổ sách
kế toán tốt hơn, ý thức về kê khai và nộp thuế cũng được tăng cường Tưởng chừng hộ
kê khai tăng lên là dấu hiệu tốt nhưng thực tế ngược lại, có những hộ chỉ có quy môvừa và nhỏ lợi dụng chính sách thuế chuyển sang phương pháp kê khai, làm sai chế độ
sổ sách kế toán để nộp thuế ít hơn Do đó vào tháng 4/2013 dưới sự chỉ đạo của cục,chi cục thuế đã thực hiện tốt việc điều chuyển hộ kê khai chuyển sang hộ khoán do đótại thời điểm đầu năm 2014, ta thấy rõ giảm xuống còn 56 hộ kê khai chiếm 2% (giảmtương đối 7,9% so với năm 2013)
Hộ khoán năm 2012 là 1775 hộ chiếm 68,8%, năm 2013 là 1886 hộ chiếm 70,9%,năm 2014 là 1996 hộ chiếm 71,3% Vậy số hộ khoán tăng qua các năm và tỷ trọng hộkhoán vào khoảng 70% và năm 2014 là cao nhất(71,3%) do có hộ kê khai chuyểnsang hộ khoán và có thêm hộ mới
Số hộ có thu nhập thấp cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng số hộ quản
lý, năm 2012 là 498 hộ (chiếm 18,7%), năm 2013 là 563 hộ(chiếm 21,8%), năm 2014
là 26,6% Tại huyện Hoài Đức thành phần cá thể kinh doanh nhỏ lẻ chiếm một phầntương đối lớn
Từ năm 2012 đến năm 2013, tăng 78 hộ, tương ứng với 3% Năm 2014 tăng
141 hộ, tương ứng với 5,3% so với năm 2013 Tuy nhiên, số hộ quản lý chỉ bằng 85%
số hộ thực tế kinh doanh do thống kê của UBND Do vậy, cơ quan thuế vẫn chưa quản
lý được hết số hộ thực tế kinh doanh trên điạ bàn
Trong việc quản lý HKD cá thể thì việc quản lý HKD theo quy mô thể hiện qua cácbậc môn bài, do vậy căn cứ vào bậc môn bài cơ quan thuế tìm ra cách quản lý phù hợpnhất
Bảng 2.3 Quản lý hộ kinh doanh theo bậc môn bài
Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
Trang 26Qua số liệu trên ta thấy : Tổng số hộ quản lý theo bậc môn bài năm 2014 tăng
141 hộ ( 5,3%) so với năm 2013 do kinh tế đang đi lên Trong từng năm, phần lớn các
hộ kinh doanh nộp thuế môn bài theo bậc 3, bậc 4, bậc 5 và nhiều nhất ở bậc 4 ( SốHKD nộp thuế môn bài bậc 4 chiếm hơn 55% mỗi năm)
Số HKD theo từng bậc môn bài đều tăng Thể hiện rõ nhất ở bậc 4 tăng 61 hộtương ứng với 4,1%, tiếp đến là bậc 4 tăng 45 hộ tương ứng với 10,74%, bậc 4 tăng 16
hộ tương ứng với 3,75%, bậc 1 và bậc 2 tăng nhẹ lần lượt là 12 và 7 hộ tương ứng với7,59% và 4,22%
Theo quy định,có 6 bậc môn bài nhưng thực tế quản lý thì không có hộ nàothuộc bậc môn bài 6 cả vì cơ bản đã kinh doanh thì sẽ có mức thu nhập bình quân trên
300 nghìn đồng mỗi tháng Các hộ kinh doanh đa số đang đóng thuế môn bài bậc 3 vàbậc 4 Nên xảy ra tình trạng có những hộ bán đồ gỗ, sản xuất đồ gỗ rất to nhưng mỗinăm chỉ đóng 300.000 đồng thuế môn bài Nhưng theo tính toán thì những hộ kinhdoanh có môn bài bậc 2 và 3 thu nhập thực tế đều có mức thu nhập bình quân trên 1,5triệu đồng/tháng thì mức thuế môn bài phải là bậc 1 Vậy lâu nay,có thể nói Đội thuếchưa tính thuế môn bài sát đúng với thực tế Vậy, cơ quan thuế vẫn chưa quản lý hộkinh doanh theo quy mô sát với tình hình thực tế
Cơ cấu các HKD trên địa bàn huyện thì chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vựcthương mại, sản xuất Số hộ chưa quản lý được chủ yếu hoạt động trong ngành thươngmại, buôn bán hàng rong, địa điểm kinh doanh không ổn định, không kinh doanh liêntục, thường là hộ thu nhập thấp Tình trạng bỏ sót HKD không chỉ gây thất thu choNSNN mà còn gây khó khăn cho việc quản lý MST của Nhà nước, tạo sự tùy tiện,phiền hà trong hành xử của CBT và ĐTNT
Bảng 2.4 Tình hình cấp MST của hộ kinh doanh
Tuyệt đối Tương đối
Trang 27Số hộ đã được cấp MST 1694 1768 74 4,36%
(Báo cáo tổng hợp quản lý hộ)
Theo luật thuế, tất cả các cơ sở kinh doanh đều phải đến cơ quan thuế đăng kíMST 10 ngày sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh Đội KK - KTT hướng dẫn hộđăng ký thuế, cấp MST đồng thời cập nhật thông tin vào danh bạ quản lý hộ, chuyểndanh sách hộ mới đăng ký kinh doanh cho đội thuế LXP hoặc đội kiểm tra để theo dõi
và quản lý
Qua số liệu trên ta thấy được tình hình cấp MST với hộ kinh doanh cá thể trênđịa bàn huyện không có sự tiến bộ qua các năm Năm 2014 có 1768 hộ( chiếm 63,2%)được cấp MST nhiều hơn năm 2013 có 1668 hộ (chiếm 64,2%) là 100 hộ tương ứng5,9% Năm 2014 số hộ chưa cấp MST là 1030 tăng hơn so với năm 2013 (931 hộ) là
99 hộ tướng ứng với 10,6%
Đây là khâu quan trọng giúp cơ quan thuế đưa được số hộ có đăng ký nộp thuếđến gần với số hộ thực tế có hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vậy hầu hết các Cụcthuế đã chỉ đạo các chi cục thuế phối hợp với các cấp, ngành trên địa bàn thườngxuyên thực hiện rà soát cấp mã số cho các HKD mới Tuy nhiên công tác này vẫn gặpkhông ít khó khăn, số hộ chưa được cấp MST còn rất nhiều do HKD nhỏ lẻ có kê khaiđăng ký nộp thuế, nhưng do không có chứng minh nhân dân nên không cấp được mã
số thuế và không quản lý được trên ứng dụng của Ngành Để lập bộ tính thuế đối vớicác hộ chưa có mã số thuế, các địa phương sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau nên khitổng hợp thống kê số liệu không chính xác, không đồng bộ
Về lý thuyết, quy trình quản lý thuế đối với HKD yêu cầu các đội Thuế LXPphải lập hồ sơ quản lý theo từng địa bàn để đảm bảo quản lý tốt danh bạ HKD Tuynhiên trong thực tế, các đội thuế chỉ có thể lập danh sách mà không thể lúc nào cũnglập được sơ đồ vì với các xã, phường trung tâm có địa chỉ rõ ràng thì số lượng HKDquá lớn, lại phát sinh nhiều hộ vãng lai không ổn định Quy định về phân loại và xácđịnh phương pháp thuế khoán hay kê khai nộp thuế cũng gây nhiều bất cập cho côngtác quản lý, bởi việc này hoàn toàn phụ thuộc vào CBT, đồng nghĩa với dễ phát sinh