Chuyên đề 1: PHƯƠNG TRÌNH DIOPHANTE Phương trình nghiệm nguyên I.. Một phương trình có nhiều ẩn số, với tất cả các hệ số đều là số nguyên, và ta phải tìm nghiệm nguyên của nó, được gọi
Trang 1Chuyên đề 1:
PHƯƠNG TRÌNH DIOPHANTE (Phương trình nghiệm nguyên)
I MỞ ĐẦU :
Có bài toán dân gian sau :
Trăm trâu trăm cỏ, Trâu đứng ăn năm, Trâu nằm ăn ba,
Lụ khụ trâu già,
Ba con một bó.
Hỏi có bao nhiêu trâu đứng, bao nhiêu trâu nằm, bao nhiêu trâu già ? Giải : Gọi số trâu đứng là x, số trâu nằm là y, thì số trâu già là : 100 – (x + y)
Ta có phương trình : 5x 3 100 ( ) 100
3
x y
Hay 7x + 4y = 100 (1)
Nếu không có điều kiện hạn chế gì thì phương trình này rất dễ giải ;
nó có vô số nghiệm :
100 7x 4
x R y
∈
Nhưng theo đề toán thì x, y (số trâu) phải là số nguyên dương, nên ta phải tìm nghiệm nguyên dương của phương trình (1)
Đây là một ví dụ về phương trình Diophante
Một phương trình có nhiều ẩn số, với tất cả các hệ số đều là số
nguyên, và ta phải tìm nghiệm nguyên của nó, được gọi là một phương trình Diophante.
(Diophante là tên của một nhà toán học cổ Hy Lạp)
Phương trình Diophante nói chung là có nhiều nghiệm nguyên, vì vậy
người ta cũng gọi là phương trình vô định.
II MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI PHƯƠNG TRÌNH NGHIỆM NGUYÊN ĐƠN GIẢN :
1 Phương trình ax + by = c (1) (a, b, c là các số nguyên)
Nếu (a,b) = 1 thì phương trình (1) bao giớ cũng có nghiệm nguyên.
Trang 2Nếu a, b có một ước số chung không phải là ước số của c thì phương trình (1) không có nghiệm nguyên.
Muốn tìm nghiệm nguyên của (1), ta phải tách được phần nguyên ra khi biểu diễn x theo y hoặc y theo x.
Ví dụ 1 : Tìm nghiệm nguyên của phương trình 3x + 4y = 29
Giải : Ta có x = 29 4y 9 y 2 y
Muốn có x, y nguyên thì 2 y
3
−
phải nguyên hay 3 là ước của 2 – y Vậy 2 – y = 3t (t ∈ Z)
Khi đó : y = 2 – 3t và x = 9 – y + t = 9 – 2 + 3t + t = 4t + 7
Vậy : x 4t 7(t nguyên)
y 2 3t
= +
= −
là tất cả các nghiệm nguyên của phương trình đã
cho
Muốn tìm các nghiệm nguyên dương của phương trình trên, ta đặt thêm các điều kiện để x > 0
y > 0 Ta có :
7 t
2
y 2 3t 0
t 3
Do đó : 7 t 2
− < < và t chỉ có hai giá trị t1 = –1, t2 = 0
Với t1 = –1 thì x = 3, y = 5 là nghiệm nguyên dương của phương trình đã cho
Với t2 = 0 thì x = 2, y = 7 là nghiệm nguyên dương của phương trình đã cho
Ví dụ 2 : Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình 7x + 23y = 120 (1)
Giải : Ta có x = 120 23y 17 3y 1 2y
(2) Muốn có x, y nguyên thì 1 – 2y = 7t hay 2y = 1 – 7t (t nguyên)
Từ đó : y = –3t + 1 t
2
−
(3)
Vì y, t nguyên nên 1 – t = 2t1 (t1 nguyên) ⇔ t = 1 – 2t1
Thay vào (3) ta có : y = –3(1 – 2t1) + t1 = 7t1 – 3
Thay vào (2) ta được : x = 17 – 3(7t1 – 3) + 1 – 2t1 = 27 – 23t1
Vậy x = 27 – 23t1 , y = 7t1 – 3 là nghiệm nguyên của phương trình (1) Muốn
có nghiệm nguyên dương, ta phải có :
Trang 31 1
1
1
27 t
x 27 23t 0 23
t 7
<
Suy ra t1 = 1 và x = 4, y = 4 là nghiệm nguyên dương duy nhất của phương trình đã cho
2. Đưa về phương trình tích :
Ta có thể biến đổi một vế của phương trình là tích các biểu thức
nguyên của ẩn còn vế kia là
một số nguyên Bằng cách phân tích số nguyên này thành các thừa số
nguyên tố, ta có thể xét mọi trường hợp có thể xảy ra rồi từ đó tính ra
nghiệm nguyên của phương trình.
Ví dụ 3 : Tìm nghiệm tự nhiên của phương trình xy – 4x = 35 – 5y (1)
Giải : (1) ⇒ xy – 4x + 5y – 20 = 15
hay ( x + 5)(y – 4) = 15 = 15.1 = 5.3
Vì x, y đều là số tự nhiên nên x + 5 ≥ 5 và là ước của 15, ta có :
hoặc
x 5 5
y 4 3
x 5 15
y 4 1
+ =
+ =
Suy ra : x = 10, y = 5 hoặc x = 0, y = 7 Đó là những nghiệm tự nhiên của phương trình đã cho
3 Phương pháp loại trừ :
Từ phương trình đã cho tìm ra một số điều kiện loại bớt dần những giá trị của ẩn để tìm ra nghiệm
Ví dụ 4 : Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình x2 – 6xy + 13y2 = 100 (1)
Giải : (1) ⇒ x2 – 6xy + 9y2 = 100 – 4y2 hay (x – 3y)2 = 4(25 – y2) ≥ 0
Vậy y ≤ 5 và 25 y − 2 là số chính phương.
Với y = 1 hoặc y = 2 thì 25 – y2 không là số chính phương (loại)
Với y = 3 ta có :
(x 9) 4.16
x 9 8 x 1
− = ⇒ =
Với y = 4 ta có :
(x 12) 36
x 12 6 x 6
− = ⇒ =
Với y = 5 ta có :
(x – 15)2 = 0 ⇒ x = 15
Trang 4Vậy các nghiệm nguyên dương của phương trình đã cho là :
(1; 3), (17; 3), (6; 4), (18; 4), (15; 5)
4 Dùng tính chia hết :
Thu hẹp miền xác định của ẩn đưa phương trình về những phương trình đơn giản hơn.
Ví dụ 5 : Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình 3x2 + 5 y2 = 345 (1)
Giải : 345 vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 nên 3x2 + 5 y2 vừa
chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 Vì (3, 5) = 1 nên x M 5 ⇒ x = 5a (a
∈ Z) và y M 3 ⇒ y = 3b (b ∈ Z) Ta có :
3.25a2 + 5.9b2 = 345 ⇔5a2 + 3b2 = 23 (2)
Ngoài ra a2 23 b 2 23
Thay vào (2) các giá trị của a = 1, 2 và b = 1, 2 ta thấy phương trình có nghiệm nguyên dương duy nhất với a = 2, b = 1 Lúc đó x = 10, y = 3
5 Tách phần nguyên :
Ta cũng có thể tách phần nguyên riêng ra và đặt điều kiên cho phân thức còn lại cũng là một số nguyên, từ đó tìm ra nghiệm của phương trình
Ví dụ 6 : Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình 5x – 3y = 2xy – 11
(1)
Giải : (1) ⇒11 + 5x = y(2x + 3) hay
Nếu x, y đều là nguyên dương thì 2x +3 phải là ước của 7 tức là bằng –1, 1, –7, 7 Trong bốn trường hợp này phương trình chỉ nhận một cặp
nghiệm nguyên dương với 2x + 3 = & Lúc đó
x = 2 và y = 3
6 Dùng vai trò bình đẳng của ẩn :
Nếu phương trình nguyên mà các ẩn x, y, z có vai trò bình đẳng, ta có thể đặt điều kiện để giả sử x ≤ y ≤ z mà bài toán không mất đi tính tổng quát Từ đó giới hạn bớt miền xác định của ẩn và tìm được nghiệm của phương trình.
Ví dụ 7: Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình x + y + z = xyz (1).
Giải : Do vai trò của x, y, là bình đẳng nên ta giả sử 0 < x ≤ y ≤ z
Ta có : xyz = x + y + z ≤ 3z ⇒ xy ≤ 3
Nếu x = y = z thì z3 = 3z ⇒ z2 = 3 điều này không xảy ra với z nguyên Vậy
ba số x, y, z không thể bằng nhau Vậy số nhỏ nhất không thể bằng 3 Ta có
xy < 3
Nếu xy = 2 thì x = 1, y = 2 ⇒ z = 3
Nếu xy = 1 thì x = 1, y = 1 ⇒ 2 + z = z vô nghiệm
Trang 5III BÀI TẬP ÁP DỤNG :
1) Tìm nghiệm nguyên của phương trình : x + y = xy
2) Tìm nghiệm nguyên của phương trình : (x + y)2 = (x – 1)(y + 1)
3) Tìm nghiệm nguyên của phương trình : 6x2 + 5y2 = 74
4) Tìm nghiệm nguyên tố của phương trình : xy + 1 = z
5) Tìm các số tự nhiên thỏa mãn phương trình :
1 10 x
1 7 y
z