Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
849 KB
Nội dung
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG FPT Tên đầy đủ của DN: Công ty cổ phần viễn thông FPT Tên viết tắt của DN: FPT Telecom Ngày thành lập: 31/01/1997 Loại hình DN: Công ty cổ phần Trụ sở chính tại Hà Nội: Tòa nhà FPT, lô 2 đường Phạm Hùng, Cầu Giấy Tel: (84-4) 7300 2222 | Fax: (84-4) 7300 8889 Chi nhánh miền Nam tại TP HCM: Lô 37-39A, đường 19, KCX Tân Thuận, F.Tân Thuận Đông, Q7 Tel: (84-4) 7300 2222 | Fax: (84-4) 7300 8889 Chi nhánh miền Trung tại Đà Nẵng: 173 Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu Tel: (84-511) 7300 2222 | Fax: (84-511) 7300 8889 Website: http://www.fpt.vn Ngành nghề kinh doanh của DN: Công ty Cổ phần Viễn thông FPT là công ty cổ phần được thành lập tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0101778163 ngày 25 tháng 11 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, sửa đổi lần 11 của Giấy đăng ký kinh doanh số 0103008784 ngày 28 tháng 7 năm 2005. Hoạt động chính: Cung cấp các dịch vụ ADSL, cho thuê đường truyền, tên miền và lưu trữ dữ liệu, quảng cáo trực tuyến, trò chơi trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến khác. Một số hoạt động kinh doanh chính mà DN đang triển khai: - Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng thông rộng. - Đại lý cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, Internet. - Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet, điện thoại di động. - Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động. 1 - Đại lý, cung cấp trò chơi trực tuyến trên mạng Internet, điện thoại di động. - Đại lý cung cấp các dịch vụ truyền hình, phim ảnh, âm nhạc trên mạng Internet, điện thoại di động. - Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet (chỉ được hoạt động sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép). - Xuất nhập khẩu thiết bị mạng viễn thông và Internet. - Dịch vụ viễn thông cố định nội hạt: dịch vụ điện thoại, fax, dịch vụ truyền số liệu, dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình, dịch vụ thuê kênh, dịch vụ telex, dịch vụ điện báo. - Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng: dịch vụ thư điện tử, dịch vụ thư thoại, dịch vụ truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng, dịch vụ fax gia tăng giá trị, dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử, dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức, dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng. - Dịch vụ viễn thông cố định đường dài trong nước. - Dịch vụ viễn thông cố định quốc tế. - Dịch vụ phát hành phim ảnh, giải trí, giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và Internet. Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của DN: Tầm nhìn chiến lược: FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần. Sứ mạng kinh doanh: Chiến lược “Vì công dân điện tử” FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT. Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ 2 là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống. Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những Công dân điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia tăng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của DN năm 2010: Chỉ tiêu Số liệu năm 2010 Tổng doanh thu (VNĐ) 2.522.935.845.088 Doanh thu thuần (VNĐ) 2.513.112.160.658 Lợi nhuận trước thuế (VNĐ) 601.363.587.051 Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 516.945.919.989 Tổng tài sản (VNĐ) 2.122.945.734.545 Tổng nguồn vốn (VNĐ) 2.122.945.734.545 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 24.35% Tỷ suất sinh lời trên tổng vốn chủ (ROE) 43.24% 1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 1.1 Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh của DN Việt Nam mới chỉ kết nối vào mạng Internet toàn cầu trong khoảng 14 năm nhưng Việt Nam đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số 3 các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới. Việt Nam có gần 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm 31% dân số, với hàng trăm nhà cung cấp dịch vụ. Theo số người sử dụng Internet Tỉ lệ số dân sử dụng Internet (% dân) 4 Sự phát triển vượt bậc của Internet tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua là điều dễ nhận thấy. Sự phát triển đó không chỉ thể hiện ở những con số về tốc độ tăng trưởng, loại hình dịch vụ, số lượng truy cập mà còn thể hiện qua việc người dân có thể truy cập Internet ở mọi lúc, mọi nơi. (Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam) Đồng hành với sự phát triển của Internet, ngành viễn thông của Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc: tổng số thuê bao băng thông rộng đạt 3.643.742 thuê bao trong năm 2010 và chắc chắn sẽ không ngừng tăng trưởng trong tương lai. 5 Tình hình phát triển Internet tháng 12/ 2010. Statistics on Internet development upto 12/2010 - Số người sử dụng : Users 26784035 - Tỉ lệ số dân sử dụng Internet : Users per capita 31.11 % - Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam : 129877 Mbps - Tổng băng thông kênh kết nối trong nước: 245857 Mbps (trong đó băng thông kết nối qua trạm trung chuyển VNIX: 78000 Mbps) - Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX : 70113334 Gbytes - Tổng số tên miền .vn đã đăng ký: 180870 - Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký: 5566 - Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp : 12605440 địa chỉ - Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã cấp : 46360918016 /64 địa chỉ - Tổng thuê bao băng rộng (xDSL) : 3643742 1.2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành Với sự phát triển chóng mặt của Internet, ngành viễn thông Việt Nam về lĩnh vực cung cấp dịch vụ mạng Internet đang trong giai đoạn phát triển. Cùng với sự phát triển về kinh tế, những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, chất lượng cuộc sống được nâng cao làm cho nhu cầu của người dân về các dịch vụ Internet băng thông rộng, dịch vụ trực tuyến, … ngày càng cao. Điều này được thể hiện rõ qua số lượng không ngừng tăng cao qua các năm gần đây về tỷ lệ sử dụng Internet, số lượng các thuê bao Internet, … 1.3 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô 1.3.1. Nhân tố kinh tế Sau cơn khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu phục hồi, cụ thể năm 2010 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo giá thực tế đạt 1,98 triệu tỷ đồng. CPI năm 2010 từ mức một con số lên hai con số: 11,75%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so năm 2009. Tuy nhiên, cũng không thể không kể đến những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam: tốc độ tăng trưởng giảm dần, bội chi ngân sách tăng, nợ nước ngoài chưa đạt mức báo động nhưng cao hơn nhiều so với những năm trước, nhập siêu có xu hướng tăng. Lạm phát ở mức hai con số và có tăng liên tục trong một vài năm gần đây. Lạm phát cao ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận lớn người dân với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2010 lên tới 11,75%. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng của ngành viễn thông. Tốc độ tăng trưởng của ngành về một số lĩnh vực như Internet, mạng điện thoại cố định và di động có xu hướng giảm tốc độ. Số người dùng Internet 2009 tăng 17,57% so với năm 2009 trong khi trung bình từ năm 2003 tới 2006, số người dùng Internet tăng 57,99% một năm. Nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, chính phủ đã đưa ra các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để thắt chặt làm giảm tăng trưởng tín dụng còn 20% gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngành viễn thông nói chung và công ty FPT Telecom nói riêng. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm gần đây đã càng kích thích Viễn thông phát triển. Toàn cầu hóa và hội nhập giúp kết nối thế giới với Việt Nam và quảng bá Việt Nam ra bạn bè khắp năm châu. Chính vì vậy, viễn thông cũng là một 6 công cụ trong sự kết nối đó, không những là công cụ thông thường mà là công cụ rất hiệu quả. Tuy vậy, các doanh nghiệp Viễn thông cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Riêng đối với FPT Telecom, đây vừa là những thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nhưng cũng là những khó khăn, thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển công nghệ mới, hạ giá thành sản phẩm, phục vụ khách hàng ngày càn tốt hơn. 1.3.2. Nhân tố văn hóa xã hội . Xã hội Việt Nam đã có sự thay đổi rất nhiều từ khi đất nước đổi mới. Từ cách sống tới cách chi tiêu đều thay đổi. Lối sống công nghiệp xâm nhập nhanh vào người dân vì vậy vấn đề nhanh và hiệu quản luôn được đặt ra hàng đầu. Mọi người trở nên sống vội vã hơn, tiết kiệm thời gian hơn vì vậy với hệ thống viễn thông phát triển đã đáp ứng được điều này. Thông tin được truyền đi nhanh hơn, hiệu quả và chuẩn xác hơn. Bên cạnh đó, một kho thông tin khổng lồ trên Internet được khai khai thác ngày càng tốt hơn, phục vụ tốt hơn công việc và giải trí của con người. Dân trí và mức sống tăng là một điều kiện để viễn thông phát triển. Năm 2010, WB đã tuyên bố Việt Nam chính thức thoát nghèo, với thu nhập trung bình tính tới 2010 đạt mức 1.160USD. Mức sống tăng làm cho người tiêu dùng sẵn sảng trả tiền để được cung cấp các dịch vụ viễn thông phực vụ trao đổi thông tin và công việc. Đông thời dân trí tăng làm cho người tiêu dùng hiểu về tầm quan trọng của CNTT-Viễn Thông, đây là một công cụ giúp nâng cao dân trí, cũng là một kênh kinh doanh hiệu quả như thương mại điện tử hoặc là một công cụ giải trí hữu ích. Từ đó mà viễn thông càng có có hội phát triển mạnh. Tốc độ đô thị hóa cao, tốc độ tăng trưởng của nên kinh tế tuy giảm nhưng khá cao so với nhiều nước trong khu vưc. Theo đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), Việt Nam có tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông Nam Á. Vì vậy, đòi hỏi một cơ sở hạ tầng phù hợp. Đây cũng là cơ hội để Viễn thông nhanh chóng mở rộng thị trường không chỉ ở các thành phố có tốc độ đô thị hóa cao như TP. Hà Nội, TP. HCM, mà còn tiến sang các tỉnh, thành khác trên cả nước. 7 1.3. 3. Nhân tố chính trị, luật pháp Trong gần một thập kỷ qua, kể từ thời điểm Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông 2002 tới nay, thị trường viễn thông Việt Nam đã có những bước chuyển biến hết sức mạnh mẽ. Thị trường dịch vụ chuyển mạnh từ môi trường độc quyền Nhà nước, độc quyền doanh nghiệp sang cạnh tranh với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Tính tới cuối năm 2010, Việt Nam đã có 13 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng và gần 100 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng. Môi trường luật pháp được hình thành một cách bài bản và đạt hiệu quả tốt, khung pháp lý điều chỉnh thị trường viễn thông được dần hoàn thiện thông qua việc ban hành các quy định pháp luật chung như Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh và các quy định pháp luật chuyên ngành, bao gồm Luật Viễn thông 2009, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 hướng dẫn Luật Viễn thông, các Quyết định, Thông tư điều chỉnh hoạt động nghiệp vụ viễn thông như các quyết định về giá cước, kết nối, quản lý tài nguyên viễn thông. Cục Viễn thông được hình thành trên cơ sở hợp nhất chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhân sự của Vụ Viễn thông và Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông với mục tiêu tăng cường năng lực thực thi quản lý nhà nước về viễn thông theo nguyên tắc “Nhanh chóng, Nghiêm minh, Công bằng, Linh hoạt”. Với việc Cục Viễn thông chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/8/2011, song song với hệ thống chính sách viễn thông đã và đang được hoàn thiện thì hoạt động thực thi viễn thông sẽ được thực hiện hiệu quả hơn, giúp thị trường phát triển theo hướng cạnh tranh lành mạnh, bền vững, mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ, góp phần cải cách nền hành chính quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. 1.3.4. Nhân tố công nghệ Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy 8 vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. Nhân tố công nghệ là một yếu tố có thể coi là quyết định với viễn thông. Điểm lại một vài thành tựu về công nghệ Viễn thông Việt Nam 10 năm qua kể từ năm 2010. Năm 2008, Việt Nam phóng vệ tinh Vinasat-1, đây là vệ tinh đầu tiên cho phép phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra Vinasat-1 còn phủ sóng ở Nhật Bản, miền đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Úc, biển Đông và một phần Myanma. Một bước ngoặt cũng không kém phần quan trọng nữa của ngành Viễn thông Việt đó là sự kiện dịch vụ ADSL đầu tiên ở Việt Nam được ra mắt vào năm 2003 mang tên MegaVNN do Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT cung cấp. Tuy nhiên, vào năm 2006, FPT Telecom trở thành người đi tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ FTTH ( Internet cáp quang). Đây chính là bước khởi đầu cho sự phát triển của mạng lưới kết nối băng thông rộng và dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên công nghệ băng thông rộng như IPTV, Video Conferencing và Video on Demand. Các chuyên gia nhận định sự cạnh tranh trên thị trường của các nhà mạng hiện nay sẽ là một lực đẩy giúp dịch vụ băng thông rộng cố định tiến thêm một bước và dần thay thế dịch vụ truy cập Internet ADSL trong tương lai gần, giống như trong quá khứ ADSL đã loại bỏ phương thức truy cập Internet Dial-up. Đây chỉ là một số những thành tựu đáng nhớ trong 10 năm phát triển CNTT-Viễn thông ở Việt Nam. Từ một nước dịch vụ di động là một thứ hàng hóa xa xỉ trở thành thông dụng, từ một nước có băng thông hẹp sang băng thông rộng ADSL với đường truyền tốc độ cao và nhiều hơn thế nữa. Điều này chứng tỏ viễn thông Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhảy vọt, tiến mạnh vào thị trường viễn thông thế giới. Tóm lại, nhân tố công nghệ và nhân tố kinh tế có tác động mạnh nhất đến hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông hiện nay và trong dài hạn. 1.4 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành 1.4.1 Tồn tại rào cản gia nhập ngành- Đe dọa từ các gia nhập mới + Các rào cản gia nhập ngành : 9 Rào cản công nghệ: Thực tế cho thấy, để có thể cung cấp dịch vụ mạng Internet đòi hỏi doanh nghiệp phải sở hữu một nền tảng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, ko phải doanh nghiệp mới nào cũng có thể ứng dụng một cách thành công ngay từ đầu. Hơn thế nữa, áp lực cạnh tranh từ các nhà mạng lớn thuộc sở hữu nhà nước, có cơ sở hạt tầng mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ viễn thông như: VNPT, Viettel là rất lớn. Rào cản về vốn : để tham dự vào ngành cung cấp dịch vụ Internet đòi hỏi phải có số lượng vốn lớn. Hiện nay, do đây là thị trường rất hấp dẫn, có rất nhiều đối thủ muốn gia nhập ngành, nhưng vấn đề là phải có vốn lớn, các tập đoàn lớn đã chiếm một vị trí khá rộng rãi trong ngành, họ đã có số lượng vốn rất dồi dào. + Đe dọa từ các gia nhập mới: Từ năm 2005, SCTV là công ty đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng triển khai thành công công nghệ truy cập Internet qua mạng truyền hình cáp với thương hiệu SCTVnet. Đây là dịch vụ phát triển dựa trên công nghệ truyền tải dữ liệu trên mạng cáp DOCSIS theo tiêu chuẩn Châu Âu, vừa có khả năng truyền hàng trăm kênh truyền hình đồng thời có thể truyền Internet tốc độ cao với tốc độ tải về tối đa là 50Mbps theo tiêu chuẩn của thế giới. Khác với hình thức truy cập Internet thông thường, dịch vụ Internet bằng công nghệ DOCSIS của SCTV có những ưu điểm vượt trội sau: • Vừa xem truyền hình cáp vừa truy cập Internet cùng trên một sợi cáp. • Luôn sẵn sàng: Không tín hiệu bận, không thời gian chờ. • Tốc độ cao, 50Mbps cho đường tải dữ liệu xuống và 10Mbps cho đường đưa dữ liệu lên mạng. • Băng thông cực lớn và rất ổn định nhờ đường truyền với mạng lưới kết hợp cáp quang và cáp đồng trục. • Đảm bảo phục vụ tốt cho các ứng dụng đòi hỏi truy cập Internet tốc độ cao và các dịch vụ tương tác dữ liệu như: Giáo dục và đào tạo từ xa, xem video theo yêu cầu, gọi điện thoại qua mạng internet, nghe nhạc, hội nghị truyền hình… • Giá cước thấp và tính cước chính xác do sử dụng giao thức IPD. 10 [...]... trong tay 530.000 thuê bao và FPT Telecom khẳng định đang có 440.000 thuê bao ADSL Như vậy, FPT Telecom và 16 Viettel có mức độ tăng trưởng thuê bao không nhiều Với con số này, thị phần dịch vụ ADSL đứng đầu vẫn là VNPT, sau đó đến Viettel và thứ 3 là FPT Telecom Như vậy, so với đối thủ cạnh tranh thị phần dịch vụ ADSL của FPT Telecom còn thấp Ngoài ra, các dịch vụ khác của FPT Telecom cũng đang chịu ảnh... thách trong suốt quá trình phát triển Người FPT tôn trọng cá nhân, đổi mới và đồng đội Đây là nguồn sức mạnh tinh thần vô địch đem đến cho FPT thành công nối tiếp thành công Tinh thần này là hồn của FPT, mất nó đi FPT không còn là FPT nữa c.Văn hóa doanh nghiệp FPT FPT tự hào là một trong số ít công ty có nền văn hoá riêng, đặc sắc và không thể trộn lẫn Văn hoá FPT hình thành cùng với sự ra đời của công... thức có lợi hơn cho họ Do vậy trong một giai đoạn nhất định việc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới của FPT Telecom sẽ gặp những khó khăn và sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới các kế hoạch đã được dự trù Bên cạnh việc cạnh tranh về thu hút nguồn vốn, FPT Telecom sẽ phải chạy đua trong cuộc cạnh tranh về thu hút nguồn nhân lực có kinh nghiệm, đã qua đào tạo, bởi lẽ... cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ internet của FPT Telecom trong cuộc đua truy cập internet Với đặc điểm nhỏ gọn, vùng phủ sóng rộng USB 3G thực sự là đối thủ cạnh tranh đáng gờm so với các thiết bị và phương thức truy cập internet của FPT Telecom Mô thức EFAS Độ Nhân tố quan loại Điểm quan 4 0.15 4 0.45 tăng 3 Công nghệ phát triển 4 Chính sách của Chính 0.05 0.05 3 2 0.15 0.1 phủ 5 Lợi thế cạnh tranh. .. Nam Cũng trong năm ngoái, FPT Telecom đã phát triển mới 6.749 tên miền, chiếm 24% thị phần và ở vị trí quán quân về tốc độ phát triển tên miền Qua những số liệu trên đây ta thấy được FPT Telecom có một vị thế cạnh tranh lớn trong ngành, ngày càng mở rộng thị trường mục tiêu và tăng thêm thị phần của những thị trường đang khai thác VNNIC đánh giá cao những thành quả của FPT Telecom trong việc phát huy... vụ viễn thông Từ đó, các dịch vụ của FPT Telecom có cơ hội phát triển hơn 1.5.2 Đe dọa a) Đối thủ cạnh tranh mạnh Đã vài năm nay, thị trường ADSL gần như là cuộc chơi tay 3 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam - VNPT, Viettel và FPT Telecom Theo con số thống kê hết năm 2008, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam - VNPT có khoảng 1,7 triệu thuê bao ADSL, FPT Telecom có khoảng hơn 330.000 thuê bao... tính cách, hành động, tiêu chuẩn của các thành viên FPT FPT tự hào là một trong số ít công ty có nền văn hoá riêng, đặc sắc và không thể trộn lẫn Người FPT dù ở nơi đâu, dù làm việc gì cũng hướng về FPT với bao tình cảm cao đẹp Nói đến FPT, trước tiên phải nói về một nền văn hóa, về những con người FPT và những giá trị tinh thần bao năm xây đắp Văn hoá FPT hình thành cùng với sự ra đời của công ty và... nước, hết giai đoạn 2011, FPT Telecom đã củng cố và phát triển ổn định trên 36 tỉnh, thành phố FPT Telecom tiếp tục tiến hành xây dựng đường trục Bắc – Nam, dự kiến, sẽ được đưa vào khai thác vào quý II/2012 Bên cạnh đó, công ty cũng xây mới các tuyến cáp trục liên tỉnh, với tổng số gần 1 triệu km phục vụ cho 36 chi nhánh trên toàn quốc Ngoài việc phát triển về chiều rộng, FPT Telecom cũng chú trọng phát... dịch ở 15 tỉnh, thành Bên cạnh thị trường nội địa, FPT Telecom cũng chú trọng mở rộng địa bàn cung cấp dịch vụ tại Cambodia Đồng thời tích cực tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh tiếp cận đối tác là các công ty viễn thông lớn, để lập hợp tác song phương FPT Telecom hiện đang có hàng chục đối tác quốc tế: PCCW, T-System, NTT, Singtel, Korea Telecom, China Telecom, … 2.3 Đánh giá nguồn lực của DN trên chuỗi... trước Cùng với xu hướng đó FPT Telecom có thêm nhiều cơ hội tăng số lượng thuê bao Internet của mình, đồng thời mang lại lợi nhuận nhiều hơn c) Lợi thế cạnh tranh đến từ thương hiệu Hiện tại Việt Nam có 13 nhà mạng nhưng phần lớn thị phần đều nằm trong tay của 3 nhà cung cấp là VNPT, Viettel và FPT Telecom Tuy chưa có một hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh như 2 đối thủ trên nhưng FPT đang dần chứng tỏ mình . là FPT Telecom. Như vậy, so với đối thủ cạnh tranh thị phần dịch vụ ADSL của FPT Telecom còn thấp. Ngoài ra, các dịch vụ khác của FPT Telecom cũng đang chịu ảnh hưởng từ các đối thủ cạnh tranh. TY VIỄN THÔNG FPT Tên đầy đủ của DN: Công ty cổ phần viễn thông FPT Tên viết tắt của DN: FPT Telecom Ngày thành lập: 31/01/1997 Loại hình DN: Công ty cổ phần Trụ sở chính tại Hà Nội: Tòa nhà FPT, lô. trong lĩnh vực viễn thông FPT phần nào cũng chịu áp lực từ phía khách hàng do gặp phải sự canh tranh từ các đối thủ nặng ký như VNPT, Viettel… Thực tế cho thấy sự cạnh tranh giữa các nhà mạng diễn