3.1 Chiến lược cạnh tranh tổng quát của tập đoàn FPT
Thành lập ngày 13/09/1988, FPT đã liên tục phát triển và trở thành một trong những Tập đoàn Kinh tế - Công nghệ hàng đầu Việt Nam, lấy đội ngũ cán bộ công nghệ làm nền tảng, đội ngũ cán bộ kinh doanh làm động lực, bằng lao động sáng tạo và sự tận tụy, tạo ra các giá trị gia tăng cho khách hàng.
Hiện nay, khi mà có rất nhiều tập đoàn viễn thông lớn cùng tham gia thị trường như VNPT, Viettel … và mỗi tập đoàn đều có những thế mạnh riêng thì mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt , điều đó đòi hỏi mỗi công ty đều phải tự thiết lập cho mình những chiến lược cạnh tranh riêng biệt để giữ được thị phần cũng như đảm bảo cho sự phát triển của mình. Riêng với FPT, để có được vị thế như hiện nay các nhà quản trị của công ty đã đề ra được chiến lược cạnh tranh phù hợp : Chiến lược tập trung hoá dựa vào sự khác biệt
hoá. Đây là chiến lược chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một phân khúc thị trường nào đó
thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm ; và trên mỗi phân khúc thị trường như vậy công ty lại xác định được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tạo ra sản phẩm được xem là duy nhất, độc đáo đối với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể , lấy công nghệ làm vũ khí cạnh tranh chủ đạo.
3.2 Chiến lược tăng trưởng của DN và các chính sách triển khai
FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ 32
là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống. Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những Công dân điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia tăng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử.