Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
378 KB
Nội dung
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CHIẾNLƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Câu 1: Khái niệm chiếnlược và quản trị chiến lược. Nêu vai trò của quản trị chiến lược
+ Khái niệm chiến lược
-Theo Alfred Chalder: Chiếnlược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn đồng thời
áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phan bổ nguồn lực để thực hiện các mục tiêu này
- Theo Johson và Scholes: Chiếnlược là định hướng và phạm vi của một tổ chức trong dài hạn
nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực trong môi
trường thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thị trường và các bên liên quan.
Khái niệm chung: Chiếnlược là những kế hoạch được thiết lập hoặc chuỗi hành động được
thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức
- Chiếnlược của DN bao gồm:
Phương hướng của DN trong dài hạn
Thị trường và quy mô của DN
Lợi thế cạnh tranh của DN
Các nguồn lực cần thiêt để DN cạnh tranh
Các nhân tố môi trường ảnh hưởng khả năng cạnh tranh của DN
Những giá trị và kỳ vọng của các nhân vật hữu quan
+ Khái niệm quản trị chiến lược:
• Là tập hợp các quyết định và hành động
• Thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá chiến lược
• Được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức
+ Vai trò của quản trị chiến lược
Thiết lập chiếnlược một cách có hiệu quả hơn
Đạt tới những mục tiêu của tổ chức
Quan tâm tới các bên liên quan
Gắn sự phát triển ngắn hạn trong dài hạn
Quan tâm tới cả hiệu suất và hiệu quả. Hiệu quả: làm đúng việc; hiệu suất: làm việc đúng
cách
Câu 2: Nêu các thuật ngữ cơ bản trong quản trị chiến lược: nhà chiến lược, các cấp chiếnlược
của DN, chính sách, tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh, mục tiêu chiến lược, cơ hội và
thách thức, điểm mạnh và điểm yếu, các đơn vị kinh doanh chiến lược
Nhà chiến lươc
-Khái niệm: Nhà chiếnlược là người chịu trách nhiệm cao nhất cho thành công hay thất bại của
doanh nghiệp
- Ví dụ: CEO, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ DN, chủ sở hữuđều là cácc lãnh
đạo cấp cao của DN
Các cấp chiếnlược của DN: gồm 3 cấp chính, theo thứ tự từ trên xuống (từ tổng quát tới
chi tiết và cụ thể hơn) là chiếnlược cấp công ty chiếnlược cấp kinh doanhchiến
lược cấp chức năng
Tiêu chí Chiếnlược cấp công
ty
Chiến lược cấp kinh
doanh
Chiến lược cấp chức năng
1.Nội dung
chính
Liên quan đến mục
tiêu tổng thể, định
hướng chung, quy mô
của DN để đáp ứng
kỳ vọng của các cổ
đông
Liên quan tới việc làm
thế nào DN có thể cạnh
tranh trên một thị
trường/đoạn thị trường
cụ thể
Liên quan tới việc từng bộ
phận chức năng trong tổ
chức (mar, sản xuất…)được
tổ chức như thế nào để thực
hiện chiếnlược cấp công ty
và cấp kinh doanh
2. Bản chất Là một lời công bố về
mục tiêu dài hạn,
định hướng chung sự
phát triển của tổ chức
Chỉ ra cách thức DN
cạnh tranh trong các
ngành kinh doanh khác
nhau, xác định các SBU
và làm thế nào để phân
bổ nguồn lực hiệu quả
Là một lời công bố chi tiết
về mục tiêu và phương thức
hành động ngăn hạn của các
SBU và mục tiêu dài hạn
của tổ chức
3. Giải quyết Trả lời câu hỏi: công
ty đã, đang và sẽ hoạt
động trong những
ngành kinh doanh
nào
Trả lời câu hỏi:khác
hàng của DN là ai, nhu
cầu của họ là gì, làm thế
nào để đáp ứng nhu cầu
của họ
Giải quyết 2 vấn đề: đáp
ứng của lĩnh vực chức năng
với môi trường tác nghiệp
và phối hợp với các chính
sách chức năng khác nhau
Chính sách:
-Khái niệm: chính sách là một hệ thống các chỉ dẫn, hướng dẫn, dẫn dắt trong quá trình đưa ra và
thực hiện các quyết định
- Vai trò: chính sách là một phương tiện để thực hiện được mục tiêu của tổ chức
- Bao gồm: các văn bản hướng dẫn, các thủ tục, các quy tắc được thiết lập nhằm hậu thuẫn cho
các hành động
Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh, các mục tiêu chiến lược
-Tầm nhìn chiến lược: là một hình ảnh, một hình tượng độc đáo, tiêu chuẩn, lý tưởng trong tương
lai, là những điều mà DN mong muốn đạt tới và trở thành
- Sứ mạng kinh doanh:
• Là lý do, ý nghĩa của sự tồn tại và phát triển của DN
• Thường được thể hiện dưới dạng bản tuyên bố về sứ mạng kinh doanh
• Thể hiện rõ hơn niềm tin và chỉ dẫn cụ thể hướng tới tầm nhìn chiến lược
-Mục tiêu chiến lược
• Là những trạng thái, những cột mốc, những tiêu thức cụ thể mà DN muốn đạt tới trong
một thời gian nhất định
• Mục tiêu chiếnlược chuyển hóa cụ thể từ tầm nhìn chiếnlược và sứ mạng kinh doanh
+ Cơ hội và thách thức
-Khái niệm: cơ hội và thách thức là những khuynh hướng, những sự kiện khách quan của môi
trường có ảnh hưởng tới DN trong tương lai
- Bản chất: là các yếu tố tồn tại khách quan trong môi trường, tác động đến DN, DN không thể
kiểm soát được
- Các yếu tố cần phân tích: kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, văn hóa, đối thủ cạnh tranh, nhà
cung ứng, đối thủ cạnh tranh…
+Điểm mạnh và điểm yếu:
-Khái niệm: điểm mạnh và điểm yếu là những hoạt động có thể kiểm soát bên trong nội bộ DN,
là các lĩnh vực mà DN đã và đang thực hiện tốt (điểm mạnh) và chưa tốt (điểm yếu)
- Bản chất: là các hoạt động trong nội bộ mà DN có thể chủ động kiểm soát
- Các yếu tố cần phân tích (chính là các lĩnh vực chức năng của DN): marketing, sản xuất, R
&D…
+ Đơn vị kinh doanh chiếnlược SBU
- Khái niệm: SBU là một đơn vị kinh doanh riêng lẻ, hoặc trên một tập hợp các ngành kinh
doanh có liên quan (cặp sản phẩm/thị trường), có đóng góp quan trọng cho sự thành công của
DN.
- Đặc điểm của các SBU:
• Có thể hoạch định chiếnlược riêng biệt với các phần còn lại của DN
• Có một tập hợp các đối thủ cạnh tranh trên một thị trường xác định
• Nên và cần có sự điều chỉnh chiếnlược của SBU với chiếnlược của các SBU khác trong
DN
-Một số tiêu chí phân loại SBU và các ví dụ cụ thể:
• Phân loại SBU theo các sản phẩm khác biệt hóa về công nghệ để tạo ra sản phẩm đó
Ví dụ: DN sản xuất nước giải khát : SBU sản xuất nước ngọt có ga, SBU sản xuất nước ngọt
không có ga (công nghệ sản xuất khác nhau)
• Phân loại SBU theo các sản phẩm khác biệt về công dụng
Ví dụ: SBU thuốc trị mụn và SBU thuốc chữa tiểu đường trong một DN sản xuất thuốc
• Phân loại SBU theo các sản phẩm khác biệt về nhãn hiệu
Ví dụ: SBU nhãn hiệu sản phẩm A, SBU nhãn hiệu sản phẩm B
• Phân loại SBU các sản phẩm, dịch vụ khác biệt hóa về vị thế trong chuỗi giá trị của
ngành
Ví dụ một DN sản xuất và kinh doanh giày dép có SBU sản xuất giày dép và SBU kinh doanh,
buôn bán giày dépkhác nhau về vị thế trong chuỗi giá trị
• Phân loại SBU theo phân loại khách hàng (dựa vào đối tượng, đặc điểm của KH)
Ví dụ: DN sản xuất café có SBU bán lẻ cho khách hàng cá nhân, SBU bán cho các nhà hàng,
khách sạn
• Phân loại SBU theo phân đoạn thị trường
Ví dụ DN sản xuất đệm gồm SBU sản phẩm giá cao, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, thương hiệu uy
tín và SBU chất lượng tương đối, giá thành mức bình dân
Câu 3: Các giai đoạn quản trị chiến lược
(1) Hoạch định chiếnlược gồm: sáng tạo tầm nhìn chiếnlược hoạch định sứ mạng kinh
doanh thiết lập các mục tiêu chiến lượcphân tích các môi trường bên ngoài (cơ hội và thách
thức) phân tích môi trường bên trong (điểm mạnh và điểm yếu) lựa chọn chiếnlược phù
hợp
(2) Thực thichiếnlược gồm các nội dung chính: thiết lập các mục tiêu hàng năm hoạch định
các chính sách phân bổ nguồn lực tái cấu trúc tổ chức phát huy văn hóa và lãnh đạo DN
(3) Kiểm tra và đánh giá chiếnlược gồm: xem xét lại môi trường bên trong xem xét lại các
yếu tố môi trường bên ngoài thiết lập ma trận đánh giá thành công đề xuất và thực hiện các
hành động điều chỉnh
Câu 4: Mô hình quản trị chiếnlược tổng quát
CHƯƠNG 2: TẦM NHÌN, SỨ MẠNG KINH DOANH, MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
Câu 1: Khái niệm, vai trò, yêu cầu của tầm nhìn chiến lược. Lấy ví dụ thực tiễn tại một DN cụ
thể và phân tích các yêu cầu đó
+ Khái niệm tầm nhìn chiến lược:
Tầm nhìn chiếnlược là định hướng cho tương lai, là khát vọng của DN về những điều mà DN
muốn đạt tới
Nói cách khác tầm nhìn chiếnlược là hình ảnh, hình tượng độc đáo, tiêu chuẩn, lý tưởng trong
tương lai mà DN muốn đạt tới và trở thành.
+ Vai trò của tầm nhìn chiến lược
-Tạo ra “giá trị nền tảng” cho sự phát triển bền vững của DN
Các giá trị nền tảng mà tầm nhìn chiếnlược tạo ra bao gồm: giá trị cho khách hàng, giá trị cho
người lao động, giá trị cho các cổ đông và giá trị cho các bên liên quan
- Chỉ dẫn, định hướng phát triển của DN trong tương lai
- Khơi nguồn cảm hứng cho các nhân viên của DN
Thực chất tầm nhìn chiếnlược sẽ trả lời câu hỏi chúng ta sẽ đi đâu, về đâu? Chúng ta muốn
trở thành cái gì?
+ Yêu cầu của tầm nhìn chiến lược
-Đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu
- Giữ một khoảng cách đủ xa về thời gian để cho phép có những thay đổi lớn và đủ gần về thời
gian để tạo nên sự tận tâm, dốc sức của tập thể DN
- Có khản năng tạo ra sự tập trung nguồn lực của DN, có lưu ý đến quy mô và thời gian
- Thường xuyên được kết nối bởi các nhà quản trị cấp cao
Câu 2: Khái niệm, vai trò, nội dung, quy trình hoạch định nội dung của bản sứ mạng kinh doanh
+ Khái niệm: Sứ mạng kinh doanh dùng để chỉ rõ mục đích kinh doanh, lý do và ý nghĩa của sự
ra đời và tồn tại của DN, thể hiện trách nhiệm xã hội của DN
+ Đặc trưng của SMKD:
Sứ mạng kinh doanh là bản tuyên bố về thái độ và triển vọng của DN
SMKD giải quyết những bất đồng
SMKD định hướng khách hàng
SMKD tuyên bố chính sách xã hội của DN
+ Vai trò của SMKD:
- Đảm bảo sự đồng tâm và nhất trí về mục đích và phương hướng hoạt động trong nội bộ của
DN
- Là tâm điểm để mọi người đồng tình với mục đích và phương hướng kinh doanh của DN
- Tạo cơ sở để huy động và phân phối các nguồn lực trong DN
- Hình thành môi trường và bầu không khí kinh doanh thuận lợi
- Tạo điều kiện để chuyển hóa tầm nhìn chiếnlược thành các chiếnlược và biện pháp hành động
cụ thể
+ Nội dung của bản sứ mạng kinh doanh:
- Khách hàng: ai là người tiêu thụ sản phẩm của DN
- Sản phẩm/dịch vụ: sản phẩm, dịch vụ chính của DN là gì?
- Thị trường: DN cạnh tranh ở đâu?
- Công nghệ: công nghệ có phải mối quan tâm hàng đầu của DN hay không?
- Quan tâm đến vấn đề sống còn, sự phát triển và khả năng sinh lợi: DN có bị ràng buộc với các
mục tiêu kinh tế hay không?
- Triết lý kinh doanh: đâu là giá trị, niềm tin, các ưu tiên của DN?
-Tự đánh giá về mình: năng lực đặc biệt hay lợi thế cạnh tranh của DN
- Mối quan tâm với hình ảnh cộng đồng: hình ảnh của cộng đồng có phải mối quan tâm chủ yếu
của DN hay không?
- Mối quan tâm với người lao động: thái độ của DN với nhân viên như thế nào?
+ Quy trình hoạch định sứ mạng kinh doanh:
Bước 1: hình thành ý tưởng ban đầu về sứ mạng kinh doanh
Bước 2: phân tích các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài
Bước 3: xác định lại ý tưởng kinh doanh của DN
Bước 4: tiến hành xây dựng bản sứ mạng kinh doanh. Cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh
của DN, vạch rõ mục tiêu chính, xác lập các triết lý chủ đạo của DN
- Xác định ngành nghề kinh doanh của DN: có 2 phương pháp chính là sử dụng nguyên tắc 3C:
customer, company itself, competitor hoặc sử dụng khung ba chiều xác định ngành nghề kinh
doanh của Abell:ngành mà DN kinh doanh là sự kết hợp của 3 yếu tố: nhóm người tiêu dùng,
nhu cầu của người tiêu dùng, công nghệ cần sử dụng để đáp ứng nhu cầu (3 câu hỏi liên quan
đến KH)
- Xác định và vạch rõ mục tiêu kinh doanh chính của công ty, cần đảm bảo trung hòa lợi ích của
3 nhóm đối tượng: công ty-tối đa hóa lợi nhuận; khách hàng-thỏa mãn nhu cầu; xã hội-phúc lợi
xã hội
- Xác lập triết lý chủ đạo: phản ánh niềm tin, giá trị, nguyên tắc chủ đạo
Bước 5: tiến hành thực hiện bản sứ mạng kinh doanh
Bước 6: xem xét và điều chỉnh bản sứ mạng kinh doanh
Câu 3: Khái niệm, phân loại, yêu cầu về mục tiêu chiến lược
+ Khái niệm: Mục tiêu chiếnlược làn những trạng thái, cột mốc, những tiêu thức cụ thể mà DN
muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định
Mục tiêu chiếnlược là chuyển hóa cụ thể của tầm nhìn chiếnlược và sứ mạng kinh doanh của
DN
+ Phân loại mục tiêu chiến lược: gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu dài hạn Mục tiêu ngắn hạn
Khoảng 3-5 năm Dưới 1 năm, là mục tiêu thường niên
Là các kết quả mà DN muốn đạt được trong
dài hạn
Là những mốc trung gian mà DN phải đạt được
hàng năm để đạt được các mục tiêu trong dài
hạn
Mục tiêu dài hạn cần thiết cho quá trình hoạch
định chiến lược
Mục tiêu ngắn hạn cần thiết cho quá trình thực
thi chiến lược
+ Yêu cầu mục tiêu chiến lược: gồm 7 yêu cầu: tính khả thi, tính thách thức, tính linh hoạt, tính
đo lường được, tính thúc đẩy, tính hợp lý, tính dễ hiểu
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP
Câu 1: Nêu khái niệm, vẽ mô hình cấu trúc bên ngoài của DN
+ Khái niệm: Cấu trúc môi trường bên ngoài của DN là một tập phức hợp và liên tục các yếu tố,
lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng đến sự tồn tại, vận hành và hoạt động hiệu quả của
một DN trên thị trường
+ Cấu trúc môi trường bên ngoài của DN:
-Môi trường ngành (môi trường nhiệm vụ): là môi trường của ngành kinh doanh mà DN đang
hoạt động, bao gồm tập hợp các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới DN và đồng thời cũng chịu ảnh
hưởng từ phía DN
Ví dụ: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…
- Môi trường xã hội (môi trường vĩ mô): bao gồm các lực lượng rộng lớn, có ảnh hưởng đến các
quyết định chiếnlược trong dài hạn của DN
Ví dụ: chính trị, kinh tế, pháp luật, văn hóa, pháp luật…
Mô hình cấu trúc môi trường bên ngoài của DN
+ Nội dung phân tích cấu trúc môi trường bên ngoài của DN:
- Phân tích môi trường vĩ mô: tập trung phân tích ảnh hưởng của các lực lượng rộng lớn đến các
quyết định chiếnlược trong tương lai, ảnh hưởng của các yếu tố trong tương lai
- Phân tích môi trường ngành: tập trung phân tích các yếu tố, các nhân tố ảnh hưởng đến LN của
công ty trong cung một ngành
- Phân tích môi trường cạnh tranh: tập trung phân tích và dự báo các thay đổi trong hành động,
phản ứng, xu hướng của các đối thủ cạnh tranh
Câu 2: Nêu nội dung phân tích môi trường vĩ mô, có liên hệ thực tế
Môi trường vĩ mô cần phân tích các yếu tố: nhóm lực lượng chính trị-pháp luật, nhóm lực lượng
kinh tế, nhóm lực lượng văn hóa-xã hội, nhóm lực lượng công nghệ.
(1) Nhóm lực lượng kinh tế
Cần tập trung phân tích các yếu tố sau tới hoạt động kinh doanh của DN
Cán cân thương mại (xuất nhập khẩu)
Đầu tư nước ngoài (ví dụ gia nhập wtotăng đầu tư)
Định hướng thị trường (của chính phủ)
Hệ thống tiền tệ
Phân phối thu nhập và sức mua
Lạm phát ảnh hưởng chi phí đầu vào và giá thành
Trình độ phát triển kinh tế
Cơ sở hạ tầng và nguồn tài nguyên thiên nhiên
Lưu ý: với bài thi khi yêu cầu phân tích tác động của nhân tố kinh tế đến hoạt động của một DN
cần phân tích và sử dụng:
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tăng hay giảm, cao hay thấp, có chịu tác động của khủng
hoảng kinh tế k?):tốc độ tăng trưởng GDP 2001:5,89%, dự kiến năm 2012 đạt 6-
6,5%.Nói chung vẫn chịu tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng đã có dấu hiệu khả
quan, tăng trưởng
• Đầu tư nước ngoài vào VN: Trong 5 tháng đầu năm 2012, ước tính các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,51 tỷ USD, bằng 99,8% với cùng kỳ năm 2011. Đầu
tư nước ngoài vào VN vẫn chưa có dấu hiệu tốt, nhiều bất cập
• Tình hình lãi suất và biến đổi của lãi suất trên thị trường: tăng trưởng tín dụng năm 2011
đạt 12, năm 2011 chứng kiến sự rối loạn thị trường tiền tệ, tuy nhiên những tháng đầu
2012 đã có dấu hiệu tốt. Lãi suất tín dụng đã có xu hướng giảm; thị trường ngoại hối
chuyển biến tích cực, tỷ giá ổn định, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng, dự trữ
ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.
• Đường lối, chủ trương kinh tế với ngành mà DN kinh doanh
• Lạm phát: 18,58% ảnh hưởng sức mua của người dân…
• VN gia nhập wto và các tác động
(2) Nhóm lực lượng chính trị-pháp luật
Cần phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sau tới hoạt động kinh doanh của DN:
Sự ổn định về chính trị
Vai trò và thái độ của chính phủ
Hệ thống luật
Hệ thống tòa án
(3) Nhóm lực lượng văn hóa-xã hội
Cần phân tích sự tác động của các nhân tố sau tới hoạt động kinh doanh của DN:
Các tổ chức xã hội (ví dụ như hội bảo vệ người tiêu dùng…)
Các tiêu chuẩn và giá trị
Ngôn ngữ và tôn giáo
Dân số và tỷ lệ phát triển
Cơ cấu lứa tuổi
Tốc độ thành thị hóa
Thực tiễn và hành vi kinh doanh (ví dụ người tiêu dùng ưa chuộng các mặt hàng giá rẻ
của Trung Quốc)
(4) Nhóm lực lượng công nghệ
Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Chi tiêu cho KH và CN
Nỗ lực công nghệ
Bảo vệ bằng phát minh sáng chế
Chuyển giao công nghệ
Tự động hóa
Quyết định phát triển, quan điểm, điều kiện áp dụng công nghệ mới, hiện đại
Câu 3: Đánh giá các phân đoạn chiến lược. Liên hệ thực tiễn tại DN trong ngành may mặc hoặc
bán lẻ.
+Tìm hiểu về phân đoạn chiếnlược trong DN:
Tiêu chí Phân đoạn chiếnlược Phân đoạn marketing
Liên quan Phân đoạn chiếnlược liên quan đến các
hoạt động của công ty
Liên quan đến một lĩnh vực kinh doanh
của công ty (mar)
Hướng tới Hướng tới việc phân chia các hoạt động
của công ty thành các nhóm đồng nhất về
công nghê/thị trường/đối thủ cạnh tranh
Hướng tới việc phân chia khách hàng
thành các nhóm có cùng đặc điểm
như :chung nhu cầu, chung sở thích,
chung tập quán mua hàng
Cho phép Cho phép phát hiện :
-Các cơ hội sáng tạo/mua/sáp nhập
những ngành kinh doanh mới
- Các yêu cầu phát triển hay từ bỏ các
hoạt động kinh doanh không hiệu quả
Cho phép các sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của người tiêu dùng, lựa chọn
những mục tiêu ưu tiên phù hợp, áp
dụng mar mix một cách hiệu quả nhất
Dẫn đến Dẫn đến sự thay đổi trong trung hạn và
dài hạn
Dẫn đến sự thay đổi ở ngắn hạn và
trung hạn
như vậy, phân đoạn chiếnlược thực chất là việc xem xét, hướng tới việc phân chia các hoạt
động của công ty trong tổng thể thành các nhóm đồng nhất về một số tiêu chí nào đó (công nghệ,
thị trường, đối thủ cạnh tranh) để hoạt động và quản lý một cách hiệu quả nhất, có thể tìm ra cơ
hội sáng tạo/mua/sáp nhập các ngành kinh doanh mới hoặc các yêu cầu phát triển/từ bỏ các
ngành kinh doanh, các hoạt động không hiệu quảsự thay đổi về trung và dài hạn của DN
+ Mục đích của nhận dạng và đánh giá các phân đoạn chiến lược
-Tạo dựng lợi thê cạnh tranh tương đối vững vàng
- Bảo vệ lợi thế cạnh tranh này thông qua các rào cản
- Đảm bảo khả năng sinh lời vững chắc và ổn định
+ Phương pháp phân đoạn chiếnlược gồm: phân đoạn chiếnlược bằng phân tách và phân đoạn
chiến lược bằng tập hợp
Cụ thể:
Tiêu chí Phân đoạn chiếnlược bằng phân tách Phân đoạn chiếnlược bằng tổng
hợp
1.Khái niệm Coi DN như một chủ thể lớn và tìm
cách phân chia thành những đoạn
chiến lược khác nhau cấu thành nên
hoạt động của DN
Hướng tới việc tập hợp các sản
phẩm, dịch vụ khác nhau của DN
thành những phân đoạn chiến lược
2.Tiêu chuẩn Loại khách hàng, chức năng sử dụng,
chu trình phân phối, cạnh tranh, công
nghệ, cấu trúc chi phí
Sự thay thế, sự chia sẻ các nguồn
lực giữa các sản phẩm, dịch vụ
3. Mô hình phân
đoạn chiến lược
Doanh nghiệp Doanh nghiệp
Phần ví dụ liên hệ đánh giá các phân đoạn chiếnlược tại một DN thuộc lĩnh vực may mặc hoặc
bán lẻ
+ Nêu rõ mục đích của việc đánh giá các phân đoạn chiếnlược của DN (chú ý chỉ rõ lợi thế cạnh
tranh của DN, chỉ rõ các rào cản cạnh tranh của DN; vấn đề đảm bảo khả năng sinh lợi thông qua
con số tốc độ tăng trưởng)
+Nêu rõ phương pháp phân đoạn chiếnlược của DN bằng phân tách hay tập hợp, sản phẩm của
quá trình phân đoạn chiếnlược là các phân đoạn nào)
+ Nêu rõ tiêu chí phân tách hay tổng hợp
+ Vẽ mô hình phân đoạn chiếnlược của DN
+ Đánh giá các phát hiện của DN nhờ phân đoạn chiến lược: sáng tạo thêm hoạt động kinh doanh
mới, sản phẩm mới, từ bỏ những hoạt động không hiệu quả hay phát triển
+Đánh giá các thay đổi trung hạn và dài hạn của DN sau khi phân đoạn chiến lược
Câu 4: Khái niệm, đặc điểm phân loại ngành
+ Khái niệm:
-Ngành: là một nhóm những DN cùng chào bán một loại sản phẩm hay một lớp sản phẩm có thể
thay thế cho nhau để thỏa mãn cùng một loại nhu cầu cơ bản của khách hàng.
- Lĩnh vực kinh doanh là một nhóm các ngành gần gũi, có liên quan đến nhau
- Các phân đoạn thị trường: là những nhóm khách hàng khác biệt trong cung một ngành, có thể
khác biệt với các phân đoạn thị trường khác bằng các thuộc tính khác biệt và những nhu cầu cụ
thể
sắp xếp theo mức độ từ tổng quát tới cụ thể: lĩnh vực kinh doanh (bao gồm các ngành gần
gũi, có liên quan) ngành kinh doanh (tâph hợp các doanh nghiệp kinh doanh cùng một loại sản
phẩm hay lớp sản phẩm cung thỏa mãn một nhu cầu của KH) phân đoạn thị trường (là những
nhóm khách hàng khác biệt trong cung một ngành)
+ Phân tích ngành bắt đầu bằng việc tập trung vào một ngành tổng thể trước khi xem xét các vấn
đề ở cấp lĩnh vực kinh doanh hoặc các phân đoạn thị trường
+ Một số ngành nổi bật: kinh doanh đồ uống, thuốc lá, dược phẩm, nhà hàng ăn, vận tải, dịch vụ
bưu chính viễn thông, hàng không…
Chú ý: nông nghiệp, dịch vụ không phải là ngành mà nó là các lĩnh vực kinh doanh, rộng hơn
ngành
+ Các tiêu chuẩn phân loại ngành:
Số người bán và mức độ khác biệt hóa: độc quyền thuần túy, độc quyền tập đoàn, cạn
tranh độc quyền, cạnh tranh hoàn hảo
Các rào cản xâm nhập và mức độ cơ động
Cấu trúc chi phí
Mức độ nhất thể hóa dọc
Mức độ toàn cầu hóa
Câu 5: Nêu nội dung phân tích ngành của M.porter:
+ Nội dung phân tích ngành của M.Porter gồm:
Nghiên cứu cường độ cạnh tranh trong ngành
Nghiên cứu sự phát triển của ngành
Nghiên cứu các nhóm chiến lược
Nghiên cứu các rào cản dịch chuyển
Nghiên cứu các loại hình chiến lược
+ Mô hình cạnh tranh hoàn hảo: tốc độ điều chỉnh lợi nhuận theo mức rủi ro là tương đương giữa
các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh khác nhau
Tuy nhiên vô số nghiên cứu cho rằng: các ngành khác nhau có thể duy trì các mức lợi nhuận
khác nhau
Nguyên nhân: các ngành khác nhau có cấu trúc chi phí khác nhau
+ Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của M.porter
Phân tích mô hình:
(1) Đe dọa gia nhập mới
- Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những doanh nghiệp hiện không cạnh tranh trong ngành nhưng
có khả năng gia nhập thị trường
- Các rào cản gia nhập: tính kinh tế của quy mô, chuyên biệt hóa sản phẩm, nhu cầu vốn đầu tư
ban đầu, chi phí, gia nhập vào các hệ thống phân phối, chính sách của chính phủ
[...]... điểm nhân độ hấp dẫn (xếp loại), tính tổng điểm hấp dẫn của từng chiếnlược CHƯƠNG 7: CÁC VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ CƠ BẢN TRONG THỰC THICHIẾNLƯỢC Câu 1: Nêu khái niệm, bản chất, nội dung của thực thichiếnlược + Khái niệm: thực thi chiếnlược được hiểu là tập hợp các hành động để triển khai chiếnlược + Nội dung của thực thi chiếnlược bao gồm: thi t lập các mục tiêu hàng năm hoạch định các chính sách phan... CHƯƠNG 6: CHIẾNLƯỢC CẤP KINH DOANH Câu 1: Nêu và phân tích các chiếnlược cấp kinh doanh (chiến lược cạnh tranh) + Định nghĩa: các chiếnlược cạnh tranh phản ánh những cách thức cơ bản mà một DN cạnh tranh trên thị trường của mình, dựa trên hai đặc điểm cơ bản là chi phí thấp và khác biệt hóa + Gồm 3 chiếnlược cạnh tranh tổng quát: chiếnlược dẫn đầu về chi phí, chiếnlược khác biệt hóa và chiến lược. .. tích nhóm chiếnlược giúp DN giải quyết bài toán đó Cụ thể, phân tích chiếnlược cho biết: Những đối thủ cạnh tranh gần nhất, trực tiếp cùng nằm trong một nhóm chiếnlược và được các KH coi là có thể thay thế lẫn nhau Cạnh tranh nội bộ giữa các công ty cùng một nhóm chiếnlược khốc liệt bà gay gắt hơn nhiều so với cạnh tranh giữa các công ty ngoài nhóm chiếnlược đó Mỗi nhóm chiếnlược có thể... cụ hoạch định chiếnlược Thực thichiếnlược ở các DN có quy mô và ở các DN khác nhau về quy mô và loại hình loại hình khác nhau có sự khác nhau rất lớn tương đối giống nhau Chủ thể thực hiện là các chiếnlược gia Nhà quản lý các cấp chức năng Câu 2: các nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chiến lược: Mô hình 7S McKinsey: + Cho phép nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thực thi chiếnlược + Hiệu... mới được thi t lập thành tích của DN được cải thi n trở lại 1 .Chiến lược mới được thi t lập (vẽ mô hình phải khép kín) từ mô hình trên, nhận thấy: • Cấu trúc tổ chức theo sau chiếnlược hoặc theo sau sự lựa chọn chiếnlược • Tuy nhiên, cấu trúc tổ chức có thể ảnh hưởng đến các hoạt động chiếnlược hiện tại và cũng như việc lựa chọn chiếnlược trong tương lai + Đặc điểm cơ bản của cấu trúc tổ chức:... 5: CHIẾNLƯỢC CẤP CÔNG TY Câu 1: Phân tích chiếnlược đa dạng hóa của DN + Nền tảng của chiếnlược đa dạng hóa: Thay đổi lĩnh vực hoạt động Tìm kiếm năng lực cộng sinh Công nghệ và thị trường + Nội dung chiếnlược đa dạng hóa gồm: đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa hàng ngang, đa dạng hóa hàng dọcChiếnlược Đa dạng hóa đồng tâm Đa dạng hóa hàng ngang Đa dạng hóa hàng dọc Khái niệm Là chiến lược. .. dịch vụ hiện thời + Nội dung: chiếnlược phát triển thị trường, thâm nhập thị trường, phát triển sản phẩm Chiếnlược Thâm nhập thị trường Phát triển thị trường Phát triển sản phẩm 1.Khái niệm Là chiếnlược gia tăng thị phần của các sản phẩm, dịch vụ hiện tại thông qua các nỗ lực mar Là chiếnlược giới thi u sản phẩm hiện tại của DN vào các khu vực thị trường mới Là chiếnlược tìm kiếm gia tăng doanh... sách được thi t lập Cấu trúc tổ chức ràng buộc cách thức và nguồn lực được phân chia Cấu trúc tổ chức tác động đến chiếnlược Thực tế, chiếnlược và cấu trúc tổ chức có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: Mô hình mối quan hệ giữa chiếnlược và cấu trúc tổ chức: 1 .Chiến lược mới được thi t lập các vấn đề quản trị mới xuất hiện thành tích của DN bị sụt giảm một cấu trúc mới được thi t lập... hoạch định các chính sách phan bổ nguồn lựcthay đổi cấu trúc tổ chức phát huy văn hóa và lãnh đạo DN + Phân biệt hoạch định chiếnlược và thực thichiếnlược Hoạch định chiếnlược Thực thichiếnlược Bản chất: định vị các lực lượng trước khi hành Quản lý các lực lượng trong quá trình hoạt động động Là quá trình tư duy Quá trình tác nghiệp Đòi hỏi trực giác, kỹ năng phân tích tốt Đòi hỏi sự khích... mua gắn với tình hình tài chính - Lãi suất cổ phần: định rõ quy tắc phân chia lợi nhuận khi thực thichiếnlược - Chính sách tiền mặt: nguồn tiền mặt lấy từ đâu? Sử dụng nguồn tiền mặt ra sao? Làm thế nào để gia tăng lượng tiền mặt khi thực thichiếnlược CHƯƠNG 8: CẤU TRÚC TỔ CHỨC TRONG THỰC THICHIẾNLƯỢC Câu 1: nêu khái niệm, vai trò, đặc điểm của cấu trúc tổ chức +Khái niệm cấu trúc tổ chức Cấu . QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Câu 1: Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược. Nêu vai trò của quản trị chiến lược
+ Khái niệm chiến lược
-Theo. trong quản trị chiến lược: nhà chiến lược, các cấp chiến lược
của DN, chính sách, tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh, mục tiêu chiến lược, cơ hội và