1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ

144 822 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 653,6 KB

Nội dung

Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

WœX

TRƯƠNG VĂN TUẤN

SỰ PHÂN HOÁ KINH TẾ – XÃ HỘI

Ở NAM BỘ

CHUYÊN NGÀNH : ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS NGUYỄN KIM HỒNG

TP HCM - 2004

Trang 2

MỞ ĐẦU

Phân hóa lãnh thổ về kinh tế-xã hội của một vùng, một quốc gia luôn là vấn đề rất quan trọng trong công tác quy hoạch và quản lý kinh tế-xã hội Do đó từ lâu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều tác giả và nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiển Nhiều nhà khoa học đã cố gắng đi tìm bản chất của các khái niệm và các nguyên nhân của sự phân hóa nói trên Nghiên cứu sự phân hóa về kinh tế-xã hội nhằm đưa ra những biện pháp phù hợp thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành kinh tế ở nước ta là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên, lâu dài của các nhà khoa học, các nhà quản lý

Nam Bộ là vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, là vùng động lực tăng trưởng kinh tế lớn nhất của nước ta, là vùng có tiềm năng to lớn cả về công và nông nghiệp Trong những năm qua Nam Bộ đã có bước phát triển vược bậc về nhiều ngành có lợi thế và đã đóng góp rất to lớn cho đất nước (ĐNB đóng góp 52% sản lượng công nghiệp, TNB đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và phần lớn lương thực xuất khẩu của cả nước) Mặc dù vậy, các ngành kinh tế trong vùng vẫn chưa phát triển theo quy hoạch chung dẫn đến các ngành, các trung tâm kinh tế có chức năng giống nhau phát triển chồng chéo trong vùng, hậu quả là chua phát huy hết tiềm năng của vùng và giữa các khu vực trong vùng chưa hỗ trợ cho nhau cùng nhau phát triển

Sự phát triển các ngành kinh tế không đồng đều về lãnh thổ là một tất yếu khách quan phù hợp với năng lực của từng vùng,

Dựa vào việc đánh giá các nguồn lực của tự nhiên, kinh tế-xã hội, dựa vào qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong vùng đề tài “Sự phân hóa kinh tế-xã hội ở Nam Bộ” hy vọng bước đầu đặt nền móng cho công tác quy hoạch chung của vùng sinh thái Nam Bộ để góp phần phát triển kinh tế-xã hội một cách cân bằng bền vững trong toàn vùng

Trang 3

Để hoàn thành đề tài này tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan đơn vị có liên quan vì vậy tôi xin chân thành cảm ơn khoa Địa lý trường Đại học sư phạm T.P Hồ Chí Minh,Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam, UBNN các tỉnh trong vùng, Khoa Địa lý trường Đại học khoa học-xã hội và nhân văn, PGS TS Nghuyễn Kim Hồng, TS Phạm Xuân Hậu, PGS TS Đặng Văn Phan, TS Trần Sinh, ThS Lê Minh Vĩnh… cùng tất cả các đồng nghiệp

Trang 4

ĐẶC ĐIỂM CỦA LUẬN VĂN

1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài”Sự phân hoá về kinh tế - xã hội ở Nam Bộ”được thực hiện nhằm: (1) đánh giá hiện trạng các nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội ở Nam Bộ và sự phân hoá lãnh thổ của chúng,(2) tìm hiểu hiện trạng phát triển và sự phân hoá một số ngành đặc trưng của vùng, qua đó tìm ra thế mạnh của các khu vực trong vùng.(3) Tìm hiểu định hướng phát triển một số ngành kinh tế và hướng tổ chức sản xuất lãnh thổ đến năm 2010 (4) đưa ra một số kiến nghị về biện pháp thực hiện mục tiêu của định hướng

2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài ứng dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của địa lý kinh xã hội, đồng thời sử dụng lợi thế của phương pháp cho điểm, sử dụng công cụ máy tính vào nghiên cứu địa lý kinh tế-xã hội

tế-3 Những đóng góp của luận văn

- Qua phân tích tỉm ra sự phân hoá các nguồn lực, xác định lợi thế của các khu vực và các tiểu vùng của Nam Bộ

- Tìm ra hiện trạng phân hoá về kinh tế-xã hội đến tiểu vùng, xác định vai trò của các cực phát triển, cực tăng trưởng và vị trí trung tâm đối với các tiểu vùng và của toàn vùng làm cơ sở cho công tác quy hoạch của Nam Bộ

- Đưa ra một số kiến nghị về biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu của định hướng

- Sử dụng phương pháp cho điểm các ngành kinh tế để đưa ra chỉ số tổng hợp nhằm đánh giá sự phân hoá kinh tê-xã hội của vùng bằng công cụ máy tính

4 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã và đang được sử dụng trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh của Nam Bộ

Trang 5

- Khẳng định vai trò của các cực phát triển, vùng tăng trưởng, các vị trí trung tâm đối với tổ chức sản xuất theo lãnh thổ

- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo lãnh thổ cùa Nam Bộ đến năm 2010

- Đưa ra phương pháp đánh giá tổng hợp sự phân hóa kinh tế-xã hội bằng cách cho điểm, sử dụng công cụ máy tính vào công tác nghiên cứu

5 Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 148 trang không kể các bản đồ, biểu đồ và các phụ lục; đã tham khảo 27 tài liệu trong và ngoài nước Nội dung bao gồm 3 phần và 5 chương, không kể phần mở đầu PhầnI: Tổng quan, đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý luận (2 chương) PhầnII: Kết quả nghiên cứu (3

chương) PhầnIII: Kết luận và kiến nghị

Trang 6

PHẦN THỨ NHẤT

TỔNG QUAN, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

ĐỐI TƯƠNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quy luật tất yếu, khách quan đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Để đạt được thành công và hiệu quả cao trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi mỗi quốc gia phải xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý, bố trí sắp xếp lại các ngành, các vùng sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển, điều kiện hoàn cảnh thực tế của từng vùng, của cả nước và của quốc tế

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, từ năm 1986, Đảng và Nhà nước đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đổi mới nền kinh tế nước ta từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lí của nhà nước Để thực hiện đường lối chủ trương trên, các ngành, các viện nghiên cứu, các địa phương tiến hành nghiên cứu để qui hoặch các ngành, các khu vực tìm ra thế mạnh của từng vùng từ đó xác đinh ngành nghề chuyên môn hoá nhằm khai thác một cách có hiệu quả nhất tiềm năng của từng vùng phục vụ cho mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” Tìm ra sự phân hoá lãnh thổ về kinh tế - xã hội là việc làm cần thiết đầu tiên nhằm thực hiện mục tiêu trên; tìm ra sự phân hoá lãnh thổ là để tìm ra được một cấu trúc lãnh thổ về kinh tế - xã hội hợp lý; tìm ra sự phân hóa lãnh thổ về kinh tế – xãï hội là để phối hợp phát triển kinh tế - xã hội giữa

Trang 7

các vùng sao cho các ngành kinh tế, các trung tâm kinh tế không chồng chéo nhau về chức năng nhằm phát huy tối đa các tiềm lực của từng khu vực, của từng vùng và là của cả nước

Trong quá trình tìm hiểu các vấn đề về địa lý kinh tế - xã hội, chúng tôi nhận thấy vấn đề sự phân hoá lãnh thổ kinh tế - xã hội của Nam Bộ chưa được nhiều nhà khoa học quan tâm đúng mức, hầu hết các công trình nghiên cứu thường tập trung vào từng khu vực riêng lẻ Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các khu vực trong vùng chưa nhịp nhàng, chưa đồng bộ tạo ra các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, các nhà máy, các xí nghiệp có chức năng giống nhau, chồng chéo nhau hạn chế khả năng phát triển của vùng Vì những lý do đó, tìm hiểu sự phân hóa về kinh tế - xã hội vùng Nam Bộ là việc làm rất cần thiết vì đây là vùng được coi là có tiềm năng lớn nhất của nước ta, vùng đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước, vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này làm luận án thạc sĩ

II MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

II.1 Mục tiêu :

- Thấy được ý nghĩa của việc tìm hiểu sự phân hoá về kinh tế – xã hội của vùng sinh thái Nam Bộ đối với quá trình phát triển kinh tế của vùng,

- Đánh giá hiện trạng các nguồn lực và tìm hiểu sự phát triển kinh tế – xã hội của Nam Bộ, tìm ra sự phân hoá lãnh thổ một số ngành kinh tế đặc trưng chủ yếu, thấy được nguyên nhân của sự phân hóa đó Qua sự phân hoá một số ngành đặc trưng để thấy được thế mạnh của từng khu vực và của toàn vùng

- Phân tích hướng phát triển và sự phân hóa của một số ngành kinh tế trong những năm tới

- Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị về các giải pháp nhằm khai thác sự phân dị về mặt lãnh thổ và phát huy tác dụng lan tỏa của các cực, các vùng tăng trưởng, vùng phát triển

Trang 8

II 2 Nhiệm vụ:

- Làm rõ khái niệm về không gian trong địa lý, nghiên cứu những lý luận

cơ bản về không gian kinh tế, về lý thuyết vùng, về tổ chức lãnh thổ nói chung và

ở Việt Nam

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân hoá lãnh thổ về kinh tế - xã hội của vùng Nam Bộ

- Tìm hiểu hiện trạng và sự phân hoá lãnh thổ về kinh tế - xã hội của vùng thông qua phân tích sự phân hoá lãnh thổ của một số ngành cơ bản

- Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vào việc qui hoạch và khai thác các nguồn lực của các khu vực trong vùng

II 3 Phạm vi nghiên cứu :

Xuất phát từ các hạn chế khách quan (nguồn tư liệu, thời gian nghiên cứu) và chủ quan (năng lực của bản thân) nên đề tài chỉ giới hạn ở một số nội dung sau :

Về nội dung:

- Nghiên cứu một số lý thuyết, đưa ra một số khái niệm có liên quan đến sự phân hóa lãnh thổ về kinh tế - xã hội

- Đề tài tập trung nghiên cứu các nguồn lực của Nam Bộ, tìm ra những dị biệt và tính đồng nhất trong nguồn lực, coi đó là nguyên nhân đầu tiên của sự phân hóa về kinh tế - xã hội

- Tìm hiểu hiện trạng một số ngành sản xuất chính mang tính đặc trưng cho vùng, so sánh rút ra những khác biệt giữa các khu vực - Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ

- Qua nguồn lực và hiện trạng tìm ra định hướng phát triển một số ngành sản xuất chính và sự phân hóa của chúng trong tương lai, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện định hướng phát triển của vùng

Trang 9

Về thời gian và không gian

- Các số liệu, tư liệu sử dụng chủ yếu trong những năm gấn đây (từ năm

1995 đến nay, trong đó chủ yếu là các năm 1998 đến năm 2002)

- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu là Nam Bộ (dựa theo số liệu của niên giám thống kê) Sự phân hóa lãnh thổ chỉ được xem xét chủ yếu ở bậc thứ nhất - giữa hai vùng sinh thái, Đông và Tây Nam Bộ, sơ bộ đưa ra đề xuất ở bậc thứ hai

III LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI :

III 1 Trong nước

Vùng kinh tế là một vấn đề chiến lược liên quan đến nhiều mặt trong nền kinh tế- xã hội Vì vậy trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cả về lý luận và thực tiển về vấn đề này

Ở nước ta từ sau đại hội Đảng V, đặc biệt từ sau Đại hội Đảng VII hàng loạt các công trình nghiên cứu về vùng kinh tế, cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch

cơ cấu kinh tế đã ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước Cụ thể sơ lược ta có thể kể đến các công trình như :“ Một số vấn đề về lý luận về chênh lệch vùng và giải pháp hạn chế chênh lệch vùng ở Việt Nam viện chiến lược và phát triển Bộ kế hoạch và đầu tư, 1998 “,“ Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010, Bộ kế hoạch và đầu tư, 1997

““ Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 Bộ kế hoach và đầu tư, 1995 “,”Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Boa5kế hoạch và đầu tư,

1996 “ “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc đến năm

2010 Bộ kế hoạch và đầu tư, 1996 ““ Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc đến năm 2010 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1996

““ Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng Đồng Bằng Sông Hồng đến năm 2010 Bộ khoa học công nghệ và môi trường,1996.“ Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng Bắc Trung Bộ đến năm 22010 Bộ xây dựng “Qui

Trang 10

hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ đến năm 2010 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1996“ “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2010 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1996“ “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tề - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2010 Bộ kế hoạch và đầu tư, 1996 “ “Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010 Bộ kế hoạch và đầu tư, 1996 “ “Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý” của Lê Bá Thảo “Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam“ của Lê Bá Thảo chủ nhiệm đề tài.”Tổ chức lãnh thổ Đồng Bằng Sông Hồng và các tuyến trọng điểm“ của Lê Bá Thảo và nnk “Tổ chức lãnh thổ địa bàn trọng điểm Miền Trung“ của Lưu Bích Hồ và nnk “Tổ chức lãnh thổ địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam“ của Đặng Hữu Ngọc và nnk “Một số vấn đề về vùng, phân vùng Tổ chức lãnh thổ và các lý thuyết có liên quan” của Nguyễn Văn Phú, 1997… “Đổi mới Kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại” (T.S Võ Đại Lược và tập thể các nhà khoa học tại học viện kinh tế thế giới), “Vấn đề công nghiệp hóa trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta” (Nguyễn Quang Thái, Hồ Phương),

“Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” (Viện chiến lược phát triển – Bộ kế hoạch và đầu tư) Các nghiên cứu trên đều mang tính chất lý luận ở tầm vĩ mô trên bình diện toàn quốc Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu ở tầm vi mô như các công trình nghiên cứu về một vùng, một tỉnh, một địa phương như :

“Nông nghiệp nông thôn Nam Bộ” của Lân Quang Huyên,”cơ cấu kinh tế TPHCM trong mối quan hệ với vùng Nam Bộ và của cả nước” của viện kinh tế TPHCM, v.v Đặc biệt tất cả các tỉnh trong vùng và của cả nước đều có qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2005 và 2010 Riêng đối với Nam Bộ, mặc dù có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với cơ cấu kinh tế khá hợp lý và đã đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước nhưng chưa có một đề tài nghiên cứu chính thức về vấn đề này Hầu hết các công trình nghiên

Trang 11

cứu về Nam Bộ đều tập trung vào một khía cạnh, một bộ phận của nền kinh tế vùng như : “Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội” của UBND các tỉnh trong vùng,

“qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng Bằng sông Cữu Long, qui họach tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam“của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,“cơ sở khoa học của việc hình thành và phát triển của kinh tế trang trại ở Nam Bộ”hội thảo của Trương Đại học Kinh tế TPHCM (3/1999)v.v mà chưa có một công trình nghiên cứu tổng quát, toàn diện về sự phát triển và sự phân hóa kinh tế -xã hội của vùng để thấy rõ bản chất thống nhất của Nam Bộ từ đó hoạch định hướng phát triển của vùng trong tương

lai

III 2 Trên thế giới

Nhiều công trình nghiên cứu về vùng ở các nước phát triển (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật Bản vv đã và đang được các nhà khoa học quan tâm đúng mức, thể hiện trong công trình”Lý thuyết phát triển vùng và ứng dụng” của Benjamin Higgins và Donald J Savoie-1997 (ấn phẩm trao đổi của NEW BRUSLAK và LUÂN ĐÔN) Trong đó đáng chú ý là lý thuyết phát triển không cân đối; lý thuyết về chuyển giao công nghệ

III 3 Hướng nghiên cứu của đề tài

Đây là vấn đề rất sâu và rộng, vì thế trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, với thời gian và tư liệu hạn chế chúng tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu nhiều vấn đề có liên quan như: Các cực phát triển của vùng và phạm vi tác động lan tỏa của chúng; sự phát triển không cân đối về mặt lãnh thổ ở Nam Bộ và tác dụng của nó đối với việc hình thành chỉnh thể kinh tế - xã hội ở Nam Bộ

IV CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

IV 1 Các quan điểm nghiên cứu

IV 1 1 Quan điểm lãnh thổ

Trang 12

Mọi sự vật và hiện tượng địa lý đều tồn tại và phát triển trong một không gian nhất định, khoa học địa lí có nhiệm vụ tìm ra sự phân hóa và phân bố của chúng, dự kiến sự phân bố của chúng trong không gian

Trên quan điểm coi Nam Bộ là một thể tổng hợp tương đối hoàn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau Do vậy, cần phân tích các khía cạnh, lựa chọn các nhân tố có ảnh hưởng đến lãnh thổ trên địa bàn nghiên cứu, từ đó rút ra những định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng của vùng

IV 1 2 Quan điểm hệ thống

Nghiên cứu đề tài phải đảm bảo được tính hệ thống Tính hệ thống làm cho quá trình nghiên cứu đề tài trở nên logic, thông suốt và sâu sắc Nam Bộ được coi là một tập hợp bao gồm các hệ thống con (các vùng, các tỉnh, huyện, thị xã, thị trấn …) Các hệ thống có mối quan hệ qua lại, có tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố trong hệ thống và giữa các hệ thống Do đó, để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu cần xem xét vấn đề trong hệ thống của nó

IV 1 3 Quan điểm lịch sử viễn cảnh

Mọi sự vật, hiện tượng địa lý dù lớn, nhỏ đều có nguồn gốc phát sinh, phát triển riêng của nó Vận dụng quan điểm lịch sử vào việc nghiên cứu đề tài để thấy được những biến đổi của các yếu tố kinh tế - xã hội qua từng giai đoạn phát triển, từ đó đánh giá chính xác các triển vọng phát triển của chúng trong tương lai Vận dụng quan điểm này cho ta thấy được quá trình hình thành và phát triển của các ngành kinh tế và sự phân hoá lãnh thổ trong quá khứ, hiện tại và tương lai

IV 1 4 Quan điểm phát triển bền vững

Quy luật sự vật là luôn vận động và phát triển không ngừng trong một thể thống nhất Để duy trì được sự phát sinh, phát triển đó mọi sinh vật, hiện tượng

Trang 13

phải tác động vào môi trường xung quanh Sự tác động này là tác động tương hổ trong một thế cân bằng, nếu không phù hợp với quy luật phát triển trên (qui luật phát triển khách quan của tự nhiên) sẽ gây hậu quả khôn lường cho mọi sinh vật

ở hiện tại cũng như tương lai sau này Vì vậy trong quá trình nghiên cứu qui luật phát sinh, phát triển phải quán triệt quan điểm phát triển bền vững

IV 2 Các phương pháp nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học (phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử) và bám sát đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong quá trình nghiên cứu, đề tài còn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

IV 2 1 Phương pháp thu thập tài liệu

Sự phân hoá lãnh thổ về kinh tế - xã hội Nam Bộ là một khái niệm khá phức tạp, đa dạng và trong một không gian rất rộng, các chỉ tiêu đánh giá có liên quan đến nhiều ngành nhiều lĩnh vực Vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành thu thập rất nhiều các số liệu, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau - các chi cục và tổng cục thống kê, các ngành và các địa phương trong vùng

IV 2 2 Phương pháp phân tích hệ thống

Thực trạng về sự phân hoá lãnh thổ của Nam Bộ chỉ được nhận biết thông qua phân tích các mối quan hệ về không gian, thời gian của các ngành và các khu vực kinh tế vì thế trong quá trình phân tích, chúng tôi đã đặc biệt chú ý các mối quan hệ tự nhiên và nhân văn, các mối quan hệ hình thức và bản chất Về việc xây dựng mô hình phân hóa lãnh thổ kinh tế- xã hội, đề tài vận dụng phân tích các phản ứng tích cực và tiêu cực khi có các tác động của các yếu tố tự nhiên các yếu tố kinh tế – xã hội, từ đó lựa chọn ra phương pháp tối ưu Quá trình phân tích đánh giá, đề xuất được tiến hành trên cơ sở so sánh tổng hợp để rút ra các bản chất của các hiện tượng kinh tế, hiện tượng địa lý phục vụ đề tài

Trang 14

IV 2 3 Phương pháp thống kê toán học

Trên cơ sở các số liệu đã thu thập được từ tổng cục thống kê, các cục thống kê của các tỉnh, các ủy ban nhân dân tỉnh thuộc vùng Nam Bộ, sử dụng phương pháp thống kê toán học như một công cụ để nhận biết những giá trị gần đúng, xác thật cần thiết phục vụ cho nội dung đề tài

IV 2 4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

* Bản đồ dùng để mô tả hiện trạng kinh tế, sự phân bố các hiện tượng địa

lí kinh tế, các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian, mối quan hệ giữa chúng và các dự kiến phát triển kinh tế

* Biểu đồ : Được sử dụng để phản ánh quy mô các hiện tượng kinh tế (quy mô ngành, lĩnh vực )

Như vậy, những kết quả nghiên cứu trong đề tài một phần được biểu diễn qua hệ thống bản đồ, biểu đồ

IV 2 5 Phương pháp so sánh

Ở mọi thời kỳ, sự phát triển kinh tế của riêng một địa phương luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế trong địa phương đó, trong vùng kinh tế và trong cả nước Đặc biệt ở thời kỳ nền kinh tế nước ta đang có sự chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước thì mối quan hệ ấy càng chặt chẽ hơn Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ về kinh tế -xã hội của vùng, việc vận dụng phương pháp so sánh là cần thiết nhưng chỉ mang tính tương đối qua từng thời kỳ cụ thể

IV 2 6 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp thường xuyên sử dụng khi nghiên cứu địa lý kinh tế – xã hội địa phương nhằm thu thập được những nguồn thông tin đáng tin cậy để xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp khác Mặt khác, phương pháp thực

Trang 15

địa giúp kiểm nghiệm thực trạng nền kinh tế – xã hội của địa phương và rút ra những kết luận chính xác về hiện trạng một số ngành kinh tế của các địa phương

V CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Bước 1 : Lập đề cương

Bước 2 : Sưu tập tài liệu

Bước 3 : Đọc và xử lý tài liệu

Bước 4 : Viết nháp

Bước 5 : Trình bày hoà

Trang 16

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Theo từ điển địa lý (Oxford University Press, 1997): Không gian (Space) là phạm vi của một vùng hay một khu vực thường được thể hiện dưới dạng bề mặt trái đất Mối quan hệ không gian giữ vị trí trung tâm trong địa lý học Ở đây cần phân biệt hai khái niệm không gian tuyệt đối và không gian tương đối: không gian tuyệt đối đó là một không gian thực tế khách quan, còn không gian tương đối là không gian được nhận thức bởi con người hay xã hội và có liên quan tới những mối liên hệ giữa những sự kiện và khuynh hướng của những sự kiện đó

F.Derroux và trường phái của ông, gồm các nhà khoa học Anh và Châu Âu, nêu ba khái niệm về không gian: không gian toán học, không gian địa lý, không gian kinh tế

I 1 Không gian toán học

Không gian toán học là không gian trừu tượng, là một bộ khung trừu tượng dùng để biểu hiện, mô tả và phân tích lôgic các mối liên hệ giữa các hiện tượng, hoàn toàn không tính đến bất kỳ sự phân bố địa lý cụ thể nào

“Toán học hiện đại quen quan sát những liên hệ trừu tượng định nghĩa bản thân một “vật thể” nào đó, và gọi những tổng thể liên hệ trừu tượng là những

“không gian” Vậy, có bao nhiêu hệ thống liên hệ trừu tượng định nghĩa một vật thể, thì có bấy nhiêu không gian

Những không gian trừu tượng này là những tổng thể các liên hệ, nhằm giải đáp những câu hỏi không có quan hệ trức tiếp với sự phân bố một điểm hay một vật thể bằng hai hay ba tọa độ” (1)

-

(1) F.Perroux, kinh tế thế kỷ 20, Paris, P.U.F 1964, trang 123 - 141

Ví dụ về không gian toán học là những liên hệ kỹ thuật nông nghiệp hay công nghiệp, là “không gian kỹ thuật” của ma trận Leontief, là tổng thể những

Trang 17

điều kiện kỹ thuật để sử dụng các trang bị sản xuất cùng với những thông số, hệ số kỹ thuật tương ứng, là những đường đẳng trị về giá thành, lợi nhuận quy định bề mặt không gian sản xuất của một nhà máy, v.v

Không gian, trong đó con người sống và hoạt động là những không gian cụ thể Đó là không gian địa lý và không gian lãnh thổ

I 2 Không gian địa lý - khái niệm không gian trong địa lý học

Thuật ngữ không gian và những thuật ngữ phát sinh của nó đang được sử

dụng hết sức rộng rãi trong ngôn ngữ địa lý học, song cho tới nay vẫn chưa có được một định nghĩa rõ ràng về khái niệm này

Trước hết cần phải xuất phát từ chỗ sự lý giải khái niệm không gian dưới góc độ khoa học chung - hay nói chính xác hơn sự lý giải khái niệm “không gian và thời gian”, bởi vì đây là hai hình thức tồn tại của vật chất không tách rời lẫn nhau - không phải được hình thành trong địa lý học hay trong vật lý học, mà được hình thành trong lĩnh vực triết học Địa lý học chỉ có thể lý giải khái niệm khoa học chung này dưới góc độ tính đặc thù của một lĩnh vực thế giới vật chất do nó nghiên cứu Theo nghĩa này, dưới dạng chung nhất, cần hiểu không gian địa lý như là một phạm trù quan niệm triết học, một hình thức khách quan, một hình thức chung nhất, nhận thức được của sự tồn tại các thành tạo và các đối tượng vật chất địa lý trong phạm vi tổng thể các hệ địa lý

“Không gian địa lý cần phải đồng thời cùng một lúc có hai tư chất: liên tục

và không liên tục Mỗi một đối tượng địa lý có không gian vật chất của chính

mình, cũng như bất cứ một thành tạo vật chất nào khác Như đã định nghĩa, đối tượng địa lý cần phải tham gia vào việc hình thành cảnh quan địa lý, phải gây tác động vào lãnh thổ bao quanh nó, gây tác động vào các đối tượng địa lý khác Và nếu không có sự tác động vật chất này, thì đối tượng đó không còn là đối tượng địa lý nữa Một phạm vi, mà trong giới hạn của nó thể hiện sự tác động của đối tượng địa lý nào đó và không tách rời ra khỏi nó (đối tượng) được gọi là trường địa lý, hay trường của đối tượng đó Chính bản thân không gian vật lý của đối

Trang 18

tượng cùng với trường địa lý của đối tượng đó trong một tập hợp tạo thành không gian địa lý của đối tượng Theo cách trình bày quan điểm như vậy thì không gian vật lý của từng đối tượng địa lý riêng biệt ứng với tính không liên tục,còn trường

thì ứng với tính liên tục của không gian địa lý

Các đối tượng địa lý phức tạp tương ứng với không gian địa lý phức tạp, không gian địa lý phức tạp này được hình thành bằng cách giao nhau, xâm nhập lẫn nhau giữa các trường của các đối tượng riêng biệt Rõ ràng rằng, các trường tác động lẫn nhau cần phải mang lại cho không gian phức tạp này một chất lượng thống nhất, mặc cho tính chất của sự tác động lẫn nhau hay có mâu thuẫn đến mấy đi chăng nữa Những đối tượng không tác động lẫn nhau, hoặc thực tế không tác động lẫn nhau không thể tạo nên không gian địa lý thống nhất được

Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, bản thân không gian tự nó không tạo ra sự thống nhất, mà sự thống nhất này là kết quả của sự tác động qua lại giữa các đối tượng địa lý cụ thể Đây chính là sự khác biệt giữa không gian địa lý với lãnh thổ Lãnh thổ, như trước đây đã nói, là một trong những tiền đề của sự thống nhất giữa các đối tượng nằm trên lãnh thổ đó

Về mặt phương pháp, tính không liên tục và tính liên tục của không gian địa lý được thể hiện ở chỗ có thể biểu diễn lãnh thổ đã được phân vị hoặc dưới dạng ma trận “đối tượng trên đơn vị phân vị (mxn) hoặc dưới dạng ma trận “đơn

vị phân vị trên đơn vị phân vị” (nxn)

Quan điểm triết học về sự thống nhất giữa không gian và thời gian đòi hỏi phải đưa dấu hiệu về tính năng động như sự biểu hiện của quá trình phát triển liên tục các đối tượng địa lý vào định nghĩa về không gian địa lý Việc đưa

“thành phần thời gian” vào nội dung của khái niệm làm cho tính năng động của chính bản thân thuật ngữ này tăng lên Ví dụ, để đặc trưng một đối tượng địa lý mà chỉ cần tới độ dài của nó không thôi, còn thành phần thời gian có thể bỏ qua

thì nên dùng thuật ngữ lãnh thổ Nhưng nếu yếu tố thời gian là một yếu tố quan

trọng, thì tốt hơn hết là nên dùng thuật ngữ không gian

Trang 19

Nếu bỏ qua thành phần thời gian thì về cơ bản không gian địa lý cần được hiểu như là một không gian ba chiều (đo đếm nhiều hơn ba chiều chỉ sử dụng để giải bài toán nhất định) Chúng ta lưu ý, số đo của không gian và độ cong của nó là những khái niệm khác nhau Có thể định nghĩa độ cong như là mức độ khác nhau giữa không gian địa lý hiện thực với không gian ơclít

Không phá mối liên hệ qua lại mang tính hệ thống giữa các khái niệm, có thể hiểu lãnh thổ như là “không gian hai chiều quy ước nào đó, được cấu thành từ không gian địa lý ba chiều khi sắp xếp chất chỉnh các thông tin địa lý” “Gạt bỏ chiều thẳng đứng đi - B.B.Rôđô Man viết - chúng ta sẽ giải phóng được một chiều đo và có thể chuyển đến mô hình ba chiều lần nữa, trong mô hình ba chiều này thành phần thẳng đứng không còn phản ánh địa hình thực của bề mặt trái đất nữa, mà nó phản ánh lãnh thổ một cách định lượng trong mối quan hệ nào đó” (40 trang 30) Chiều đo thứ ba này có thể được sử dụng để phản ánh cường độ của hiện tượng, phản ánh tính năng động, tính trực thuộc của hiện tượng đó vào các hệ thống phân vị khác nhau v.v Hiểu theo nghĩa này, thì chiều đo thứ ba cùng với việc sử dụng nó là trường hoạt động chính của ngành bàn đồ học hiện đại

Cuối cùng, khi quay lại với các điều kiện sơ bộ của định nghĩa không gian địa lý, rõ ràng, cần phải nhấn mạnh tới tính chất phức tạp của nó, ở đây chúng tôi muốn nói rằng, bất kỳ một không gian địa lý nào cũng có thể được phân chia ra thành hàng loạt những bộ phận không gian địa lý cấu thành của các đối tượng riêng biệt Không gian địa lý có thể được coi như là sự kết hợp giữa trường với bản thân không gian vật lý Đến lượt nó, trường địa lý cũng có thể được chia ra thành một loạt các bộ phận cấu thành (ứng với các phạm vi tác động của đối tượng vào kinh tế, dân số và tự nhiên)

Đó là những điều kiện sơ bộ yêu cầu phải được thỏa mãn trong khi định nghĩa mở rộng không gian địa lý Có thể nêu định nghĩa đó như sau: không gian địa lý - là tập hợp các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý được phân bố trên

Trang 20

một lãnh thổ nhất định và phát triển theo thời gian Khái niệm này có các tính chất về số đo, độ cong, về tính phức tạp, đồng thời nó mang cả tính entropi, hay tính phân chia thành “các trường” v.v

Tính đặc thù của không gian địa lý chính là ở chỗ nó có thể được hình thành do bất kỳ những đối tượng, hiện tượng, bất kỳ những mối quan hệ nào (miễn sao những đối tượng, hiện tượng và những mối quan hệ ấy mang tính địa lý), nhưng sự có mặt trong số những đối tượng lãnh phận này phải là điều kiện bắt buộc Nếu trong không gian mà không có lãnh phần, thì không gian đó có thể

hiểu như thế nào cũng được Nhưng nó không phải là không gian địa lý

Cần phải nhớ rằng, đối với nhà địa lý thì không gian địa lý - khác với sự nhận thức của nhà triết học về không gian - luôn luôn là một hình thức được gắn liền không tách rời với nội dung, tức là lãnh thổ (hay lãnh phận) Hay nói ngược lại, không gian địa lý không phải là “cái hộp không thành, không đáy” mà là một

“cái hộp” nhất thiết phải có một “đáy” đó là bề mặt trái đất Mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa khái niệm không gian địa lý với khái niệm lãnh thổ buộc chúng ta phải luôn luôn đưa vào khái niệm này một thành phần quan trọng, đó là các nguồn (nằm trong lãnh phận) và cơ sở hoạt động (nằm trong lãnh thổ) Ngoài ra, không gian địa lý của trái đất còn có một loạt các tính chất đặc trưng quan trọng đối với việc nghiên cứu tới mức làm cho việc tính đến chúng trở thành cơ sở của cái gọi là hệ biến hóa không gian địa lý

Như đã trình bày ở trên về không gian, người ta thấy không gian nằm ở trung tâm các hoạt động của con người, tức là của địa lý, thuở xưa cũng như bây giờ Không gian là một hằng số (constan) chính Địa lý quan tâm đến các hình thái không gian của đời sống xã hội: địa lý gắn bó với việc tìm hiểu không gian và các hoạt động không gian: khái niệm của không gian từ đó là trung tâm của địa lý: nó là nền tàng của địa lý

Có nhiều dạng không gian trong địa lý, song đáng chú ý là các khái niệm không gian sau: (*)

Trang 21

Không gian tuyệt đối

Quan niệm về một không gian tuyệt đối đã được xem trọng từ ngọn nguồn của khoa học địa lý Không gian này trên bản đồ, trên bản đồ vũ trụ được sắp xếp như một các khung trong đó nhà địa lý định vị các đối tượng của mình Một hệ thống tọa độ ngang dọc trên mặt đất, nào là kinh độ, nào là vĩ độ, tất cả những cái đó giúp xác định bất cứ một vị trí của bất cứ điểm nào của quả đất Một

“lieu” (place) - một địa điểm được xem là một chấm của mặt đất xác định bằng kinh độ và vĩ độ của nó: Có thể thêm độ cao so với mặt biển nếu thấy cần đến một không gian 3 chiều Còn một chiều thứ tư là thời gian cái đó là cho người nào muốn “định vị” trong không gian - thời gian

Cách nhìn này dễ dàng phù hợp với một khái niệm kỷ hà học về không gian Không gian gồm những địa điểm định vị bằng kinh độ và vĩ độ của chúng Người ta dễ dàng xác định khoảng cách giữa các điểm, những đường tượng trưng cho các khoảng cách ấy; diện tích lãnh thổ do các đường bao bọc, các nút là sự gặp gỡ của các đường Người làm bản đồ sử dụng rộng rãi những đặc điểm này

của không gian tuyệt đối

Kant đã chấp nhận khái niệm không gian tuyệt đối vì nó có thể nghiên cứu tách khỏi vật chất Không gian nằm trong một loại hình phi vật chất, nó là cái vỏ và vật chất là ruột Về địa lý, điều này có nghĩa là phải phân biệt việc xác định

vị trí (theo nghĩa không gian là do vĩ độ và kinh độ ấn định) với những tính chất của “cái ruột” do ngôn ngữ về vật chất quy định; như vậy Hà Nội là một điểm xác định được trong không gian bởi vĩ độ và kinh độ, ngoài ra tỷ lệ người chết là một đặc điểm của thành phố không có tính không gian Không gian tuyệt đối là một cái khung trong đó sẽ ghi các đối tượng và sự kiện

Không gian “vỏ” gồm các điểm, khoảng cách và cung cấp các diện tích có khả năng trả lời các câu hỏi muôn thuở của địa lý: “ở đâu” Có thể vì đó mà từ lâu nó được xem như là một khái niệm ưu tiên

Trang 22

Không gian tương đối:

Khái niệm không gian tương đối vẫn không đủ - các nhà địa lý thấy có yêu cầu nên không bỏ nó thì phải bổ sung thêm cho nó Vì một cái “vỏ”, một khung trơn là một vật rỗng Những hiện tượng mà các nhà địa lý phân tích đã được xem như là những bộ phận của không gian và thêm nữa còn cần thiết cho việc định chất của không gian Theo cách nhìn này thì khoa học (và địa điểm, phần tử của nó) không phải chỉ được định nghĩa bằng các yếu tố định vị (coordonnées - lat - long) mà còn phải gắn với các thuộc tính của các vật chất (theo nghĩa triết học) Không gian trở thành vừa là “vỏ” vừa là “ruột”, đó là không gian tương đối Hà Nội ngoài vĩ độ và kinh độ, còn được định vị bằng các điểm phụ thuộc, dân số của thành phố này, hoạt động của nó, khí hậu, địa hình Một địa điểm không chỉ là một điểm gặp của vĩ độ và kinh độ nào đó mà là phong phú hơn Để cho khái niệm không gian trở nên có ích trong địa lý, danh từ này phải có một chỗ dựa vật chất, bằng không thì nó chỉ là kỷ hà học đơn thuần, “một danh từ không gian không dựa vào một vật chất nhất định là một từ không được định nghĩa đầy đủ để trở thành một khái niệm có ý nghĩa” Một giả thuyết về không gian không có chỗ dựa vật chất thì không thể kiểm tra được vì kiểm tra một giả thuyết là phải đối chiếu với thực tế được quan sát, luôn luôn là vật chất

Ngoài ra còn có một số định nghĩa khác về không gian địa lý Chúng tôi xin được giới thiệu dưới đây:

— Khái niệm: “Phạm vi không gian địa lý là bề mặt trái đất và sinh quyền” (O.Dollfus 1970) Đó là “không gian con người có thể tới được, sử dụng được” (J.Gottmann Bức ảnh chụp từ trên không, bản đồ phẳng hay bản đồ nổi với những đường nét, màu sắc, ký hiệu mô tả đất đai, địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên là những thể hiện cụ thể - thu nhỏ của không gian địa lý Nói ngắn gọn, đó là môi trường tự nhiên, môi trường địa lý

— Đặc điểm không gian địa lý: Không gian địa lý phân dị về mặt định tính dưới các góc độ vật lý, hóa học, sinh vật học Không gian địa lý ổn định theo

Trang 23

nghĩa là: các quá trình tự nhiên diễn ra rất chậm chạp theo những độ lớn thời gian hoàn toàn khác với các quá trình xã hội (trăm, nghìn, vạn năm) Dù phân dị mạnh đến đâu và dù có biến đổi, toàn bộ không gian địa lý vẫn bị chi phối bởi cùng những quy luật của tự nhiên, thể hiện ở các quá trình vật lý, hóa học, sinh vật học

Mỗi không gian địa lý cụ thể được xác định bởi những đường ranh giới quy ước rõ ràng Đây là những đường thẳng (kinh tuyến - vĩ tuyến, hoặc những đường thẳng quy ước khác), hay quanh co: những đường đi theo các yếu tố địa hình (sông, ngòi, sông núi, bờ biển ), hoặc những đường quy ước quốc tế và quốc gia (ranh giới chính trị, ranh giới hành chính)

Mỗi không gian địa lý như vậy có một vị trí cụ thể trên bề mặt trái đất, một quy mô (đo bằng km2 hay bằng tỷ lệ so với một không gian địa lý lớn hơn mà nó là một bộ phận), và có những đặc điểm tự nhiên (năng lượng mặt trới, khí hậu, nước, đất, thực vật, động vật, địa chất ), và một cơ cấu đặc thù các thành phần tự nhiên Mỗi thành phần ấy và tổng thể không gian địa lý đều gây ảnh hưởng nhất định đến đời sống và các hoạt động kinh tế, xã hội Đồng thời, bằng hoạt động của mình, con người làm biến đổi không gian địa lý Để tổ chức một cách tự giác đời sống xã hội và kinh tế về mặt không gian, phải hiểu biết tường tận không gian địa lý, tương tác giữa thiên nhiên và con người, trong những quy luật chung cũng như trong những biểu hiện cụ thể của chúng trên từng địa bàn cụ thể

I 3 Không gian kinh te.á

I 3 1 Các quan điểm về không gian kinh tế

Theo quan điểm địa lý, thì “không gian kinh tế chỉ là một phần của không

gian địa lý Không gian kinh tế bao gồm những khu vực ở đó có những điểm quần

cư ổn định hay tạm thời, những khu vực có kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhờ đó có thể thực hiện sự hợp tác, trao đổi và tiếp xúc giữa các khu vực hay điểm quần cư Không gian kinh tế gồm cả đất nông nghiệp, rừng đang khai thác, các nguồn nước, các khu vực nghỉ ngơi, giải trí, du lịch” (S.Lezixki, 1974) Như vậy, khi xác

Trang 24

định không gian kinh tế, theo định nghĩa trên, người ta tập trung nghiên cứu những phần nào của không gian địa lý có các công trình nhân tác và các hoạt động (kinh tế, văn hóa, khoa học, chính trị, giao tiếp ) diễn ra trong không gian đó

Theo quan điểm kinh tế, thì các không gian kinh tế được xác định bởi

những liên hệ kinh tế, tồn tại giữa các yếu tố kinh tế (F.Perroux, 1964) [36], J.Boudeville còn nói cụ thể hơn: “không gian kinh tế vừa là không gian địa lý, vừa là không gian toán học , là sự ứng dụng không gian toán học vào không gian địa lý Không gian kinh tế là nơi phân bố các liên hệ kinh tế và các quan hệ ứng xử giữa người sản xuất và người tiêu dùng” [1] Không gian kinh tế là nơi diễn ra những liên hệ giữa hai tổng thể: các hoạt động kinh tế; các vị trí địa lý

Định nghĩa của các nhà kinh tế đã được tóm tắt như sau:

“Không gian kinh tế là nơi diễn ra mối quan hệ tương hỗ giữa hai tổng thể, đó là các hoạt động kinh tế và các vị trí địa lý (nơi phân bố chúng), không gian kinh tế còn bao hàm cả không gian sản xuất (sản xuất nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thành phẩm), và không gian tiêu thụ (phân phối, lưu thông, tiêu dùng)” [1]

Như vậy các nhà kinh tế chú ý phân tích các mối quan liên hệ kinh tế, mà các mối liên hệ kinh tế có thể diễn ra bằng ngôn ngữ toán học: các ma trận, đồ thị, các phương trình, mạng Các mối liên hệ kinh tế này lại được thực hiện giữa các yếu tố kinh tế (các lãnh vực hoạt động, các ngành kinh tế, các đối tượng kinh tế ) phân bố trong những không gian cụ thể

Không gian kinh tế được mô tả như một bể chứa (nằm trong một bể chứa lớn hơn là không gian địa lý), với những vật thể chứa đựng ở trong Nhưng kinh tế là năng động, những ảnh hưởng của nó không đóng khung trong những ranh giới cố định của lãnh thổ quốc gia hay lãnh tổ vùng Xét về khía cạnh những vật thể định vị về mặt không gian thì không gian kinh tế nhỏ hơn không gian địa lý, nhưng nếu xét về tổng thể những liên hệ kinh tế thì không gian kinh tế lại vượt ra

Trang 25

ngoài không gian địa lý của một nước, một vùng Sự khác nhau giữa hai hình thái không gian, chủ yếu không phải về lượng, mà là về chất, mặc dù chúng gắn liền không tách rời nhau Cần có một khung tư duy mới, rộng hơn, mềm dẻo, sinh động hơn và đi sâu vào bản chất hơn

Ví dụ sau đây minh họa cụ thể không gian kinh tế (*) Có ba ngành hoạt động 1, 2, 3 (tổng thể thứ nhất x) và bốn vùng (tổng thể thứ hai y) Mỗi sự phân bố là một sự kết hợp, một liên hệ giữa một hoạt động và một vị trí địa lý Không gian kinh tế là tổng thể tất cả các cặp đôi: hoạt động - vị trí có thể có Nếu dùng ngôn ngữ toán học hiện đại, ta nói: không gian kinh tế gồm có: lĩnh vực là các hoạt động (x) và trường là các vị trí phân bố (y)

Hình 1: Không gian kinh tế

Các ngành kinh tế: x Các vị trí: y

(y nằm trong không gian địa lý)

Lĩnh vực (Không gian Trường

(các hoạt động) kinh tế)

Trong thực tế thì đương nhiên các mối liên hệ quan sát được trong không gian kinh tế không bao gồm được tất cả mọi hoạt đồng (x) có thể có, cũng như tất

Trang 26

cả mọi vị trí phân bố (y) có thể có Hơn nữa, mỗi hoạt động (x) được phân bố chỉ

ở một số vị trí nào đó thôi

Hình 2: Các liên hệ kinh tế

a Nếu biểu thị các liên hệ liên ngành của tổng thể các hoạt động (x) bằng một ma trận Leontief, một bảng vuôn mô tả các đầu vào và đầu ra, thì khung để trống của ma trận đồng nghĩa với không gian toán học

Các cột là đầu vào (input), các dòng là đầu ra (output) của các ngành khác nhau trong nền kinh tế Khung để trống này biểu thị tất cả mọi cặp trao đổi liên ngành có thể có Tương ứng với nó là một đồ thị

Trang 27

Các liên hệ kỹ thuật xuất hiện khi điền vào bảng những sự trao đổi tồn tại trong thực tế giữa các ngành ở một thời điểm nhất định Tương ứng với nó là một đồ thị

b Về các vị trí (y) và theo một cách tương tự, các liên hệ liên vùng được ghi vào một ma trận, khung cửa ma thận đồng nghĩa với không gian địa lý

Không gian địa lý không thể hiện một liên hệ kỹ thuật nào Các liên hệ duy nhất của không gian địa lý là:

− Những liên hệ về khoảng cách và liên lạc

− Những liên hệ về những nét giống nhau về địa hình

− Những liên hệ về độ cao

c Sự tổng hợp hai không gian tạo nên không gian kinh tế Không gian kinh tế có thể biểu thị bằng ma trận vuông của Isard, nếu không gian kỹ thuật là một

ma trận Leontief cấp 5 và không gian địa lý là một ma trận liên vùng cấp 4, thì số nhân sẽ là ma trận cấp 5 x 4 = 20, gồm 20 x 20 = 400 yếu tố.( Xem hình ở trang sau)

Tuy nhiên, muốn từ khái niệm không gian kinh tế sang nghiên cứu các liên hệ không gian và vùng, (nghĩa là muốn lắp đầy các ô trong ma trận Isard), phải có những dữ kiện của bảng hạch toán kinh tế quốc dân theo vùng Mặt khác, không gian kinh tế biến đổi khi xuất hiện những hoạt động mới và tiến bộ kỹ thuật

Nhưng phân tích trên cho thấy: không gian địa lý cho một hình ảnh ổn định, ngược lại không gian kinh tế, nhờ các hoạt động của con người, biến đổi và tiến hóa theo những liên hệ diễn ra trong đó

Trang 28

Hình3: Không gian kinh tế (5 ngành, 4 vùng)

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

I 3 2 Các loại không gian kinh tế

2.1 F.Perroux quy các không gian kinh tế về ba loại

— Không gian kinh tế xác định bằng quy hoạch

— Không gian kinh tế coi như trường lực (trường của các lực)

— Không gian kinh tế coi như tổng thể đồng phát

Đặc biệt đáng chú ý là quan niệm không gian kinh tế như một trường lực Với tính cách là trường lực, không gian kinh tế gồm có các trung tâm (hay cực, hay tiểu điểm), phát ra các lực ly tâm và thu hút các lực hướng tâm Mỗi trung tâm là một trọng tâm hút và đẩy và có một trường riêng, chồng lên trường

5 Chú thích: Không gian kinh tế nội vùng nằm trên các ma trận chéo y ii .

Không gian kinh tế liên vùng nằm trên các ma trận y i

Trang 29

của các trọng tâm khác Một không gian địa lý bất kỳ, xét về phương diện này, là một nơi tiếp nhận các trung tâm và là một nơi các lực qua lại

Xí nghiệp, công ty coi như trung tâm phát đi các lực ly tâm và các lực hướng tâm Nó thu hút vào trong không gian địa lý của nó người và vật thể, tập hợp xung quanh nó, hoặc đẩy chúng ra xa (Đẩy ra xa các hoạt động du lịch, quỹ đất dành cho mở rộng sau này, v.v ) Nó thu hút các yếu tố kinh tế, các nguồn cung cấp và nhu cầu vào trong “không gian - kế hoạch” của nó hoặc loại bỏ chúng

Trong quá trình này, khu vực ảnh hưởng kinh tế được thiết lập, có liên quan hoặc không có liên quan gì với ảnh hưởng địa lý (khoảng cách, sự gần cận địa lý)

Một vài ứng dụng của sự phân biệt 3 loại không gian kinh tế

Phạm vi ứng dụng thì rất rộng và sự lựa chọn trong số đó là sự phân xử cần thiết

2.2 Không gian kinh tế: đồng nhất và không đồng nhất

Không gian và vùng không hoàn toàn đồng nghĩa, khái niệm không gian rộng hơn, nhưng sự khác nhau không ở quy mô, không gian không phải là một vùng lớn

Vùng khác với không gian ở chỗ: vùng kinh tế tất yếu phải liên tục, phải gồm những đơn vị địa lý, đơn vị không gian gần nhau, tiếp giáp nhau, có ranh giới chung với nhau

Không gian kinh tế có thể gián đoạn, là một tổng thể những dữ kiện kinh tế, phân bố ở những vị trí phân tán được tập hợp lại theo các tiêu chuẩn nào đó

Có vùng đồng nhất và không gian đồng nhất “Vùng đồng nhất là một tổng thể của mỗi bộ phận hợp thành có những đặc điểm và đặc tính giống nhau tối đa” (J.R.Boudeville - 1970)

Vùng đồng nhất dựa trên việc xác minh và mô tả một hay một số đặc điểm giống nhau của nhiều đơn vị không gian tiếp giáp nhau (nếu không tiếp

Trang 30

giáp nhau thì đó là không gian đồng nhất) Đây là nội dung đòi hỏi khi xác định các vùng phải bào đảm nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ Việc chọn tiêu chuẩn để xác định các vùng đồng nhất phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu, có thể là những đặc điểm về dân số, công nghiệp, nông nghiệp, thu nhập, xã hội v.v

Chúng ta thừa nhận rằng bất kỳ một không gian kinh tế nào cũng không bao giờ hoàn toàn đồng nhất, các bộ phận của nó có những đặc điểm kinh tế hay

xã hội khác nhau Vì thế, để tìm ra tính đồng nhất, phải dùng những số trung

bình mà số trung bình thì có nhược điểm lớn là bình quân hóa những đại lượng

khác nhau Do đó che lấp những khác biệt bên trong có thể rất lớn Ở đây nảy sinh vấn đề quy mô của đơn vị không gian lựa chọn: như đã biết, đơn vị không gian càng lớn, thì những khác biệt ẩn dấu trong số trung bình càng lớn, việc phân chia các không gian đồng nhất càng xa rời các thực thể kinh tế - xã hội - nhân văn sinh động và đa dạng, cũng có nghĩa là càng làm lu mờ ý nghĩa của nhân tố không gian, mặc dù một sự phân chia như vậy cũng cho ta một ý niệm tổng quan nào đó về những hiện tượng đã được chọn ra để quan sát Ngược lại, chọn đơn vị lãnh thổ quá nhỏ thì có nguy cơ độ sai lệch với thực tế lớn, và những biến động

ngẫu nhiên, bất ngờ cũng tăng lên nhiều Những điều này cho thấy ngay khả

năng xác định ranh giới hợp lý các không gian đồng nhất cũng là có giới hạn và phần nào mang tính tương đối, không thoát khỏi tính chủ quan Tính gần đúng càng cao, tính chủ quan càng thấp của ranh giới khi đánh giá đúng các nguồn lực và rút ra được những lợi thế so sánh đúng đắn

“Khái niệm không gian đồng nhất được các nhà địa lý và kinh tế sử dụng thường xuyên” (Dollfus) Có người chứng minh rằng: những đơn vị không gian gần cận nhau thường có nhiều điểm giống nhau hơn các đơn vị ở xa nhau (riêng điều này có thể đúng ở phạm vi nhất định và trong những điều kiện nhất định), nhờ đó mà các đơn vị tiếp giáp nhau có thể hợp thành một vùng kinh tế - trên cơ sở tính đồng nhất của một số lượng tối đa các đặc điểm, ví dụ: thu nhập tính theo đầu người, trình độ công nghiệp hóa, tỷ lệ người biết chữ…

Trang 31

Vận dụng quan điểm này, trong quá trìmh phân tích để tìm ra sự phân hoá không gian trong vùng Nam Bộ, chúng tôi sẽ chỉ chọn một số chỉ tiêu của một số ngành hoặc nhóm ngành mang tính đặc trưng cho khu vực nghiên cứu, đồng thời các ngành và nhóm ngành này có khả năng chi phối các ngành khác trong quá trìng phát triển (các chỉ tiêu trội), Điều này hoàn toàn bảo đảm tính khoa học bỡi các chỉ tiêu được chọn có mối quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác - chúng là một thể thống nhất

Nhưng lại có nhiều nhà phân tích vùng đã từ bỏ ý tưởng về các vùng đồng nhất, “sự đồng nhất hoàn toàn là không sử dụng được, về lý thuyết là không có ích, và trong thực tế không bao giờ có cả”

Theo quan niệm của chúng tôi: có thể chấp nhận khái niệm không gian đồng nhất với tính chất là những tập hợp các đơn vị không gian riêng biệt, biểu hiện đặc điểm giống nhau về một số yếu tố nào đó và ở một mức độ (trình độ, cường độ) nào đó, trong những giới hạn nào đó của chỉ số định lượng

Như vậy khái niệm không gian đồng nhất theo cách hiểu như trên có những ý nghĩa nhất định :

a Là một cơ sở để nghiên cứu so sánh, mục đích so sánh là xác định tính đặc thù và vị trí trong thang bậc giá trị đã được xác lập của một không gian so với các không gian khác và so với cả nước

Một không gian đồng nhất phải có tính đồng nhất bên trong, đồng thời khác biệt rõ ràng với các không gian xung quanh Nhận biết được sự giống nhau sẽ giúp nhận biết sự phân dị, những khác biệt, những chênh lệch, những khoảng cách về kinh tế - xã hội từ đó có thể đưa ra những biện pháp hợp lý cho

từng khu vực riêng biệt nhằm tận dụng những lợi thế đặc trưng của chúng phục vụ cho mục tiêu phát triển đồng đều, bền vững , rộng kháp

Như vậy, tính đồng nhất có thể là một trong những tiêu chuẩn có thể sử dụng để phân kiểu, phân loại các không gian kinh tế Một sự phân kiểu, phân loại theo tiêu chuẩn nào đó đều cho ta những hiểu biết cụ thể hơn, một bức tranh

Trang 32

đa dạng hơn về trạng thái trong hiện tại và trong tương lai dự đoán Phân kiểu, phân loại còn có thể là một phương pháp (nhưng chỉ là một phương pháp bổ sung) trong những phương pháp phân định ranh giới các vùng kinh tế

b Ý nghĩa thực tiễn cơ bản, quan trọng nhất của việc phân tích không gian

đồng nhất chính là: xác định một số mục tiêu nào đó của chính sách và kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng; cùng với việc xác định mục tiêu là việc xác định những phương tiện đạt mục tiêu và những biện pháp bảo đảm phương tiện Ví dụ: dân cư, lao động, ở nước ta phân bố không đều Chúng ta biết rằng,

hàng triệu sức lao động đang cần có việc làm Dân cư, lao động lại phân bố không đều, so với trình độ kinh tế, xã hội hiện tại cũng như so với tiềm năng phát triển tương lai Mục tiêu cả nước ta là tạo nhiều việc làm để toàn dụng nguồn lao động, mục tiêu này được cụ thể hóa thành những mục tiêu khác nhau (mục tiêu cấp 2) ở các khu vực thừa lao động và các khu vực thiếu lao động Phải chỉ ra những khu vực cụ thể nào của lãnh thổ phải đưa dân đi và nhận thêm dân, chỉ ra dòng di dân định hướng Cũng tương tự như thế, khi tính đến đầu tư khai thác các vùng đất mới, xây dựng trường học, cơ sở y tế, v.v

Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm đồng nhất nằm trong những giới hạn chặt chẽ Phương pháp so sánh phải thỏa mãn một số điều kiện nghiêm ngặt: phải có một nội dung thống nhất gồm những yếu tố như nhau, dữ liệu thống kê

như nhau, phương pháp tính như nhau cho tất cả các khu vực Có thể dùng một

yếu tố duy nhất, hay một nhóm yếu tố (ở đây là ngành hoặc nhóm ngành) khi đó các yếu tố phải là những yếu tố đặc trưng, yếu tố trội, có ý nghĩa đại diện cho vùng, có khả năng “chi phối” các yếu tố khác và có mối liên hệ hợp lý và không mâu thuẫn nhau

Trong thực tế, một nhóm khu vực lãnh thổ giống nhau về đặc tính (a), nhưng lại khác biệt về đặc tính (b), và nếu dựa vào một đặc tính (a hoặc b) thì chúng phải được xếp vào một nhóm khác , do vậy khái niệm đồng nhất mà chúng

Trang 33

ta sử dụng mang tính chất tương đối Tuy nhiên đôi khi các đặc tính đồng nhất tương đối nói trên cho chúng ta thấy tính bất cập của lãnh thổ kinh tế - xã hội, vì không có các lãnh thổ nằm cạnh nhau có những đặc điểm về nguồn lực giống nhau mà có những đặc tính về kinh tế - xã hội khác nhau

Do những hạn chế nói trên, không gian kinh tế đồng nhất chỉ có ý nghĩa ở phạm vi cục bộ, và chỉ là một khía cạnh trong việc hoặc định một chính sách, một kế hoạch toàn diện, tổng hợp về phát triển vùng

Không có vùng đồng nhất trong thực tế

Điều quan trọng, có ý nghĩa nhất trong nghiên cứu vùng không phải là đi tìm sự đồng nhất, mà là phát hiện sự phân dị và những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh ra từ đó Bỏ qua những vấn đề này thì sự phân tích vùng không có giá trị gì, về đánh giá thực trạng, phân tích cơ cấu, làm cơ sở cho những dự đoán và kế hoạch cải tạo và phát triển

Nói tổng quát, coi vùng kinh tế như một tổng thể đồng nhất, xét đến cùng có nghĩa là coi như vùng không có tính không gian, hoàn toàn trái ngược với tiền đề đặt ra từ đầu cho kinh tế vùng là vai trò của nhân tố không gian Cách tiếp cận đó cũng không phù hợp với sự phân tích hệ thống đối với vùng, đòi hỏi phân tích các bộ phận hợp thành khác nhau của hệ thống (ở đây là vùng)

I 4 Không gian địa lý kinh tế

Nhà địa lý xô viết nổi tiếng E.B.Alaev (1983) trong công trình “Địa lý kinh

tế - xã hội: Từ điển khái niệm - thuật ngữ” [39] đã dành hẳn một chương (chương

20) về không gian địa lý kinh tế Theo E.B.Alaev, một đối tượng địa lý bất kỳ (ví dụ, một xí nghiệp sản xuất) đều tác động lên lãnh thổ xung quanh, tức là lên ba thành phần cấu trúc cơ bản của cảnh quan địa lý: sản xuất, dân cư và thiên nhiên

Tương ứng, bao quanh đối tượng địa lý đó tồn tại ba trường tương tác: trường sản

xuất, trường xã hội và trường sinh thái Bên trong mỗi trường tương tác đó lại có

thể tách ra đới có cường độ cao Tổng hợp lại, thì ba trường tương tác này tạo nên

Trang 34

trường địa lý kinh tế của xí nghiệp Sự đan cắt của các trường địa lý kinh tế tương

tác với nhau sẽ tạo nên không gian địa lý kinh tế, được đặc trưng bởi tính phức

tạp do sự có mặt và sự tương tác của một tập hợp các đối tượng và có tính thứ bậc

ít hơn

Theo E.B.Alaev, không gian kinh tế phản ánh các mối quan hệ về quản lý Mỗi đối tượng kinh tế hay tập hợp các đối tượng có quan hệ về mặt quản lý tạo nên trường kinh tế Sự đan cắt của các trường địa lý khác nhau tạo nên không gian kinh tế Mỗi không gian kinh tế đều có vùng trung tâm và vùng ngoại vi Khi cắt nghĩa về mặt địa lý một không gian kinh tế, ta có khái niệm không gian địa lý kinh tế

Như vậy, trong quan niệm của E.B.Alaev, không gian kinh tế có thể được xem xét theo hai cách:

- Theo sự phân bố của đối tượng kinh tế (quan điểm địa lý)

- Theo mối quan hệ về quản lý (quan điểm kinh tế)

Rất đáng chú ý là quan điểm của các nhà địa lý Pháp trong tác phẩm

“Mondes nouveaux” (1990) do Roger Brunet chủ biên [41] Theo quan điểm của

các tác giả Pháp, có thể hiểu rằng ở đây quan niệm về không gian kinh tế đồng

nghĩa với quan niệm về không gian địa lý kinh tế R.Brunet viết: “Không gian địa

lý là sản phẩm của con người, là sản phẩm của xã hội, và trở thành công cụ và môi trường để xã hội tự tái sản xuất” Các nhà địa lý nghiên cứu các không gian

địa lý luôn quan tâm đến sự định vị (location) của các điểm, các đường, các

mạng lưới Không gian địa lý có thể được định nghĩa là tập hợp các vị trí

(l’emsemble des localisations) Xét về góc độ sản xuất, không gian có hai mặt:

− Không gian là tổng thể các địa điểm, các mạng lưới, được ở và sử dụng

⇒ không gian có giá trị sử dụng

− Không gian là tổng thể các mảnh có chủ sở hữu ⇒ không gian có giá trị trao đổi

Trang 35

Các không gian sản xuất là các không gian địa lý cơ bản Hệ thống sản xuất theo không gian được trình bày trong sơ đồ dưới đây( hình 4)

Bốn hành động cơ bản được phối hợp trong cơ chế quản lý (về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội) Chúng phối hợp với nhau từng đôi một, làm sinh ra 4 hành động khác (các hình chữ nhật trong sơ đồ trên) Có bốn cấu trúc không gian tương ứng là: nơi cư trú, nơi làm việc (sản xuất) và lưới giao thông

Điều khá lý thú có thể nhận thấy ở sơ đồ trên còn ở chỗ các tác giả nhấn

mạnh yếu tố quản lý, đặt yếu tố này ở trung tâm của sơ đồ Sự quan tâm này của

địa lý cũng đã được nhấn mạnh trong các tài liệu của địa lý xô viết trước đây Chẳng hạn, Yu.G.Xauskin (1973) đã viết: “Nhiều nhà địa lý kinh tế xô viết đã đi tới định nghĩa sau đây về khoa học của mình: địa lý kinh tế, đó là khoa học về các quá trình hình thành, phát triển và vận hành của các hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội và về việc quản lý các hệ thống này” [38]

Hình4: Hệ thống sản xuất theo không gian

Sản xuất của cải

Sản xuất bất động sản

Mạng lưới thành phố

Chiếm

hữu

Khai thác

Quản lý

đổi

Trang 36

II TỔ CHỨC LÃNH THỔ (TỔ CHỨC KHÔNG GIAN).

II 1 Các khái niệm tổ chức lãnh thổ

Khi nói đến tổ chức không gian, không thể nói không gian hay lãnh thổ trừu tượng mà lãnh thổ (không gian) kinh tế - xã hội của một nước, một vùng cụ thể và trong một hình thái xã hội nhất định Cần nhắc lại khái niệm “lãnh thổ là một bộ phận của bề mặt đất thuộc quyền sở hữu của một quốc gia nhất định Lãnh thổ bao gồm đất liền và lãnh hải giới hạn của lãnh thồ là đường biên giới quốc gia” (*)

Có rất nhiều định nghĩa về tổ chức không gian kinh tế - xã hội Có thể chia thành 2 nhóm (một cách tương đối) những khái niệm về không gian của các nhà địa lý xô viết và các địa lý các nước tư bản

_

(*)Từ điển bách khoa về khái niệm địa lý, tiếng Nga, 1968 - trang 378t

Trong sách của ∋.B.Alaev “Địa lý KT – XH”: Từ điển khái niệm - thuật ngữ“ (1983) đã đưa ra nhận thức chung của các nhà địa lý Liên xô (cũ) như sau:

“Khái niệm tổ chức lãnh thổ xã hội trong nghĩa rộng của từ này bao gồm các vấn đề liên quan đến phân công lao động theo lãnh thổ, phân bố cáclực lượng sản xuất, các sự khác biệt về vùng trong quan hệ sản xuất, mối quan hệ tương hỗ giữa xã hội và thiên nhiên, cũng như các vấn đề chính sách vùng về kinh tế - xã hội Ở một nghĩa hẹp hơn, nó bao gồm các phạm trù như tổ chức lãnh thổ - hành chính của Nhà nước, quản lý vùng về sản xuất, sự hình thành các hành tạo lãnh thổ về tổ chức - kinh tế, sự xác định các khách thể vùng của quản lý, sự phân vùng về kinh tế - xã hội

Có thể đưa ra định nghĩa ngắn gọn như sau: Tổ chức lãnh thổ xã hội là sự

kết hợp các cơ cấu lãnh thổ đang hoạt động (bố trí sắp xếp dân cư, sản xuất, sử dụng tài nguyên thiên nhiên), được liên kết lại bởi các cơ cấu quản lý với mục đích tái sản xuất cuộc sống của xã hội phù hợp với các mục đích và trên cơ sở các quy luật kinh tế hiện hành trong hình thái xã hội đó” (trang 33)

Trang 37

Từ cách hiểu trên, bản chất của tổ chức không gian kinh tế - xã hội có 2 tính chất cơ bản Đó là:

- Tính tổ chức

- Tính lãnh thổ - hệ thống lãnh thổ

Về tính tổ chức: Theo Dzenhis tổ chức là tính được sắp xếp, tính phù hợp

bên trong của tác động qua lại giữa các bộ phận ít nhiều được phân công hóa và độc lập của chỉnh thể cho cấu tạo của nó quy định Tổ chức của hệ thống được thể hiện ở sự giới hạn tính đa dạng trong hoạt động tỉnh hoàn chỉnh Có 2 mặt của nó, tính sắp xếp và tính định hướng Tính sắp xếp được xác định về lượng như độ lớn, quy mô của nó Tính định hướng đặc trưng là sự phù hợp của hệ thống với các điều kiện của môi trường xung quanh

Về tính lãnh thổ - hệ thống lãnh thổ: Tính lãnh thổ của đối tượng là độ dài

không gian của nó nghĩa là có phạm vi ranh giới, kích thước, là nét tạo hình đặc biệt của đối tượng, là những đặc điểm không gian của bức tranh phân bố các đối tượng trong một phạm vi nhất định Trong bất cứ một lãnh thổ nào về một trình độ sản xuất nhất định, một tổng thề tự nhiên nhất định, một kết cấu tài nguyên nhất định sẽ có một cơ cấu kinh tế tương ứng Việc sử dụng các điều kiện tự nhiên kinh tế, lịch sử, vị trí địa lý khác nhau, là cơ sở của sự tác động qua lại các thành phần đó

Như vậy với mỗi lãnh thổ có một lịch sử hình thành nhất định, hay nói rõ hơn không gian kinh tế - xã hội có phạm vi của mình, trong đó chứa đựng các thành phần con người - tự nhiên và sản xuất Mỗi thành phần đó bao hàm các yếu tố cấu thành không đứng riêng lẻ, cô lập nhau và chúng có vai trò nhất định tác động qua lại quan hệ theo các kiểu khác nhau Dưới góc độ lý thuyết hệ thống, hệ thống lãnh thổ bao gồm các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên, hệ thống dân cư Trong đó, hệ thống sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất ,phức tạp nhất Theo N.F.Fetorencô (Liên xô cũ) tính chất phức tạp của kinh tế được quyết định không chỉ bởi vô số các thành phần hợp thành của hệ thống kinh tế và những mối

Trang 38

liên hệ giữa chúng với nhau mà còn bởi các đặc điểm về chất của những hiện tượng và quá trình kinh tế (1)

Một điều nữa là mỗi không gian lãnh thổ có sự khác biệt theo cấp bậc, phân hóa, phân dị khác nhau của tự nhiên, dân cư và sản xuất

Việc nghiên cứu tổ chức không gian kinh tế - xã hội theo các vùng, tỉnh bao gồm:Nghiên cứu các hình thức hiện đại của phân bố sản xuất Nghĩa là không phải nghiên cứu phân bố ngành riêng lẻ mà nghiên cứu phân bố theo nhóm ngành Những hình thức biểu hiện của phân bố theo nhóm ngành có thể là các loại hình như:

(1) Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu địa lý kinh tế - xã hội

- Thể tổng hợp công nghiệp

- Liên hiệp các xí nghiệp công nghiệp

- Trung tâm công nghiệp

- Thể tổng hợp nông công nghiệp

- Các TPK liên vùng, liên tỉnh

Ở các nước đã sớm đi vào kinh tế thị trường, từ thế kỷ XIX tổ chức lãnh thổ đã trở thành khoa học quản lý lãnh thổ Tổ chức lãnh thổ được hiểu là: Nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả (Jean Pean Paul De Gaudemar, 1992) (*) Nhiệm vụ của nó (được nhận thức cho đến hiện nay) là tìm

kiếm một tỷ lệ và quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành trong một vùng, giữa các vùng trong một quốc gia và trên mức độ nhất định có xét đến mối liên kết giữa các quốc gia với nhau; tạo ra một giá trị mới nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong cùng một tỉnh, một vùng và cả nước, trong những điều kiện kinh tế thị trường và hệ thống kinh tế mở Nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực và lợi thế so sánh (điều kiện tự nhiên và tài nguyên, nguồn nhân lực, nguồn vốn ), trong xu thế hòa nhập và cạnh tranh để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững

Trang 39

Tổ chức lãnh thổ là “sự tìm kiếm trong khung cảnh địa lý quốc gia, sự phân bố tốt nhất vùng và các hoạt động tùy thuộc vào các tài nguyên tự nhiên”

Tổ chức lãnh thổ là một chính sách kinh tế dài hạn nhằm cải thiện môi trường trong đó diễn ra cuộc sống và các hoạt động của con người

- Tổ chức lãnh thổ là một hành động của địa lý học có chủ ý hướng tới một sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực, và các không gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ môi trường sống

* Z.E.Đzenis NXB giáo dục Hà nội, 1984

- Các nút, các cực là: thành phố, thị trấn, làng xóm là những điểm trồi, những nơi tập trung dân cư, các cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở dịch vụ - kỹ thuật Đó là các trung tâm dân cư kinh tế, đặc trưng bởi độ “đông đặc” hay mật độ dân số, mật độ xây dựng tương đối cao

Với cách nhìn của tổ chức lãnh thổ thì lãnh thổ là một hệ thống trong đó có các cực, dải và không gian bề mặt, 3 yếu tố có quan hệ, có sức hút, lan tỏa và

ảnh hưởng lẫn nhau

- Sự khác nhau giữa các nút: thường các nút (cực) đa chức năng hay khác nhau về số lượng các chức năng, thang bậc các trình độ cao hay thấp, tính phức tạp nhiều hay ít, ý nghĩa lớn hay nhỏ, phạm vi ảnh hưởng rộng hay hẹp Các mốc cũng khác nhau về tiềm năng phát triển

- Giữa các trung tâm, các nút có những liên hệ chức năng: chúng trao đổi hoạt động, biểu hiện qua các dòng người, dòng sản phẩm, dòng dịch vụ, dòng tiền tệ và dòng thông tin

Các nút, các dải nằm trong một mạng lưới, mà các chỗ hổng được lấp đầy, bằng những bề mặt, với tất cả hoạt động diễn ra ở đó, trong một hệ thống các quan hệ chức năng có thang bậc, tạo thành một hệ thống tổ chức không gian

Cơ cấu hay cấu trúc không gian: là hình thức phân bố trật tự sắp đặt trong

không gian các nút, dải, bề mặt, cùng với những tập đoàn người và những hoạt

Trang 40

động ở đó, liên hệ ảnh hưởng lẫn nhau Đó là bộ khung cơ bản tổ chức không gian, mà mạng lưới, nút dải là bộ xương sống

II 2 Một số khái niệm và nội dung của tổ chức lãnh thổ

II 2 1 Vùng phân cực

Khái niệm vùng phân cực có hai nguồn, thoạt đầu là quan niệm địa lý, có tính kinh nghiệm và trực giác, người ta quan sát thấy sự lan rộng ảnh hưởng về thương mại của các thành phố và sự tồn tại của lớp lớp điểm dân cư - kinh tế vệ tinh lớn, nhỏ Khái niệm vùng này được mở rộng ra toàn lãnh thổ một vùng, một quốc gia, thậm chí một châu lục

Nguồn gốc thứ hai là về kỹ thuật, kinh tế: sự quan sinh các hệ thống liên

hệ liên ngành Phân tích các sự trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngành

kinh tế phân bố trên lãnh thổ thì thấy rằng chúng không đối xứng và có thể xếp theo thang bậc Nhà kinh tế F.Perroux là người đầu tiên phát hiện và nêu ra tất cả tầm quan trọng của hiện tượng này

Định nghĩa vùng phân cực: “Vùng phân cực là một không gian, không

đồng nhất, các bộ phận khác nhau của nó có tính chất bổ sung lẫn nhau và duy trì với một cực chi phối nhiều trao đổi hơn bất kỳ một cực nào khác có cùng quy mô, tầm cỡ chi phối một vùng kề bên” (1

Định nghĩa nêu bật vai trò các cực kinh tế Do đó, một dạng khác của định

nghĩa là: “Vùng phân cực là tổng thể những liên hệ có thang bậc tồn tại giữa

các cực kinh tế, tùy theo các dòng nối liền chúng với nhau” (1)

Tính chất quan trọng đầu tiên của vùng phân cực là: vùng không đồng

nhất, phân dị bên trong Các đơn vị hợp thành của nó (ngành, đơn vị lãnh thổ,

thành phố) khác nhau về mặt định tính, chúng duy trì với nhau những trao đổi

chuyên môn hóa, những liên hệ,chúng phụ thuộc lẫn nhau

Vùng phân cực không dựa trên sự mô tả một hay một số đặc điểm giống nhau, như trong sự mô tả thuần túy và sự phân tích tính đồng nhất Vùng phân cực

Ngày đăng: 22/03/2013, 14:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ngoaøi khođng gian ñòa lyù cụa moôt nöôùc, moôt vuøng. Söï khaùc nhau giöõa hai hình thaùi khođng gian, chụ yeâu khođng phại veă löôïng, maø laø veă chaât, maịc duø chuùng gaĩn lieăn  khođng taùch rôøi nhau - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
ngoa øi khođng gian ñòa lyù cụa moôt nöôùc, moôt vuøng. Söï khaùc nhau giöõa hai hình thaùi khođng gian, chụ yeâu khođng phại veă löôïng, maø laø veă chaât, maịc duø chuùng gaĩn lieăn khođng taùch rôøi nhau (Trang 25)
Hình 1: Khoâng gian kinh teá - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Hình 1 Khoâng gian kinh teá (Trang 25)
Hình 2: Caùc lieđn heô kinh teâ - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Hình 2 Caùc lieđn heô kinh teâ (Trang 26)
Hình 2: Các liên hệ kinh tế - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Hình 2 Các liên hệ kinh tế (Trang 26)
Hình3: Khođng gian kinh teâ (5 ngaønh ,4 vuøng) - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Hình 3 Khođng gian kinh teâ (5 ngaønh ,4 vuøng) (Trang 28)
Hình4: Heô thoâng sạn xuaât theo khođng gian - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Hình 4 Heô thoâng sạn xuaât theo khođng gian (Trang 35)
Cô sôû cụa mođ hình naøy döïa tređn nguyeđn taĩc cöïc tieơu hoùa chi phí vaø cöïc ñái hoùa lôïi nhuaôn A.Weber laø ngöôøi coù nhieău ñoùng goùp veă lónh vöïc naøy - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
s ôû cụa mođ hình naøy döïa tređn nguyeđn taĩc cöïc tieơu hoùa chi phí vaø cöïc ñái hoùa lôïi nhuaôn A.Weber laø ngöôøi coù nhieău ñoùng goùp veă lónh vöïc naøy (Trang 53)
Mođ hình cô sôû xuaât khaơu coâ gaĩng giại thích söï phaùt trieơn cụa nhöõng vuøng ñang keùm phaùt trieơn caăn tìm ra khạ naíng thuùc ñaơy taíng tröôûng nhöõng vuøng keùm  phaùt trieơn baỉng höôùng ngoái - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
o đ hình cô sôû xuaât khaơu coâ gaĩng giại thích söï phaùt trieơn cụa nhöõng vuøng ñang keùm phaùt trieơn caăn tìm ra khạ naíng thuùc ñaơy taíng tröôûng nhöõng vuøng keùm phaùt trieơn baỉng höôùng ngoái (Trang 57)
Tređn ñoăng baỉng, trong caùc kieơu sạn xuaât nođng nghieôp thì loái hình 2 -3 vú luùa hoaịc luùa muøa vaø chuyeđn canh maøu coù söùc haâp daên cao veă kinh teâ so vôùi  caùc loái hình khaù - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
re đn ñoăng baỉng, trong caùc kieơu sạn xuaât nođng nghieôp thì loái hình 2 -3 vú luùa hoaịc luùa muøa vaø chuyeđn canh maøu coù söùc haâp daên cao veă kinh teâ so vôùi caùc loái hình khaù (Trang 69)
Bảng 1:  Thống kê diện tích nhóm và loại dất vùng ĐNB - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Bảng 1 Thống kê diện tích nhóm và loại dất vùng ĐNB (Trang 69)
Bảng 2 :  Các loại đất ở vùng TNB - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Bảng 2 Các loại đất ở vùng TNB (Trang 70)
Bảng 3:    So sánh TNB với ĐBSH về máy móc nông nghiệp năm 1998. - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Bảng 3 So sánh TNB với ĐBSH về máy móc nông nghiệp năm 1998 (Trang 85)
Bảng 6.  Chỉ số phát triển nông - lâm - ngư ngiệp ĐNB - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Bảng 6. Chỉ số phát triển nông - lâm - ngư ngiệp ĐNB (Trang 90)
Bảng 12 :  Diễn biến diện tích năng suất và sản lương   một số cây công nghiệp của Đông Nam Bộ - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Bảng 12 Diễn biến diện tích năng suất và sản lương một số cây công nghiệp của Đông Nam Bộ (Trang 95)
Bảng 13:     Sản lượng thủy sản Nam Bộ - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Bảng 13 Sản lượng thủy sản Nam Bộ (Trang 96)
Bảng 15:  Giá trị sản xuất công nghiệp của Nam Bộ.    Đơn vị: Tỷ đồng - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Bảng 15 Giá trị sản xuất công nghiệp của Nam Bộ. Đơn vị: Tỷ đồng (Trang 98)
Bảng 18: Một số chỉ tiêu kinh tế (tiếp) - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Bảng 18 Một số chỉ tiêu kinh tế (tiếp) (Trang 102)
Bảng 19:  Thứ hạng (bậc) kinh tế: - Sự phân hóa kinh tế xã hội ở Nam Bộ
Bảng 19 Thứ hạng (bậc) kinh tế: (Trang 103)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w