tử ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, sinh học phân tử đã được áp dụng để phát hiện tế bào ung thư và đã thu được thành công đáng kể.Đầu tiên đó là những
nghiên cứu của Tạ Thành Văn và cộng sự về sự sao chép của genHIP
(Heparansulfate Interacting Protein) trong mô ung thư vú. Các tác giảđã đưa
ra bằng chứng về sự khác biệt đáng kể mức độ sao chép mRNA ở mô ung thư
vú và mô u xơ vú đơn thuần. Sau đó Phan Tôn Hoàng đã thấy sự biểu hiện
của HIP ở các giai đoạn ung thư vúkhác nhau, mức độ sao chép HIP phụ
thuộc vào kích thước khối u, độ ác tính, độ di căn,HIP mRNA biểu hiện mức độ thấp ở 1 trong số 5 mẫu u xơ[70]. Đếnnăm 2008 bằng kỹ thuật RT- PCR và PCR định lượng điện di mao quản, Nghiên cứu của Đặng Thị Tuyết Minh và cộng sự về gen HIP và EGFR ở mô ung thư vúđã khẳng định mức độ sao
chép mRNA của HIP và EGRF ở mô ung thư vú cao hơn ở mô u xơ và tăng theo giai đoạn tiến triển trong ung thư vú[14]. Ứng dụng kỹ thuật sinh học
phân tử phát hiện tế bào ung thư ở mô qua sự biểu hiện của gen đặc hiệu ung thư là kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao góp phần trong chẩn đoán, điều
trị và tiên lượng bệnh ung thư vú. Tuy nhiên theo AJCC 7 (American Joint Committee on Cancer) tế bào ung thư ở mô không chỉ ra giai đoạn M0 và M1,
tế bào ung thư trong máu và tế bào ung thư di căn trong tủyxương) dù không có thêm bằng chứng lâm sàng hoặc ảnh phóng xạ cho di căn vẫn được coi và
đối xử điều trị như di căn ung thư[41]. Như vậy vấn đề đặt ra là làm sao phát hiện được tế bào ung thư trong máu từ giai đoạn sớm. Phát hiện tế bào ung
thư vú trong máu là kỹ thuật khó và thu hút được nhiều sự quan tâm của các
nhà khoa học, cần sự đầu tư về công sức và kỹ thuật để đem lại hiệu quả tích
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU