Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 1997- 2007 nguyên nhân và giải pháp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT
BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH THỜI KÌ 1997 - 2007:
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Địa lí kinh tế - xã hội
Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS PHẠM THỊ XUÂN THỌ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
THƯ
VIỆN
Trang 2Lời cảm ơnVới lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới TS Phạm Thị Xuân Thọ - Trưởng khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng KHCN và SĐH, Khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan: Cục Thống kê Tp Hồ Chí Minh, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế Tp Hồ Chí Minh, Chi cục Dân số kế hoạch hóa gia đình
Tp Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tư liệu, tài liệu quý giá và hữu ích để tác giả nghiên cứu phục vụ cho đề tài
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Phạm Thị Bạch Tuyết
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH : Công nghiệp hóa
CSHT : Cơ sở hạ tầng
DS – KHHGĐ : Dân số - kế hoạch hóa gia đình
DHNTB : Duyên hải Nam Trung Bộ
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
TNGT : Tai nạn giao thông
VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Địa lí dân cư là một ngành khoa học thuộc hệ thống của khoa học địa lí Đối tượng của địa
lí dân cư là nghiên cứu tính quy luật và những đặc điểm phát triển về dân cư theo lãnh thổ (gia tăng dân số, quy mô, mật độ, động lực, phân bố dân cư…) nhằm góp phần giải quyết những nhiệm vụ kinh tế, trong phân công lao động, sử dụng hợp lí nguồn nhân lực, đáp ứng những nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trên các địa bàn với những khác biệt về dân số từng vùng
Hiện nay, quy mô dân số thế giới đang ở mức cao và có sự khác nhau về gia tăng dân số giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nhóm nước này Phát triển dân số là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển kinh tế Trong điều kiện hiện nay, giải quyết vấn đề gia tăng dân số là một yếu tố quan trọng trong những giải pháp để phát triển kinh tế, vừa có tính cấp bách vừa là vấn đề phải giải quyết lâu dài cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các nước
Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố lớn nhất cả nước về quy mô dân số và tiềm lực kinh
tế, là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học kĩ thuật, trung tâm công nghiệp, đầu mối giao thông vận tải và giao dịch quốc tế lớn nhất Việt Nam Thành phố đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước Trong thời gian qua, dân số TP HCM gia tăng nhanh chóng, trong đó chủ yếu do gia tăng dân số cơ học Người nhập cư tự do
từ các vùng, các khu vực khác nhau của cả nước đổ về thành phố để học tập, lao động, sinh sống Sự gia tăng nhanh chóng dân cư vào đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế -
xã hội TP HCM, đặt ra nhiều vấn đề giải quyết
Tác giả chọn đề tài: “Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp” Nghiên cứu biến động dân số TP HCM thời kì 1997 - 2007 nhằm
rút ra những kết luận có ý nghĩa lí luận và thực tiễn về sự biến động dân số của thành phố, qua
đó tìm hiểu những nét khái quát về các đô thị lớn của Việt Nam Luận văn cũng nhằm tìm hiểu nguyên nhân của biến động dân số và tác động của nó đến phát triển kinh tế - xã hội TP HCM
Từ đó rút ra cơ sở khoa học nhằm đề ra phương hướng, giải pháp về gia tăng dân số, phân bố dân cư phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố, giảm bớt áp lực về dân
số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt góp phần điều chỉnh mức di dân tự do vào TP HCM hợp lí Gia tăng dân số phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa là một yếu tố
Trang 5quan trọng nhằm góp phần để kinh tế - xã hội TP HCM phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới
2 Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu thực trạng biến động dân số TP HCM thời kì 1997 – 2007 và những nguyên nhân sự biến động đó Đánh giá những ảnh hưởng biến động dân số đến phát triển kinh tế - xã hội TP HCM Trên cơ sở biến động dân cư đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế trong quá trình gia tăng dân số thành phố, phục vụ sự phát triển CNH, ĐTH của thành phố hiện tại cũng như tương lai
2.2 Nhiệm vụ đề tài
Thu thập số liệu thống kê, thông tin và nguồn tư liệu về biến động dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM
Phân tích, tổng hợp thông tin, số liệu về tốc độ gia tăng dân số của TP HCM trong giai đoạn
1997 - 2007 Đánh giá nguyên nhân và tác động của biến động dân số ở TP HCM
Tìm hiểu các định hướng phát triển kinh tế - xã hội Trên cơ sở đó dự báo sự gia tăng dân số, phân tích các khó khăn, hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp phát triển và phân bố dân cư thành phố hợp lí hơn trong thời gian tới
2.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
2.3.1 Về không gian
Đề tài tập trung phân tích, đánh giá biến động dân số TP HCM thời kì 1997 - 2007 bao gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học Đặc biệt chú ý đến sự biến động dân số các quận nội thành
cũ, quận đô thị hóa mới và các huyện ngoại thành trong thời gian gần đây Phân tích nguyên nhân
và đánh giá những ảnh hưởng của gia tăng dân số đến phát triển kinh tế - xã hội TP HCM
Trang 63 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Biến động số dân có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Sự tăng lên hay giảm đi của dân số (tăng giảm tự nhiên hay cơ học) đều ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, mật độ dân số và lao động của một quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Vấn đề biến động dân số từ lâu đã thu hút được sự nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt từ sau khi đất nước bước vào thời kì đổi mới, gia tăng dân số diễn ra với tốc độ nhanh chóng càng làm các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm hơn
Năm 1994 đề tài luận án TS của tác giả Nguyễn Kim Hồng về “Sự phát triển dân số và mối quan hệ của nó với phát triển kinh tế - xã hội ở TP HCM” Đề tài phân tích sâu sắc sự phát
triển dân số của thành phố và xác định được những mối quan hệ thuận nghịch giữa sự phát triển dân số và sự phát triển kinh tế - xã hội ở TP HCM Đề tài cũng đã đưa ra nhiều phương hướng giải quyết nhằm phát triển dân số thành phố một cách hợp lí, phù hợp với sự phát triển kinh tế -
Tác giả Trần Cao Sơn có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về dân số và mối quan hệ với
phát triển kinh tế - xã hội Hai cuốn: “Dân số và tiến trình đô thị hóa - động thái phát triển và triển vọng”(1995) và “Một số vấn đề về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển”(1997) đều
phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội Gia tăng dân số có những tác động tích cực cũng như tiêu cực đến nền kinh tế đất nước
Các đề tài của Viện nghiên cứu phát triển TP HCM như “Một số vấn đề biến đổi và phát triển dân số và nguồn lao động trên địa bàn TP HCM” năm 1996 do PTS Bạch Văn Bảy chủ nhiệm đề tài Năm 2006 hội thảo “Dân số với phát triển kinh tế - xã hội TP HCM”, và đề tài
“Phân tích các mối quan hệ giữa biến động dân số và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn TP HCM” do Cao Minh Nghĩa chủ nhiệm đề tài năm 2007 Các đề tài đã tập trung nghiên cứu giải
quyết một số vấn đề về lí luận và thực tiễn sự phát triển dân số trong quá trình đô thị hóa của thành phố Đưa ra nhiều kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển dân số phù hợp với quá trình
Trang 7công nghiệp hóa, đô thị hóa thành phố Các đề tài nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo quý giá, thực sự bổ ích cho tác giả khi tiến hành nghiên cứu, thực hiện đề tài của mình Nhiều đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu là gợi ý quan trọng cho tác giả đi sâu nghiên cứu chi tiết hơn
4 Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu
TP HCM là một trong hai đô thị lớn nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong hệ thống đô thị Việt Nam Trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, TP HCM đã có những thay đổi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội làm cho quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và kéo theo là sự gia tăng dân số đô thị, phân hóa giàu nghèo, vệ sinh môi trường… Do đó, khi nghiên cứu sự biến động dân số thành phố cần phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau trong hệ thống kinh tế - xã hội không chỉ riêng
TP HCM mà rộng hơn là vùng Đông Nam Bộ và cả nước nói chung
4.1.3 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Các hiện tượng địa lí đều có quá trình phát sinh, phát triển và thay đổi không ngừng theo không gian và thời gian Do đó, để đánh giá hiện tượng địa lí trong hiện tại và dự báo sự phát triển của chúng trong tương lai, phải đứng trên quan điểm lịch sử, nghiên cứu quá khứ, hiện tại
và dự báo tương lai mới chính xác
TP HCM có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm với nhiều giai đoạn tăng giảm dân số khác nhau Mỗi giai đoạn lịch sử đều mang các bản sắc riêng do tác động của nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội thành phố ở mức độ khác nhau Vận dụng quan điểm lịch sử, viễn cảnh trong nghiên cứu gia tăng dân số ở TP HCM thời
Trang 8kì 1997 - 2007, luận văn phân tích đánh giá gia tăng dân số trong giai đoạn 1997 - 2007, nhưng cũng đặc biệt chú ý đến các thời điểm lịch sử quan trọng và những biến động về kinh tế - xã hội trong những điều kiện cụ thể khác nhau
4.1.4 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, gia tăng dân số quá mức không phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ gây ra nhiều hậu quả lên môi trường sinh thái như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống… Trong khi nghiên cứu gia tăng dân
số cần chú ý đến sự gia tăng nhanh số lượng dân cư đô thị, đặc biệt là sự phân bố dân cư đô thị hợp lí phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng phải gắn liền với bảo vệ và phát triển môi trường sinh thái bền vững, không làm tổn hại đến môi trường Các biện pháp kiến nghị phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững để giảm tác động đến môi trường
số TP.HCM thời kì 1997 - 2007
4.2.2 Phương pháp phân tích, so sánh
Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả sắp xếp, phân loại và phân tích các thông tin
về biến động dân số ở TP HCM thời kì 1997 - 2007, so sánh sự khác biệt về gia tăng dân số trong các giai đoạn lịch sử nhất định, sự gia tăng khác nhau giữa các quận, huyện; phân tích nguyên nhân của sự biến động đó
4.2.4 Phương pháp bản đồ biểu đồ
Khi nghiên cứu các vấn đề địa lí nói chung và kinh tế - xã hội nói riêng thì phương pháp bản đồ, biểu đồ là phương pháp rất quan trọng cũng là một đặc thù của khoa học địa lí Các bản
Trang 9đồ cho phép chúng ta tìm hiểu vấn đề chính xác hơn, phong phú hơn thuận tiện trong việc so sánh, đánh giá
4.2.5 Phương pháp dự báo
Đây là giai đoạn khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằm xác định một vấn
đề trong tương lai Phương pháp dự báo mang tính chất phức tạp và tính xác suất, tính chính xác của dự báo còn phụ thuộc vào mối quan hệ với sự biến động kinh tế - xã hội của thành phố
4.2.6 Phương pháp hệ thống thông tin địa lí (GIS)
Hệ thống thông tin địa lí (GIS) được sử dụng phổ biến để lưu trữ, phân tích xử lí các thông tin không gian lãnh thổ Hệ GIS cho phép chồng xếp các thông tin địa lí để thấy được nét đặc trưng riêng của các đối tượng địa lí Luận văn sử dụng phần mềm MapInfo7.5 để thiết lập hệ thống bản đồ minh họa cho đề tài
Dự báo tốc độ gia tăng dân số thành phố trong tương lai, đưa ra các giải pháp phát triển dân
số và phân bố dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
6 Cấu trúc luận văn
Luận văn: “Biến động dân số thành phố Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007: nguyên nhân và giải pháp” Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lí luận về dân số, biến động dân số
Chương 2: Thực trạng biến động dân số TP Hồ Chí Minh thời kì 1997 - 2007
Chương 3: Dự báo biến động dân số và giải pháp phát triển dân số, phân bố dân cư thành phố Hồ
Chí Minh
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DÂN SỐ VÀ BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ
1.1 Những vấn đề chung về dân số
1.1.1 Khái niệm dân số
Dân số luôn là vấn đề quan tâm của các nhà khoa học, chuyên gia dân số và cả các chính phủ, tổ chức xã hội Không chỉ ngày nay mà ngay cả trước kia, các nước đều quan tâm đến vấn
đề dân số vì sức ép của sự bùng nổ dân số ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến sức mạnh quốc gia Ngày nay, vấn đề dân số không chỉ hạn chế mà nhiều nước còn khuyến khích phát triển Bởi vì dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ sản phẩm Quy mô dân số, cơ cấu dân số, tốc độ gia tăng dân số và chất lượng dân số tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Dân số theo nghĩa thông thường: là số lượng dân số trên một vùng lãnh thổ, một địa
phương nhất định trong một khoảng thời gian xác định
Dân số theo nghĩa rộng: được hiểu là một tập hợp người Tập hợp này không chỉ là số
lượng mà cả cơ cấu và chất lượng bao gồm nhiều cá nhân hợp lại, nó không cố định mà thường xuyên biến động Ngay cả bản thân mỗi cá nhân cũng thường xuyên biến động: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già và tử vong [9, tr 9]
Dân số thường được định nghĩa như sau: là những tập hợp người sống trên một lãnh thổ trong một thời gian xác định, được đặc trưng bởi quy mô, kết cấu, mối quan hệ qua lại với nhau về mặt kinh tế, bởi tính chất của việc phân công lao động và cư trú theo lãnh thổ
Dân số được thể hiện theo quy mô, cơ cấu và phân bố:
- Quy mô dân số: là tổng số người sống trên một lãnh thổ nhất định trong một khoảng thời
gian xác định
- Cơ cấu dân số: là tỉ lệ dân số được phân loại theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác Đây là những đặc trưng biểu thị chất lượng dân số, có liên quan chặt chẽ với quy mô và tốc độ gia tăng dân số
- Phân bố dân số: là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ phù
hợp với điều kiện sống của họ và với các yêu cầu nhất định của xã hội [28]
1.1.2 Các học thuyết dân số
Từ xưa đến nay trong dân số học đã xuất hiện nhiều học thuyết dân số nhằm mục đích
giải thích sự phát triển dân số của thế giới nói chung và từng khu vực nói riêng Cách đây khoảng 4000 năm người Ai Cập đã chú ý đến vấn đề sinh đẻ, nhân khẩu Hippocrat, Aristote, Platon đã bàn đến vấn đề dân số Thời La Mã đã có những chính sách quốc gia về vấn đề dân
Trang 11số Các quốc gia phong kiến phương Đông cũng quan tâm đến vấn đề dân số trong chinh chiến
và xây dựng… Các học thuyết dân số này rất khác về cơ sở khoa học, độ tin cậy và mục đích sử dụng Nhiều lí thuyết thiên về màu sắc chính trị và tôn giáo, là công cụ cho các thế lực cai trị đất nước Trong các học thuyết có ba học thuyết tiêu biểu là học thuyết Malthus, học thuyết của
K Marx và Engels và học thuyết quá độ dân số
1.1.2.1 Học thuyết Malthus về dân số
Thomas Robert Malthus (1766 - 1834) là mục sư, nhà kinh tế học người Anh, người xây dựng nên học thuyết dân số Thuyết Malthus một mặt bao gồm hệ thống quan điểm về tái sản xuất dân cư và vai trò của nó trong việc phát triển xã hội và mặt khác, phản ánh đặc điểm lịch sử của các quy luật dân số
Căn cứ vào cơ sở thực tiễn về biến đổi dân số ở Hoa Kì vào cuối thế kỉ XVII và đầu thế kỉ
XVIII (dân số tăng gấp 2 lần trong vòng 15 năm) Malthus cho rằng “dân số có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn các tư liệu về sinh hoạt (lương thực, thực phẩm)” Theo luận chứng của
ông thì sở dĩ quần chúng nhân dân sống nghèo đói và chịu đau khổ là do dân số tăng lên theo cấp số nhân, còn tư liệu sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng
Tác phẩm “ Những hiểu biết về quy luật dân số và tác động của nó với việc nâng cao đời sống xã hội, trả lời những nhận xét của ngài Godwin, N.Condorce và các tác giả khác”, xuất
bản năm 1789 tại London là một trong những cuốn sách cơ bản trình bày học thuyết Malthus,
đó là:
- Bản chất của quá trình dân số là sinh học chứ không phải mang tính xã hội
- Nạn dư thừa nhân khẩu là tự nhiên, vĩnh cửu không thể bị xóa bỏ
- Dân số tăng nhanh là nguồn gốc của đói nghèo, không liên hệ gì hoặc liên hệ rất ít với cách quản lí xã hội và phân phối thu nhập
Những người theo học thuyết Malthus sau này cho rằng muốn xóa bỏ sự nghèo đói, sự không phù hợp giữa tăng dân số và tăng của cải vật chất chỉ có một biện pháp làm giảm dân số xuống một cách mạnh mẽ bằng chiến tranh, dịch bệnh Họ cho rằng người nghèo phải chịu trách nhiệm về sự nghèo túng của mình và cần phải điều chỉnh mức sinh đẻ bằng kìm chế tình dục hoặc xây dựng gia đình muộn hơn
Mặc dù học thuyết của Malthus về dân số có nhiều điểm hạn chế, những sai lầm trong học thuyết đã bị lên án rất nhiều, nhưng cũng cần phải ghi nhận công lao của Malthus, người đầu tiên chỉ ra rằng dân số tăng lên rất nhanh và thực tế các thế kỉ tiếp theo đã chứng minh điều đó
Ông cũng khuyến cáo rằng “xã hội chỉ sống sung sướng khi giữ được một số người hạn chế”
Trang 12Từ học thuyết của ông, cả những người ủng hộ cũng như phê phán đã nhận thức được vai trò quan trọng và sự cần thiết phải thu thập thông tin trong việc nghiên cứu khuynh hướng phát triển của dân số, và cho bất cứ một khảo cứu nào về mối quan hệ trong quy mô và tốc độ tăng trưởng của dân số với các điều kiện kinh tế - xã hội [15], [35]
1.1.2.2 Học thuyết của K Marx và Engels về dân số
Học thuyết của Malthus bị K Marx phê phán toàn bộ vì nó không phù hợp với tư tưởng
của Người về một chế độ Cộng sản chủ nghĩa Mặc dù K Marx và Engels không xây dựng một học thuyết dân số cụ thể, các ông chỉ đưa ra những nguyên tắc cơ bản mà theo các ông sẽ quyết
định quy mô dân số và các quan hệ kinh tế - xã hội Theo quan điểm của K Marx “dân số là cơ
sở và là chủ thể của nền sản xuất xã hội” và cùng với phương thức sản xuất, hoàn cảnh địa lí
tạo nên tồn tại xã hội K Marx cho rằng không có một quy luật tự nhiên hoặc phổ biến nào chung cho dân số và nói mỗi một phương thức lịch sử có các quy luật riêng về dân số, có tính
lịch sử và chỉ có giá trị trong phạm vi đó
Engels, trong khi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của K Marx, cũng bổ sung thêm một số ý kiến Ông cho rằng, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, dư thừa nhân khẩu gắn với dư thừa tư bản và mâu thuẫn đó của chủ nghĩa tư bản có thể khắc phục bằng sự tổ chức lại xã hội
Trong tuyên ngôn Đảng Cộng sản và trong tác phẩm “Nguồn gốc loài người", K Marx và
Engels cũng đã nói đến việc giải phóng phụ nữ Mặc dù không nói đến điều đó sẽ làm giảm mức sinh nhưng dù sao cũng là ý tưởng liên quan đến vấn đề dân số
Có thể tóm tắt những ý chung nhất về học thuyết dân số của K Marx và Engels như sau:
- Mỗi hình thái xã hội có quy luật riêng về dân số Nguyên nhân của sự nghèo khổ nằm ngay chính trong lòng của chủ nghĩa tư bản, mà sự thể hiện là ở sự bần cùng hóa giai cấp vô sản
- Mỗi dân tộc có trách nhiệm xác định số dân tối ưu của mình, căn cứ vào những điều kiện địa
lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước mình
- Sự nghèo khổ không phải là định mệnh đi suốt lịch sử của mọi dân tộc Xóa bỏ nghèo khổ là phải xóa bỏ bất công, muốn vậy phải xây dựng chủ nghĩa xã hội Đó chính là con đường để thực hiện được mối quan hệ tối ưu giữa dân số và phát triển, giữa dân số và tài nguyên, tái tạo vật chất [15], [35]
Trang 131.1.2.3 Học thuyết quá độ dân số (Demographic transition)
Hiện nay, quá độ dân số là một quan niệm được sử dụng rộng rãi trong dân số học để lí giải sự thay đổi các kiểu tái sản xuất dân cư trên thế giới Sự gia tăng dân số thế giới là kết quả tác động qua lại giữa số người sinh ra và số người chết đi Những thay đổi về mức sinh và mức
tử diễn ra khác nhau theo thời gian Căn cứ vào sự thay đổi này, thuyết quá độ dân số phân biệt 3 giai đoạn:
- Mức sinh và mức tử đều cao, dân số tăng chậm
- Mức sinh và mức tử đều giảm, nhưng mức tử giảm nhanh hơn, dân số tăng nhanh
- Mức sinh và mức tử đều thấp, dân số tăng chậm
Mô hình quá độ dân số
Học thuyết quá độ dân số đã chú ý tới sự thay đổi về tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở các giai đoạn khác nhau của các nước chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp và đô thị, tức là trải qua thời kì tỉ suất sinh, tỉ suất tử cao sang một thời kì tỉ suất sinh, tử thấp
Công nghiệp hóa làm giảm đáng kể mức tử vong, phá vỡ tính hợp lí của xã hội về tình trạng đông con, tạo nên những tiền đề làm giảm mức sinh Sinh con trở thành một lĩnh vực lựa chọn có ý thức, còn định hướng ít con phổ biến đối với mỗi cá nhân Như vậy đã xác định được nhân tố chìa khóa làm giảm tỉ suất sinh (CNH và các vấn đề liên quan như đô thị hóa, nâng cao mức thu nhập và trình độ học vấn, giải phóng phụ nữ…) và cơ chế của nó (phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội, từ thành thị đến nông thôn, từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển ) [15], [35]
1.2 Biến động dân số
1.2.1 Biến động dân số tự nhiên
Quá trình dân số (sinh, tử, di dân) ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Biến động dân số (tăng giảm tự nhiên hay cơ học) đều ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, phân bố dân số và lao động của các nước, từ đó tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc
Tỉ lệ sinh
Tỉ lệ tử
Tỉ lệ cao
Tỉ lệ thấp
Trang 14gia Trong đó, nghiên cứu biến động dân số tự nhiên là một trong những nội dung cơ bản của dân
số học Biến động dân số tự nhiên bao gồm quá trình sinh, tử của con người
1.2.1.1 Mức sinh
a Khái niệm
Mức sinh là biểu hiện khả năng sinh sản tự nhiên của con người trên thực tế Mức sinh
được chia làm hai loại: mức sinh tự nhiên và mức sinh thực tế
Mức sinh tự nhiên: là sự sinh sản không có kiểm soát của con người Trong xã hội kém
phát triển, con người thường sinh đẻ tự nhiên do không có ý thức hoặc không biết sử dụng các biện pháp tránh thai chính vì vậy mức sinh rất cao Người ta đưa ra những con số khác nhau về mức sinh đẻ tự nhiên Theo K.Pali (Liên Xô) khả năng sinh đẻ tự nhiên trung bình là 10,54 con Theo M.Verhacghe ở Pháp mức sinh đẻ tự nhiên ước tính của một gia đình trung bình là 6 đến
7 con Theo Alfrea Sauvy thì số con là 10 đối với những cặp vợ chồng kết hôn từ tuổi dậy thì và
ăn ở với nhau cho tới khi mãn kinh Theo Đinh Quang Thắng khả năng sinh đẻ của đời người phụ nữ thường là 8 đến 10 con [35]
Mức sinh thực tế: là mức sinh có sự can thiệp của con người trong quá trình sinh sản
Năm 1999 tổng tỉ suất sinh của Việt Nam là 2,33 con/phụ nữ, năm 2007 giảm xuống còn 2,07 con/phụ nữ
Ngày nay hầu hết các nước đều tiến hành kiểm soát mức sinh, nhằm đạt mức sinh phù hợp thông qua thực hiện các biện pháp tránh thai, nhất là biện pháp tránh thai hiện đại
b Các chỉ tiêu đánh giá mức sinh
Tỉ suất sinh thô (Crude Birth Rate): được sử dụng rộng rãi trong dân số học, tính bằng tỉ
số giữa số trẻ em sinh ra trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời gian ấy (đơn vị 0/00) Công thức: CBR =
P
B CBR: tỉ suất sinh thô
B: số trẻ em sinh ra sống trong một năm
P: dân số trung bình của địa phương trong năm
Tỉ suất sinh thô không cho phép so sánh các dân cư cấu trúc khác nhau Vì thế trong nghiên cứu dân số, người ta còn sử dụng tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi và tổng tỉ suất sinh
Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi (Age-Specific Fertility Rate): là số trẻ em sinh ra sống trong năm tính trên 1000 phụ nữ của một độ tuổi hoặc một nhóm tuổi nhất định (đơn vị 0/00)
Công thức: ASFRx =
P Bwx fx
Trang 15ASFRx: tỉ suất sinh đặc trưng ở độ tuổi x
Bfx: số trẻ em sinh ra trong năm của những phụ nữ ở độ tuổi x
Pwx: số phụ nữ ở độ tuổi x
Tổng tỉ suất sinh (Total Fertility Rate): là số con trung bình của một phụ nữ trong suốt
cuộc đời nếu như họ trải qua những năm tháng sinh sản phù hợp với tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi vào một năm nhất định
Công thức: TFR =
1000
49 15
967
338
577 4.052
4,9 2,1 2,5 2,4 1,5 2,4
Nguồn: World Population Data Sheet 2008
Số liệu bảng 1.1 cho thấy, nhìn chung, tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh có quan hệ chặt chẽ với trình độ phát triển của các nước Đối với các nước phát triển, tỉ suất sinh thô và tổng tỉ suất sinh thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển Ở các châu lục khác nhau, do trình độ phát triển khác nhau nên các chỉ số này cũng khác nhau
c Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh
Mức sinh chịu sự tác động đa dạng, phức tạp của nhiều yếu tố cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Sinh đẻ không chỉ là hiện tượng sinh học, nó còn chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của nhiều yếu tố khác nhau Có thể phân các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh thành các nhóm sau:
Tự nhiên, sinh học
Trang 16Sinh đẻ trước hết là hiện tượng sinh học, vì vậy nó chịu sự tác động của yếu tố này Mọi sinh vật, theo quy luật tự nhiên, đều trải qua các giai đoạn sinh ra, trưởng thành, phát triển và tàn lụi Con người cũng vậy, khả năng sinh sản chỉ thực hiện được ở một nhóm tuổi nhất định (tuổi có khả năng sinh sản) Vì vậy, cơ cấu tuổi tác của dân cư (đặc biệt của phụ nữ) có ảnh hưởng rất lớn đến mức sinh Nếu số người trong độ tuổi có khả năng sinh sản càng lớn thì mức sinh càng cao và ngược lại Ngay trong tuổi sinh đẻ, đối với các độ tuổi khác nhau, mức sinh cũng khác nhau Mức sinh cao nhất ở độ tuổi từ 20 - 24, 25 - 29 Sau độ tuổi này, mức sinh giảm dần và thấp nhất ở độ tuổi từ 40 - 44, 45 - 49 Đối với các nước đang phát triển cơ cấu dân
số trẻ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho mức sinh cao Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ nên mức sinh vẫn còn ở mức cao (năm 2007 tổng tỉ suất sinh là 2,07 con/phụ nữ)
Cơ cấu giới tính cũng ảnh hưởng đến mức sinh Trong tái sản xuất dân số, dân số nữ đóng vai trò rất quan trọng Vì vậy số lượng và cơ cấu nữ có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh Tuy nhiên sinh đẻ chỉ đạt được mức tối đa khi quan hệ tỉ lệ nam và nữ trong độ tuổi sinh đẻ phù hợp
Tộc người cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh Tộc người được xét đến ở nhiều khía cạnh khác nhau Về mặt tự nhiên sinh vật, tộc người trước hết là một giống người Mỗi giống người có khả năng sinh đẻ khác nhau, do cấu tạo gen, máu và các đặc tính sinh lí khác Ngoài
ra, mỗi tộc người đều phân bố ở những vùng lãnh thổ nhất định, có điều kiện tự nhiên, khí hậu khác nhau, trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, tập quán và tâm lí xã hội khác nhau nên mức sinh cũng khác nhau
Văn hóa - xã hội
Mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi thời kì, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có các phong tục tập quán và tâm lí xã hội khác nhau Những phong tục, tập quán và tâm lí xã hội này xuất hiện và tồn tại trên những cơ sở thực tế khách quan Khi những cơ sở này thay đổi thì phong tục tập quán và tâm lí xã hội cũng thay đổi Tuy nhiên, nhiều khi điều kiện vật chất, tồn tại xã hội đã thay đổi nhưng ý thức và tư tưởng trong đó có tập quán, tâm lí xã hội chưa thay đổi ngay Phong tục tập quán và tâm lí xã hội có tác động rất lớn đến mức sinh và được chia thành hai loại:
- Phong tục tập quán và tâm lí xã hội cũ, lạc hậu biểu hiện ở chỗ: kết hôn sớm, muốn có nhiều con, thích con trai, muốn “có nếp có tẻ”… chính vì vậy làm tăng mức sinh Tư tưởng này xuất hiện và tồn tại ở các nước có trình độ phát triển kinh tế thấp, văn hóa lạc hậu, ở đó thường
Trang 17tồn tại quan niệm “trời sinh voi, trời sinh cỏ” đã khuyến khích đẻ nhiều và tự hào khi có nhiều con
- Khi cơ sở kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, đời sống của người dân được cải thiện, phong tục tập quán và tâm lí xã hội cũ mất đi, xuất hiện phong tục tập quán và tâm lí xã hội mới Tồn tại trong xã hội phát triển với những đặc điểm kết hôn muộn, gia đình ít con, nam nữ bình đẳng dẫn đến mức sinh giảm
Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến mức sinh Thông thường, trình độ học vấn tỉ lệ nghịch với mức sinh Những người có học vấn cao, nhất là phụ nữ thường sinh ít con hơn so với những người có trình độ học vấn thấp Bởi vì khi đã đạt đến một trình độ học vấn nhất định, người phụ nữ thường kết hôn muộn, đẻ muộn, đẻ ít Họ hiểu biết hơn, có điều kiện tiếp cận các biện pháp tránh thai phù hợp, dành thời gian cho học tập, giao lưu văn hóa, tìm việc làm có thu nhập khá
Kinh tế
Yếu tố này rất đa dạng và tác động theo nhiều hướng khác nhau Có nhiều quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của nó đối với sự biến động mức sinh Theo quan điểm của đa số các nhà nhân khẩu học và bằng hiện tượng thực tế, người ta xác minh rằng đời sống thấp thì mức sinh cao và ngược lại Mức sinh đẻ trong thời đại phong kiến cao hơn chế độ tư bản chủ nghĩa Đối với các nước kém phát triển tỉ lệ sinh cao hơn so với các nước kinh tế phát triển Hoặc trong cùng một nước, một thời kì nhóm xã hội có trình độ phát triển, có mức sống khác nhau thì mức sinh cũng khác nhau
Bảng 1.2: Biến động mức sinh giữa các nước, các thời kì (CBR 0/00)
33,1
17,4 36,4
Trang 18 Di dân và đô thị hóa
Tác động của di dân đến mức sinh khá phức tạp, theo chiều hướng khác nhau Di dân có thể làm giảm mức sinh vì quá trình di chuyển cần có thời gian ổn định nơi ăn chốn ở, tìm việc làm sẽ làm gián đoạn việc kết hôn và sinh con Trái lại, di dân cũng có thể làm tăng mức sinh cục bộ đối với cộng đồng dân cư nào đó với mục đích tăng cường sức lao động, sức mạnh của gia đình, dòng họ ở nơi cư trú mới
Đô thị hóa cũng ảnh hưởng đến mức sinh: đô thị hóa là quá trình chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp Quá trình đô thị hóa góp phần làm thay đổi đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của các vùng lãnh thổ, cư dân nông thôn và có tác động làm giảm mức sinh Mức sống vật chất và tinh thần của đô thị cao hơn ở nông thôn nên mức sinh thường thấp hơn ở nông thôn Thêm vào đó, dân cư đô thị có cơ hội và điều kiện nâng cao trình độ học vấn Đây là cơ sở thuận lợi để họ nâng cao nhận thức, chấp nhận và thực hiện các biện pháp tránh thai làm cho mức sinh thấp Lối sống đô thị có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức sinh, phá bỏ những rào cản là phong tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình Các yếu tố kết hôn muộn, tình trạng li hôn, li thân, nạo phá thai ở đô thị tăng cũng làm cho mức sinh giảm Ngoài
ra, mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch ở đô thị phát triển đã làm giảm mức tử trẻ
em, nâng cao sức khỏe của dân cư cũng là các yếu tố gián tiếp tác động tới việc giảm tỉ lệ tăng
tự nhiên
Khoa học kĩ thuật
Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật, những thành tựu về y học càng tạo điều kiện cho loài người chủ động điều tiết mức sinh Y học phát triển đã sáng chế ra các phương tiện tránh thai hiện đại, đáp ứng kịp thời dịch vụ kế hoạch hóa gia đình Bằng các biện pháp kĩ thuật chuyên môn (triệt sản, đặt vòng, tiêm và uống thuốc, bao cao su…) giúp các cặp vợ chồng sinh đẻ có
kế hoạch (sinh muộn, sinh ít, giãn khoảng cách sinh, thôi sinh đẻ…) thực hiện việc sinh đẻ theo mong muốn
Như vậy, nhờ có khoa học kĩ thuật đã giúp con người điều tiết mức sinh, làm cho loài người chủ động sinh đẻ theo ý muốn của mình, điều tiết quy mô, cơ cấu dân số hợp lí
Chính sách dân số
Chính sách dân số là những chủ trương và biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm định hướng và điều tiết quá trình phát triển dân số theo những mục tiêu nhất định Các chính sách dân số đã phát huy tác dụng to lớn trong việc điều tiết mức sinh theo hướng cần thiết Tùy
Trang 19thuộc vào quan niệm, điều kiện phát triển trong từng thời kì mà mỗi quốc gia có chính sách khuyến khích hay giảm sinh
Các nước phát triển nơi tỉ lệ gia tăng dân số thấp thường có chính sách khuyến khích sinh
đẻ nhằm tăng tỉ lệ gia tăng dân số với nhiều biện pháp tuyên truyền khuyến khích sinh và nhiều chính sách kinh tế - xã hội ưu đãi những gia đình đông con Ngược lại, các nước đang phát triển
có chính sách hạn chế sinh nhằm giảm tỉ lệ gia tăng dân số như Việt Nam, Ấn Độ…
1.2.1.2 Mức tử
a Khái niệm
Có nhiều khái niệm khác nhau diễn đạt cái chết Liên Hợp Quốc và tổ chức Y tế Thế giới
đã thống nhất đưa ra định nghĩa sau: Chết là sự mất đi vĩnh viễn tất cả những biểu hiện của
sự sống, tại một thời điểm nào đó sau khi có sự kiện sinh sống sảy ra mà không có khả năng nào khôi phục lại được
Theo định nghĩa trên thì sự kiện chết chỉ sảy ra sau khi có sự kiện sinh sống (loại trừ hình thức chết lâm sàng hoặc chết bào thai) Mức tử là sự biểu thị mức độ chết của con người tính trung bình trên một số dân xảy ra trong một khoảng thời gian nào đó Thông qua mức tử có thể đánh giá, so sánh và biết được tần suất, cường độ chết của các nhóm dân cư khác nhau từ đó đánh giá được trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước đó
D: số người chết trong năm
P: dân số trung bình của năm
Ưu điểm của tỉ suất tử thô là dễ tính toán nhưng nó không phản ánh chính xác những trường hợp chết đặc thù Do không loại trừ hết được ảnh hưởng của các yếu tố như cấu trúc tuổi, giới tính nên sẽ không phản ánh đầy đủ và chính xác tần suất tử theo các đối tượng và theo nguyên nhân Để thể hiện được điều này, trong nghiên cứu thường sử dụng chỉ tiêu tỉ suất tử
Trang 20đặc trưng để đánh giá Tỉ suất tử đặc trưng thường được sử dụng như là: tỉ suất tử đặc trưng theo tuổi, tỉ suất tử vong trẻ em
Tỉ suất tử đặc trưng theo tuổi (Age Specific Death Rate): phản ánh mức tử của dân cư theo từng độ tuổi hay nhóm tuổi khác nhau xảy ra trong một năm nào đó (đơn vị 0/00 )
Công thức: ASDR =
Px Dx
ASDR: tỉ suất tử đặc trưng theo tuổi
Dx: số người ở độ tuổi x chết trong năm
Px: số lượng dân số của độ tuổi x tính trung bình trong năm hoặc giữa năm
Tỉ suất tử vong trẻ em 0 - 1 tuổi (Infant Mortality Rate): phản ánh mức tử của số trẻ
em mới sinh trong năm đầu tiên của cuộc đời (đơn vị 0/00 )
Công thức: IMR =
B D
IMR: tỉ suất tử vong trẻ em 0 – 1 tuổi
Do: số trẻ em 0 - 1 tuổi chết trong một năm nào đó
Bo: số trẻ em mới sinh sống trong cùng một năm nào đó
Mức tử trẻ em 0 - 1 tuổi cao hay thấp phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước Vì vậy nghiên cứu mức tử trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nghiên cứu mức tử và dân số nói riêng, phát triển nói chung
Trang 21Bảng 1.3: Tỉ suất tử trẻ em dưới 1 tuổi và tuổi thọ trung bình trên thế giới giai đoạn 1995 -
2008 (IMR: 0 / 00 , Eo: năm)
1995 1999 2005 2008 Nhóm nước IMR Eo IMR Eo IMR Eo IMR Eo
Toàn thế giới 62 65 57 66 54 67 49 68
Các nước phát triển 10 75 8 75 6 76 6 77
Các nước đang phát triển 67 63 62 64 59 65 54 67
Nguồn: World population data sheet 2008; Giáo trình Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản, Nguyễn Minh Tuệ, trang 77
Trình độ phát triển y học, mạng lưới y tế, vệ sinh phòng bệnh
Cùng với việc thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, việc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lĩnh vực y tế đã góp phần đáng kể vào việc khống chế
và đẩy lùi nhiều căn bệnh hiểm nghèo, nhiều dịch bệnh nguy hiểm với tính chất và quy mô rộng lớn, gây chết người hàng loạt Điều đó giúp làm giảm mức tử vong ở các quốc gia trên thế giới
Môi trường sống
Con người bao giờ cũng sống trong một môi trường tự nhiên và xã hội nên dễ bị tác động trực tiếp của môi trường Nếu sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh, tuổi thọ sẽ được nâng cao Ngược lại, môi trường bị ô nhiễm, không lành mạnh sẽ gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm, stress làm tăng mức tử vong Ngày nay, công nghiệp phát triển, đô thị hóa ngày càng mở rộng, những điểm đông dân cư tăng lên Nếu không quy hoạch sự phân bố cơ sở công nghiệp và dân cư hợp lí, không có hệ thống xử lí nước thải, môi trường bị ô nhiễm nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm tuổi thọ của dân cư
Cơ cấu dân cư
Cơ cấu tuổi của dân cư ảnh hưởng rõ rệt đến mức tử Con người tuân theo một quy luật
tự nhiên: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già và chết Đối với các độ tuổi khác nhau, mức tử cũng khác nhau Tỉ suất tử dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi cao hơn nhiều so với các độ tuổi khác nhau Chết trẻ em chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố nội sinh và ngoại sinh Nhóm yếu tố nội sinh (việc hình thành bào thai, chửa đẻ) liên quan mật thiết đến tuổi của người mẹ, số lần sinh, khoảng cách giữa các lần sinh, thời gian chửa đẻ… những yếu tố này tác động nhiều đến mức
tử trẻ sơ sinh Nhóm yếu tố ngoại sinh (môi trường tự nhiên - xã hội) cũng tác động đến mức tử trẻ em Ở các xã hội lạc hậu, chậm phát triển mức tử trẻ em cao hơn nhiều so với các xã hội có mức sống cao
Trang 22Bảng 1.4: Cơ cấu tuổi và mức chết của thế giới năm 2008
Tỉ lệ dân số (%) Nhóm nước < 15 tuổi > 65 tuổi
CDR (0/00)
IMR
(0/00 )
Eo (năm) Toàn thế giới
Nguồn: World population data sheet 2008
Bảng 1.4 cho thấy: đối với nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ, tỉ suất tử thô không cao nhưng do tỉ suất tử của trẻ em cao nên tuổi thọ trung bình còn thấp Ngược lại, nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già, tỉ suất tử thô cao nhưng tỉ suất tử của trẻ em rất thấp dẫn đến tuổi thọ trung bình được nâng cao
Mức chết của nam giới và nữ giới cũng có sự khác nhau Trong thực tế mức tử vong trẻ
em trai cao hơn trẻ em gái ở các độ tuổi Tuổi thọ trung bình của phụ nữ thường cao hơn tuổi thọ trung bình của nam giới
Trình độ học vấn, nghề nghiệp của dân số ảnh hưởng đến mức tử Trình độ học vấn có liên quan đến trình độ hiểu biết, khả năng ngăn ngừa và phòng chống bệnh tật, đến việc sử dụng các thành tựu y học trong cuộc sống Do đó, học vấn cao cũng tạo điều kiện giảm mức tử Học vấn của người mẹ và khả năng sống sót của trẻ em có mối quan hệ mật thiết với nhau Trình độ học vấn cao tạo điều kiện để người mẹ nâng cao nhận thức về phương pháp phòng chống bệnh tật, nhận biết và điều trị có hiệu quả bệnh tình của trẻ em góp phần làm cho mức tử của trẻ em giảm xuống
Các yếu tố khác
Các yếu tố như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai, tai nạn… làm mức tử tăng cao Chiến tranh là nguyên nhân gây chết người hàng loạt trong một thời gian ngắn, nhất là các cuộc chiến
Trang 23tranh sử dụng vũ khí hiện đại Chiến tranh thế giới thứ hai làm chết 53 triệu người, 90 triệu người bị thương, trong đó riêng Liên Xô là 27 triệu người chết
Dịch bệnh cũng là nguyên nhân dẫn đến mức tử vong cao Trước đây khi khoa học, y học chưa phát triển, các dịch bệnh gây chết người hàng loạt như cúm, bạch hầu, đậu mùa, tiêu chảy…đã ảnh hưởng đến sự tăng dân số Mặc dù hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển, đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực y tế, có thể làm giảm và hạn chế mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến tình hình tử vong Tuy vậy, bệnh tật vẫn là nguyên nhân thường xuyên và đáng
lo ngại đối với cuộc sống của xã hội loài người Ví dụ: Virus cúm A/H1N1 lần đầu tiên được xác định ở Bắc Mỹ hồi tháng 4/2009 và đến tháng 6, WHO tuyên bố cúm trở thành một đại dịch Tính đến tháng 12/2009 số người tử vong vì đại dịch cúm A/H1N1 trên toàn thế giới 12.220 người
Thiên tai cũng là mối đe dọa khủng khiếp tới sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thế giới động vật Hàng năm, Thế giới và Việt Nam có hàng triệu người chết vì bão lụt, hạn hán, động đất, sóng thần… Thảm họa sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004 làm hơn 200.000 người chết.Trận động đất ở Haiti tháng 1/2010 với cường độ 7 richter đã làm chết gần 300.000 người, phá hủy 250.000 ngôi nhà
Trong xã hội đương đại, tai nạn giao thông là mối quan ngại của nhiều quốc gia Tai nạn giao thông rất đa dạng, tai nạn đường sắt, đường bộ, hàng không…làm cho hàng trăm ngàn người chết và bị thương mỗi năm, gây tổn thất lớn cho gia đình và xã hội
1.2.1.3 Biến động dân số tự nhiên
Biến động dân số tự nhiên là sự đổi mới không ngừng dân số bởi các sự kiện sinh và tử
Đó là sự thay đổi quy mô, cơ cấu dân số chỉ do tác động của sinh đẻ và tử vong trong một khoảng thời gian nào đó
Biến động dân số tự nhiên được phản ánh thông qua “tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên” Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (Rate of Natural Increase) được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô trong một khoảng thời gian xác định, trên một đơn vị lãnh thổ xác định
Công thức: RNI = CBR – CDR
RNI: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên
CBR: tỉ suất sinh thô
CDR: tỉ suất tử thô
Trang 24Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên còn có thể xác định bằng hiệu số trẻ em sinh ra và số người chết trong năm so với dân số trung bình của năm đó
Công thức: RNI = k
P
D B
Con người không chỉ sinh sống trên một lãnh thổ cố định Do những hoàn cảnh khác nhau,
họ có thể thay đổi địa bàn cư trú Từ đó xuất hiện việc chuyển cư (di cư), nghĩa là những dòng người từ nơi này chuyển sang nơi khác Việc tăng, giảm số dân của một lãnh thổ phụ thuộc trước hết vào nhịp độ gia tăng tự nhiên, sau đó vào kết quả quá trình chuyển cư Để phân biệt với biến động tự nhiên, người ta gọi gia tăng dân số ở một lãnh thổ liên quan tới chuyển cư là biến động cơ học (cơ giới) Như vậy, gia tăng cơ học chính là sự chênh lệnh giữa số người suất
cư (những người rời khỏi thành phố) và số người nhập cư (những người đến lãnh thổ) Khi đề cập đến biến động cơ học tức là nói tới quá trình chuyển cư (di cư hay di dân)
1.2.2.1 Khái niệm
Cùng với gia tăng dân số tự nhiên, di dân có ảnh hưởng lớn đến quy mô, cơ cấu và phân bố dân cư Di dân trở thành một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng dân số đặc biệt ở những quốc gia mà mức sinh và mức tử đang giảm xuống thấp
Theo nghĩa rộng: Di dân là sự chuyển dịch bất kì của con người trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cư
Theo nghĩa hẹp: đã có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm di dân khác nhau như
V.I.Perevedensev (1966), coi di dân là tổng hợp sự di chuyển của con người gắn với sự thay đổi chỗ ở Còn theo V.V.Onhikienkô và V.Popokin (1973) di dân thường được hiểu là sự thay đổi nơi thường trú của con người với tổng thể các nhân tố và nguyên nhân chính [3, tr.9]
Theo Liên Hợp Quốc: Di dân là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm tạo nên một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian xác định Định nghĩa này được Liên Hợp Quốc sử dụng nhằm khẳng định mối quan hệ giữa sự di
chuyển theo một khoảng cách nhất định qua một địa giới hành chính, với việc thay đổi nơi cư trú
Trang 25Như vậy, theo nghĩa hẹp chỉ có sự di chuyển, thay đổi vĩnh viễn nơi cư trú mới tạo nên di dân và những người thay đổi nơi ở thường trú mới gọi là người di cư thực sự Những người sống lang thang, đi du lịch, người đi làm ăn theo mùa vụ, di chuyển tạm thời và không có mục đích cư trú lâu dài ở nơi đến thì không được coi là di dân Liên quan tới khái niệm di dân, cần phân biệt hai bộ phận cấu thành của một quá trình là xuất cư và nhập cư
Xuất cư là việc di cư tự nguyện hay bắt buộc rời khỏi lãnh thổ này sang lãnh thổ khác để
sinh sống thường xuyên hay tạm thời trong khoảng thời gian dài Đây là hiện tượng đặc trưng
cho nhiều nước đang phát triển do nhiều nguyên nhân như muốn cải thiện mức sống, tình trạng thiếu lao động ở các nước kinh tế phát triển, chính trị, thiên tai…
Nhập cư là việc đi đến một lãnh thổ khác để sống thường xuyên hay tạm thời (thường là
thời gian dài) của công dân một nước khác hay dân cư vùng khác trong một quốc gia Nó bị chi
phối bởi nhiều nhân tố: kinh tế, chính trị, tôn giáo…Cũng như xuất cư, nhập cư ảnh hưởng nhiều đến kết cấu và động lực tăng dân số
Gia tăng cơ học có thể là dương nếu số người xuất cư ít hơn số người nhập cư Ngược lại, gia tăng cơ học là âm khi số người xuất cư nhiều hơn số người nhập cư Trên phạm vi toàn thế giới, chuyển cư không ảnh hưởng tới số lượng dân nói chung, nhưng đối với từng nước, từng khu vực nhiều khi lại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc làm thay đổi tổng số dân và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá di dân
Tỉ suất nhập cư (Immigration Rate – IR): là tỉ số giữa người nhập cư và dân số trung
bình năm (đơn vị %)
Công thức: IR =
P I
IR: tỉ suất nhập cư
I: số người nhập cư trong năm
P: dân số trung bình năm
Những khu vực có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư là nơi có tỉ suất nhập cư cao Thành phố là một trong những khu vực có sức hút đối với người nhập cư, đây thường là nơi có tỉ suất nhập cư cao
Tỉ suất xuất cư ( Emigration Rate - ER): tỉ số giữa số người di chuyển khỏi nơi sinh
sống trên tổng số dân của vùng mà họ chuyển đi (đơn vị %)
Công thức: ER =
P E
Trang 26ER: tỉ suất xuất cư
E: số người xuất cư trong năm
P: dân số trung bình năm của vùng xuất cư
Tỉ suất di dân thuần túy (Net Migration Rate – NMR)
Công thức: NMR = k
P
E I
*
= IR – ER
Trong nghiên cứu về biến động cơ học, người ta thường chú ý đến độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn của người xuất cư và nhập cư Những đặc trưng cơ bản này sẽ phản ánh gián tiếp trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng nhập cư và xuất cư, đồng thời phản ánh sự gia tăng dân số của khu vực đi - đến hiện tại và tương lai
1.2.2.3 Các yếu tố tác động đến quá trình di dân
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc di dân Quyết định di chuyển chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau Một quyết định di chuyển không chỉ chịu sự tác động của quyết định cá nhân
mà nó còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như điều kiện tự nhiên hay kinh tế, sự khác nhau giữa nơi đi và nơi đến và các mối quan hệ ràng buộc của từng cá nhân Những nguyên nhân đó
được gọi là “lực hút” ở nơi đến và “lực đẩy” ở nơi đi
Các nguyên nhân tạo lực hút tại các vùng có dân di chuyển đến gồm:
- Đất đai màu mỡ, tài nguyên phong phú, khí hậu ôn hòa và môi trường sống thuận lợi, nền kinh tế phát triển mạnh
- Dễ kiếm việc làm, thu nhập cao, có triển vọng cải thiện đời sống
- Các điều kiện về an ninh chính trị ổn định
- Chính sách đối với người nhập cư
Các nguyên nhân tạo lực đẩy đối với người di dân bao gồm:
- Điều kiện sống quá khó khăn, mức sống thấp và ít có cơ hội để nâng cao mức sống
- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đất đai bạc màu, khó kiếm việc làm và thiếu nguồn lực như vốn và công nghệ để có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống
- Môi trường an ninh và chính trị bất ổn định
Trong các nguyên nhân nêu trên, nguyên nhân đóng vai trò chủ yếu trong quá trình di dân là các hoạt động kinh tế như việc làm, sản xuất công nghiệp và mức sống Những nguyên nhân này làm thay đổi không chỉ nơi cư trú mà cả nghề nghiệp của những người di dân Cơ hội tìm kiếm việc làm và các hoạt động khác như giáo dục, y tế, nhà ở, thông tin liên lạc, điều kiện làm việc và nghỉ ngơi đã kích thích việc di dân, đặc biệt là từ nông thôn ra thành thị Ngược lại,
Trang 27các yếu tố như năng suất lao động thấp, thiếu đất, thiếu việc làm và đói nghèo ở các vùng nông thôn là các nhân tố quan trọng tạo ra sức đẩy người dân ra khỏi vùng để tìm đến những vùng có nhiều cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, còn có nguyên nhân khác như: muốn hợp lí hóa về gia đình (bố mẹ, con cái muốn sống gần nhau), khu vực đang sinh sống thuộc diện quy hoạch, giải tỏa, cá nhân bị mặc cảm với những người xung quanh tại nơi cư trú
Ngày nay, do điều kiện lịch sử, tự nhiên và xã hội giữa các nước và giữa các vùng trong một nước được hình thành và phát triển không đồng đều do sự phân bố các nguồn tài nguyên như đất đai, khoáng sản, khí hậu thời tiết đã dẫn đến sự chênh lệch lớn về dân cư và nguồn lao động giữa các vùng Sự phân bố không đồng đều này cùng với sự chênh lệch về mức sống, kinh
tế, văn hóa, xã hội là những nguyên nhân chính làm xuất hiện các dòng di dân giữa các nước và các vùng
1.2.3 Biến động dân số
1.2.3.1 Các khái niệm và thước đo
Quy mô dân số: là tổng số dân sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất định vào
những thời điểm xác định (có thể là đầu năm, cuối năm, giữa năm hoặc thời điểm tổng điều tra dân số…) Các kí hiệu thường dùng như Po: dân số đầu năm hoặc dân số đầu kì, P1: dân số cuối năm hoặc cuối kì, Pt: dân số tại thời điểm t Thông tin về quy mô dân số được sử dụng để tính tốc độ tăng hay giảm dân số theo thời gian
Quy mô dân số trung bình thời kì (thường là một năm): là số lượng dân cư được tính
bình quân trong một thời kì nào đó Kí hiệu thường dùng: P Thông tin về quy mô dân số trung bình thời kì được sử dụng trong việc tính toán các chỉ tiêu nhân khẩu học, dự báo dân số, tính toán, phân tích, so sánh với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội Người ta thường ước lượng dân số vào thời điểm giữa năm (30/6 hoặc 1/7 hằng năm) (hay giữa thời kì) là dân số trung bình của năm hoặc dân số trung bình thời kì
Sự tăng hay giảm dân số bao gồm hai thành phần: tăng (hay giảm) tự nhiên (natural increase hoặc decrease) là chênh lệch giữa số sinh và số tử, và tăng (giảm) cơ học hay di dân thuần túy (net migration) là chênh lệch giữa số di dân đến và đi ở một vùng Mối quan hệ giữa các thành phần này được biểu diễn bằng phương trình cân bằng dân số ở dạng đơn giản như sau:
Biến động chung dân số = biến động tự nhiên + biến động cơ học
Pt – Po = Sinh - Chết + Nhập cư - Xuất cư = B – D + I – O
Trang 28Trong đó: Po là dân số tại thời điểm gốc, Pt là dân số tại thời điểm t Số sinh, tử, nhập cư, xuất
cư diễn ra trong giai đoạn từ thời điểm gốc tới thời điểm t
Trong nhiều trường hợp thì biến động tự nhiên đóng vai trò quyết định đến sự thay đổi dân
số nhiều hơn so với biến động cơ học Điều này phù hợp với những nước đang phát triển, hiện đang ở thời điểm giữa của giai đoạn quá độ dân số, thời kì mà số sinh lớn hơn số chết nhiều Tình trạng này cũng đúng khi chúng ta xem xét dân số trên phạm vi toàn thế giới Nhưng khi xem xét dân số dưới cấp độ vùng trong một quốc gia: tỉnh, huyện, thành phố thì biến động cơ học đóng một vai trò quan trọng hơn đối với sự biến đổi dân số Đối với các nước phát triển, nơi cả sinh và chết đều ở mức thấp thì biến động cơ học có vai trò lớn làm thay đổi quy mô dân
*
Po: dân số ở thời điểm điều tra ban đầu
Pt: dân số ở thời điểm điều tra cuối
Tuy nhiên, để dễ dàng so sánh tốc độ gia tăng dân số giữa các quốc gia và giữa các thời kì, người ta thường tính tốc độ gia tăng dân số trung bình hàng năm, kí hiệu r
Công thức: Pt = Po (1 + rt)
r = k
t Po
Po Pt
*
Trong đó t là khoảng thời gian tính Tính tốc độ (hoặc tỉ lệ) gia tăng dân số bằng công thức trên thực ra tương tự quan điểm cho rằng dân số tăng theo cấp số cộng (hàm tuyến tính) với giả định dân số tăng một số người như nhau qua các năm Nhưng trong thực tế, lịch sử gia tăng dân
số thế giới và Việt Nam, dân số có xu hướng tăng rất khác nhau Ta có thể tính theo hàm số mũ theo công thức: Pt = Po.e rt
Từ đó ta có:
Po
Pt t r rt Po
Trang 29Pt = Po (1+ r)t t 1
Po
Pt r
Khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi
Để biết được rằng, với một tỉ lệ gia tăng không đổi, quy mô dân số sẽ đạt tới mức nào sau một khoảng thời gian nhất định, từ đó thấy được mức độ tăng nhanh hay chậm của dân số Cách thường được sử dụng là tính khoảng thời gian dân số tăng gấp đôi, khoảng thời gian này càng ngắn chứng tỏ dân số tăng càng nhanh và ngược lại Sử dụng dạng hàm số mũ để tính t khi Pt = 2Po Có nghĩa là: 2Po = Po.ert
r r
t ln 2 0,693
Trong đó:
Pt: dân số ở thời điểm điều tra t
Po: dân số ở thời điểm gốc dự báo
r: tỉ lệ tăng trưởng dân số
t: thời gian tính từ năm gốc đến năm dự báo
1.2.3.2 Gia tăng dân số Việt Nam
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn và vẫn đang tăng mạnh Theo Tổng cục Thống kê, năm 2008, Việt Nam có khoảng 86.160 nghìn người, mật độ dân số là 260 người/km2, tốc độ gia tăng dân số là 1,18%, đứng thứ 13 trên thế giới về dân số Các nhà khoa học của Liên Hợp Quốc đã tính toán rằng, để cuộc sống thuận lợi, bình quân trên 1km2 chỉ nên có từ 35 - 40 người Như vậy, ở Việt Nam, mật độ dân số đã gấp khoảng 6 – 7 lần “mật độ chuẩn” Điều này
có thể khẳng định Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số rất lớn Mặc dù vậy, dân số nước ta vẫn tăng mạnh: bình quân mỗi năm dân số tăng thêm khoảng 1,1 triệu người, nghĩa là bằng dân
số một tỉnh loại trung bình
a Gia tăng tự nhiên
Quy mô dân số lớn
Những năm cuối của thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX dân số Việt Nam gia tăng chậm Nhưng từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX tốc độ gia tăng dân số rất nhanh Giai đoạn 1921-1955 (35 năm) dân số tăng khoảng 9,5 triệu người Đặc biệt, giai đoạn 1955-1995 (40 năm) dân số tăng khoảng 48 triệu người Nếu tính từ năm 1921 đến 1995, trong khoảng 74 năm, dân số Việt Nam tăng khoảng 4,5 lần với số lượng khoảng 58,5 triệu người, cũng trong thời gian này dân số thế giới tăng 2,9 lần Nếu chỉ tính từ năm 1975 đến 1990, dân số nước ta tăng thêm khoảng 18,6 triệu người, trong khi đó cả Châu Âu chỉ tăng thêm 20 triệu người trong cùng một thời kì Như vậy, sự “bùng nổ dân số" ở nước ta diễn ra mạnh mẽ trong những thập niên 70
- 80 của thế kỉ trước [41]
Trang 30Bảng 1.5: Quy mô, mật độ và tăng trưởng dân số Việt Nam giai đoạn 1951 - 2008
Nguồn: Đặng Nguyên Anh – Xã hội học dân số, trang 83; Niên giám thống kê 2007, 2008
Theo dự báo, dân số nước ta vẫn tiếp tục gia tăng trong vài thập kỉ tới do hàng năm số phụ
nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn lớn Những phương án dự báo mới nhất của Tổng cục Thống
kê cho thấy, vào năm 2025 dân số Việt Nam có thể đạt con số trong khoảng từ 96 triệu người (phương án thấp nhất) đến 106 triệu người (phương án cao nhất)
Mức sinh giảm mạnh nhưng vẫn còn khá cao và rất không đồng đều giữa các vùng Sau ngày hòa bình lập lại, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, những tập quán và tâm lí thích nhiều con và thích có con trai đã tác động đến mức sinh Tỉ suất sinh thô rất cao: năm 1960 là 46%, 1970 là 39,5%, 1979 là 33,2% và 1989 là 30,1% Nhưng những năm gần đây, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một nâng cao, đời sống người dân được cải thiện, áp dụng sâu rộng chính sách dân số - KHHGĐ, nên mức sinh đã giảm rõ rệt và số con trung bình của mỗi phụ nữ Việt Nam cũng không ngừng giảm xuống (biểu đồ 1.1)
Trang 3119 89 19 91 199 3 19 95 19 97 19 99 20 01 200 3 20 05 20 07 Năm
%o
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 con/phụ nữ
Biểu đồ 1.1: Mức sinh ở Việt Nam giai đoạn 1989 - 2007
Tuy nhiên, khi mức sinh chung của cả nước giảm khá nhanh thì biến động mức sinh giữa các vùng kinh tế cũng diễn ra khác nhau
Bảng 1.6: Mức sinh theo vùng ở Việt Nam giai đoạn 1989 - 2007
(CBR: 0/00, TFR: con/phụ nữ)
1989 1999 2004 2007 Các vùng CBR TFR CBR TFR CBR TFR CBR TFR
ĐB sông Cửu Long 35,9 4,6 18,9 2,1 18,2 2,0 16,3 1,87
Nguồn : Tổng điều tra dân số nhà ở Việt Nam 1989, 1999; Điều tra biến động dân số 2004, 2007
Tỉ lệ tử vong thấp và ổn định
Việc thực hiện tốt công tác giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản, thực hiện các chương trình tiêm chủng cho trẻ em cùng với đời sống của người dân ngày một nâng cao đã góp phần quan trọng làm giảm mức tử, nhất là mức tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm nhanh, tuổi thọ dân cư tăng
Trang 3268.6 68
60
71 70
5.3
5.6
5.4 6.7
%o
Eo CDR
Biểu đồ 1.2: Tỉ lệ tử vong và tuổi thọ ở Việt Nam giai đoạn 1979 - 2007
Với cơ cấu dân số trẻ, độ tuổi dưới 15 tuổi chiếm 25,3%, người già trên 60 tuổi là 9,7% (2007), mức tử ở nước ta thể hiện đặc trưng của các nước đang phát triển Nhìn chung, mức tử
có xu hướng giảm nhanh, từ 120/00 năm 1960 xuống 7,20/00 năm 1989, còn 5,60/00 năm 1999 và 5,30/00 năm 2007 So với nhiều nước trên thế giới, mức tử ở Việt Nam tương đối thấp nhờ sự phát triển của ngành y tế, giáo dục, đời sống vật chất được nâng cao và sự quan tâm của nhà nước đến sức khỏe, đời sống nhân dân
Tỉ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi giảm rất nhanh, chỉ trong 7 năm, từ 2000 -2007, IMR giảm chỉ còn một nửa
Bảng 1.7: IMR ở Việt Nam giai đoạn 1984 - 2007 (đơn vị: 0/00)
Năm
1984-1989
1999 2000 2005 2006 2007
Nguồn: Tổng điều tra dân số nhà ở VN 1989, 1999; Điều tra biến động dân số 2000, 2005, 2006, 2007
Tuy nhiên, IMR của nước ta còn rất khác nhau giữa các vùng Đáng lưu ý là ở ba vùng khó khăn nhất nước, bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên mặc dù tỉ suất chết trong những năm gần đây đã và đang có xu hướng giảm khá nhanh, song vẫn còn cao Năm 2007, IMR của vùng Tây Bắc cao gấp 1,8 lần trung bình cả nước (290/00 so với 160/00), cao gấp 2,9 lần vùng Đông Nam Bộ và ĐBSH (100/00), vùng có IMR thấp nhất Vùng Tây Nguyên cũng có IMR cao thứ hai sau vùng Tây Bắc (270/00) Ba vùng có IMR thấp là Đông Nam Bộ, ĐBSH và ĐBSCL (100/00)
b Biến động cơ học
Trong thời kì chiến tranh, đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền, di dân diễn ra không nhiều Khi hòa bình lập lại và thống nhất đất nước, di dân đã bùng phát, quy mô di dân hằng năm tăng lên tới gần 5 lần so với thời kì trước Trong giai đoạn 1961-1997, đã có 5,9 triệu dân
1989 1994 1999 2004
Trang 33di chuyển tới các vùng Tuy nhiên, di cư diễn ra hết sức khác nhau giữa các vùng và giữa các thời kì Trong đó, nổi bật nhất là hai dòng di dân đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Sau khi kết thúc chiến tranh, thời kì 1976 - 1990, dòng di cư đến Tây Nguyên và Đông Nam Bộ diễn ra hết sức sôi động và mạnh mẽ Từ năm 1975 đến 1979, số di cư đến Tây Nguyên là 215.091 người, tỉ suất di cư đến trong thời gian này lên đến 1870/00 Tỉ suất này có giảm trong giai đoạn tiếp theo nhưng vẫn còn ở mức rất cao Tương tự, vùng Đông Nam Bộ luôn luôn là vùng nhập cư vào loại mạnh của cả nước (bảng 1.8)
Hướng di dân cũng thay đổi đáng kể Đối với di dân nội địa: từ nông thôn – nông thôn phía Bắc trước năm 1975 đến di dân Bắc – Nam, chủ yếu cũng là nông thôn – nông thôn (dòng di cư tới Tây Nguyên), rồi chuyển sang hướng di dân nông thôn – đô thị (dòng di dân tới Đông Nam Bộ) Như vậy, di cư từ chỗ đi làm nông nghiệp là chính đang chuyển sang di cư để làm công nghiệp và dịch vụ
Bảng 1.8: Tỉ suất di dân giữa các vùng giai đoạn 1994 - 1999, 2005 và 2006
(đơn vị: 0 / 00 )
1994 - 1999 2005 2006 Các vùng Nhập
cư
Xuất
cư
Di cư thuần
Di cư thuần
Trang 34lãnh thổ 10 năm trở lại đây, số phụ nữ lấy chồng nước ngoài có xu hướng tăng lên, đặc biệt các tỉnh ĐBS Cửu Long Theo thống kê, từ 1995-2007 có khoảng 180.000 người Việt Nam kết hôn với người của 60 nước, trong đó phụ nữ chiếm tới 80% [50] Kết hôn với người nước ngoài là nguyên nhân mới, đáng kể của di dân và đang gây ra những hậu quả phức tạp về mặt dân số, pháp lí, tâm lí xã hội Những vấn đề phụ nữ di cư kết hôn phải đối mặt như những khác biệt về văn hóa, luật pháp, phong tục tập quán, ăn uống, ngôn ngữ, lối sống; vấn đề việc làm, giáo dục con cái
Trang 35CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TP HỒ
CHÍ MINH THỜI KÌ 1997 - 2007 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TP HỒ CHÍ MINH
2.1.1 Lịch sử hình thành
Sài Gòn - TP HCM hình thành và phát triển hơn 300 năm So với Hà Nội (1010), TP HCM còn khá trẻ, nhưng so với các thành phố khác trong khu vực thì nó có bề dày lịch sử không kém Ra đời sau Manila (1571) 127 năm, nhưng trước Bangkok (1782) 84 năm và trước KualaLumpur (1857) 159 năm
Trước thế kỉ 17, khu vực Sài Gòn ngày nay còn là một vùng đất hoang vu rừng rậm, sình lầy với hệ sinh thái ở dạng nguyên sinh, dân cư thưa thớt Thời gian này có khoảng 40.000 hộ dân sinh sống rải rác khắp vùng Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, thị tứ ban đầu đã mở rộng đến phía tây sông Đồng Nai, giáp sông Sài Gòn tạo thành trung tâm hành chính lớn nhất miền Nam
Năm 1862 Sài Gòn nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp và trở thành thủ phủ của xứ Nam Kì Trong thời kì thuộc địa đánh dấu bằng sự phát triển các cơ sở hạ tầng và gia tăng dân
số của thành phố Nhiều công trình được xây dựng trong thời gian này vẫn còn đến ngày nay như chợ Bến Thành (1911), cảng Sài Gòn (1866), UBND thành phố, nhà thờ Đức Bà (1877) Sau nhiều lần mở rộng, đến năm 1872 thành phố Sài Gòn có diện tích là 447 ha Năm
1894, vùng Đa Kao - Tân Định gồm các làng Hòa Mỹ, Phú Hòa, Nam Chơn, Tân Định, Xuân Hòa với diện tích khoảng 344 ha, hội nhập vào thành phố, làm cho diện tích thành phố tăng lên
791 ha Năm 1895 các làng Khánh Hội và Tam Hội (quận 4) rộng 182 ha nhập thêm vào, đưa diện tích Sài Gòn tăng lên 973 ha Đến năm 1907 Sài Gòn có diện tích là 1.764 ha Cùng với việc gia tăng quy mô không gian là gia tăng dân số [11]
Năm 1881 Sài Gòn có 13.481 người, Chợ Lớn có 39.806 người, cộng cả Sài Gòn và Chợ Lớn là 53.287 người Năm 1900 Sài Gòn - Chợ Lớn có 183.900 người, trong đó Sài Gòn là 50.300 người và Chợ Lớn 133.600 người
Ngày 27/4/1931 hai thành phố Sài Gòn, Chợ Lớn hợp nhất gọi là vùng Sài Gòn - Chợ Lớn, rộng 5.100 ha Toàn vùng chia ra làm 5 quận (ba thuộc Sài Gòn và hai thuộc Chợ Lớn ) với dân
số khoảng 256.000 người Năm 1945 dân số Sài Gòn - Chợ Lớn khoảng 976.000 người Cơ cấu kinh tế lúc này vẫn chủ yếu là thương mại, dịch vụ, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trang 36Dưới thời Mĩ - Ngụy, thành phố là Đô thành của chính quyền Sài Gòn Nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của mình, Hoa Kì đã đổ khá nhiều tiền của cho việc nâng cấp và phát triển cơ
sở hạ tầng kĩ thuật của thành phố Sài Gòn như đường sá, cầu cống, các khách sạn, công sở Một
số cơ sở hạ tầng kĩ thuật nổi bật đã được xây dựng trong giai đoạn này như cảng Sài Gòn, cầu Sài Gòn, dinh Thống Nhất…
Trong thời gian này dân số thành phố biến động khá phức tạp, tỉ lệ dân nhập cư rất cao
Từ năm 1955 - 1956 trong số hơn một triệu người miền Bắc di cư vào Nam, phần lớn họ định
cư tại Sài Gòn, làm cho dân số thành phố tăng cao Đồng thời cũng làm thay đổi cơ cấu dân cư thành phố Năm 1956 dân số toàn thành phố là 1.794.356 người, năm 1973 dân số tăng lên 2.090.000 người
Sau khi đất nước thống nhất (4/1975), Sài Gòn được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh Như vậy TP HCM được chính thức thành lập vào tháng 7/1976 trên cơ sở đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định, huyện Củ Chi (tỉnh Hậu Nghĩa), Bến Cỏ (Bình Dương), diện tích khoảng 2.029 km2 Đến năm 1978 sát nhập thêm một phần tỉnh Đồng Nai và Long An vào thành phố làm diện tích tăng lên 2.095 km2
Bảng 2.1: Tiến trình tăng trưởng quy mô dân số Sài Gòn – TP HCM từ năm 1698 đến
Trang 38Lược đồ 2.1: SÀI GỊN XƯA
SÀI GÒN NĂM 1867
SÀI GÒN NĂM 1944
Trang 39LƯỢC ĐỒ 2.2: LƯỢC ĐỒ HÀNH CHÍNH TP HCM
Trang 402.1.2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nước Lãnh thổ trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm trong tọa độ địa lí từ 10o22’ đến 11o2’vĩ độ Bắc và từ 106o1’ đến 107o1’ kinh độ Đông TP HCM nằm trong khu vực Đông Nam Bộ, tiếp giáp với 6 tỉnh: đông bắc giáp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, đông nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu, tây và tây nam giáp Long An và Tiền Giang, tây bắc giáp với Tây Ninh, phía nam giáp biển Đông
Diện tích tự nhiên của thành phố là 2.095,01 km2, chiếm hơn 6,36% diện tích cả nước, trong đó bao gồm 494,01 km2 nội thành và 1.601 km2 ngoại thành Dân số năm 2008 là 6.810.461 người, bằng 7,9% dân số cả nước
TP HCM có vị trí đặc biệt thuận lợi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với các tỉnh và thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á Thành phố nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới Đây là những điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển kinh tế - xã hội cũng như mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước, trong khu vực và quốc tế Chính vì vậy TP HCM là nơi dân
cư tập trung đông đúc, nhu cầu về lao động lớn Hàng năm, lượng dân di cư từ các tỉnh và thành phố khác đến TP HCM rất đông làm cho dân số thành phố không ngừng tăng lên, mật độ dân
số ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết về xã hội, môi trường
2.1.3 Điều kiện tự nhiên
2.1.3.1 Địa hình
TP HCM nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn, giữa khu vực chuyển tiếp từ cực Nam Trung Bộ sang Đồng bằng sông Cửu Long Về mặt địa hình, thành phố
có hai đặc điểm chủ yếu sau:
- Địa hình đồng bằng thấp (hơn 50% diện tích đất dự kiến phát triển đô thị tại thành phố có độ cao tự nhiên dưới 2m so với mực nước biển trung bình), bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng
và bị chia cắt bởi mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc
- Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam nhưng độ dốc nhỏ Với địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng nơi cư trú nên dân cư tập trung đông và phát triển sản xuất cũng như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật, tạo sức hút lớn đối với dân cư