Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, từ những nước công nghiệp phát triển cho đến các quốc gia đang phát triển, tài chính và tiền tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng
Trang 1
Đề tài 2:
MÔ HÌNH PHÂN BỔ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH
LỚP CAO HỌC ĐÊM 8 _ K19GVHD: TS.DƯƠNG THỊ BÌNH MINH SVTH:
14 NGUYỄN HUỲNH NHƯ
15 PHAN THỊ YẾN PHƯỢNG
16 NGUYỄN NGỌC THẠCH
TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
Trang 2Trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, từ những nước công nghiệp phát triển cho đến các quốc gia đang phát triển, tài chính và tiền tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng Tài chính tiền tệ được sử dụng như là một công cụ quan trọng, qui định và chi phối toàn bộ các hành vi kinh tế, thực hiện các mối quan
hệ kinh tế trên các thị trường
Riêng với Việt Nam chúng ta, chiến lược thực hiện CNH-HĐH đất nước giai đoạn 2006-2010 cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) để xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội Việc huy động và phân bổ một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn tài chính tài trợ cho phát triển kinh tế lại càng có vị trí quan trọng trong thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế _ Xã hội
Trong bối cảnh Việt Nam vừa trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới - WTO vào ngày 7-11-2006, việc gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam những vận hội mới, nhưng cũng đầy thách thức Các kênh huy động vốn đa dạng hơn, dòng vốn lưu chuyển tự do xuyên suốt từ quốc gia này sang quốc gia khác, việc thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hiện đại … diễn ra ngày càng gay gắt giữa các quốc gia.
Thực hiện chủ trương phát huy nội lực, hướng tới nguồn lực trong nước là nguồn lực giữ vai trò quyết định, bên cạnh đó tranh thủ ngoại lực là những nguồn lực quan trọng giữ vai trò hỗ trợ cho nguồn lực trong nước, phân bổ tài trợ cho các dự án và doanh nghiệp trong nước, gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh, góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, tự chủ về tài chính.
Trang 3PHẦN A:
HUY ĐỘNG VÀ PHÂN BỔ NGUỒN TÀI CHÍNH
TRONG NƯỚC
I CÁC KHÁI NIỆM
Ngân sách Nhà nước (NSNN): Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt
Nam thông qua năm 1996 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu,chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định
và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ củachính phủ
Chi NSNN: Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách
nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ Thực chất của nó là việccung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của chính phủ Theo chức năngnhiệm vụ, chi ngân sách bao gồm các chỉ tiêu chính:
- Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi mang tích chất tích lũy phục vụ cho quá
trình tái sản xuất mở rộng, gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng tạo ra môi trường và điềukiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợpvới mục tiêu nền kinh tế
- Chi tiêu dùng thường xuyên: bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền
với chức năng quản lý xã hội của Nhà nước, bao gồm hai bộ phận:
+ Đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa xã hội
+ Phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội chung của Nhà nước
- Chi trả nợ và viện trợ bao gồm:
+ Trả nợ trong nước: là những khoản nợ Nhà nước đã vay các tầng lớp dân cư, các
tổ chức kinh tế và tổ chức khác bằng cách phát hành các loại chứng khoán Nhànước như tín phiếu, trái phiếu quốc gia
+ Trả nợ nước ngoài: là các khoản nợ vay của các chính phủ nước ngoài, các doanhnghiệp và các tổ chức tiền tệ quốc tế
- Chi dự trữ quốc gia: là những khoản chi của chính phủ nhằm bình ổn giá cả hàng hóacho nền kinh tế như: xăng dầu, lương thực, thực phẩm v.v…
Gói kích cầu: là các khoản tài trợ của chính phủ nhằm đẩy mạnh chi tiêu ròng của
chính phủ (hay còn gọi tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăngtrưởng kinh tế
Hệ số hiệu quả vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (ICOR): tỷ lệ % vốn đầu tư bỏ ra
để tạo ra một đơn vị % gia tăng GDP
II ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU- CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN
2006-2009
1 Thực trạng Thu – Chi NSNN
Trang 4Bảng 1: Tổng chi ngân sách nhà nước từ năm 2006 -2008 và 3 quý đầu năm 2009
Nguồn: Thu chi Ngân sách (Bộ tài chính): http://www.mof.gov.vn & tính toán
Tình hình thu – chi NSNN từ năm 2006 đến năm 2009 có biến động lớn Tổng thu NSNN năm
2007 tăng 19.5%, năm 2008 tăng 23.2% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự toán năm Trong
đó thu nội địa bằng 110,9%; thu từ dầu thô bằng 143,3%; thu cân đối ngân sách từ hoạt độngxuất nhập khẩu bằng 141,1% Theo số liệu dự toán 2009 của Bộ tài chính thì thu NSNN sẽgiảm 13.5% so với năm 2008
Biểu đồ 1: Phân tích biến động chi NSNN từ 2006 đến 2008
Trang 5Bảng 2 : Cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước từ năm 2006 – 2008
Đơn vị : Nghìn tỷ đồng
STT Nội dung chi
Ngân sách Tỷ lệ
Ngân sách Tỷ lệ
Ngân sách Tỷ lệ
I Chi cân đối NSNN 321.377 90.47% 368.34 87.08% 474.28 91.60 %
1 Chi đầu tư phát triển 86.084 26.79% 101.50 27.56% 117.80 24.84%
+Trong đó: Chi đầu tư
doanh xăng dầu 8.700 2.71% 2.00 0.54% - -
6 Chi bổ sung Quỹ dự trữtài chính 0.123 0.04% 0.10 0.03% 0.10 0.02%
Nguồn: Thu chi Ngân sách (Bộ tài chính): http://www.mof.gov.vn & tính toán
Trong tổng chi NSNN thì chi cho quản lý và vay NN về cho vay lại chiếm tỷ trọng nhỏ dưới13%, chi cho cân đối NSNN chiếm chủ yếu với tỷ trọng trên 87% và tăng đồng biến với tổngchi NSNN Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đãđược Quốc hội thông qua
Trong cơ cấu chi cân đối NSNN, ngân sách phân bổ chủ yếu cho:
+ Chi thường xuyên : chiếm trên 50% ngân sách và trên 45.7% tổng chi NSNN, tập trung chủyếu cho Giáo dục- đào tạo, bảo đảm xã hội (chi sự nghiệp), y tế và quản lý hành chánh Nhànước
+ Chi cho đầu tư phát triển kinh tế không biến động lớn về tỷ trọng, chiếm khoảng 23% - 24%hàng năm ,
+ Chi trả nợ và viện trợ chiếm từ 10% -13% trong NSNN hàng năm
2 Những hạn chế, yếu kém và giải pháp
Tuy hàng năm Chính phủ đã đầu tư nguồn ngân sách rất lớn để hoàn thiện cơ sở hạ tầng,tái cấu trúc sản xuất nhằm phát triển kinh tế, an sinh xã hội, nhưng các kết quả đạt được hiệnnay cho thấy còn nhiều hạn chế và lộ ra nhiều mặt yếu kém:
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp ICOR = 4.1 trong giai đoạn 1990 -2000, và ~ 5 trong giaiđoạn 2001- 2005
Trang 6Nguồn: “Lựa chọn thành công”, Trường Fulbright và Chương trình Việt Nam (Harvard)
đoạn
Tăng trưởng GDP (%/năm)
Hiệu quả đầu tư (ICOR)
- Chất lượng Qui hoạch còn nhiều bất cập, chưa gắn kết chặt chẽ qui hoạch phát triển ngành
với vùng, địa phương Qui hoạch chưa sát thực tế, còn chồng chéo, thiếu tầm nhìn dài hạn,chưa chú trọng thỏa đáng yếu tố môi trường xã hội (trong các ngành giao thông, quy hoạchphát triển các cụm, khu công nghiệp…)
- Đầu tư dàn trải, tiến độ thi công dự án chậm trễ, kéo dài:
Bảng 3 : Tổng hợp Dự án đầu tư từ năm 2001 – 2006
2001 2002 2003 2004 2005
Số dự án 6,942 7,605 10,596 12,355 13,000
Số dự án thiếu thủ tục đầu tư 375 598 365 377 380
Công trình đầu tư dỡ dang 67.5% 63.1% 70.6% 61.0%
Thể hiện ngay trong kế hoạch hàng năm Số vốn bố trí cho các dự án nhỏ, không đủ vàkhông khớp giữa kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn, một số dự án thủ tục chưa đầy đủ vẫn đượccấp vốn đầu tư Dự án treo chiếm trên 60% tổng dự án đầu tư từ NSNN Nguyên nhân chủ yếu
là tiến độ giải phóng mặt bằng chậm trễ, chính sách đền bù giải tỏa còn nhiều bất cập, dự ándàn trải, nguồn vốn phân bổ không đáp ứng để thực hiện Dù đã có những cố gắng chấn chỉnhnhưng tình hình tồn đọng còn rất lớn, chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí, hiệu quả sử dụngvốn đầu tư thấp
- Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư diễn ra trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư:
Thất thoát lãng phí trong chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư gây lãng phí lớn nhất chiếmđến 70% tổng số lãng phí thất thoát vốn đầu tư
Công tác quản lý xây dựng cơ bản và việc giải ngân các nguồn vốn đầu tư chậm vẫn làđiểm hạn chế trong năm 2009, cụ thể 6 tháng đầu năm có 4.128 dự án của các ngành và địaphương vi phạm các quy định về quản lý đầu tư như: chậm tiến độ, chất lượng thấp, có lãngphí,…
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 67%, trong đó vốn do địa phương quản
lý mới đạt 63,5%, một số địa phương có kết quả giải ngân đạt thấp, có nơi mới đạt dưới 50%(Hà Tĩnh mới đạt 24,4%, Khánh Hòa: 40,9%, Bình Dương: 49,7%, Hòa Bình: 50,2%, Thànhphố Hồ Chí Minh: 53,9%, Vĩnh Long: 55,1% )
Đến tháng 9, ước thực hiện giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 53,4% dự toán, vốntrái phiếu Chính phủ giải ngân ước đạt 44,6% kế hoạch (so với số dự toán 36.000 tỷ đồng)
Trang 7Với khoản vốn trái phiếu Chính phủ trình Quốc hội cho phép phát hành bổ sung năm 2009 là
20.000 tỷ đồng thì ước thực hiện chỉ đạt 10.000 tỷ đồng (50%) (Nguồn Báo cáo thẩm tra của
Ủy ban kinh tế số 1097/BC - UBKT12 ngày 16 tháng 10 năm 2009)
Nguyên nhân của những tồn tại yếu kém và các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nhà nước.
Qua các báo cáo của các Bộ, Ngành, báo cáo của các đoàn giám sát, các đoàn thanh tra đềunêu rõ những nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong quản lý đầu tư sử dụng vốn nhànước và đã đưa ra các giải pháp kiến nghị cụ thể
I Qui hoạch
1 Chưa có qui hoạch 1 Tập trung lập và hoàn thành các quihoạch ngành, lãnh thổ, khu vực và qui
hoạch chi tiết
2 Chất lượng qui hoạch (thấp, không đồngbộ, chồng chéo )
2 Nâng cao chất lượng trong việc lập,thẩm định và phê duyệt qui hoạch theoluật định
II Giai đoạn lập dự án
1 Không theo qui hoạch 1 Chỉ quyết định triển khai dự án khi cóqui hoạch
khu vực
3 Điều tra, khảo sát không đầy đủ 3 Nâng cao năng lực, tăng nguồn kinh
phí khảo sát, điều tra, thẩm định4
Lập dự án theo “phong trào”, chạy theo
“thành tích”, cục bộ địa phương, duy ý
chí
4 Mọi dự án đều phải theo qui hoạch, kếhoạch, nâng cao quyền hạn trách nhiệmcủa HĐND các cấp trong phê duyệt kếhoạch, dự án đầu tư
5 Chất lượng lập dự án kém đánh giá hiệu
quả kinh tế xã hội không đầy đủ
5 Củng cố nâng cao trình độ năng lựccủa đội ngũ tư vấn lập dự án tăng nguồnkinh phí lập dự án
6 Chất lượng thẩm định kém, còn hìnhthức “chạy theo ý lãnh đạo”
6 Tăng chi phí thẩm định, tổ chức thẩmđịnh phải độc lập, về tổ chức, kinh tế với
cơ quan chủ đầu tư và bổ sung các quiđịnh về chế độ trách nhiệm của cơ quanthẩm định
7
Trách nhiệm của 2 chủ thể quan trọng
trong đầu tư là người quyết định đầu tư
và chủ đầu tư không rõ Trình độ năng
lực chủ đầu tư, Ban quản lý dự án kém
7 Bổ sung sửa đổi để ban hành các quiđịnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và đặc biệt là chế độ trách nhiệm củangười quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ràsoát, đào tạo nâng cao trình độ chủ đầu
tư, Ban quản lý dự án
8
Chủ đầu tư là cấp trung gian không phải
là đơn vị quản lý, sử dụng khai thác do
vậy thiếu trách nhiệm với hiệu quả đầu
tưl
Qui định bắt buộc chủ đầu tư phải là đơn
vị sử dụng, khai thác vận hành dự án
III
. Giai đoạn thực hiện dự án
1 Vi phạm thủ tục đầu tư 1 Chấm dứt việc vi phạm thủ tục đầu tư
Trang 8TT Nguyên nhân yếu kém Giải pháp
1-1 Không đủ hồ sơ pháp lý (Thiết kế, dựtoán, thẩm định, )
1-1 Kiên quyết không đưa vào kế hoạchmọi dự án thiếu thủ tục và chế tài mạnhđối với người vi phạm
1-2 Khôg có kế hoạch hoặc có nhưng khôngđủ, đầu tư tràn lan tiến độ kéo dài, gây
nợ đọng dẫn đến lãng phí, thất thoát
1-2 Mọi dự án đều phải nằm trong kếhoạch được duyệt
- Chỉ khởi công dự án khi đảm bảo vốn,
- Phát huy vai trò của HĐND, tổ chức xãhội trong việc tham gia xây dựng kếhoạch đầu tư do UBND trình
2
Không đảm bảo điều kiện giải phóng
mặt bằng gây chờ đợi, tiến độ hoàn
thành chậm trễ, trượt giá làm tăng vốn
đầu tư trong đó chủ yếu do các cơ chế
3
Chất lượng thiết kế, dự toán, thẩm định
chưa cao do:
- Trình độ năng lực của cán bộ các công
- Hoàn thiện các cơ chế quản lý theo cơchế thị trường gắn liền với việc qui định
cụ thể trách nhiệm cá nhân liên quan
- Thực hiện các chế tài phạt khi vi phạmhợp đồng kinh tế
4
Chất lượng công trình còn nhiều vi
phạm gây lãng phí thất thoát thuộc trách
nhiệm chủ yếu do nhà thầu và tư vấn
giám sát
4 Thực hiện nghiêm các qui định củaNghị định 106 về quản lý chất lượng.Khuyến khích các tổ chức áp dụng tiêuchuẩn ISO
Tăng phí giám sát và bổ sung sửa đổi vềquyền hạn trách nhiệm và các chế tài cụthể của cơ quan, cán bộ giám sát, nhàthầu khi vi phạm quản lý chất lượng
IV
. Giai đoạn vận hành khai thác dự án
1
Người quản lý khai thác sử dụng không
tham gia các hoạt động lập – Thực hiện
dự án (không phải là chủ đầu tư)
1 Chủ đầu tư là ngưòi quản lý khai thác
sử dụng dự án (chịu trách nhiệm ở tất cảvòng đời dự án)
- Đấu thầu quản lý khai thác như mộtdoanh nghiệp
3
Không có đầy đủ các qui định về bảo trì,
duy tu, hoặc có nhưng thực hiện việc
duy tu, bảo dưỡng, bảo trì, không
thường xuyên, không đúng định kỳ
3 - Bổ sung các qui định về bảo trì, bảodưỡng, duy tu đối với các dự án
- Đưa ra các qui định nhằm thực hiệnđúng thời gian theo qui định
4 Cấp vốn thiếu, không đáp ứng yêu cầu
định kỳ, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì 4 - Đảm bảo cấp đủ vốn theo tiến độ duytu bảo dưỡng nhằm đảm bảo tuổi thọ
công trình
Trang 9TT Nguyên nhân yếu kém Giải pháp
V. Thanh tra, kiểm tra – kiểm toán
1 Thiếu thường xuyên, lực lượng thanhtra, kiểm tra, kiểm toán không đủ cả
chất lượng và số lượng
1 Tăng cường công tác thanh tra, kiểmtra bổ sung, đào tạo lực lượng thanh tra,kiểm tra, kiểm toán
2 Xử lý sau thanh tra, không kiên quyết nétránh, kéo dài 2 Nghiêm túc và kịp thời xử lý kết luậnsau thanh tra.
3 Nhiều công việc thanh quyết toán không
được kiểm toán
3 Đưa vào luật việc bắt buộc phải kiểmtoán mọi khoản thanh toán sử dụng vốnnhà nước
VI
. Các vấn đề chung khác
1 Thiếu các qui định, cơ chế, chính sáchquản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước.
1 Xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi cácvăn bản pháp luật liên quan đặc biệt phải
có luật về qui hoạch, luật quản lý vốn đầu
tư từ nguồn vốn nhà nước
2
Quản lý việc đầu tư vốn nhà nước tại
các doanh nghiệp còn bất cập Vai trò
“chủ sở hữu vốn nhà nước” “đại diện
chủ sở hữu vốn nhà nước” không rõ
ràng mâu thuẫn giữa quyền của người
“chủ” và quyền “tự chủ” nhiều trường
hợp bị lợi dụng vào mục đích các nhân,
tiêu tiền “chùa” thoải mái làm thất thoát
tài sản, nợ nần chồng chất, kinh doanh
thua lỗ và hư hại môi trường
2 Cần bổ sung, sửa đổi xây dựng mới cácqui định về “chủ sở hữu”, “đại diện chủ
sở hữu”, “người điều hành quản lý sảnxuất kinh doanh” trong các dự án đầu tư
từ vốn nhà nước, phân biệt quyền “ôngchủ đồng vốn” và “quyền tự chủ kinhdoanh” phát triển hình thức thuê giámđốc điều hành Xử lý nghiêm tình hình nợxấu, thua lỗ theo hướng xử lý kiên quyếtcác tồn tại sau kiểm tra, kiểm toán báocáo tài chính hàng năm, không khoanh nợdãn nợ, không bù lỗ Thực hiện nghiêmviệc xử lý các cán bộ không đủ năng lực
và phẩm chất, kiên quyết thực hiện phásản doanh nghiệp theo luật định
3 Chế tài thiếu, không đủ mạnh, thiếu cụthể 3 Tập trung xây dựng các chế tài, đủmạnh để xử lý, răn đe
4
Không thực hiện việc đánh giá hiệu quả
đầu tư và xử lý những người có liên
quan khi đầu tư kém hiệu quả
4 Thực hiện nghiêm túc việc đánh giáhiệu quả đầu tư và xử lý mạnh nhữngngười có liên quan chịu trách nhiệm đốivới dự án kém hiệu quả Đặc biệt là cầnđánh giá hiệu quả đầu tư theo chu trìnhcủa dự án (có thể “đầu tư” cao nhưng
“vận hành” thấp lại hiệu quả hơn “đầu tưthấp”, “vận hành cao” )
5
Tham nhũng, tiêu cực trong mọi hoạt
động đầu tư (chạy dự án, đấu thầu
“rởm”, thông đồng móc ngoặc )
5 Giáo dục đào tạo, lựa chọn cán bộ liênquan, xử lý nghiêm khắc mọi cán bộ viphạm, tiêu cực, tham nhũng
Trang 10TT Nguyên nhân yếu kém Giải pháp
6
Sự tham gia của Quốc hội, HĐND các
cấp, xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp
trong công tác giám sát, tư vấn thẩm
3 Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhà nước:
Với 94 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đóng vai trò đầu tàu đối với kinh tế nhànước, hiện chiếm tới 40% GDP cả nước, tạo ra 39,5% giá trị sản lượng công nghiệp, trên 50%kim ngạch xuất khẩu và 28,8% tổng thu nội địa đã góp phần ổn định và chủ động ngân sáchnhà nước, tạo công việc làm cho hàng triệu lao động Năm 2008 tổng doanh thu của 94 Tậpđoàn và Tổng công ty này ước đạt trên 1.044 tỷ đồng, bằng 118% kế hoạch và tăng trên 30%
so với thực hiện năm 2007
Chi góp vốn cổ phần, vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết
có sự tham gia của nhà nước:
Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn phân bổ theo ngành
(Nguồn Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước www.scic.vn
Danh mục đầu tư của SCIC tính đến ngày 30/6/2009
Tổng quan danh mục đầu tư:
Số doanh nghiệp đã tiếp nhận: 899
Số doanh nghiệp đã thoái đầu tư:183
Số doanh nghiệp thành lập mới: 4
Tổng số doanh nghiệp thuộc danh mục: 754
Trang 11 Giá trị sổ sách danh mục đầu tư: 8.512 tỷ đồng
Phân nhóm danh mục:
Nhóm A (Nhóm đầu tư chiến lược): 11 doanh nghiệp
Nhóm B (Nhóm đầu tư linh hoạt) : 105 doanh nghiệp
Nhóm C (Nhóm thoái đầu tư) : 638 doanh nghiệp
4 GÓI KÍCH CẦU : “Kế hoạch 143 nghìn tỷ”
Bảng : Gói kích cầu 143 nghìn tỷ VND tương đương 8 tỷ USD
Các hợp phần của gói kích cầu "8 tỷ USD" theo kế hoạch của Bộ KHĐT (ĐVT: Nghìn tỷ đồng)
A Liên quan tới thu ngân sách Bộ KHĐT NHTG
Tổng hợp các biện pháp liên quan đến các khoản miễn giảm và hoãn
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TNCN và thuế GTGT Đã bao gồm
trong giai đoạn một của gói kích cầu
Tổng thu sẽ được miễn trừ 28 (10.2)
B Liên quan tới chi ngân sách Bộ KHĐT NHTG
Thúc đẩy thực hiện các dự án cấp bách, có khả năng hoàn thành trong
năm 2009 và 2010 trên thực tế, các nguồn lực sẽ được phân bổ lại từ các
dự án thực hiện kém
Kế hoạch hỗ trợ lãi suất 4%, kết hợp hai giai đoạn Đã bao gồm trong
Các khoản chi tiêu khác, chủ yếu là các khoản an sinh xã hội, bao gồm
thưởng Tết Đã bao gồm trong giai đoạn một cảu gói kích cầu 7.2 (7.2)
Các khoản đầu tư sẽ được cấp vốn chuyển nguồn từ ngân sách của năm
2008.Tuy nhiên, 14,1 nghìn tỷ đồng được chuyển sang đã bao gồm trong
kế hoạch ngân sách của tháng 11/2008
Phát hành các trái phiếu quốc gia bổ sung ngoài ngân sách Tuy nhiên
chỉ 20 nghìn tỷ đồng được giành để đầu tư cho các chi phí bổ sung 7,7
nghìn tỷ còn lại được thể hiện dưới dạng các khoản tài trợ bổ sung
Tổng các chi phí bổ sung 83.9 43.3
C Liên quan tới nguồn tài chính Bộ KHĐT NHTG
Hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước tính 2009 chưa thực hiện
Điều này tương đương với việc chi tiêu các khoản vốn đã có 3.4 3.4
Phát hành trái phiếu trong nước bổ sung ngoài ngân sách cho đầu tư 27.7 27.7
Tổng nguồn chi phí bổ sung 31.1 31.1
Nguồn: Dựa trên số liệu của IMF, MOF và MPI Các số liệu trong ngoặc kép là chi một phần
của các biện pháp trong gói đầu tiên hoặc không nằm trong ngân sách
Để duy trì tăng trưởng kinh tế, đối phó với tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới hiệnnay, cuối năm 2008 đầu năm 2009, chính phủ đã sử dụng hàng loạt biện pháp: miễn thuế, giảmthuế, hỗ trợ lãi suất v.v của chính sách tài khóa nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế ViệtNam Gói kích cầu này được gọi chung là “Kế hoạch 143 nghìn tỷ đồng”, đảm bảo 3 nguyêntắc:
+ Kịp thời
Trang 12+ Đúng đối tượng: người hưởng lợi có khuynh hướng chi tiêu cao với mỗi đồng nhận them từgói kích cầu và có xu hướng sử dụng hàng hóa được sản xuất trong nước với hàm lượng đầuvào sản xuất trong nước cao.
+ Thực hiện trong ngắn hạn
Tuy việc việc hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp đáp ứng được các nguyên tắc 1 và
3, song việc đáp ứng nguyên tắc 2 phụ thuộc rất nhiều vào khâu thực hiện Để đảm bảo đạtđược mục tiêu lớn nhất là duy trì việc làm, cần hướng nội dung này vào các doanh nghiệpthâm dụng lao động, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay ưu đãi của các doanh nghiệpthâm dụng vốn để đảm bảo đạt được mục tiêu thông qua việc các doanh nghiệp này tạothêm việc làm trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua giảm giá đầu ra tạo ra hiệu ứng lan tỏa tíchcực đối với nền kinh tế
Việc giãn thuế đáp ứng được nguyên tắc số 1 và 3, song tác động có thể khá hạn chế donhiều người có thể sẽ không dùng thuế được tạm giãn để chi tiêu mà dành cho tiết kiệm dokhông chắc chắn về việc được miễn thuế, cũng như để đề phòng bất trắc nếu nền kinh tếkhông được cải thiện
Việc trợ cấp một lần trị giá 200.000 đồng/người vào dịp Tết Nguyên Đán vừa qua đápứng rất tốt cả 3 nguyên tắc nêu trên cho dù có gặp một số vấn đề ở khâu thực hiện Chính phủ
có thể cân nhắc để tiếp tục thực hiện nội dung này khi cần thiết
Giải pháp cần đề ra trong giai đoạn này là :
• Tiếp tục giảm thuế VAT cho những mặt hàng thiết yếu và có tỷ lệ nội địa hóa cao đểkích thích tiêu dùng các hàng hóa này
• Chỉ miễn thuế thu nhập cá nhân cho mức đóng thuế 5% thay vì áp dụng chung cho tất
cả các mức để tránh những khoản miễn ở mức cao lại được đưa vào tiết kiệm màkhông chi tiêu dùng
• Bù một phần cho các khoản đóng góp của doanh nghiệp vào quĩ bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để giảm chi phí lao động cho doanh nghiệp và qua đókhuyến khích họ giữ lại công nhân
• Trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho những công nhân mất việc và có lương bình quânthấp (ví dụ bình quân dưới 1 triệu đồng/1 tháng trong năm 2008) ngay trong năm 2009mặc dù theo Luật việc chi trả chỉ có thể thực hiện sớm nhất vào năm 2010 Điều này cóthể tương đương với việc Nhà nước ứng trước phần đóng góp 1% của mình
• Tăng trợ cấp cho giáo viên, tăng học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên, cung cấpsách vở và các phương tiện học tập miễn phí cho học sinh tại các vùng khó khăn
• Tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là các dự án nhỏ sử dụng nhiều laođộng
III NGUỒN TÀI CHÍNH TÀI TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ KHỐI DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN:
1 Thực trạng tiềm lực của doanh nghiệp tư nhân trong nước:
Tỷ lệ vốn tài trợ cho phát triển kinh tế từ khu vực tư trong các năm qua có xu hướngtăng nhanh chóng
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 6 năm 2008, cả nước có349.309 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn 1.389.000 tỉ đồng, tương đương 84 tỉUSD Có khoảng 87% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo tiêu chí vốn đăng ký không quá 10 tỉđồng và số công nhân không quá 300 người), còn 13% doanh nghiệp nước ta được coi là lớn,nhưng cũng chỉ thuộc loại nhỏ và vừa của các nước khác trên thế giới (theo tiêu chuẩn củaHoa Kỳ, doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có dưới 500 công nhân)
Trang 13Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, một nền kinh tế có chất lượng bềnvững luôn luôn có sự phát triển hài hòa giữa các doanh nghiệp thuộc loại hình lớn, nhỏ và vừa;nhất là có sự phân công, hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các loại hình doanh nghiệp nói trên.Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn Chúng ta đặc biệt coitrọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa do những ưu thế của loại doanh nghiệp này; nhưng cũngrất cần quan tâm trợ giúp các doanh nghiệp tư nhân phát triển thành những doanh nghiệp lớn;
đó có thể là những doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Hiệnnay, phần rất lớn doanh nghiệp vẫn là nhỏ và vừa, quá ít doanh nghiệp lớn, điều đó chứng tỏ:
(i) Chúng ta chưa huy động được phần vốn đang còn rất lớn trong dân vào sản xuất,kinh doanh, người dân chưa mặn mà với những lĩnh vực đầu tư kinh doanh một cách cơ bản,lâu dài;
(ii) Môi trường thể chế, chính sách, những biện pháp trợ giúp chưa đủ hấp dẫn nhà đầu
tư tư nhân bỏ vốn lớn vào kinh doanh, cho nên nhà đầu tư tư nhân vẫn chỉ đầu tư ở mức nhỏ
(v) Cũng còn thiếu những hướng dẫn cụ thể về các biện pháp phát triển doanh nghiệp
về quy mô, cơ cấu lại sở hữu doanh nghiệp, về liên kết, liên minh chiến lược, sáp nhập, chođến cơ chế quản trị nội bộ doanh nghiệp lớn, kể cả những biện pháp phát triển thương hiệu,xây dựng đội ngũ nhân lực…
2 Giải pháp phát triển tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp tư nhân:
Trước tiên, một môi trường cạnh tranh bình đẳng là hết sức cần thiết cho việc hìnhthành những doanh nghiệp tư nhân lớn Nguồn lực tài chính của khối này còn rất lớn, tuynhiên vì môi trường kinh doanh chưa thuận lợi nên họ không tự tin huy động vốn đầu tư Hiệnnay, mặc dù Luật Doanh nghiệp 2005 đã đặt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếcùng kinh doanh trên một sân chơi bình đẳng, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, nhưngtrong thực tế, doanh nghiệp tư nhân vẫn còn lép vế so với doanh nghiệp nhà nước về nhiềumặt, đang làm méo mó môi trường kinh doanh Có thể ví dụ như về đất đai: khá nhiều vị tríđắc địa - những “khu đất vàng” được giao cho doanh nghiệp nhà nước, họ không những có lợithế trong kinh doanh, lại được hưởng lợi trong việc cổ phần hóa (không tính giá trị sử dụngđất) Đó là những ưu ái trong việc vay vốn (có những khoản vốn ưu đãi) không phải thế chấp,lại được bảo lãnh để vay những khoản khá lớn vốn nước ngoài
Môi trường thuận lợi cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp tư nhân không chỉ được quyếtđịnh bởi hệ thống thể chế, chính sách vĩ mô, mà còn được quyết định bởi vai trò quản lý, điềuhành của chính quyền các cấp, nhất là cấp tỉnh, thành phố Điều đó đòi hỏi đẩy mạnh chốngtham nhũng hơn nữa, tiếp tục cải cách hành chính, làm trong sạch bộ máy, nhất là trong cácviệc như: đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường, xóa bỏ các loại “giấy phép con” không cầnthiết; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân trong tiếp cận đất đai, mở rộng mặt bằng…
IV NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KHỐI NGÂN HÀNG:
Hệ thống các TCTD phát triển nhanh cả về số lượng và loại hình Tính đến nay, hệ thống các TCTD đã có 5 NHTM Nhà nước với 1203 chi nhánh cấp 1 và sở giao dịch, 39 NHTMCP với 898 chi nhánh cấp 1 và sở giao dịch, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 17 công ty tài chính, 13 công ty
Trang 14cho thuê tài chính, 53 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương và gần 1000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tăng trưởng tín dung các năm qua đạt tỷ lệ rất cao, nhất là năm 2007 có tỷ lệ tăng quámức lên đến 50.2% so với năm 2006 Ước tính cả năm 2009, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởngkhoảng trên 30% so với 2008
Trong tiếp cận nguồn vốn, nếu như doanh nghiệp tư nhân chỉ được vay tối đa là 70%trên vốn tự có thì các doanh nghiệp nhà nước có thể vay được gấp hàng chục lần
Tuy vậy, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được ngân hàng chú trọng đầu tư vốn đểphát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn Hiệnnay, đang có 50% trong tổng số DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng và tỷ trọng vốnvay ngân hàng của các doanh nghiệp này chiếm 45,31% trong tổng nguồn vốn hoạt động của
họ Trong 7 tháng của năm 2008, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại đối vớiDNNVV là 289.100 tỷ đồng, trong đó, khối NHTM Nhà nước chiếm 47,7%, khối NHTM cổphần chiếm 47,07%; khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 2,5%
Dư nợ cho vay DNNVV đến 31/7/2008 của các ngân hàng thương mại đạt 299.472 tỷ đồng(chiếm 27,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế), tăng 16,65% so với 31/12/2007 Riêng tronglĩnh vực nông nghiệp, dư nợ chiếm 5,1% trên tổng dư nợ, lĩnh vực công nghiệp và xây dựngchiếm 38,51%, lĩnh vực thương mại, dịch vụ 56,39% Đi đầu trong việc cho vay các DNNVV
là các NHTM Nhà nước, chiếm tỷ trọng 56,98% toàn ngành; tiếp đến là các NHTM cổ phần
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, 23% trong số các DNNVV có quan hệ tíndụng với các ngân hàng thương mại hiện đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả; 73,2% hoạtđộng trung bình và 3,8% gặp khó khăn; trong đó chỉ có 1,42% có khả năng mất vốn Tỷ lệ nợxấu cho vay DNNVV của toàn hệ thống ngân hàng khoảng 3,64% , tăng 1% so với năm 2007nhưng giảm 0,19% so với năm 2006
V NGUỒN TÀI CHÍNH TỪ THị TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN:
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn dài hạn rất tốt của các doanhnghiệp Số vốn huy động thường được sử dụng chủ yếu cho các mục đích sau:
- Bổ sung vốn kinh doanh
- Đầu tư các dự án
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
- Đầu tư vào việc mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sảnxuất kinh doanh
Mục đích huy động vốn được các công ty phát hành cổ phiếu giải trình thông qua cácphương án phát hành Tuy nhiên trong thực tế, nguồn vốn thu đựơc từ việc phát hành các tráiphiếu, cổ phiếu thường được các doanh nghiệp đầu tư không đúng với các mục đích ban đầu
Trong cuối tháng 11 và tháng 12/2007, hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần pháthành trái phiếu và cổ phiếu tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp tranh thủ lúc thị trường sôi động đãtiến hành phát hành thêm chứng khoán và thu về được rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu Ngânhàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát (VP Bank) hành 50 triệu
cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng.
Trang 15- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) cũng phát hành 45,28 triệu cổphiếu, mệnh giá 10.000 đồng và giá bán là 15.000 đồng, tăng vốn điều lệ từ 1.547,2 tỷ đồnglên 2.000 đồng.
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB) phát hành 500 tỷ đồng tăng vốn từ1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng
- VP Bank cũng phát hành 500 tỷ đồng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồnglên 2.000 tỷ đồng
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank) cũng thực hiện kếhoạch tăng thêm gần 1 000 tỷ đồng vốn điều lệ
PHẦN B
THU HÚT VÀ PHÂN BỔ NGUỒN TÀI CHÍNH
TỪ NƯỚC NGOÀI
II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI TẠI VIỆT NAM
1 Hiểu biết chung về nguồn vốn FDI:
a/ Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưavốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lýhoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích chomình
b/ Sự cần thiết phải thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả tại Việt Nam:
Khu vực kinh tế ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và ngàycàng đóng góp tích cực hơn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ViệtNam Tỷ trọng của khu vực kinh tế ĐTNN trong GDP vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm, từ17,02% năm 2006 (so với 15,99% năm 2005) lên 17,66% năm 2007; đồng thời, góp phần đưa
tỷ lệ đầu tư toàn xã hội bình quân lên mức trên 45% GDP trong 3 năm đầu kế hoạch 2006 –2010.Trong hoạt động xuất khẩu, khu vực kinh tế ĐTNN giữ vị trí trọng yếu, chiếm 44% tổngkim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm 2008, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2007 Trong
3 năm 2006 – 2008, các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo thêm 370.000 việc làm, nộp ngân sáchnhà nước khoảng 5 tỷ USD Do vai trò đặc biệt quan trọng của FDI mà việc thu hút và sử dụngVốn FDI hiệu quả là việc làm cấp thiết
(Nguồn: Nghị Quyết Số: 13/NQ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2009 về Định hướng, giải pháp thu
hút và quản lý vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới)
2 Các hình thức phân bổ, thực trạng phân bổ nguồn lực tài chính FDI tại Việt Nam
và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực FDI:
2.1 Phân bổ theo vị trí địa lý và các vùng kinh tế:
a/ Mục đích:
Phân bổ nguồn lực trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” ĐTNNnhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấukinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo pháttriển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận
b/ Thực trạng phân bổ tại Việt Nam:
Sau 21 năm thu hút(bắt đầu từ 1987 – năm ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài), tính
đến cuối năm 2008, chúng ta có bảng phân bổ nguồn vốn FDI theo vị trí địa lý như sau:
Trang 16Nguồn: Số liệu điều chỉnh về
- Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 6.685 dự án với tổng vốn đầu tư 90,87 tỷ USD,chiếm 56,88% tổng số vốn, trong đó, Tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (2.874 dự án với tổngvốn 26,07 tỷ USD) chiếm 28,69% tổng vốn của Vùng Tiếp theo thứ tự là Đồng Nai (1.012 dự
án với tổng vốn 14,016 tỷ USD) chiếm 15,42% vốn của Vùng; Bình Dương (1.856 dự án vớitổng vốn 10,88 tỷ USD) chiếm 11,97% vốn của Vùng; Bà Rịa - Vũng Tàu (198 dự án với tổngvốn 20,686 tỷ USD) chiếm 22,76% vốn của Vùng
- Vùng trọng điểm phía Bắc có 2.752 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 33.88 tỷUSD, chiếm 27,23% về số dự án, 21,21% tổng vốn cả nước Trong đó Hà Nội đứng đầu(1.349 dự án với tổng vốn 18,864 tỷ USD) chiếm 55,68% vốn của vùng Tiếp theo thứ tự làHải Phòng (294 dự án với tổng vốn 4,26 tỷ USD), Vĩnh Phúc (126 dự án với tổng vốn 1,914 tỷUSD), Hải Dương (222 dự án với tổng vốn 2,29 tỷ USD), Bắc Ninh (134 dự án với tổng vốn1,913 tỷ USD) và Quảng Ninh (105 dự án với tổng vốn 1,15 tỷ USD)
- Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 500 dự án với tổng vốn đăng ký 32,144 tỷUSD, chiếm 20.12% tổng vốn của cả nước Trong đó: đứng đầu là Hà Tĩnh với 9 dự án, tổng
số vốn là 7,9 tỷ USD (chiếm 24,64% tổng vốn Vùng) Phú Yên (47 dự án với tổng vốn là6,377 tỷ USD) với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn là 1,7 tỷ USD Tiếp theo
là Đà Nẵng (134 dự án với tổng vốn 2,548 tỷ USD), Quảng Nam (64 dự án với tổng vốn 0,735
tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn ĐTNN, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu dulịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế
- Tây Nguyên ở trạng thái còn khiêm tốn giống như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong
đó, tuy Lâm Đồng (110 dự án với tổng vốn 521,99 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực TâyNguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án
- Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa kinh tế khó khăn nhưng việc phân bổ nguồn vốn ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế tại các địabàn này còn rất thấp
lý-2.2 Phân bổ theo lĩnh vực kinh tế:
a/ Mục đích:
Phân bổ nguồn lực đều khắp các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế Đồng thời chú trọngtăng cường vốn cho những ngành trọng điểm, phát huy hết thế mạnh của ngành nhằm tăngcường khả năng cạnh tranh và phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới,đặc biệt là sau khi gia nhập WTO
b/ Thực trạng phân bổ tại Việt Nam:
Qua mỗi giai đoạn, các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xácđịnh tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư
b1/ Phân bổ nguồn FDI trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:
Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN, Chính phủ ban hành chínhsách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sảnxuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyênliệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao
Khu vực Số dự
án
Tổng vốn đăng ký (tỷ USD)