Trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá chất lƣợng tinh trùng và ảnh hƣởng của một số yếu tố lên hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn psammoperca waigiensis (cuvier &valencienes, 1828) (Trang 33 - 34)

Thành phần dịch tương cá đã nghiên cứu từ nhiều thập kỷ qua, điển hình là loài nhím biển, cấu trúc của tinh trùng đã được nghiên cứu trong 280 loài chủ yếu ở trên các loài cá nước ngọt: Salmonids [60] và trong họ cá chép cyprinid [24]. Đối với cá nước ngọt những đối tượng chính được quan tâm đó là: họ cá hồi Salmonidae [40], cá trắm cỏ

(Ctenopharyngodon idella) [83], cá rô phi Oreochromis mossambicus [72]. Đối với các loài cá biển các nghiên cứu tập trung vào một số đối tượng như: cá chẽm, cá bơn

Hippoglossus hippoglossus, cá bơn Scophthalmus maximus (L.), cá bò (Thamnaconus modestus, cá tuyết Gadus morhua macrocephalus, cá nóc sao Takifugu niphobles, cá bơn

cephalus, Trachurus mediterraneus, Mullus barbutus, Boops boops, Diplodus sargus, cá bống Gillichthys mirabilis [83].

Một thống kê có ý nghĩa về mối tương quan giữa tinh dịch và mật độ tinh trùng một cách thuyết phục trên sáu loài: cá hồi vân Oncorhynchus mykiss [59], cá hồi Coho

Oncorhynchus kisutch [76]. Cá hồi Đại Tây Dương Salmo salar [79], Whitefish

Coreogonus clupeaformis, Yellow perch, Perca flaisescens [71] và Rabbit fish Siganus guttatus [25], cá bơn Scophthalmus maximus [91], cá tuyết Đại Tây Dương Gadus morhua [84].

Về mật độ: các nghiên cứu về mật độ riêng lẻ thực tế là không nhiều, song có không ít nghiên cứu chỉ ra mật độ có liên quan đến khả năng vận động của tinh trùng [53]. Điển hình loài cá chẽm châu Âu Dicentrarchus labrax, tác giả đã cho biết mật độ tinh trùng là 60x109tb/ml, song mật độ này sẽ giảm dần theo mùa sinh sản, càng về cuối mùa sinh sản mật độ giảm, điều đáng nói là thời gian vận động của tinh trùng loài cá này tương đối thấp 40 giây, trong 10 giây đầu tiên tinh trùng vận động 100% và khả năng thụ tinh, tiếp cận trứng cũng tốt nhất ở giai đoạn này. Và ở 10 giây cuối cùng thì hầu như tinh trùng không hoạt động.[46, 50].

Để đáp ứng toàn diện hơn nữa, các nghiên cứu không chỉ tập trung vào cá đực bình thường mà còn có những nghiên cứu về những thay đổi trong khả năng vận động của tinh trùng trên một số loài cá mà điển hình là cá hồi vân đực đảo ngược giới tính [50, 51]. Mục đích của nghiên cứu tác giả muốn so sánh chất lượng tinh trùng của những con cá đực bình thường và những con cá đực đảo ngược giới tính. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu về đặc tính tinh trùng cá là yếu tố quan trọng trong việc đa dạng hóa đối tượng nuôi cũng như trong công tác thụ tinh nhân tạo [70].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá chất lƣợng tinh trùng và ảnh hƣởng của một số yếu tố lên hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn psammoperca waigiensis (cuvier &valencienes, 1828) (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)