vận động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier
&Valencienes, 1828)
Các ký hiệu chữ cái A,B,C,D chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho vận tốc hoạt lưc, a,b,c,d cho phần trăm hoạt lực.
Hình 3.4. Ảnh hƣởng ASTT lên vận tốc, phần trăm, thời gian hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn.
Áp suất thẩm thấu có vai trò quan trọng trong việc kích hoạt, duy trì khả năng hoạt động của tinh trùng trong khi vào môi trường nước và hơn nữa là nâng cao khả năng thụ tinh của tinh trùng. Với các giá trị về áp suất thẩm thấu dùng để quan sát hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn, kết quả có sự sai khác đáng kể. Các chỉ tiêu hoạt lực (tổng thời gian hoạt lực, phần trăm tinh trùng hoạt động, vận tốc) thấp nhất tại ASTT: 200 mOsm/kg (124,40±0,35s; 24,5±0,65%, 102,83±1,14µm/s), tiếp đó là giá trị ASTT 300 mOsm/kg (139,75±1,22s, 35,0±0,6%, 110,17±1,14 µm/s), 500 mOsm/kg (229,45±4,84s, 82,8± 0,66%, 139,17±0,59µm/s). Hoạt lực cao nhất và sai khác có ý nghĩa so với các giá trị còn lại là ASTT 400 mOsm/kg (tổng thời gian hoạt động: 327,9±0,77s, phần trăm tinh trùng hoạt động: 93,0±0,6%, vận tốc: 145,08±0,65 µm/s). Như vậy, áp suất thẩm thấu tốt nhất cho sự kích hoạt vận động tinh trùng là 400s mOsm/kg. Có sự khác nhau về giá trị áp suất thẩm thấu đối với các loài cá biển và cá nước ngọt. Tinh trùng cá nước ngọt thích hợp với
môi trường có ASTT thấp hơn so với các loài cá biển (200 – 300 mOsm/kg) như loài cá chép Cyprinid ASTT tốt nhất là 100 mOsm/kg [77]. Tuy vậy đối với các loài cá biển giá trị ASTT cũng khác nhau. Cũng có loài giá trị ASTT dao động lớn và rất cao như theo nghiên cứu của Chang 1995, ASTT tốt nhất cho tinh trùng cá seabream Acanthopagrus schlegeli lên tới 457 – 1128 mOsm/kg [24].