Ảnh hưởng nhiệt độ lên phần trăm tinh trùng hoạt động, thời gian và vận động

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá chất lƣợng tinh trùng và ảnh hƣởng của một số yếu tố lên hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn psammoperca waigiensis (cuvier &valencienes, 1828) (Trang 47 - 49)

của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier &Valencienes, 1828)

Nhiêt độ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của tinh trùng khi bắt đầu kích hoạt. Khi tinh trùng được phóng vào môi trường thụ tinh chính nhiệt độ ảnh hưởng một cách nhanh nhất đến các roi chuyển động của tinh trùng. Kết quả về phần trăm hoạt động, tổng thời gian, vận tốc di chuyển cuả tinh trùng cá chẽm mõm nhọn từ nhiệt độ từ 10oC đến 40oC được thể hiện ở hình 4.3.

Các ký hiệu chữ cái A,B,C,D chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho vận tốc hoạt lưc, a,b,c,d cho phần trăm hoạt lực.

Hình 3.3. Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên vận tốc, phần trăm, thời gian hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn.

Thí nghiệm nhiệt độ tiến hành kiểm tra hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn từ 10oC đến 40oC. Kết quả cho thấy một sự sai khác có ý nghĩa giữa 4 nghiệm thức. Hoạt lực, phần trăm tinh trùng hoạt động ít nhất tại 10o

C (102,17±2,34s, 53,5±0,62%) và cao nhất cả về thời gian, phần trăm, vận tốc hoạt lực tại nhiệt độ 30o

C (222,95±3,89s, 93,6±0,40%,142,00±0,64µm/s), kế tiếp tại nhiệt độ 40oC (60,3±1,23%, 76,1±0,63s, 119,92±0,60 µm/s) và 20oC (76,3±0,545; 192,80±1,07s; 130,67±0,59µm/s). Như vậy, nhiệt độ thích hợp nhất để kích hoạt sự vận động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn là 30oC. Điều đáng nói là so với các nghiên cứu trước đó đây là nghiên cứu cho kết quả nhiệt độ cao hơn nhiều. Nghiên cứu gần đây của Le (2011) trên cá đù vàng cho nhiệt độ thích hợp với hoạt lực tinh trùng loài cá này là 10oC [63], một loạt kết quả nghiên cứu của Alavi & Cosson 2005 trên nhiều đối tượng cũng thấp hơn rất nhiều so với kết quả của chúng tôi như cá hồi vân (13o

C), Sterlet (12–13oC), Pink salmon (10-11oC), Common bream (19,2oC và Burbot (20oC) [14]. Điều này có thể giải thích là do nước ta là nước nhiệt đới nên nền nhiệt độ tương đối cao so với các nước mà các nghiên cứu trước. Mặt khác, thời điểm sinh sản của cá chẽm mõm nhọn thường vào thời gian nóng ấm, đây cũng là một nguyên nhân chứng tỏ tinh trùng cá chẽm mõm nhọn thích hợp ở nhiệt độ cao hơn so với các đối tượng khác.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đánh giá chất lƣợng tinh trùng và ảnh hƣởng của một số yếu tố lên hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn psammoperca waigiensis (cuvier &valencienes, 1828) (Trang 47 - 49)