Bảng 3.1. Khối lƣợng, chiều dài, đặc tính lý học của tinh dịch cá chẽm mõm nhọn
Psammoperca waigiensism (N = 10).
Các thông số của tinh tinh dịch cá chẽm mõm nhọn thu thập không có sự thay đổi nhiều và được thể hiện trong bảng 3.1. Phần trăm tinh trùng hoạt lực dao động từ 94% đến 98% và trung bình là 95,80 ± 1,23%. Thời gian hoạt lực tinh trùng được xác định khá đồng đều từ 207,00 s đến 241,80 s với trung bình là 218,58± 15,66s. Vận tốc trung bình tinh trùng hoạt động 144,50±3,03 (µm/s). So với các nghiên cứu khác, kết quả này cao hơn nhiều về phần trăm tinh trùng vận động như: Cá hồi nâu Capsian brown trout (59,4 %) [51], cá hồi Salmo trutta (80,37%) [28], European flounder (87,5%) [86]. Trong khi đó, tổng thời gian vận động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn cũng cao hơn Capsian brown trout (39s) [46], Salmo trutta (81,47s) [50] nhưng lại thấp hơn cá bơn châu Âu
European flounder (1320s) [86]. Thông số Nhỏ nhất Lớn nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn Khối lượng (gr) 421,00 750,00 580,60 111,02 Chiều dài (cm) 25,30 28,50 26,82 1,10 Thể tích (ml/cá đực) 1,10 1,50 1,28 0,15 Phần trăm (%) 94,00 98,00 95,80 1,23 Vận tốc (µm/s) 140,00 150,00 144,50 3,03 Thời gian (s) 207,00 241,80 218,58 15,66 Mật độ (x109 tb/ml) 28,70 34,40 31,35 2,12 Độ quánh (%) 84,00 92,00 87,70 2,54 Số lượng tinh trùng (x109tb/cá đực) 32,23 48,16 40,12 5,31 pH 7,60 8,20 7,85 0,24 Độ mặn (ppt) 27,00 32,00 29,50 1,58
Khối lượng cá đực thu được có sự dao động khá lớn. Khối lượng trung bình con đực là 580,60±11,02 gr, trong khi đó khoảng dao động từ con nhỏ nhất là 421 gr cho tới con có khối lượng lớn nhất là 750 gr. Ngược lại chiều dài thân cá lại gần như nhau và không có sự chênh lệch nhiều với chiều dài trung bình đo được là 26,82 ± 1,10 cm. Theo các nghiên cứu trước đó chưa có một công bố nào cho sự liên quan về thể tích tinh dịch so với chiều dài hay khối lượng của từng con đực. Khối lượng tinh trùng thu thập cho mỗi cá chẽm mõm nhọn đực dao động từ 1,10 và 1,50 ml và trung bình là 1,28 ± 0,15 ml. Theo kết quả của các nghiên cứu trước giá trị này thấp hơn nhiều loài như: Turbot (1,6 mL) [91], Black porgy (1,97 mL) [24], Captive (1,8mL) [42], Brown trout (3,9mL) [12], Scally carp (2,75mL) [83], European perch (2,8mL) [16] và cao hơn Filefish (0,3mL) [65], Yellow croaker (1,1mL) [64].
pH
Kết quả phân tích pH tinh dịch cá chẽm mõm nhọn dao động từ 7,6 đến 8,2, pH trung bình đạt 7,85. Kết quả này cao hơn so với một số loài cá biển nghiên cứu trước như: Grey mullet (pH=7,8) [95], Starry flounder (pH = 7,7) [77], Brown trout (pH = 7,6) [54], File fish (pH = 7,7) [65], Yellow croaker (pH=7,7) [64], European flounder (pH=6,9) [86], thấp hơn Black porgy (pH = 8,3) [34], Jundia (pH= 8,7) [45]. Tuy nhiên kết quả này lại thấp hơn so với hầu hết các loài cá nước ngọt như : Sea trout (pH = 8,0) [97], Burbot (pH = 8,5) [62], Grass carp pH = 8,1 [39], Caspian brown trout (pH = 7,9) [49] , Amazon tambaqui (pH = 8,0) [73], Atlantic cod ( pH = 8,3) [30], Chinook salmon (pH = 8,2) [43], cao hơn Catla (pH = 7,3) [97], Salmo trutta (pH = 7,5) [28] và cao hơn loài cá di cư Masou salmon (pH = 7,7) [87].
Độ quánh (Spermatocrit)
Giống như hầu hết các loài cá, sau khi ly tâm tinh dịch, tồn tại lớp màu trắng đục phía dưới được xác định rõ ràng giữa các tế bào tinh trùng đóng lại và chất lỏng trong suốt phía trên (gọi là dịch tương) [32]. Tuy nghiên cứu này chưa cung cấp thông tin mối tương quan giữa mật độ tinh trùng và độ quánh tinh dịch song đã có nhiều nghiên cứu trước đó báo cáo về vấn đề này như trên cá hồi vân [9] và cho các loài cá xương khác như cá hồi Đại Tây Dương Salmo salar [42], cá chép [89].
Độ quánh tinh dịch cá chẽm mõm nhọn trung bình đạt 87,7%. So với cá biển, kết quả này cao hơn Rainbow trout (25,7%) [71], River puffer (64,8%) [34], Olive flounder (60,2%) [101], Starry flounder (72,0%) [54], Filefish (73,3%) [65], nhưng thấp hơn Black porgy (97,4%) [37], Grey mullet (96,7%) [26], Marbled sole (91,8%) [81], Yellow croaker (97,8%) [64], European flounder (94%) [86]. Tuy nhiên so với cá nước ngọt độ quánh tinh dịch cá chẽm mõm nhọn đều cao hơn chẳng hạn như: Turbot (40,4%) [91], Whitefish (26,5%) [85], Yellow perch (64,9%) [90], Captive (41,5%) [83], Sea trout (48,4%) [103], Brook trout (25,7%) [102], Catla (72%), Rohu (67%) [97], và cá di cư Atlantic salmon (23,4%) [9], Masou salmon (28,0%) [97].
Mật độ
Nghiên cứu này cho thấy rằng mật độ tinh trùng cá chẽm mõm nhọn rất cao (31,35±2,12×109 tb/ml) so với nhiều loài cá biển khác.Ví dụ, mật độ tinh trùng được báo cáo trong khoảng 23,0x109 tb/ml ở cá Black porgy, Grey mullet 11,1x109/ml [34], Olive flounder 16,0x109 tb/ml [81], Yellow croaker 2,5×109 tb/ml [65], European flounder 2,7 x109/ml [86] và thấp hơn Marbled sole 36,0x109 tb/ml [28]. Nghiên cứu trên cá nước ngọt cho thấy kết quả mật độ tinh trùng cá chẽm mõm nhọn hầu hết cao hơn chẳng hạn như: Whitefish 7,9x109/ml [91], Captive 13,9x109 tb/ml [89], Salmon trutta 6,02x109 tb/ml [28], Chinook salmon 4,9x107 tb/ml [41].
Bảng 3.2. Ion trong dich tƣơng và tổng protein, Áp suất thẩm thấu trong tinh dịch cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensism ( N = 10). Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Na+ (mM/l) 151,50 156,40 154,45 1,53 K+ ( mM/l ) 15,70 18,40 16,89 0,98 Cl- ( mM/l ) 111,90 115,80 113,58 1,19 Mg2+ ( mM/l ) 5,70 8,10 6,58 0,70 Ca2+ ( mM/l ) 11,20 14.90 12,75 1,19 Tổng số protein ( g/dl) 0,80 1,50 1,15 0,25 ASTT (mOsm/kg) 334,80 361,30 346,37 8,57
Kết quả về nồng độ ion trong dich tương cá chẽm mõm nhọn được thể hiên trên bảng 4.2. Theo đó, kết quả chúng tôi hoàn toàn tương đồng với nhận định của các nghiên cứu trước đó là hàm lượng ion Na+
trong luận văn này (154,45±1,53 mM/l) chiếm đa số trong dịch tương tinh trùng cá, tiếp đó là ion Cl- (113,58±1,19 mM/l). Kết quả này cao hơn nhiều nghiên cứu khác mà điển hình là hàm lượng ion Na+, chẳng hạn cao hơn cá Grey mullet (103,3 mM/l) [95], cá Yellow croaker (148,0 mM/l) [64] nhưng thấp hơn cá Black porgy (169,5 mM/l) [37], cá Filefish (164,0 mM/l) [65]. Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn nhiều so với các loài cá nước ngọt và di cư như: European perch (131,0 mM/l) [16], cá Sea trout (127,3 mM/l), cá Catla (106,0 mM/l) [97], cá Caspian brown trout (130,8 mM/l) [82], cá Salmo trutta (121,0 mM/l) [28], cá di cư: cá Persian sturgeon (62,4 mM/l) [15].
Nồng độ ion của dịch tương có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng di chuyển của tinh trùng cá hồi Salmonids, khả năng di chuyển của tinh trùng chủ yếu kiểm soát bởi nồng độ K+, biết rằng nồng độ K+
cao hơn ức chế tinh trùng khả năng di chuyển trong Salmonids [75] nhưng nó làm tăng khả năng di chuyển của tinh trùng trong cá chép [103]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, K+ nồng độ (16,89 ± 0,98mM/l) thấp hơn so với cá hồi Đại Tây Dương (28 mM/l) [96], cá Salmo trutta abanticus (38mM/l) [84].
Protein: So với các loài động vật có xương sống khác, hàm lượng protein trong dịch tương cá là khá thấp [77]. Trong nghiên cứu này, hàm lượng protein dịch tương cá chẽm mõm nhọn đã được định lượng 1,15± 0,25 g/dl, đó là một giá trị cao hơn nhiều loài khác đã được nghiên cứu như: Grey mullet (0,9 g/dl) [34], River puffer (0,1 g/dl) [95], Jundiá (0,6 g/dl) [26], Starry flounder (0,5 g/dl) [77], Filefish (0,1 g/dl) [65], Sea trout (1,3 g/dl) [102], Masou salmon (1,0 g/dl) [54], Yellow croaker (1,0 g/dl) [64] và chỉ thấp hơn Brown trout (3,0 g/dl) [77]. Người ta cho rằng thành phần này có thể đóng một vai trò quan trọng bảo vệ cho tinh trùng và nó có chứa một số enzyme quan trọng của quá trình trao đổi chất [105]. Nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nào công bố điều trên.
ASTT
Giá trị ASTT trong tinh dịch cá chẽm mõm nhọn: 346,37 (mOsm/kg). So với loài cá biển khác kết quả này cao hơn rất nhiều loài cá như: Olive flounder (334,3 mOsm/kg)
[26], Starry flounder (337,0 mOsm/kg) [12], Jundiá (274,8 mOsm/kg) [26], Filefish (322,8 mOsm/kg) [65], Yellow croaker (342,5 mOsm/kg) [64] và thấp hơn: Black porgy (382,0 mOsm/kg), Grey mullet (370,0 mOsm/kg) [34], Gadus morhua (400–417 mOsm/kg) [68], striped bass (600,0 mOsm/kg) [10]. Chúng cũng cao hơn nhiều so với các loài cá nước ngọt và cá di cư: European perch (298,1 mOsm/kg) [19], Caspian brown trout (188,9 mOsm/kg) [49], Atlantic cod (366,3 mOsm/kg) [30], Persian sturgeon (82,6 mOsm/kg) [44], Chinook salmon (284,0 mOsm/kg) [86].
Cá chẽm mõm nhọn nói riêng và các loài cá biển nói chung do chúng sống trong môi trường nước mặn nên môi trường chúng thường có giá trị ASTT cao hơn so với các loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Trên bảng 1 giá trị độ mặn dao động từ 27 ppt đến 32 ppt với giá trị trung bình 29,5 ppt.
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca
waigiensis (Cuvier &Valencienes, 1828).
Một số thông số của môi trường thụ tinh chẳng hạn như nồng độ ion (K, Na, Ca, Mg), áp suất thẩm thấu, nhiệt độ, pH và pha loãng có ảnh hưởng đến thời gian vận động của tinh trùng cá [23]. Trong tất cả các loài cá nghiên cứu cho đến nay, tinh trùng bất hoạt trong dịch tương tinh sào và tinh dịch [88].
Như vậy, tinh trùng khi phóng ra ngoài môi trường nước trong sinh sản tự nhiên, chúng tùy thuộc vào điều kiện môi trường để hoạt động và thực hiện quá trình thụ tinh khi gặp trứng. Song tỉ lệ thụ tinh ngoài môi trường tự nhiên không cao, nguyên nhân là do hoạt lực tinh trùng yếu, đặc biệt đến gặp trứng chúng có thể chết. Vì vậy, trong sinh sản nhân tạo muốn nâng cao tỉ lệ thụ tinh cần tạo môi trường tốt nhất cho hoạt lực tinh trùng [84].
3.2.1. Ảnh hưởng tỉ lệ pha loãng lên phần trăm tinh trùng hoạt động, thời gian và vận động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier
Pha loãng tinh trùng là yếu tố quan trọng để kích thích sự hoạt động và duy trì khả năng thụ tinh của chúng. Tỉ lệ pha loãng thích hợp giúp kiểm soát đồng nhất tất cả tinh trùng về hoạt động và quan trọng hơn là để nghiên cứu về sự thay đổi các đặc tính hóa học diễn ra trong suốt và sau khi kích hoạt tinh trùng [38]. Tỉ lệ pha loãng 1:200 cho tỉ lệ phần trăm tinh trùng hoạt động là cao nhất (97,08 ± 0,289%), tiếp sau đó với 95,58 ± 0,379% hoạt động với tỉ lệ 1:100 và không có sự sai khác với tỉ lệ pha loãng 1:50 (95,17 ± 0,322) (p> 0,05) và tinh trùng hoạt động với 94% thấp nhất tại tỉ lệ pha loãng 1:25. Tuy nhiên xét về hoạt lực cho thấy quan sát với tỉ lệ 1:200 cho kết quả cao nhất (147,17±0,46 µm/s), kế tiếp ngay sau đó là tỉ lệ 1:100 vận tốc của tinh trùng đạt 144,92 ± 0,62 µm/s), thấp nhất và không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thông kê đó là hai tỉ lệ 1:25 và 1:50 (140,58± 0,97µm/s, 142,5±0,69µm/s). Xét đến tổng thời gian hoạt lực – đây được xem như yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng vận động của tinh trùng có tốt hay không? Trong thụ tinh nhân tao, thời gian tinh trùng vận động lâu sẽ nâng cao khả năng tiếp cận trứng. Trong quan sát của chúng tôi cho thấy tinh trùng hoạt động lâu nhất ở tỉ lệ pha loãng 1:100 (216,15±4,4s) và sai khác có ý nghĩa (p<0,05) đối với các tỉ lệ pha loãng
Các ký hiệu chữ cái A,B,C,D chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho vận tốc hoạt lưc, a,b,c,d cho phần trăm hoạt lực.
Hình 3.1. Ảnh hƣởng tỉ lệ pha loãng lên phần trăm, vận tốc, thời gian vận động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn.
còn lại là 1:200 (131,70±1,12s), 1:25 (182,85± 0,44s), 1:50 (189,25 ± 0,43s). Một cách tổng quát cho thấy, tuy hoạt lực và phần trăm tinh trùng hoạt động cao nhất ở tỉ lệ 1:200 song thời gian ở tỉ lệ này là thấp nhất. Vì vậy, có thể kết luận rằng tỉ lệ pha loãng 1:100 tốt nhất cho kích hoạt tinh trùng cá chẽm mõm nhọn hoạt động. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Le (2011) trên cá đù vàng Larimichthys polyactis [65] và Tan-Fermin 1999 trên cá da trơn châu Á [22] nhưng cũng khác so với một số loài như: European perch với tỉ lệ pha loãng tốt nhất là 1:50 [16] và tương tự trên cá Persian sturgeon [47], cá Grey mullet tỉ lệ pha loãng tốt nhất là 1:10 [38].
Vì vậy, tỉ lệ 1:100 (tinh trùng: dung dịch) được sử dụng để kiểm tra sự ảnh hưởng của nhiệt độ, pH, các ion lên hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn.
3.2.2. Ảnh hưởng pH khác nhau lên phần trăm tinh trùng hoạt động, thời gian và vận động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier
&Valencienes, 1828).
Các ký hiệu chữ cái A,B,C,D chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho vận tốc hoạt lưc, a,b,c,d cho phần trăm hoạt lực.
Hình 3.2. Ảnh hƣởng của pH lên vận tốc, phần trăm, thời gian hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn.
pH là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên hoạt lực tinh trùng. Mặt khác, pH cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh của tinh trùng [14]. Giá trị kiểm tra từ pH = 6 đến pH = 9. Tổng thời gian vận động, phần trăm hoạt lực cao nhất và vận tốc nhanh nhất tại
pH = 8 (216,4±3,37s, 93,3±0,36%, 144,75±0.63 µm/s). Có sự sai khác có ý nghĩa so với giá trị pH= 6, pH=7 và pH=9. Tại pH=6 cả ba chỉ tiêu thời gian, phần trăm, vận tốc tinh trùng hoạt động đều thấp nhất (108,9±5,11s, 58,5±1,16 %, 106,83±0,68 µm/s). Như vậy, kết quả trên chỉ ra rằng pH = 8 phù hợp nhất cho sự kích hoạt sự vận động của tinh trùng. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của trên cá Persian sturgeon Acipenser persicus,
Mississppi paddlesh Polyodon spathula, Shovelnose sturgeon Scaphirhynchus platorynchus [38], cá hồi vân Oncorhynchus mykiss [15] và cá đù vàng Larimichthys polyactis [64], Acipenser fulvescens [62] nhưng lại thấp hơn so với nghiên cứu của Cosson (2004) trên cá chẽm Dicentrarchus labrax tinh trùng loài cá này có thể hoạt động trong dung dịch có môi trường đệm từ pH=5 đến pH=10 và chúng hoạt động tốt nhất xung quanh giá trị pH=9 [38] và cũng tương tự đối với halibut Hippoglossus Hippoglossus, Turbot Scophthalmus maximus và Polyodon spathula [35]. Scaphirhynchus platorynchus [85], pH = 8.2 nhưng lại cao hơn nghiên cứu trên Polyodon spathula (pH = 7-8) [90] và cá da trơn châu Á [80].
3.2.3. Ảnh hưởng nhiệt độ lên phần trăm tinh trùng hoạt động, thời gian và vận động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier &Valencienes, của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier &Valencienes, 1828)
Nhiêt độ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của tinh trùng khi bắt đầu kích hoạt. Khi tinh trùng được phóng vào môi trường thụ tinh chính nhiệt độ ảnh hưởng một cách nhanh nhất đến các roi chuyển động của tinh trùng. Kết quả về phần trăm hoạt động, tổng thời gian, vận tốc di chuyển cuả tinh trùng cá chẽm mõm nhọn từ nhiệt độ từ 10oC đến 40oC được thể hiện ở hình 4.3.
Các ký hiệu chữ cái A,B,C,D chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho vận tốc hoạt lưc, a,b,c,d cho phần trăm hoạt lực.
Hình 3.3. Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên vận tốc, phần trăm, thời gian hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn.
Thí nghiệm nhiệt độ tiến hành kiểm tra hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn từ 10oC đến 40oC. Kết quả cho thấy một sự sai khác có ý nghĩa giữa 4 nghiệm thức. Hoạt lực, phần trăm tinh trùng hoạt động ít nhất tại 10o
C (102,17±2,34s, 53,5±0,62%) và cao nhất cả về thời gian, phần trăm, vận tốc hoạt lực tại nhiệt độ 30o
C (222,95±3,89s, 93,6±0,40%,142,00±0,64µm/s), kế tiếp tại nhiệt độ 40oC (60,3±1,23%, 76,1±0,63s, 119,92±0,60 µm/s) và 20oC (76,3±0,545; 192,80±1,07s; 130,67±0,59µm/s). Như vậy, nhiệt độ thích hợp nhất để kích hoạt sự vận động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn là 30oC. Điều đáng nói là so với các nghiên cứu trước đó đây là nghiên cứu cho kết quả nhiệt độ cao hơn nhiều. Nghiên cứu gần đây của Le (2011) trên cá đù vàng cho nhiệt độ thích hợp với hoạt lực tinh trùng loài cá này là 10oC [63], một loạt kết quả nghiên cứu của Alavi & Cosson 2005 trên nhiều đối tượng cũng thấp hơn rất nhiều so với kết quả của chúng tôi như cá hồi vân (13o
C), Sterlet (12–13oC), Pink salmon (10-11oC), Common bream (19,2oC và Burbot (20oC) [14]. Điều này có thể giải thích là do nước ta là nước nhiệt đới nên nền nhiệt độ tương đối cao so với các nước mà các nghiên cứu trước. Mặt khác, thời điểm sinh sản của cá chẽm mõm nhọn thường vào thời gian nóng ấm, đây cũng là một nguyên nhân chứng tỏ tinh trùng cá chẽm mõm nhọn thích hợp ở nhiệt độ cao hơn so với các đối tượng khác.
3.2.4. Ảnh hưởng ASTT (mOsm/kg) lên phần trăm tinh trùng hoạt động, thời gian và vận động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier vận động của tinh trùng cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier
&Valencienes, 1828)
Các ký hiệu chữ cái A,B,C,D chỉ sự sai khác về mặt thống kê (P<0,05) cho vận tốc hoạt lưc, a,b,c,d cho phần trăm hoạt lực.
Hình 3.4. Ảnh hƣởng ASTT lên vận tốc, phần trăm, thời gian hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn.
Áp suất thẩm thấu có vai trò quan trọng trong việc kích hoạt, duy trì khả năng hoạt động của tinh trùng trong khi vào môi trường nước và hơn nữa là nâng cao khả năng thụ tinh của tinh trùng. Với các giá trị về áp suất thẩm thấu dùng để quan sát hoạt lực tinh trùng cá chẽm mõm nhọn, kết quả có sự sai khác đáng kể. Các chỉ tiêu hoạt lực (tổng thời gian hoạt lực, phần trăm tinh trùng hoạt động, vận tốc) thấp nhất tại ASTT: 200 mOsm/kg (124,40±0,35s; 24,5±0,65%, 102,83±1,14µm/s), tiếp đó là giá trị ASTT 300 mOsm/kg (139,75±1,22s, 35,0±0,6%, 110,17±1,14 µm/s), 500 mOsm/kg (229,45±4,84s, 82,8± 0,66%, 139,17±0,59µm/s). Hoạt lực cao nhất và sai khác có ý nghĩa so với các giá trị còn lại là ASTT 400 mOsm/kg (tổng thời gian hoạt động: 327,9±0,77s, phần trăm tinh trùng hoạt động: 93,0±0,6%, vận tốc: 145,08±0,65 µm/s). Như vậy, áp suất thẩm thấu tốt nhất cho sự kích hoạt vận động tinh trùng là 400s mOsm/kg. Có sự khác nhau về giá trị áp suất thẩm thấu đối với các loài cá biển và cá nước ngọt. Tinh trùng cá nước ngọt thích hợp với