Thực trạng huy động và sử dụng vốn ĐTGT:

Một phần của tài liệu Mô hình phân bố nguồn lực tài chính (Trang 28 - 30)

III. THỰC TRANG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM: 1 Hiểu biết chung về nguồn vốn ODA:

2. Thực trạng huy động và sử dụng vốn ĐTGT:

2.1 Giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp ở Việt Nam thời gian qua:

Giai đoạn 1 (1988 – 1997):

Là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam theo xu hướng đổi mới và mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong giai đoạn này, ở Việt Nam đã có 7 Quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng 400 triệu USD.

Giai đoạn 2 (1998 – 2002 )

Là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á.

Các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài bị giảm sút và thu hẹp đáng kể. Trong số 7 Quỹ đầu tư ở giai đoạn 1 có 5 Quỹ rút khỏi Việt Nam, 1 Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund với quy mô vốn 35 triệu USD (nhỏ nhất trong số 7 Quỹ) là còn hoạt động cho đến nay.

Là thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính:

- Lập sàn giao dịch chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 7-2000. - Thị trường chứng khoán Hà Nội tháng 3-2005.

- Chủ trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước lớn được cổ phần hóa (từ 30% lên 49%)…

Theo thống kê của Công ty quản lý quỹ chứng khoán VN (VFM), tính đến cuối năm 2007 đã có gần 30 quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn rót vào nội địa khoảng 2 tỉ USD.

2.2 Tình hình giải ngân:

Hiện nay, chưa có một số liệu nào về FII, FPI được thống kê và công bố chính thức.

Tuy nhiên , từ năm 2002 đến nay, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã được cải thiện, thể hiện qua số lượng và quy mô hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể.

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM (FII)(1998 – 2004) (1998 – 2004)

NĂM 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004

SỐ TIỀN

(Triệu USD) 9,4 2,8 2,8 12,1 16,7 35,4 81,4

 Năm 2007 là năm đánh dấu kỷ lục dòng vốn FDI và FPI đổ vào Việt Nam: Nguồn vốn FII chảy vào lên tới 6,3 tỷ USD

 Đến nay, dòng vốn FII đã giải ngân trong việc đầu tư cổ phiếu lên tới khoảng 5 tỷ: - 1 tỷ USD là vốn giải ngân từ nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào 1 số ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm và 1 số doanh nghiệp lớn.

- 4 tỷ USD từ các công ty quản lý quỹ nước ngoài và từ các định chế tài chính nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam.

 Lượng mua vào trong giai đoạn hiện nay tính bình quân 1 ngày đạt gần 8 triệu USD.

 Đã có hơn 1.000 tổ chức nước ngoài đăng kỳ mở tài khoản giao dịch tại Việt Nam: Khoảng 30% là giao dịch thường xuyên, số còn lại trong quá trình nghiên cứu, chờ đợi thời cơ…

 Chỉ tính riêng tại Cty chứng khoán Sài Gòn (SSI), tổng số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt 2.000 tài khoản. Tại các sàn giao dịch CK khác, số nhà đầu tư nước ngoài đến mở tài khoản cũng đang ngày một tăng lên, chiếm hơn 30% trên tổng số tài khoản mở mới.

TÌNH HÌNH RÚT VỐN ĐTGT NƯỚC NGOÀI

 Năm 2008, lượng vốn ĐTGT nước ngoài đã rút ra là 578 triệu USD.

 Từ đầu năm 2009, lượng vốn ĐTGT nước ngoài rút ra vào khoảng 500 triệu USD.

(Nguồn: Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu trả lời phiên điều trần Quốc hội 17/11/2009 )

Một phần của tài liệu Mô hình phân bố nguồn lực tài chính (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w