Những giải pháp nhằm tăng cuờng khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Mô hình phân bố nguồn lực tài chính (Trang 26 - 28)

III. THỰC TRANG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM: 1 Hiểu biết chung về nguồn vốn ODA:

3. Những giải pháp nhằm tăng cuờng khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới:

vốn ODA tại Việt Nam trong thời gian tới:

3.1 Những thuận lợi và khó khăn đặt ra trong việc thu hút và sử dụng vốn ODA ở nước ta trong thời gian tới: trong thời gian tới:

a/ Thuận lợi:

Trong những năm tới, môi trường quốc tế liên quan đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA có những thuận lợi như sau:

- Cộng đồng các nhà tài trợ ngày càng tin tưởng vào công cuộc đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.

- Mặc dù đang có chiều hướng sụt giảm luồng vốn ODA trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên tại hội nghị tài chính phát triển quốc tế tại Monterrey, Liên Minh Châu Âu và Mỹ đã cam kết tăng ODA cho các nước đang và chậm phát triển.

- Ngày càng có xu hướng các quốc gia, các nền kinh tế thắt chặt, hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề môi sinh, môi trường.

Môi trường trong nước cũng đặt ra nhiều thuận lợi trong việc huy động và sử dụng ODA, cụ thể là:

- Môi truờng chính trị trong nước liên tục ổn định và giữ vững.

- Khả năng hấp thụ các nguồn vốn nước ngoài của nền kinh tế đã được cải thiện đáng kể.

b/ Những khó khăn:

Những khó khăn trên bình diện quốc tế:

- Nguồn vốn ODA đang có xu hướng giảm sút trên phạm vi toàn cầu.

- Nhu cầu về ODA của các nước đang và chậm phát triển vẫn tiếp tục gia tăng tạo ra một cuộc cạnh tranh quốc tế rất quyết liệt nhằm huy động ODA phục vụ mục tiêu phát triển.

Những khó khăn đặt ra từ môi trường trong nước:

- Tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn non kém. Chỉ số ICOR còn ở mức cao.

- Tỷ lệ giải ngân và tính hiệu quả của một số dự án, chương trình ODA còn quá thấp, trung bình khoảng trên 45% so với mức cam kết (cá biệt có địa phương chỉ đạt 26%) và khoảng 80% so với kế hoạch.

- Việt Nam đang mất dần lợi thế là nước ưu tiên trọng yếu được nhận vốn ODA do trong các năm gần đây mức sống của người dân Việt Nam đã được cải thiện và nâng cao đáng kể. Theo kế hoạch đến năm 2010, Việt Nam sẽ trở thanh nước có thu nhập trung bình, chính vì vậy những nhà tài trợ song phương chủ yếu tập trung vào lĩnh vự xoá đói giảm nghèo đã bắt đầu thảo luận đến vấn đề hỗ trợc các khu vực khác nghèo hơn.

3.2 Những đinh hướng nhằm đảm bảo huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA ở nước ta trong thời gian tới: nước ta trong thời gian tới:

Định hướng trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục thu hút ODA, chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ODA và đảm bảo khả năng trả nợ. Trọng tâm của giai đoạn này là cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án và chương trình ODA đã ký kết để đưa các công trình vào khai thác và sử dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ODA.

Để đảm bảo hiệu quả ODA, các chương trình và dự án phải được sử dụng dựa trên các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và cả nước. Các đơn vị thụ hưởng cũng phải lồng ghép các chương trình và dự án ODA vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình. Các lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA trong thời kỳ này bao gồm: phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế đồng bộ và hiện đại; xây dựng kết cấu hạ

tầng xã hội; bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ, năng lực nghiên cứu và triển khai. Hơn nữa Việt Nam cần xây dựng các chương trình và dự án gối đầu có chất lượng và hiệu quả cho giai đoạn sau năm 2010.

Việt Nam đang hướng tới nguồn vốn vay thương mại sau năm 2010. Theo kinh nghiệm quốc tế, một nước đang phát triển được xếp có mức thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD) sẽ nhận được ít vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao hơn. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người của Việt Nam dự định đạt đến 1.050 USD. Khi thời điểm đó đến, các nhà tài trợ sẽ muốn tăng lượng ODA cho vay thay vì ODA ưu đãi. Do vậy Việt Nam cần phải xây dựng và đi theo chiến lược riêng của mình, đặc biệt là cải cách việc huy động và sử dụng vốn ODA. Xây dựng năng lực cho tương lai cũng là một điều quan trọng, trong đó đặc biệt là năng lực quản lý và năng lực con người.

Khi Việt Nam trở thành một nước có mức thu nhập trung bình, tỷ trọng nguồn vốn ODA có điều kiện ưu đãi cao trong tổng vốn ODA sẽ giảm xuống, đồng thời vốn vay ODA có điều kiện gần với vay thương mại sẽ tăng lên. Do vậy, Việt Nam cần phải xây dựng kế hoạch giảm vốn vay ODA sau năm 2010. Hơn nữa, kinh nghiệm sử dụng các khoản vay thương mại cũng cần được nghiên cứu để chuẩn bị các điều kiện thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này trong tương lai. Để sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này, Việt Nam cần có định hướng phân bổ ODA hợp lý. Cụ thể, trong khi vốn ODA với các điều kiện ưu đãi cao cần được ưu tiên sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, vốn ODA gắn với các điều kiện kém ưu đãi và vốn vay thương mại cần phải được sử dụng cho các chương trình, dự án, ngành và vùng có khả năng thu hồi vốn nhanh và đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay một cách bền vững.

3.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA ở nước ta trong thời gian tới: nguồn vốn ODA ở nước ta trong thời gian tới:

* Những giải pháp nhằm tăng cuờng thu hút nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ:

Để nâng cao khả năng thu hút ODA từ các nhà tài trợ, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

- Đẩy mạnh quan hệ đối thoại với các nhà tài trợ nhằm câp nhật tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung và tình hình sử dụng nguồn vốn ODA nói riêng.

- Có kế hoạch hoàn vốn và thanh toán nợ đúng hạn các khoản ODA vay nợ.

* Những giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân:

- Tiến tới hài hoà thủ tục giữa VN và các nhà tài trợ, đặc biệt là các nhà tài trợ lớn. - Cải thiện chất lượng thiết kế các dự án.

- Hoàn thiện công tác đấu thầu.

- Chuẩn bị tốt nguồn vốn đối ứng trong nước.

- Hoàn chỉnh các quy định về đền bù giải toả, tái đinh cư và giải phóng mặt bằng.

* Những giải pháp nhằm chống thất thoát, lãng phí và nâng cao chất lương công trình trong quá trình thực hiện dự án ODA:

- Ban hành quy chế, quy định rõ trách nhiệm sử dụng vốn của các chủ đầu tư.

- Đối với các dự án có đối tượng thụ hưởng cụ thể cần huy động sự tham gia của cộng đồng thụ hưởng vào công tác quản lý, giám sát việc thực hiện dự án, đối với các dự án chung, không có đối tượng thụ hưởng cụ thể như dư án giao thong quốc gia, dự án phát triển năng lượng quốc gia,…cần thực hiện cơ chế giám sát chuyên nghiệp độc lập với cơ chế giám sát tài trợ và chủ đầu tư.

- Thực hiện chế độ kiểm toán Nhà nước đối với các dự án, chương trình sử dụng vốn ODA.

* Các giải pháp nhằm làm giảm chi phí giao dịch về ODA:

- Hạn chế đầu tư ODA dàn trải thành quá niều dự án, lồng ghép dự án nhỏ thành dự án lớn hoặc nghiên cứu áp dụng phương pháo tiếp cận ngành thay cho phương án tiếp cận từng dự án như truyền thống.

- Cải tiến hoạt động xác định và thẩm đinh dự án.

III.. NGUỒN VỐN ĐTGT NƯỚC NGOÀI (FII, FPI)

Một phần của tài liệu Mô hình phân bố nguồn lực tài chính (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w