Giải pháp tăng cường khả năng khai thác và sử dung có hiệu quả nguồn vốn ĐTGT nước ngoài:

Một phần của tài liệu Mô hình phân bố nguồn lực tài chính (Trang 30 - 31)

III. THỰC TRANG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM: 1 Hiểu biết chung về nguồn vốn ODA:

3. Giải pháp tăng cường khả năng khai thác và sử dung có hiệu quả nguồn vốn ĐTGT nước ngoài:

ĐTGT nước ngoài:

3.1 Thuận lợi của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTGT nước ngoài:

- Kinh tế tăng trưởng và ổn định.

- Cải cách DNNN được đẩy mạnh và sự phát triển của kinh tế tư nhân.

- Thị trường vốn, thị trường chứng khoán có dấu hiệu khởi sắc, tự do hoá và mở cửa. - Việc tuân thủ các nguyên tắc của WTO làm cho thị trường Việt Nam được thông thoáng hơn và hấp dẫn hơn đối với ĐTGT nước ngoài.

- Các rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài được xoá bỏ, nhà đầu tư nước ngoài được tham gia vào một số lãnh vực đuợc cho là nhạy cảm trước đây.

3.2 Khó khăn của việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTGT nước ngoài:

- Cải cách hành chính chậm, quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém.

- Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách còn thiếu ổn định, thiếu nhất quán và thiếu ổn định.

- Cải cách DNNN, đặc biệt là các doanh nghiêp lớn còn chậm. - Thị truờng vốn, thị truờng chứng khoán có quy mô nhỏ bé.

3.3 Giải pháp tăng cường khả năng khai thác và sử dung có hiệu quả nguồn vốn ĐTGT nước ngoài: nước ngoài:

- Đánh giá đúng mức tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, cần có những chính sách mới đặt trọng tâm hướng đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua các kênh hoạt động của TTV, TTCK trong nước.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường.

- Luật Chứng khoán đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2007. Là môi trường và khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động của thị trường vốn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài tham gia góp phần cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

- Phát triển TTCK, thị trường OTC theo hướng mở rộng quy mô, tăng tính công khai minh bạch. Xây dựng trung tâm tài chính lớn mang tầm cỡ khu vực nhằm phát triển một mạng lưới hạ tầng tài chính toàn diện, hiện đại trên quy mô lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và tầm vóc thị trường tài chính Việt Nam trong phạm vi khu vực và quốc tế, từng bước hội nhập quốc tế.

- Hiện tại, Hà Nội đã có đề án xây dựng "Trung tâm Tài chính - Ngân hàng Hà Nội" nhằm mục tiêu đến năm 2010, Hà Nội sẽ có một trung tâm tài chính - ngân hàng thuộc loại hàng đầu khu vực.

- Xây dựng và triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp và quản lý nhà nước. Ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tư nướcngoài.

- Chủ động trong việc tiếp thị, quảng bá hình ảnh đất nước và môi trường đầu tư của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các nước trong khu vực và thế giới.

- Tăng cường an ninh tài chính, thực hiện các chính sách kiểm soát các dòng vốn. Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và chính sách thu hốt vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ngân hàng – tài chính – chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống TC.

Một phần của tài liệu Mô hình phân bố nguồn lực tài chính (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w