Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
134,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Thất nghiệp là một hiện tượng mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải đương đầu, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế như hiện nay. Thất nghiệp có tác động rất lớn đến sự ổn định của quốc gia. Bởi nó tác động đến hầu hết các khía cạnh của xã hội như: làm chậm sự phát triển của nền kinh tế, đẩy người lao động đến tình cảnh bất ổn định trong cuộc sống, không có thu nhập, nó làm gia tăng những bất ổn về chính trị, xã hội. Chính vì vậy, việc hạn chế thất nghiệp và ổn định đời sống cho người lao động luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề đảm bảo việc làm, hạn chế thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước đã luôn quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện các chế định về an sinh xã hội cho người lao động. Chế định bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một trong những chính sách tiến bộ, được ban hành kịp thời đã đáp ứng được những kỳ vọng của người lao động. Qua gần 3 năm kể từ khi quy định về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực và đi vào cuộc sống, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các chính sách này còn bộc lộ một số hạn chế khi áp dụng trên thực tế. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá những mặt đạt được, những mặt hạn chế của các quy định về bảo hiểm thất nghiệp là cần thiết, nhất là trong bối cảnh hiện nay. 1 1. Mt s vn chung 1.1. Tht nghip Theo T chc Lao ng Quc t (ILO), tht nghip l tỡnh trng tn ti mt s ngi trong tui lao ng, mun lm vic nhng khụng th tỡm c vic lm vi mc lng ph bin trong th trng lao ng. Ngi tht nghip l ngi trong tui lao ng, cú kh nng lao ng nhng khụng cú vic lm. Vit Nam, khỏi nim tht nghip v ngi tht nghip cng c nờu B Lut lao ng 1994 sa i b sung v trong Lut bo him xó hi. Ti B lut lao ng 1994, thất nghiệp c coi là tình trạng tồn tại khi có một số ngời trong lực lợng lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhng không thể tìm đợc việc làm ở mức tiền lơng tối thiểu. 1.2. Ngi tht nghip Ngi tht nghip l nhng ngi t 15 tui n 60 tui i vi nam, n 55 tui i vi n, lm vic theo hp ng lao ng, cú nhu cu lm vic, vỡ nhng lý do khỏc nhay khụng cú vic lm v ang i tỡm vic lm trong tun l iu tra. Theo nh ngha ny, Vit Nam ngi c coi l tht nghip bao gm: - Ngi lao ng ang lm vic b mt vic (vỡ cỏc lý do nh doanh nghip phỏ sn; Doanh nghip sp xp li sn xut hoc ỏp dng cụng ngh mi; Doanh nghip gii th theo quy nh ca phỏp lut; Ngi lao ng b chm dt hp ng lao ng trc thi hn, b sa thi, hp ng lao ng ht thi hn m doanh nghip thụi khụng tip tc ký hp ng). - Ngi lao ng mi n tui lao ng, hc sinh, sinh viờn mi tt nghip hoc thụi hc nhng cha tỡm c vic lm. - B i xut ng, thanh niờn xung phong ht ngha v quõn s, ngi lao ng i xut khu lao ng v nc cha cú vic lm. 2 - Những đối tượng sau thời gian quản giáo hoặc chữa trị bệnh đang có nhu cầu về việc làm. - Những người nghỉ việc tạm thời, không có thu nhập do tính thời vụ sản xuất. Những người không bị coi là người thất nghiệp bao gồm: - Những người có việc làm nhưng hiện tại không làm việc vì một lý do nào đó như nghỉ phép, nghỉ ốm, tai nạn - Những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang đi học hoặc đang thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, làm nội trợ hoặc không có nhu cầu về việc làm. Như vậy, không phải tất cả những người không có việc làm đếu là người thất nghiệp. Chỉ những người không có việc làm, trong độ tuổi lao động, có nhu cầu tìm việc làm mới được coi là người thất nghiệp. Người thất nghiệp được quy định trong Bộ luật Lao động của Việt Nam bao gồm cả những người lao động đã từng đi lam và cả những người chưa từng đi làm, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện không có việc làm. Người lao động thiếu việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành không được coi là người thất nghiệp. Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 của Việt Nam cũng quy định người thất nghiệp là “người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”. Đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp chỉ bao gồm những người thất nghiệp, đã từng làm việc, có hợp đồng lao đồng (theo Bộ luật Lao động) và những người thất nghiệp được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội. Như vậy, người thất nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Bảo hiểm xã hội là công dân Việt Nam, làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn tử đủ 12 3 tháng đến 36 tháng, làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên, có đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và vì các lý do khác nhau mà bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng vẫn có nhu cầu làm việc và chưa tìm được việc làm. 1.3. Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống pháp luật về an sinh xã hội, là một trong những trụ cột, một phần không thể thiếu của bảo hiểm xã hội (BHXH). Có thể hiểu, bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình phúc lợi tạm thời dành cho người đã đi làm và bị cho thôi việc ngoài ý muốn. Bảo hiểm thất nghiệp là sự bảo đảm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị mất thu nhập do thất nghiệp và hỗ trợ họ sớm quay trở lại thị trường lao đông theo quy định của pháp luật, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, mức hỗ trợ thu nhập dựa trên cơ sở đóng góp của người lao động trước khi bị thất nghiệp. Đồng thời, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi thất nghiệp sẽ được hỗ trợ về tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo nghề để có thể sớm tìm được việc làm, gia nhập thị trường lao động. Như vậy, bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc làm thì mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm đưa người lao động thất nghiệp sớm tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định. 2. Một số đánh giá về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 2.1. Ưu điểm 2.1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam đã được xây dựng khá hoàn thiện Hiện nay, hệ thống các quy định điều chỉnh về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta đã và đang dần được hoàn thiện. 4 BLLĐ năm 1994 được ban hành mặc dù đã có quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi thôi việc hoặc mất việc làm thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc (Điều 42 BLLĐ 1994) và trợ cấp mất việc (Điều 17 BLLĐ 1994), nhưng chưa có quy định về bảo hiểm thất nghiệp. Do vậy, một trong những sửa đổi, bổ sung quan trọng trong BLLĐ sửa đổi, bổ sung năm 2002 là việc quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp (Điều 140). Đây là một quy định rất chính xác và kịp thời, bởi bảo hiểm thất nghiệp được coi là một loại hình bảo hiểm chuyên biệt dành cho những người lao động thôi việc hoặc mất việc làm theo quy định pháp luật đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng có hiệu quả. Ở nước ta, bảo hiểm thất nghiệp ra đời đã tạo thêm một lưới an sinh nhằm hỗ trợ cho người lao động khi bị mất việc có thể vượt qua khó khăn và có cơ hội tìm được việc làm mới. Hơn nữa, bảo hiểm thất nghiệp tích hợp trong nó rất nhiều sự ưu đãi, người lao động đủ điều kiện luật định khi bị mất việc có thể được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp, hưởng bảo hiểm y tế khi bị ốm đau và trong thời gian thất nghiệp còn được hỗ trợ học nghề, tìm kiếm việc làm. Do vậy, bảo hiểm thất nghiệp góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển xã hội cân bằng. Luật Bảo hiểm xã hội ra đời năm 2006. Ngày 12/12/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp; ngày 22/01/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBVXH) có Thông tư số 04/2009/TT-BLDTBXH cụ thể hóa các quy định về chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đến ngày 16/10/2009, Bộ LĐTBVXH ban hành Thông tư số 34/2009/TT-BLDTBXH sửa đổi một số quy định của Thông tư 04//2009. Ngoài ra, Bộ Tài chính có Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 hướng dẫn chế độ tài chính đối với Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Các văn bản pháp luật trên đã quy định cụ thể về phạm vi và đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp; 5 nguyên tắc của bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện, trình tự, thủ tục hưởng, về các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp, mức, thời gian hưởng BHTN Tháng 11 vừa qua, Chính phủ cũng vừa ban hành nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12-12-2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, đây được xem là một “nỗ lực” nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta của Đảng và Nhà nước. Các quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước thực hiện quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong việc tham gia đóng và chi trả BHTN cho người lao động. 2.1.2. Bảo hiểm thất nghiệp đã thu hút được sự tham gia đông đảo của người lao động Theo thống kê của Cục việc làm - Bộ LĐTBXH, năm 2011, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 7,931 triệu người, tổng số thu là 6.730,3 tỷ đồng. Riêng 3 tháng đầu năm 2012, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 7,9 triệu người với tổng số thu là 1.374 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2010, cả nước có 189.611 người đến đăng ký BHTN, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng BH là 162.711 người và số người thất nghiệp có quyết định hưởng BHTN hàng tháng là 156.765 người, số có quyết định hưởng BHTN 1 lần là 2.910 người, số được tư vấn giới thiệu việc làm là 125.562 người, số người được hỗ trợ học nghề là 270 người. Trong số những người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng năm 2010 thì dưới 24 tuổi có 37.284 người, chiếm 23,8%; từ 25-40 tuổi có 97.405 người, chiếm 62,1%; trên 40 tuổi có 22.076 người, chiếm 15%; nam giới có 62.423 người, chiếm 40%; Nữ giới có 94.342 người, chiếm 60%. 10 tháng đầu năm 2011 cơ cấu nhóm tuổi hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng gần tương 6 tự như năm 2010, cụ thể là dưới 24 tuổi có 55.162 người, chiếm 24,8%; từ 25-40 tuổi có 139.025 người, chiếm 62,6%; trên 40 tuổi có 27.887 người, chiếm 12,6%; Nam giới có 87.836 người, chiếm 39,5%; Nữ giới có 134.238 người, chiếm 60,5%. Bảo hiểm thất nghiệp ra đời đã mang lại sự đảm bảo một phần trong cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và mục đích tốt đẹp hướng tới, BHTN ở nước ta còn một số hạn chế. Đặc biệt là hạn chế khi đưa các quy định của Luật vào áp dụng trên thực tế. 2.2. Một số hạn chế 2.2.1. Một số hạn chế trong quy định của pháp luật 2.2.1.1. Đối tượng được áp dụng bảo hiểm thất nghiệp: Đối tượng áp dụng BHTN ở Việt Nam hiện nay còn hẹp và chồng chéo trong các quy định cùa pháp luật về đối tượng áp dụng BHTN. Cụ thể: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì BHTN áp dụng bắt buộc đối người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng và người sử dụng lao động tham gia BHTN theo quy định của Luật BHXH có sử dụng từ mười lao động trở lên (khoản 3, 4 Điều 2 Luật BHXH 2006). Như vậy, đối tượng áp dụng BHTN là những công dân Việt Nam, nhưng không phải là công dân nào cũng được tham gia mà chỉ những công dân đạt điều kiện luật định mới được tham gia BHTN. Việc quy định như trên cho thấy đối tượng được tham gia BHTN theo pháp luật hiện hành của nước ta rất hẹp. Những người có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch sang Việt Nam làm việc trong thời gian dài thì không được đóng và hưởng trợ cấp BHTN; những người lao động nông nghiệp cũng không được tham gia BHTN, trong khi họ là một lực lượng đông đảo; 7 Luật BHXH quy định chỉ áp dụng BHTN với người lao động làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng hoặc hợp đồng không xác định thời hạn, trong khi Nghị định 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ lại quy định rõ ngoài các trường hợp trên thì những người ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, kể cả những người được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước lại được tham gia BHTN. Mặc dù Nghị định 127/2008/NĐ-CP là văn bản dưới luật được ban hành hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp nhưng để các quy định không có sự chồng chéo, mâu thuẫn nhau, nên chăng cần sửa đổi quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật BHXH theo hướng mở rộng đối tượng người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội để phù hợp với các văn bản luật khác. 2.2.1.2. Điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người sử dụng lao động tham gia BHTN phải sử dụng từ 10 lao động trở lên (Khoản 2 Điều 4 Luật bảo hiểm xã hội). Trên thực tế quy định này đã trở thành rào cản đối với người lao động và chủ sử dụng lao động dưới 10 lao động có nhu cầu tham gia BHTN, bởi những đơn vị sử dụng dưới 10 lao động thường là doanh nghiệp nhỏ, người lao động có nguy cơ mất việc làm cao nên họ rất cần có những chính sách như bảo hiểm thất nghiệp để có thể ổn định cuộc sống trong trường hợp bị mất việc làm. 2.2.1.3. Điều kiện đối với hưởng BHTN Điều 81 Luật BHXH năm 2006 và Điều 15 Nghị định 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/12/2008 quy định và hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH về BHTN có 3 điều kiện, một trong những điều kiện cần phải được nghiên cứu làm rõ hơn là người lao động đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc. Vấn đề đặt ra là trong vòng 24 tháng trước ngày người lao động bị mất nghiệp, họ mới chỉ đóng được 11 tháng BHTN thì họ có được hưởng chế độ BHTN không? Hơn nữa, BLLĐ hiện hành vẫn quy định về chế độ trợ cấp thôi việc cũng như trợ cấp mất việc đối với 8 người lao động khi họ thôi việc hoặc mất việc làm, nhưng sẽ không áp dụng các trợ cấp này với những đối tượng được hưởng chế độ BHTN. Do vậy về mối quan hệ giữa hưởng BHTN và các chế độ trợ cấp trên cũng cần được làm rõ. Vẫn có quan điểm cho rằng, vẫn nên giữ cả chế độ trợ cấp thôi việc và mất việc bên cạnh chế độ BHTN, nhưng quan điểm khác lại đề nghị khi đã áp dụng chế độ BHTN thì thôi không áp dụng các chế độ về trợ cấp thôi việc hoặc mất việc nữa, bởi chế độ BHTN có nhiều điểm tối ưu và bao quát hơn. 2.2.1.4. Căn cứ tính đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp Việc đóng BHTN được chia theo tỷ lệ người lao động đóng 1% tiền lương, tiền công/tháng; người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công/tháng của những người tham gia BHTN và Nhà nước hỗ trợ 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những người lao động tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần (Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008, Điều 25). Thực hiện quy định này cho thấy, có hiện tượng người sử dụng lao động trả tiền lương thực tế cho người lao động cao hơn mức ghi trong hợp đồng lao động và sử dụng mức tiền lương thấp ghi trong hợp đồng làm căn cứ tính đóng BHTN cho người lao động; hoặc có trường hợp cả người lao động và người sử dụng lao động cùng thỏa thuận với nhau về vấn đề này, gây thất thoát nguồn thu cho BHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động cũng như sự minh bạch trong việc tham gia nộp và chi trả BHTN. 2.2.1.5. Thủ tục tham gia và hưởng bảo hiểm thất nghiệp Khi người lao động bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong thời hạn bảy ngày, người lao động phải trực tiếp đến đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐTBXH nơi đang làm việc. Tiếp đó trong vòng 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN bao gồm: đơn đề nghị hưởng BHTN theo mẫu quy định tại Thông tư 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22/01/2009 của Bộ LĐTBXH (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 9 16/10/2009); bản sao hợp đồng lao động hoặc làm việc đã hết hạn hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật và xuất trình Sổ BHXH. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở LĐTBXH phải ra quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, thời gian giải quyết chế độ BHTN cho người lao động là tương đối nhanh. Tuy nhiên, khi thực hiện thì thủ tục giải quyết cho người lao động hưởng BHTN gặp nhiều khó khăn từ chính các quy định của pháp luật chưa được chặt chẽ, ví dụ pháp luật quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, để được hưởng các chế độ của BHTN, người lao động phải có giấy xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hợp pháp. Vấn đề khó ở đây là một mặt pháp luật yêu cầu người đơn phương chấm dứt hợp đồng có giấy xác nhận của doanh nghiệp là đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp pháp là bắt buộc trong hồ sơ, nhưng luật lại không quy định việc xác nhận cho những người này là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp. Hơn nữa, khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì về tâm lý, người sử dụng lao động cũng không dễ dàng chấp nhận vì họ cho rằng người lao động đã vi phạm hợp đồng và không xác nhận cũng chẳng sao, vì không có chế tài nào áp dụng với họ… Vì thế, doanh nghiệp thường gây khó dễ cho người lao động bằng cách trây ỳ hoặc kéo dài thời gian không xác nhận cho người lao động. Không những thế, người sử dụng lao động cũng chậm trả sổ bảo hiểm cho người lao động. Do vậy, đã có nhiều trường hợp người lao động không thể được nhận BHTN do hết thời gian mà thiếu hồ sơ để làm thủ tục. Trong trường hợp khác, người lao động và chủ sử dụng lao động thông đồng để trục lợi bảo hiểm thất nghiệp, khi chủ sử dụng lao động ký xác nhận chấm dứt hợp đồng giả tạo, để người lao động làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp rồi lại đi làm bình thường. 10 [...]... ngh 3.1 Kin ngh v hon thin phỏp lut Th nht, cn nghiờn cu m rng i tng c tham gia BHTN, khụng ch l nhng cụng dõn Vit Nam theo quy nh ca phỏp lut hin hnh m cn m rng thờm i vi ngi nc ngoi, ngi khụng quc tch khi lm vic cho cỏc c quan, t chc, cỏc doanh nghip Vit Nam phự hp vi Lut Lao ng Vit Nam cng c tham gia loi hỡnh bo him ny Th hai, v iu kin hng BHTN, cú th nghiờn cu quy nh nhng trng hp ngi lao ng iu... ca Chớnh ph quy nh chi tit v hng dn thi hnh mt s iu ca Lut Bo him xó hi v bo him tht nghip 4 Thụng t s 34/2009/TT-BLTBXH ngy 16/10 v sa i, b sung mt s iu Thụng t s 04/2009/TT-BLTBXH ngy 22/01/2008 5 Bảo hiểm xã hội - Những điều cần thiết (2001), Nxb Thống kê, Hà Nội 6 http://congdoan.most.gov.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=2853:nhin-lai-ket-qua-trienkhai-chinh-sach-bao-hiem-that-nghiep&catid=51:cac-bai-vit-lien-quann-hot-ng-cong-oan&Itemid=73... .1 1.Mt s vn chung 2 1.1.Tht nghip 2 1.2.Ngi tht nghip 2 1.3.Bo him tht nghip 4 2.Mt s ỏnh giỏ v bo him tht nghip Vit Nam 4 2.1.u im 4 2.1.1.H thng cỏc vn bn quy phm phỏp lut Vit Nam ó c xõy dng khỏ hon thin 4 2.1.2.Bo him tht nghip ó thu hỳt c s tham gia ụng o ca ngi lao ng 6 2.2.Mt s hn ch .7 2.2.2.Mt s hn... quan: trong vic thc hin chớnh sỏch bo him tht nghip to iu kin thun li hn na cho ngi lao ng khi tham gia v th hng chớnh sỏch bo him tht nghip, trc ht l ngnh Lao ng - Thng binh v Xó hi, Bo him xó hi Vit Nam, Ti chớnh, Ni v, Cụng on 14 TI LIU THAM KHO 1 Lut Bo him xó hi 2006 2 Ngh nh s 127/2008/N-CP quy nh chi tit v hng dn thi hnh mt s iu ca Lut Bo him xó hi v Bo him tht nghip 3 Thụng t s 04/2009/TT-BLTBXH . option=com_content&view=article&id=2853:nhin-lai-ket-qua-trien- khai-chinh-sach-bao-hiem-that-nghiep&catid=51:cac-bai-vit-lien-quan- n-hot-ng-cong-oan&Itemid=73 15 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Một số vấn đề chung 2 1.1 .Thất nghiệp 2 1.2.Người thất nghiệp 2 1.3 .Bảo hiểm thất nghiệp 4 2.Một số đánh giá về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 4 2.1.Ưu điểm 4 2.1.1.Hệ. động thất nghiệp sớm tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định. 2. Một số đánh giá về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 2.1. Ưu điểm 2.1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam. thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, đây được xem là một “nỗ lực” nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta của Đảng và Nhà nước. Các