thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2008 2012

99 937 15
thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2008   2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của nền sản xuất xã hội, của bản thân con người và là điều kiện sinh tồn của thế giới động, thực vật trên Trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên, đất đai là một nguồn tài nguyên hữu hạn, nó chỉ trở nên vô hạn và quý giá tuỳ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết và thái độ đối xử của con người đối với đất đai. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, các công trình đô thị, công trình dân cư phát triển với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, đòi hỏi công tác quản lý đất đai phải thực hiện tiết kiệm và hiệu quả; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với người sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy hình thành thị trường bất động sản công khai và lành mạnh trên cơ sở kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang thu được những thành công đáng kể, đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Vào những năm gần đây kinh tế nước ta có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là từ khi chúng ta ra nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng nhanh, chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về kinh tế là sự bùng nổ dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, hình thành các khu đô thị, các khu công nghiệp lớn gây biến động đất đai tại các địa phương. 1 Cùng với sự phát triển chung của cả nước, tốc độ đô thị hoá của tỉnh Thái Nguyên diễn ra mạnh mẽ. Là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cách Hà Nội 80km về phía Bắc, tiếp giáp với 6 tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt nối liền với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng rất thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá. Không những thế Thái Nguyên còn là trung tâm văn hóa của các tỉnh miền núi phía Bắc, là nơi tập trung của rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề Trong những năm gần đây Thái Nguyên không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư nâng cấp hoàn thiện dần. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa đã làm đất đai khu vực biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, thay vào đó là các khu đô thị tăng lên. Việc quản lý, sử dụng đất trở lên phức tạp hơn, việc mua bán, trao đổi, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép diễn ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Giá cả đất đai khu đô thị trên thị trường thường tăng cao và có những biến động phức tạp. Ngoài ra, sự phát triển của các khu đô thị đã thu hút lực lượng lao động lớn từ nông thôn ra thành thị gây lên sự bất ổn xã hội như: giải quyết việc làm, nhu cầu đất ở, ô nhiễm môi trường…. Quá trình đô thị hóa đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội rõ rệt, đồng thời do sự phát triển của xã hội và vấn đề đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, và nếu không có biện pháp quản lý một cách thích hợp thì chẳng bao lâu nữa đất nông nghiệp sẽ chẳng còn bao nhiêu. Chẳng hạn như những diện tích dành để bố trí các công trình kinh tế đầu mối, các khu dân cư, các công trình cơ sở sản xuất, dịch vụ y tế, đào tạo nghiên cứu khoa học, một diện tích lớn khác đã được xây làm nhà ở, để tách hộ, để bán, để tự kinh doanh Đứng trước những vấn đề trên, để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân sử dụng đất cũng như mong muốn tham mưu, tìm ra những giải pháp có hiệu quả 2 nhằm khắc phục những vấn đề bức xúc nêu trên, góp phần hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất đai; nâng cao tính khả thi của việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao; tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về sử dụng đất đối với Nhà nước; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Viết Khanh, tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008 - 2012”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008 – 2012. - Đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến hộ gia đình. - Tìm ra giải pháp cho sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả và không ảnh hưởng đến quá trình đô thị hoá. 3. Yêu cầu của đề tài nghiên cứu - Phân tích, đánh giá quá trình đô thị hoá của thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 – 2012. - Đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến hộ gia đình. 3 - Đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. - Đưa ra những nguyên nhân, tồn tại, khó khăn để từ đó đề xuất giải pháp khắc phục có tính khả thi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Là cơ hội cho bản thân củng cố kiến thức đã học, đồng thời là cơ hội cho bản thân tiếp cận với tình hình chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp tại địa phương. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Tìm ra những mặt hạn chế và tích cực của quá trình chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Từ đó đề xuất ra những giải pháp thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng đất đạt hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về các chính sách đất đai, đặc biệt là chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và đề xuất hướng hoàn thiện chính sách kèm theo các giải pháp thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố để ngày càng văn minh, giàu đẹp, sánh vai với các thành phố lớn trong khu vực và trên cả nước; góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và hoàn thiện chính sách, phương thức chuyển đổi mục đích sử dụng đất nói riêng trên địa bàn thành phố; góp phần hạn chế, giải toả những bức xúc về khiếu kiện của công dân khi bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án trên địa bàn. * Khái niệm về chuyển mục đích sử dụng đất Chuyển mục sử dụng đất mới được Luật đất đai đề cập đến từ năm 2001 (khi sửa đổi, bổ sung lần thứ 2 Luật Đất đai 1993). Chuyển mục đích sử dụng đất là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hành chính cho phép chuyển mục đích sử dụng với những diện tích đất cụ thể từ mục đích này sang mục đích khác. Luật đất đai 2003 quy định, Nhà nước căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm 5 quyền xét duyệt mà cho phép người sử dụng đất được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác ngay trên diện tích đất mà họ đang sử dụng. Nhà nước không phải thu hồi rồi giao lại mà chỉ cần cho phép người sử dụng được thực hiện nghĩa vụ tài chính và công nhận cho họ được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. * Mục đích của chuyển mục đích sử dụng đất - Đa dạng các hình thức có được đất để sử dụng của người sử dụng. - Đơn giản thủ tục hành chính trong việc phân phối lại đất đai. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Như vậy, Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất đều là các hoạt động trao quyền sử dụng đất từ Nhà nước cho người sử dụng đất hoặc đồng ý cho người đang sử dụng đất chuyển sang mục đích khác. Các hoạt động này đều nhằm: + Đáp ứng được các nhu cầu đối tượng sử dụng đất, kể cả trong nước và ngoài nước. + Đảm bảo cho đất đai được phân phối và phân phối lại cho các đối tượng sử dụng được sử dụng hợp pháp, đúng mục đích mà Nhà nước đã quy định, đạt hiệu quả cao, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. + Xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng làm cơ sở để giải quyết mọi mối quan hệ đất đai và người sử dụng yên tâm thực hiện các quyền của mình trên diện tích đất đó. Nhà nước thu hồi đất nhằm thực hiện quyền định đoạt của Nhà nước đối với đất đai để thực hiện quyền quyết định duy nhất của Nhà nước đối với đất đai và đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai. * Vai trò của chuyển đổi mục đích sử dụng đất Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đóng vai trò trung tâm để phát triển kinh tế, chính trị, thương mại, văn hóa của xã hội. 6 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp hóa nhanh chóng. * Các đối tượng nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Các đối tượng nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất: - Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp - Tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội - Tổ chức sự nghiệp công - Hộ gia đình, cá nhân trong nước Các đối tượng trên khi được giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất có đầy đủ các điều kiện về hồ sơ theo quy định thể hiện nhu cầu xin giao đất, xin thuê đất, xin chuyển mục đích sử dụng đất của họ; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất hay chuyển mục đích sử dụng đất. * Các hình thức chuyển mục đích sử dụng đất Điều 36, Luật Đất đai năm 2003, quy định việc chuyển mục đích sử dụng làm 2 trường hợp sau: - Những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền + Chuyển đất chuyên trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản; + Chuyển đất trồng rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác; + Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp + Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất; 7 + Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở [9]. - Những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Tất cả những trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc quy định trong 5 trường hợp trên thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng nên sau khi chuyển mục đích sử dụng đất thì quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất có thể bị thay đổi. Nguyên tắc chung là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chế độ sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng. Thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển mục đích được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 67 và Điều 68 Luật Đất đai 2003 [9]. 1.1.2. Cơ sở pháp lý Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai đã và đang đặt ra một đòi hỏi bức bách của các ngành, các cấp và của đại đa số quần chúng nhân dân với kỳ vọng có cơ chế quản lý đất đai thông thoáng, hấp dẫn để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng đất nhanh chóng có đất để sản xuất; thông qua đó nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khơi dậy nguồn lực phát triển đất nước. Sau đây là một số Văn bản là cơ sở pháp lý để quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất ở nước ta. 1.1.2.1. Một số văn bản của Nhà nước - Luật Đất đai được Quốc hội nước Cộng hòa xã hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai 2003. 8 - Thông tư số 01/2005/TT- BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 13 ngày 4 tháng 2004 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. - Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Nghị định số 198/2004/NĐ–CP của Chính phủ ngày 03 tháng 12 năm 2004 về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2006 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 05 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi và giải quyết khiếu nại về đất đai. - Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC- BTNMT ngày 31 tháng 01 năm 2008 của Liên bộ Tài chính – Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ- CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính Phủ. - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ qui định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 1.1.2.2. Một số văn bản của UBND tỉnh Thái Nguyên 9 - Chỉ thị số 16/2004/CT-UB ngày 13 tháng 8 năm 2004 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003. - Quyết định số 1883/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2005 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành quy định về hạn mức đất ở khi giao đất và hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao khi cấp GCN quyền sử dụng đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 10/8/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v điều chỉnh cấp đổi GCN quyền sử dụng đất, GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với thửa đất có vườn, ao đã cấp vượt hạn mức đất ở theo quy định do không tách diện tích đất ở và đất vườn ao trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 326/2006/QĐ-UBND ngày 27 tháng 2 năm 2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy trình về thu hồi đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi, trình tự thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSD đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 867/2007/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên V/v ban hành quy định về thu hồi đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi; trình tự, thủ tục xin giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 05 tháng 1 năm 2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới khoảng 510 triệu km 2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu km 2 (chiếm 71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km 2 (chiếm 29%). Bắc bán cầu có diện tích lục địa lớn hơn nhiều so 10 [...]... về đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Hiện trạng sử dụng đất của thành phố - Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai 23 2.3.3 Thực trạng quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008 – 2012 - Đánh giá thực trạng quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất - Sự biến động đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Thực trạng. .. xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Thực trạng và nguyên nhân của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tại thành phố Thái Nguyên - Những vấn đề liên quan đến quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2012 2.2 Địa điểm... hóa, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn Tất cả đều được thực hiện theo định hướng chiến lược của cơ quan, ban nghành cấp trên trực tiếp chỉ đạo Vì vậy, trong những năm qua trên địa bàn thành phố trung bình mỗi năm có khoảng 52 ha đất nông nghiệp bị thu hồi và 63 ha đất nông nghiệp chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp Bộ mặt thành phố đã có nhiều thay đổi tuy nhiên việc thu hồi đất. .. trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp 2.3.4 Ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến các hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp - Ảnh hưởng của CMĐ đối với kinh tế hộ nông dân mất đất nông nghiệp - Đánh giá sự ảnh hưởng của chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp tới đời sống kinh tế - xã hội của nông hộ thông qua câu hỏi định tính - Kế hoạch trong thời gian tới của các hộ dân có đất. .. hộ dân có đất CMĐ để thực hiện dự án - Tác động của công tác thu hồi đất đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố 2.3.5 Đánh giá chung tác động của chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - Chuyển đất lúa sang nuôi trồng thủy sản - Chuyển đất lúa sang trồng cây khác - Chuyển đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp 2.3.6 Định hướng... tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm khá nhanh do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp để phục vụ các mục tiêu phát triển của thành phố hay để phù hợp với hiện trạng đất đai.[20] Trong từng giai đoạn của quá trình phát triển, căn cứ vào đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, Trung ương, địa phương thành phố Thái Nguyên đã ban hành những quy định về quản lý đất đai trên địa bàn thành phố. .. đích sử dụng đất nói chung và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp nói riêng Như vậy, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới việc sử dụng đất đúng theo mục đích cũng như hạn chế việc tự ý chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Và cho đến nay chúng ta vẫn đang thực hiện theo Luật Đất đai 2003 cùng với những văn bản dưới Luật để quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai... [4] Quá trình chuyển mục đích sử dụng đất luôn diễn ra ở mọi thời điểm Trước kia khi chưa có Luật Đất đai quy định về trình tự, thủ tục chuyển mục đích thì quá trình chuyển mục đích vẫn luôn diễn ra Sau khi chúng ta xây dựng luật để quản lý cũng như bảo vệ quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng thì vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất vẫn chưa được quan tâm Cho đến lần sửa đổi thứ 2 (năm... Đất đai 1993 thì vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất mới được đưa ra và chính thức được bổ sung vào các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai của Luật Đất đai 2003 Hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã kéo theo việc chuyển mục đích 17 sử dụng các loại đất cũng như chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tăng Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông. .. lượng doanh nghiệp hoạt động [4] 1.2.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Thành phố Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên năm 2010 là 18.630,56 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12.266,51 ha chiếm 65,8 % tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất phi nông nghiệp là 5.992,86 ha chiếm 32,2%, diện tích đất chưa sử dụng là 371,19 ha chiếm 2% Qua phân tích trên ta có . đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008 - 2012 . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa. đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2008 – 2012. - Đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến hộ gia đình. 3 - Đánh. trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008 – 2012. - Đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp đến hộ gia đình. - Tìm ra giải pháp cho sử dụng đất nông nghiệp có

Ngày đăng: 09/08/2014, 13:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    • - Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai

    • - Tác động của công tác thu hồi đất đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố

    • Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    • KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

    • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • MỤC LỤC

    • DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan