Ảnh hưởng của chuyển mục đích đối với kinh tế hộ nông dân mất đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2008 2012 (Trang 59 - 68)

4. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.4.1.Ảnh hưởng của chuyển mục đích đối với kinh tế hộ nông dân mất đất nông nghiệp

đất nông nghiệp

3.4.1.1. Tình hình cơ bản của các hộ

Để đánh giá ảnh hưởng của việc chuyển mục đích đất nông nghiệp đến đời sống của các hộ nông dân, chúng tôi tiến hành điều tra 150 hộ dân trên các địa bàn thuộc thành phố Thái Nguyên cho thấy kinh tế mỗi hộ gia đình phát triển hay không phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tổ chức, quản lý, bố trí sản xuất của chủ hộ. Chủ hộ là người đưa ra phương hướng, kế hoạch sản xuất. Mỗi chủ hộ có khả năng nhận thức và tiếp thu khác nhau điều này phụ thuộc vào tuổi, giới tính và đặc biệt là trình độ văn hoá của mỗi người. Một số thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng 3.14 sau:

Bảng 3.14. Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ

Chỉ tiêu Cơ cấu (%)

1. 1.Tuổi của chủ hộ 2. Tuổi chủ hộ từ 20 – 40 16,50 3. – Tuổi chủ hộ từ 40 – 60 58,50 4. – Tuổi chủ hộ trên 60 25,00 5. 2. Giới tính của chủ hộ 6. Nam 51,50 7. Nữ 48,50 8. 3. Trình độ văn hóa 9. – Số chủ hộ học hết tiểu học 15,50 10. – Số chủ hộ học hết THCS 28,75 11. – Số chủ hộ học hết THPT 34,00

12. – Số chủ hộ đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH…) 21,75

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2012)

Qua bảng 3.14 ta thấy số chủ hộ có độ tuổi từ 40 – 60 chiếm tỷ lệ cao nhất với 58,50 %, ở độ tuổi này thì các chủ hộ có kinh nghiệm sản xuất khá tốt, tuy nhiên do ảnh hưởng của phong tục tập quán từ xưa nên họ rất khó thay đổi phương thức kiếm sống cũng như các phương thức sản xuất mới do sợ gặp rủi ro. Số chủ hộ có độ tuổi từ 20 – 40 chiếm 16,50 %. Đây là độ tuổi có

khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc ứng dụng khoa học kỹ thuật khá nhanh và mạnh bạo hơn. Tuy nhiên, đây là độ tuổi mới bắt đầu có sự tích lũy kinh nghiệm cho nên cần phải quan tâm và có các chính sách nâng cao nhận thức cũng như khả năng tích lũy kinh nghiệm sản xuất để họ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.

Kết quả điều tra cho thấy trình độ văn hóa của chủ hộ tại địa bàn nghiên cứu tương đối đồng đều, số hộ học hết THCS và THPT chiếm hơn ½ tổng số hộ. Số hộ được đào tạo qua Trung cấp, Cao đẳng hay Đại học đã và đang tăng dần tuy nhiên vẫn còn chưa cao (chỉ chiếm 21,75 %). Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất của các chủ hộ để phát triển kinh tế các hộ gia đình. Đồng thời kinh tế của các hộ gia đình sẽ lại có vai trò quyết định tới việc nâng cao trình độ văn hóa của người nông dân khu vực thành phố. Số chủ hộ học hết tiểu học thường là những người già và những gia đình nghèo từ xưa nên không có điều kiện học tập.

4.4.1.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ

Để phục vụ cho sự phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng quá trình thu hồi đất nông nghiệp và các loại đất khác để thực hiện các dự án diễn ra hàng năm. Các hộ khi bị thu hồi đất đã phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp cũng như chuyển mục đích sử dụng đất của một số thửa xung quanh do ảnh hưởng bởi các yếu tố như ô nhiễm hoặc bị bồi tụ… Sau đây là kết quả điều tra về tình hình biến động đất nông nghiệp của các hộ trước và sau thu hồi đất.

Bảng 3.15. Tình hình biến động đất nông nghiệp của hộ trước và sau khi thu hồi đất để thực hiện dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Đơn vị tính: m2

Chỉ tiêu Diện tích trước khi thu

Diện tích sau khi thu hồi

Tăng (+) Giảm (-)

Giá trị bồi thường

hồi (1.000đ) m2 % m2 % m2 % Tổng diện tích đất 38.017 100 10.737 100 -27.280 100 10.244.480.000 1. Đất trồng cây hàng năm 30.537 80,3 9.451 88,0 -21.086 77,3 7.872.000.000 1.1. Đất lúa 23.622 62,1 7.994 74,4 -15.628 57,3 5.143.000.000 1.2. Đất trồng cây hàng năm khác 6.915 18,2 1.457 13,6 -5.458 20,0 2.729.000.000

2. Đất trồng cây lâu năm 4.852 12,8 1.286 12,0 -3.566 13,1 1.426.400.000

3. Đất mặt nước 2.628 6,9 0 0 -2.628 9,6 946.080.000

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2012)

Qua bảng 3.15 chúng ta nhận thấy sự biến động đất đai khá rõ. Và chiều

hướng của sự biến động đó là theo chiều hướng giảm (từ 38.017m2 xuống còn

10.737m2). Trong đó đất trồng cây hàng năm giảm nhiều nhất 77,3 %, đặc

biệt là đất lúa. Vì các dự án khi nghiên cứu địa bàn thường chọn những nơi chủ yếu là đất lúa để công tác GPMB cũng như bồi thường được thuận lợi và giảm giá trị bồi thường. Tuy nhiên, những người dân mất đất sẽ gặp khó khăn trong tương lai nếu như họ không tìm được việc làm khác cho thu nhập bằng hoặc cao hơn. Vấn đề này đã được quan tâm và giải quyết bằng việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp nhưng lại chủ yếu bằng tiền nên người dân thường chi tiêu hết rồi sau đó là rất nhiều khó khăn khi họ bị thất nghiệp. Đây sẽ là một trong những vấn đề mà các chủ dự án cũng như Đảng và Nhà nước cần quan tâm giải quyết, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững. Trong khi đó đất mặt nước tuy chỉ giảm ít (9,6%) trong tổng số đất nông nghiệp nhưng quỹ đất này lại bị thu hồi hết, do chủ yếu là đất ao nên cũng ít ảnh hưởng tới đời sống của người dân. Và khi đi điều tra đa số các hộ đều cho rằng việc thu hồi đất có ảnh hưởng đến đời sống người dân nhưng không ảnh hưởng nhiều vì đa số các hộ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ít hộ làm thuần nông. Mà trong một hộ thì có từ một đến hai người đi làm ngành nghề khác. Họ làm nông nghiệp chỉ để đủ lương thực cho gia đình. Một số hộ khác thì đánh giá việc

thu hồi đất là tốt vì diện tích đất nông nghiệp của hộ đang bị ô nhiễm do nước thải nên họ cũng không thể sản xuất được. Tuy nhiên, cũng có một số hộ thuần nông thì việc thu hồi đất sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của họ. Vậy nên khi triển khai các dự án chúng ta hạn chế tối đa việc thu hồi đất của những hộ này.

3.4.1.3. Tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ

Qua nghiên cứu tác động của thu hồi đất đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, chúng tôi đã thu được thông tin về sự thay đổi nghề nghiệp của các hộ kết quả này được thể hiện qua bảng 3.16

Bảng 3.16. Tình hình chung về nghề nghiệp của hộ trước và sau khi chuyển mục đích sử dụng đất (do Nhà nước thu hồi đất) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghề nghiệp của hộ (%) Năm 2008 (%) Năm 2012 (%) Tăng (+) giảm (-) (%) 1. Nông nghiệp 45 34 -11 2. Kinh doanh TM-DV 7 12 +5 3. Cán bộ 8 8 0 4. Hộ kiêm 25 28 +3 5. Khác 15 18 +3

Năm 2008 (%) Năm 2012 (%)

Hình 3.2. Cơ cấu nghề nghiệp của hộ gia đình mất đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008 - 2012

Qua thực tế cho thấy các hộ trước khi bị thu hồi đất hay chuyển mục đích sử dụng đất họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông là chính như: trồng lúa, chăn nuôi vv… cuộc sống chỉ đủ ăn nhưng thu nhập cũng như tiền dư thừa chưa có nhiều. Sau khi thu hồi đất, nhận một khoản tiền bồi thường và tác động của nền kinh tế thị trường họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất cũng như nghề nghiệp của mình. Một số hộ chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ như: xây nhà trọ sinh viên, mở cửa hàng tạp hóa, buôn bán v v… Cũng có hộ chỉ bị thu hồi đất một phần hay chuyển mục đích một phần đất thì họ vừa sản xuất Nông nghiệp vừa mở cửa hàng kinh doanh thêm. Cơ hội tiếp xúc với thị trường nhiều hơn nên người dân có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời người lao động cũng có cơ hội tìm kiếm việc làm mới sau khi bị mất đất sản xuất. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dân chưa tận dụng được những cơ hội tìm kiếm việc làm cho thu nhập cao hơn mà vẫn duy trì sản xuất với phần diện tích đất nông nghiệp còn lại, không thay đổi phương thức sản xuất

của mình mà vẫn tiếp tục nghề nghiệp trước đây do đó thu nhập của họ thay đổi không đáng kể.

Nhìn chung về nghề nghiệp của các hộ khi bị thu hồi một phần đất nông nghiệp thì chỉ cần ít lao động cũng có thể sản xuất trên phần diện tích còn lại đó còn những lao động nhàn rỗi phải chuyển sang các nghề khác cộng với số tiền bồi thường nhận được họ sẽ nhanh chóng tìm được hướng đi cũng như công việc mới phù hợp với mình. Số hộ nông nghiệp đã giảm 11% do họ đã bị mất toàn bộ diện tích đất sản xuất nên họ phải chuyển sang nghề khác. Một số hộ chuyển hẳn sang kinh doanh thương mại - dịch vụ, một số lại vừa sản xuất nông nghiệp vừa buôn bán, kinh doanh, cũng có một số hộ thì gia đình chỉ còn lại hai ông (bà) già nên sau khi bị thu hồi đất họ không sản xuất nữa mà trông vào lương hưu là chính.

Đối với một nông hộ thì điều kiện thiết yếu để họ có thể sản xuất, kinh doanh chính là nguồn lực của hộ ngoài đất đai còn cần phải có vốn, lao động và phương tiện tài sản. Trong đó yếu tố đất đai và con người đóng vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của hộ. Đất đai bị thu hồi, người nông dân bị mất đi công cụ kiếm sống của mình, họ sẽ cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn phương thức kiếm sống mới, ngành nghề mới. Do vậy, người nông dân rất cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, ban quản lý dự án về vốn, kiến thức... để tìm một công việc phù hợp với khả năng, nguồn lực của hộ.

Hiện nay, với mục tiêu của Đảng và Nhà nước đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp cộng với tình trạng gia tăng dân số vẫn còn cao như hiện nay thì trong tương lai diện tích đất Nông nghiệp có khả năng bị thu hẹp hơn nữa. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là một nghề chính đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Vì vậy, chúng ta phải đảm bảo quỹ đất nông nghiệp ở một giới hạn nhất định. Để đạt được điều đó thì lời nói phải đi

đôi với hành động, chủ trương đề ra cần được triển khai nhanh chóng và thắt chặt vành đai luật pháp để có thể thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra.

3.4.1.4. Tình hình thu nhập của hộ

Chuyển mục đích sử dụng do Nhà nước thu hồi đất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân, mức độ ảnh hưởng được thể hiện qua bảng 3.17. Đối với các hộ thu nhập tăng lên do quá trình đô thị hoá chủ yếu do họ sau khi mất đất nông nghiệp đã chuyển sang các hoạt động dịch vụ, kinh doanh (tỷ trọng thu nhập từ nguồn này chiếm lớn nhất trong tổng thu của hộ) trong khi đó các hộ có thu nhập bị giảm đi do họ chủ yếu tìm việc làm thuê và trước đây cũng như hiện nay họ chỉ phụ thuộc nhiều vào nguồn thu này trong khi đó trước khi mất đất sản xuất họ còn có thêm nguồn thu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại lên sau khi mất đất một phần nguồn thu của gia đình cũng mất đi vì thế mà thu nhập của các hộ này bị giảm đi sau khi thu hồi đất.

Bảng 3.17. Thay đổi thu nhập của hộ sau chuyển đổi mục đích

Chỉ tiêu Số hộ %

Tổng số hộ 150 100

Nhóm hộ có thu nhập tăng 59 39,3

Nhóm hộ có thu nhập như cũ 79 52,7

Nhóm hộ có thu nhập giảm 12 8,0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2012)

Qua bảng 3.17 ta có thể nhận thấy thu nhập của các hộ sau khi CMĐ đó là 39,3% các hộ sau thu hồi đất hoặc CMĐ có thu nhập tăng. Nguyên nhân là do những hộ này đã sử dụng một cách hợp lý số tiền bồi thường để chuyển đổi nghề nghiệp mới cho thu nhập cao hơn như kinh doanh dịch vụ hoặc buôn bán, xây nhà trọ để cho thuê vv…. Một số hộ khác xin CMĐ thì họ đã tận dụng được các lợi thế về vị trí cũng như tìm được hướng đi đúng, làm ăn thuận lợi vì vậy thu nhập của hộ đã tăng hơn trước. Tuy nhiên phần lớn thu nhập của hộ sau CMĐ vẫn như cũ (52,7%). Vì trước đó nguồn thu chủ yếu

của các hộ này không phải là nông nghiệp vì vậy khi bị thu hồi đất thì không gây ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. Ngoài ra một số hộ xin CMĐ để làm nhà ở hoặc chia đất cho con vì vậy thu nhập của họ cũng không thay đổi vẫn như trước đây. Một số hộ có thu nhập giảm sau khi thu hồi đất hoặc CMĐ nhưng tỷ lệ này rất ít chỉ chiếm 8,0 %. Nguyên nhân là do các hộ này chưa biết cách sử dụng hợp lý số tiền được bồi thường. Họ chi tiêu, mua sắm trang thiết bị gần hết và công việc thì không có hoặc cho thu nhập không ổn định vì vậy thu nhập của hộ giảm. Vài trường hợp khác thì một phần đất trồng lúa của hộ không tiếp tục sản xuất được do bị ảnh hưởng của các khu dân cư hay dự án gần đó làm ô nhiễm nên hộ đã xin CMĐ để trồng cây lâu năm hoặc chuyển nhượng nếu ai có nhu cầu mua. Trong thời gian đó thu nhập của phần ruộng trước đó là không có mà hộ còn phải đầu tư san ủi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vì vậy thu nhập của nông hộ đã bị giảm nhẹ.

3.4.1.5. Tình hình xin CMĐ sử dụng đất của các hộ

Với những tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa và một số nguyên nhân khác thì diện tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp không chỉ do Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích khác mà còn do người dân xin chuyển mục đích sử dụng đất ngày một tăng. Cụ thể về tình hình xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian qua được thể hiện qua bảng 3.18 như sau:

Bảng 3.18. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất của các hộ Đơn vị tính: % Loại đất DT trước chuyển đổi DT đề nghị chuyển đổi DT còn lại sau chuyể n đổi HNK CLN OTC 1. Đất trồng lúa LUA 100 9,4 38 0 52,6 2. Đất trồng cây hàng năm khác HNK 100 0 27,2 63,4 9,4

3. Đất trồng cây lâu năm CLN 100 0 0 42,8 57,2

4. Đất ao TSN 100 0 0 52,1 47,9

Thông qua số liệu điều tra của bảng 3.18 trên ta có thể thấy rõ tình hình CMĐ sử dụng đất của các hộ. Đất trồng cây hàng năm khác là đất chuyển mục đích nhiều nhất 90,6%. Trong đó chuyển sang đất ở là chủ yếu với 63,4%. Vì tổng diện tích của đất trồng cây hàng năm ít hơn các loại đất khác nên khi CMĐ các hộ thường chuyển gần hết diện tích đó. Đất ao của các hộ chuyển mục đích khá nhiều với 52,1%. Vì khi hộ xin chuyển mục đích thì đa số cũng chuyển hết phần diện tích để sử dụng vào mục đích khác. Lý do các hộ xin chuyển mục đích chủ yếu là để xây nhà sản xuất kinh doanh hoặc chia đất cho con. Và đất trồng cây lâu năm chuyển 42,8% sang đất ở. Người dân xin chuyển sang đất ở cũng với mục đích để chia đất cho con hoặc để chuyển

nhượng v v…Do sự gia tăng dân số khá nhanh nên nhu cầu đất ở ngày một

tăng ở các phường (xã) gần trung tâm thành phố. Tuy nhiên diện tích đất trồng cây hàng năm khác cũng tăng 9,4% do đất trồng lúa CMĐ sang. Đất

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2008 2012 (Trang 59 - 68)