Khái quát về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2008 2012 (Trang 28 - 31)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến biến động hiện trạng sử

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí, vai trò của địa bàn nghiên cứu

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi Đông Bắc bộ. Có toạ độ địa lý: 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 Km về phía Đông Bắc và được bao quanh bởi 5 huyện của tỉnh Thái Nguyên:

Phía Bắc giáp: Huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương.

Phía Nam giáp: Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Phía Tây giáp: Huyện Đại Từ.

Phía Đông nam giáp: Thị xã Sông Công và huyện Phú Bình.

Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài 52 km về phía Bắc. Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng. Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn. Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Thái Nguyên được xác định là đô thị động lực của vùng kinh tế trọng điểm trung du miền núi Bắc Bộ, với vai trò được khẳng định là trung tâm tổng hợp Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Y tế - Đào tạo - Khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; Là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với nhiều tuyến giao thông huyết mạch ở cả đường bộ, đường sắt và đường sông giao lưu kinh tế giữa thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng với các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ngoài ra, Thái Nguyên còn có vị trí rất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên 3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như là miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Đây là miền có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công, được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gò thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o - 25o chiếm không đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây

trồng hàng năm. Kết quả xác định độ dốc địa hình của thành phố (đất ở, đất chuyên dùng và sông suối không phân cấp độ dốc) được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân loại địa hình theo cấp độ dốc thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Cấp 1 (0-3 độ) 5266,45 29,74

2. Cấp 2 (3-8 độ) 1544,60 8,72

3. Cấp 3 (8-15 độ) 1434,82 8,10

4. Cấp 4 (15-20 độ) 1654,77 9,35

5. Cấp 5 ( 20-25 độ) 313,67 1,77

6. Cấp 6 ( 25 độ trở lên) 2171,97 12,27

7. Đất chuyên dùng 3580,68 20,22

8. Đất ở 1314,15 7,42

9. Sông, suối, Ao hồ 426,41 2,41

Tổng cộng 17.707,52 100.0

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên) 3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

* Về khí hậu: Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh.

Lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.500 mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên của thành phố Thái Nguyên là tương đối lớn. Đối với tỉnh dự tính lượng mưa lên tới 6,4 tỷ m3/năm và theo không gian lượng mưa tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10). Trong đó lượng mưa của tháng 8 chiếm gần 30%

tổng lượng mưa cả năm, đôi khi còn gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Vào mùa khô đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% tổng lượng mưa cả năm. Hướng gió chủ yếu vào mùa mưa là Đông Nam, mùa khô là Đông Bắc.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C. Độ ẩm trung bình năm là 82%. Số giờ nắng trong năm đạt 1.628 giờ. Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững,

thuận lợi cho việc phát triển ngành nông - lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

* Tài nguyên đất: Thành phố Thái Nguyên có những loại đất chính là đất phù sa được bồi hàng năm; đất phù sa không được bồi hàng năm; đất bạc màu trên nền đất phù sa cổ; đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm Feralit; đất xám bạc màu; đất vàng nhạt trên đất cát; đất đỏ vàng trên đá sét biến chất và đất nâu vàng trên phù sa cổ.

* Tài nguyên nước: Trên địa bàn thành phố có 2 nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đó là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

+ Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa còn có các nguồn nước do sông Công, sông Cầu, Hồ Núi Cốc cùng các khe, ngòi, suối lớn nhỏ và các hồ ao, đầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn thành phố có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú hiện đang được khai thác bởi nhà máy nước Túc Duyên, nhà máy nước Tích Lương; Nhà máy nước khu Gang thép Thái Nguyên và các giếng khoan, giếng đào thuộc các khu dân cư chưa được nhà máy cung cấp.

* Tài nguyên khoáng sản: Thành phố có hai tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu cho toàn thành phố. Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than khá lớn.

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2008 2012 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w