Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2008 2012 (Trang 32 - 38)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến biến động hiện trạng sử

3.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (2008 - 2012) đạt 14,64%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng bình quân cả nhiệm kỳ 2008- 2012 đạt 17,18%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân đạt 19,47% và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,83%. Những năm gần đây, mặc dù chịu tác động của suy giảm kinh tế, tài chính nhưng thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Thu nhập bình quân đầu người từ 19,49 triệu đồng/người năm 2008 tăng lên 30 triệu đồng năm 2012.

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Giai đoạn 2008 - 2012

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm

2008 2009 2010 2011 2012 1 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

(GDP) % 15,50 15,02 14 14,2 14,5

Trong đó:

- Công nghiệp + xây dựng % 16,25 16,90 17,35 17,50 17,90

- Dịch vụ % 18,50 18,75 19,00 20,1 21,0

- Nông nghiệp % 4,50 4,65 4,91 5,0 5,10

2 2 Cơ cấu kinh tế (GDP) % 100 100 100 100 100

Trong đó:

- Công nghiệp + xây dựng %% 49,12 48,50 48,01 48,20 48,40

- Dịch vụ %% 46,28 46,65 47,37 47,30 47,80

- Nông nghiệp %% 4,60 4,85 4,62 4,75 4,80

3 3 GDP bình quân đầu người ttrđ 19,49 25,09 30,00 30,00 30,00 4 Sản lượng lương thực có hạt tấn 25.700 27.730 30.780 30.870 30,910 5 Giá trị sản phẩm /1 ha canh tác trđ 29,00 29,80 32,38 32,65 32,80 6 6 Thu ngân sách thành phố ttỷ đ 269,30 315,22 381,6 385,5 395,6 7 7 Giảm tỷ lệ hộ nghèo %% 4,59 2,9 2,6 2,4 2,2 8 8 Giải quyết việc làm bình

quân năm %% 6500 6500 6500 6500 6500

(Nguồn: UBND thành phố Thái Nguyên - Báo cáo giữa nhiệm kỳ 2008 - 2012) Qua bảng 3.3 ta thấy trong giai đoạn vừa qua, kinh tế của thành phố Thái Nguyên đã có mức tăng trưởng vượt bậc. Cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế

của thành phố Thái Nguyên từ năm 2008 - 2012 luôn duy trì cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn tỉnh và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008 – 2011

Tiêu chuẩn 2008 2009 2010 2011

Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 100,0

Công nghiệp, xây dựng (%) 48,50 48,78

49,06 49,54

Dịch vụ (%) 45,52 46,88

47,16 47,36 Nông, Lâm và Ngư nghiệp (%) 5,98 4,34 4,32 4,26

(Nguồn: Báo cáo QH tổng thể phát triển KT-XH TP Thái Nguyên đến năm 2020) Cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2011 đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các nghành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp.

Đặc biệt trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế của ba ngành kinh tế làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo xu hướng ưu tiên cho công nghiệp và dịch vụ cho thấy Thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 94,02 % năm 2008 lên 96,9% năm 2011. Trong khi đó tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 5,98% xuống 4,26%.

3.1.3.2. Về nông - lâm nghiệp

Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển nhưng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của Thành phố ngày càng giảm, từ 4,62% năm 2010 xuống còn 4,23 năm 2011; Giá trị tăng thêm do ngành nông nghiệp tạo ra trong GDP của Thành phố tăng 6,2% /năm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2010 đạt 173,2 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 52%, ngành chăn nuôi chiếm 31,5%, ngành dịch vụ chiếm 16,5%.

3.1.3.3. Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Thành ủy, UBND thành phố đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện và triển khai các đề án như: Đề án phát triển cụm công nghiệp và làng nghề (giai đoạn 2010 – 2013); đề án hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Chỉ đạo các cơ quan chức năng đi sâu, đi sát nắm tình hình và kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các đơn vị, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, đầu tư. Thành phố đã tổ chức một số cuộc gặp mặt, giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để các doanh nghiệp thêm cơ hội xúc tiến đầu tư. Tiếp tục chỉ đạo quy hoạch các cụm công nghiệp phía Bắc và phía Tây, đồng thời kiểm tra việc sử dụng đất của các doanh nghiệp để chấn chỉnh việc sử dụng đất kinh doanh trên địa bàn thành phố.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 trên địa bàn đạt 6.747,23 tỷ đồng, tăng 9,44% so với cùng kỳ, tăng 9,06% so với năm 2009.

Giá trị Sản xuất CN-TTCN địa phương năm 2010 đạt 2.415,7 tỷ đồng, tăng 11,53% so với thực hiện năm 2009, bằng 100,66% kế hoạch và tăng 12,56 so với năm 2009; trong đó: Khu vực ngoài quốc doanh đạt 2.634,9 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2009; Khu vực nhà nước địa phương đạt 83,1 tỷ đồng, tăng 102% so với năm 2009.

Thành phố Thái Nguyên có một số khu, cụm công nghiệp mang tính chất toàn quốc được Trung ương đầu tư xây dựng như: Khu Công nghiệp Gang Thép; Cụm công nghiệp số 1, số 2 thuộc phường Tân Lập, quy mô 150 ha, tập trung các ngành luyện kim màu, sản xuất vật liệu xây dựng…

3.1.3.4. Dân số và nguồn nhân lực

Cơ cấu dân số của thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2008- 2011được thể hiện qua bảng 3.5. Qua bảng cho thấy, dân số tăng khá nhanh tính đến năm 2011 tổng số dân là 283.333 người. Tỷ lệ Nam và Nữ ngày một chênh lệch nhiều hơn. Và tỷ lệ gia tăng dân số tuy đã giảm nhưng vẫn là cao so với yêu cầu đặt ra.

Bảng 3.5. Dân số trung bình phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn (Bao gồm cả lực lượng vũ trang)

Số

TT Chỉ tiêu Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông

thôn 1 Dân số (người)

2008 273.975 134.090 139.885 195.917 78.058 2009 277.928 136.735 141.193 199.797 78.131 2010 279.689 137.331 142.358 203.386 76.303 2011 283.333 139.118 144.215 226.080 57.253 2 Tốc độ tăng (%)

2008 107,93 107,68 108,18 103,21 101,44 2009 101,44 101,97 100,94 101,98 121,95

2010 100,63 100,44 100,83 101,80 97,75

2011 101,30 101,30 101,30 111,16 73,28

3 Cơ cấu (%)

2008 100 48,94 51,06 71,51 28,49

2009 100 49,20 50,80 71,89 28,11

2010 100 49,10 50,90 72,72 27,28

2011 100 49,10 50,90 79,79 20,21

(Nguồn: Niên giám thống kê 2011 thành phố Thái Nguyên)

Về chất lượng lao động và năng suất lao động, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tập trung phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, bao gồm đội ngũ tri thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành phố, cán bộ làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp trung ương và địa phương… Thành phố Thái Nguyên có sẵn đội ngũ lao động lành

nghề phù hợp cho phát triển trong tương lai. Lao động chủ yếu là lao động đã được đào tạo, có thể thích hợp với các công việc đòi hỏi có trình độ tay nghề, nên thích nghi ngay với nền sản xuất hiện đại, tiên tiến.

3.1.3.5. Các lĩnh vực khác

+ Về giáo dục: Hệ thống giáo dục và đào tạo thành phố phát triển không ngừng. Khối trường Trung học cơ sở, Tiểu học, Mầm non tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Theo thống kê trong năm học 2009 – 2010, có 39 trường mầm non (với diện tích 28,23 ha), 34 trường tiểu học (diện tích 23,4 ha), 28 trường trung học cơ sở và 01 trường dân lập (diện tích 20,86 ha), 8 trường THPT, trong đó có 02 trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2010 thành phố đã có 44/100 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 7 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 11 trường THCS. Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, trên địa bàn thành phố có hệ thống các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề do Trung ương và địa phương quản lý.

+ Y tế: Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Các chương trình quốc gia về y tế tiếp tục được duy trì thực hiện có hiệu quả, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã làm tốt chức năng khám, chữa bệnh cho nhân dân, phối hợp phòng, chống các loại dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có 14/28 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

+ Thông tin tuyên truyền - văn hóa, thể thao: Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao được quan tâm chỉ đạo.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục phát triển sâu rộng, có hiệu quả cao, góp phần xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nét đẹp văn hoá truyền thống, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn thành phố.

Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được nhân dân tích cực hưởng ứng. Đề án: Phát triển sự nghiệp văn hóa thông tin –

thể thao từ năm 2008 đến năm 2012 được chỉ đạo thực hiện đạt kết quả tốt, đã có 24/28 xã, phường đạt chuẩn về thể dục thể thao.

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2008 2012 (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w