Đánh giá thực trạng quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2008 2012 (Trang 47 - 52)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

định đúng theo quy trình quy định từ khi nhận hồ sơ đến khi bàn giao đất ngoài thực địa và được thực hiện theo cơ chế một cửa tại UBND thành phố Thái Nguyên, cụ thể:

- Trước ngày 01/7/2004 (trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực), công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được thực hiện theo quy định của luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung năm 1998, năm 2001. Quy trình thực hiện theo quy định tại Quyết định 1274/QĐ-UB ngày 23/7/2002 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục lập hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, CMĐ sử dụng đất trên địa bàn.

- Từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực, quy trình thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thực hiện theo nghị định số 181/NĐ-CP và quy định tại các Quyết định số: 326/2006/QĐ-UBND ngày 27/02/2006: Quyết định số:

867/2007/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên, Quyết định số 6472/2008/QĐ-UBND ngày 10/9/2008 vv…

- Các công trình, dự án đều được thẩm định trên đầy đủ các căn cứ giao đất, cho thuê đất theo quy hoạch, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và đều được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất. Hồ sơ xin giao đất, thuê đất được các cán bộ kiểm tra hiện trạng, xem xét cụ thể, tiến hành theo từng bước, ít xảy ra nhầm lẫn, sai sót trong qua trình thẩm định hồ sơ. Hồ sơ sau khi được thẩm định xong, trình UBND tỉnh chấp thuận địa điểm đầu tư, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện.

Trình tự thủ tục luôn đảm bảo đầy đủ, từng bước theo quy định của Luật Đất đai 2003 và các quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên.

- Công tác giao đất cho chủ đầu tư dự án luôn đảm bảo kịp thời, các công trình, dự án sau khi được UBND tỉnh Thái Nguyên quyết định giao đất, cho thuê đất và hoàn thiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ bồi thường, chứng từ chi trả bồi thường với số diện tích, tài sản phải bồi thường. Khi đảm bảo toàn bộ khu đất không còn vướng mắc về GPMB mới tiến hành giao chỉ giới đất ngoài thực địa cho chủ dự án có sự tham gia hỗ trợ của cơ quan, ban, nghành liên quan và chính quyền địa phương.

Kết quả giao đất ở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thể hiện qua bảng 3.8. Kế hoạch và thực hiện giao đất cho các dự án tại các phường (xã) qua các năm chiếm tỷ lệ khá nhiều trong tổng diện tích đất của thành phố.

Qua 5 năm đã có 24/28 phường(xã) trên địa bàn được giao đất.

Năm 2008 phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên đã tiến hành giao đất cho 9 phường (xã) với tổng diện tích giao là 124.941,2 m2 và diện tích đất giao nhiều nhất là 7.377,5 m2, cho dự án xây dựng Trường PTDT nội trú của Sở Giáo dục và Đào tạo. Năm 2009 tổng số phường (xã) được giao là 5 với tổng diện tích lên tới 162.960,5 m2 và dự án XD trường học của Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Việt Bắc – TKV được giao nhiều đất nhất với diện tích là 52.253,4 m2.

Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị tính: m2 Số

TT Phường, xã Năm

2008 2009 2010 2011 2012

1 P. Trưng Vương 275 3.191,3

2 P. Phan Đình Phùng 9.533,4 150.100 357,4384 23.881,3

3 P. Hoàng Văn Thụ 1.900 21.377,9 38.827,5

4 P.Đồng Quang 1.014 96.500 12.188,9 160,5

5 Phường Tân Thịnh 53.245,3 11.905,2 159.100 8.196,4 7.722,6

6 Phường Thịnh Đán 6.300 10.715,4 78.321,0

7 Phường Túc Duyên 4.168,2 233.100 54.685,7 44.602,4 8 Phường Gia Sàng 130.520,8 10.400 1.509,0 13.568,1

9 P.Quang Vinh 53.080,4 4.673,1

10 Phường Quan Triều 8.000 3.418,7 7.314,0

11 Phường Tân Long 500 462,0 3.848

12 Phường Cam Giá 1.100

13 Phường Phú Xá 7.921,5 646,2 32.604,5

14 P. Trung Thành 19.900

15 Phường Tân Lập 3.924,5 16,766,6

16 Phường Tân Thành 1.600 1.794,0 1.448,9

17 Phường Hương Sơn 10.882 1.600 13.500,9 8.584,7

18 P. Quang Trung 300 2.800 29.512,5 16.065,1

19 Xã Tích Lương 119,1 5.800 4.541,5

20 Xã Phúc Hà 114.000 93.666,8

21 Xã Quyết Thắng 3.836,8 1.200 2.658

22 Xã Lương Sơn 148,3

23 Xã Thịnh Đức 3299,7 7.791,3

24 Xã Phúc Xuân 400 44.145,9

Tổng cộng 124.941,2 162.960,5 813.200,0 168.395,5 434.958,5

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên) Trong năm 2010 số phường (xã) được giao đất là 17 với tổng diện tích là 813.200,0 m 2. Trong đó, dự án xây dựng Khoa Khoa học tự nhiên và Xã hội (đợt 2) do Đại học Thái Nguyên làm chủ dự án với diện tích giao là 38.153,9 m2. Năm 2011 thì diện tích đất giao của thành phố là 168.395,5 m2 với 17 phường (xã). Trong đó dự án xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên do Ban QL thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên làm chủ dự án đã chiếm nhiều diện tích nhất: 102.914,9 m2. Năm 2012 là năm có số phường (xã) được giao đất nhiều nhất, gồm 20 phường (xã)

với diện tích 434.958,5m2 và là năm giao nhiều đất nhất cho các dự án trên địa bàn thành phố trong 5 năm kể trên.

Bảng 3.9. Kết quả công tác thu hồi đất trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Giai đoạn 2008 - 2012)

Năm Tổng DT (m2)

Tổng số hộ bị thu

hồi đất (hộ)

Để phát triển công nghiệp,

dịch vụ

Để xây dựng hạ tầng

Để phát triển các khu đô thị

Tổng số dự án Số

dự án

DT (m2)

Số dự án

DT (m2)

Số dự án

DT (m2)

2008 885.116,80 1.518 1 6.684,40 14 635.403,05 14 243.029,35 29

2009 257.184,82 902 0 0 7 118.964,12 10 138.220,70 17

2010 530.698,00 1.068 12 169.635,7

0 35 266.452,00 5 94.610,30 52

2011 1.049.536 4.006 7 62.373,9 32 467.529,2 25 519.632,9 64 2012 612.119,9 2.334 10 90.035,7 43 232.662,1 31 289.422,1 84 Tổng 3.334.655,52 9.828 30 328.729,7 131 1.721.010,47 85 1.284.915,35 246

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên) Kết quả thu hồi đất trên địa bàn thành phố đã thực hiện chủ yếu là thu hồi phần diện tích đất nông nghiệp, đất trồng rừng của các hộ gia đình, cá nhân vì thu hồi đất nông nghiệp theo thực tế là dễ hơn và kinh phí bồi thường là không cao, không làm ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt thường ngày của người dân nhưng bên cạnh đó cũng có trở ngại đó là đối với những hộ sống chủ yếu bằng nông nghiệp mà diện tích đất thu hồi nhiều thì họ sẽ không còn đất để sản xuất, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Đây cũng là một trở ngại cho công tác GPMB.

Qua bảng 3.9 cho thấy năm 2008 thu hồi của 1.518 hộ với tổng diện tích thu hồi là 88,51 ha. Năm 2009 thu hồi của 902 hộ với tổng diện tích thu hồi là 25,71 ha. Năm 2010 thu hồi của 1.068 hộ với tổng diện tích 53,0 ha. Năm 2011 thu hồi của 4.006 hộ với tổng diện tích thu hồi là 104,95 ha để thực hiện các dự án. Và năm 2012 thu hồi của 2.334 hộ với tổng diện tích là 61,21 ha. Diện tích

bị thu hồi trên chủ yếu phục vụ cho việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Cụ thể hơn, cú thể theo dừi cụng tỏc thu hồi đất nụng nghiệp theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được trình bày tại bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tổng hợp công tác thu hồi đất nông nghiệp theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Số

TT Phường, xã Diện tích đất thu hồi (m2)

Trong đó (thu hồi đất nông nghiệp)

Đất SXNN (m2)

Đất lâm nghiệp

(m2)

Đất nuôi trồng thủy sản

(m2)

Số hộ bị thu hồi đất

1 P. Cam Giá 1.607,30 1.607,30 - - 154

2 X. Cao Ngạn 10.775,90 10.775,90 - - 157

3 X. Đồng Bẩm 844.511,60 844.511,60 - - 774

4 Đồng Quang 142.489,90 142.489,90 - - 127

5 P. Gia Sàng 154.769,05 102.853,85 31.495,30 20.419,90 258

6 P. Hoàng V.Thụ 2.309,50 2.233,40 0 76,10 278

7 P. Hương Sơn 30.815,00 28.682,00 - 2.133,00 286

8 P. Phan Đình

Phùng 586.299,29 569.329,45 - 16.969,84 749

9 P. Phú Xá 4.183,90 4.183,90 - - 84

10 P. Quan Triều 54.932,90 54.342,90 - 590 133

11 P. Quang Trung 7.132,50 7.132,50 - - 75

12 P. Quang Vinh 48.286,82 48.286,82 - - 320

13 X. Quyết Thắng 49.852,70 34.082,40 6.233,40 9.536,90 463

14 P. Tân Lập 322,30 322,30 0 0 83

15 P. Tân Long 7.609,90 7.322,40 - 287,5 172

16 P. Tân Thịnh 220.082,70 192.865,50 5.233,20 21.984,00 336

17 P. Thịnh Đán 36.646,50 36.589,80 56,7 - 170

18 X. Tích Lương 7.677,58 2.703,18 1.776,60 3.197,80 85

19 P. Trung Thành 24.894,60 16.510,60 - 8.384,00 105

20 P. Trưng Vương 2.347,70 2.342,70 - 5 76

21 P. Túc Duyên 57.216,54 56.121,34 - 1.095,20 491

Tổng 2008 -2012 2.294.764,18 2.165.289,74 44.795,20 84.679,24 5.376

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Thái Nguyên)

Qua bảng 3.10 cho thấy, công tác thu hồi đất thực hiện các dự án trong 5 năm (2008 - 2012) chủ yếu là đất nông nghiệp với tổng diện tích đất thu hồi là khá lớn là 229,47 ha. Trong đó thu hồi diện tích đất nông nghiệp chiếm 94,36%

trong tổng số diện tích (229,47 ha). Kết quả thu hồi đất trong 5 năm đã thực hiện làm ảnh hưởng đến 5.376 hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp với 246 dự án lớn nhỏ đã được phê duyệt triển khai xây dựng trên phần diện tích đó.

* Về thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang mục đích khác:

Để phát triển kinh tế xã hội và hạ tầng cơ sở, trong những năm qua quá trình đô thị hoá xảy ra mạnh mẽ nên diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp. Trong 5 năm từ năm 2008 - 2012, tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi là 229,47 ha của 5.376 hộ (thu hồi đất sản xuất nông nghiệp 216,5 ha;

đất lâm nghiệp 4,47 ha; đất nuôi trồng thủy sản 8,46 ha).

Do đặc thù các chủ dự án đều muốn thực hiện đầu tư trên đất nông nghiệp vì thu hồi đất nông nghiệp hiện nay giá rẻ hơn nhiều là thu hồi đất ở, lại không phải lo tái định cư nhiều, không khó khăn trong khâu cưỡng chế, do đó thời gian thu hồi đất sẽ nhanh hơn. Mặt khác, do đất nông nghiệp trong đô thị ngày càng thu hẹp. Hộ nông dân trên thực tế đã tự chuyển đổi nghề nghiệp của hộ sang làm ở các lĩnh vực khác, ít còn hộ thuần nông ở thành phố.

Các doanh nghiệp trước khi triển khai dự án, có một số doanh nghiệp đã tự thỏa thuận với hộ nông dân có đất nông nghiệp, sau đó mới lập dự án đề nghị Nhà nước giao đất. Vì vậy, trên thực tế có nhiều dự án triển khai xong mà không phải thực hiện đầy đủ các quy trình thu hồi đất. Các dự án còn lại đa phần là dự án lớn, không thể tự thỏa thuận với dân và nằm trong nhóm Nhà nước thu hồi đất, nên các chủ dự án đề nghị cơ quan Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

Nhìn chung, các dự án triển khai đồng bộ và đúng quy trình Nhà nước đều diễn biến khá thuận lợi và được người dân đồng thuận.

Đạt được kết quả như vậy chính là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh đến thành phố. Sự vào cuộc của các cấp, các ngành cùng với sự đồng thuận của đại đa số các hộ nông dân bị thu hồi đất. Họ là những người đã chia sẻ quyền lợi và thói quen từ nhiều đời của gia đình là làm nông nghiệp.

3.3.2. Sự biến động đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố thái nguyên, giai đoạn 2008 2012 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w