4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.4.2. Đánh giá sự ảnh hưởng của chuyển mục đích SDĐ nông nghiệp tới đời sống kinh tế xã hội của
đời sống kinh tế - xã hội của nông hộ thông qua câu hỏi định tính
Đề tài đã tiến hành đánh giá sự thay đổi dựa trên nhận định chủ quan của người trả lời thông qua các câu hỏi mang tính định tính. Qua khảo sát cho thấy có 39,3% số hộ cho là thu nhập của hộ sau CMĐ tăng hơn so với trước khi CMĐ và 52,7% số hộ cho rằng thu nhập của hộ không tăng (giữ nguyên như cũ) và 8,0% số hộ cho rằng thu nhập giảm đi.
Thứ nhất, do thương mại dịch vụ trong khu vực ngày càng phát triển với nhiều loại hình phong phú đa dạng. Thành phố Thái Nguyên có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lí, là trung tâm đầu mối của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trung tâm buôn bán để trao đổi những hàng hóa trong thành phố và các vùng lân cận.
Thứ hai, sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như các ngành công nghiệp và dịch vụ kéo theo nhu cầu về lao động ngày càng tăng vì vậy người nông dân dễ dàng tìm kiếm một công việc làm thêm hơn trước kia.
Đặc biệt là quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống, văn hóa, xã hội của các hộ nông dân. Đô thị hóa đã có ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực như: cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.
Một số hộ đã tận dụng được những lợi thế, cơ hội tốt nên làm ăn thuận lợi vì vậy thu nhập của hộ đã tăng. Một số hộ khác thì không có đủ điều kiện hoặc chưa nắm bắt được cơ hội nên thu nhập của hộ vẫn giữ nguyên như cũ. Còn một số hộ khác thì thu nhập giảm do chưa có những kế hoạch khả quan cũng như gặp rủi ro trong kinh doanh, sản xuất… sau khi bị thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Cơ hội học tập cũng có chiều hướng tốt lên vì nhiều dự án thu hồi đất để tu sửa, bổ sung thêm một số trường học giúp cho con em trên địa bàn thành phố có điều kiện học tập tốt nhất. Và cơ sở hạ tầng cũng ngày một khang trang hơn trước. Vì sau khi nhận tiền bồi thường thì đa số người dân đầu tư xây dựng hoặc tu sửa nhà cửa, công trình phụ… Đồng thời diện tích đất mà Nhà nước thu hồi đa số để xây dựng khu đô thị, khu dân cư…Vì vậy cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp và cải tạo.
Bảng 3.19. Ý kiến các hộ điều tra về mức độ tác động của chuyển mục đích Lĩnh vực Tác động (% ý kiến) Tốt Như cũ Xấu 1. Thu nhập 37,5 53,8 8,7 2. Cơ sở hạ tầng 75,46 16,3 8,24 3. Tiếp cận thị trường 65 35 0 4. Cơ hội học tập 57 32,5 10,5 5. Nhà ở 65 35 0 6. Sức khỏe 38 42 17 7. Môi trường 27 38 35
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2012)
Về vấn đề chăm sóc sức khỏe đã được cải thiện đáng kể người dân có nhiều cơ hội hơn khi tiếp cận các dịch vụ y tế do vậy có 38% ý kiến cho là tốt hơn trước nhiều và 42% ý kiến người dân cho là tốt hơn.
Bên cạnh những tác động tích cực thì môi trường đã và đang trở thành một trong những vấn đề được người dân quan tâm và lo ngại sau quá trình CMĐ.
Tình trạng xây dựng khắp nơi và thiếu khâu quản lý đồng bộ là một trong những gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí khi đang xây dựng cũng
như khi đi vào hoạt động… Đặc biệt là những khu dân cư, trường học… cơ sở hạ tầng đã đi vào sử dụng nhưng hệ thống cống thoát nước thải chưa được xây dựng theo đúng quy trình và tiến độ vì vậy nhiều diện tích đất nông nghiệp quanh đó bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều nơi không thể sản xuất được. Theo điều tra có đến 35% ý kiến cho rằng môi trường xấu đi nhiều sau CMĐ và 38% người dân cho rằng môi trường ô nhiễm hơn trước.
Nhìn chung, các lĩnh vực của thành phố đã có những chuyển biến tốt hơn hoặc xấu đi do tác động của quá trình CMĐ. Vì thế, để có thể phát triển bền vững trong tương lai cần phát huy những tác động tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của CMĐ đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.