Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Định hướng và đề xuất một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ mất dất
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp
- Giải pháp cơ chế, chính sách:
* Về công tác quản lý nói chung:
+ Tập trung thực hiện với hiệu quả ngày càng cao các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực: kế hoạch hóa, quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng, quản lý ngân sách, quản lý hành chính, quản lý và sử dụng đất, quản lý thị trường, các lĩnh vực xã hội.
+ Thực hiện tốt chính sách sử dụng và đãi ngộ tri thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, tạo điều kiện về lực lượng tri thức trong tỉnh tham gia tích cực vào giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nâng cao giáo dục pháp luật, trợ giúp quản lý cho người dân...
* Về chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng góp phần cho sự thành công trong sản xuất nông nghiệp.
Nhà nước cần đầu tư phát triển hệ thống giao thông phường xã, đường nội đồng, cứng hoá kênh mương cấp thoát nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Nhà nước cần dành quỹ đất, xây dựng quy hoạch chi tiết và có chính sách khuyến khích đầu tư nhằm phát triển hệ thống các cụm công nghiệp, làng nghề, khu công nghiệp vừa và nhỏ.
* Về chính sách tín dụng ngân hàng
Trong thời gian gần đây, việc vay vốn để phát triển sản xuất đối với người dân đã tương đối thuận lợi. Ngân hàng và quỹ tín dụng đã cải tiến một số thủ tục giúp cho nông dân vay vốn được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, Nhà nước cần tăng cường vốn tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi đối với những hộ chuyển đổi cây ăn quả vì đây là loại cây sau vài năm mới cho thu hoạch, tiền đầu tư ban đầu lại khá lớn.
* Về chính sách thị trường
Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường xuất khẩu, thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt việc tiêu thụ hàng hoá nông sản cho nông dân và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Có biện pháp kích thích sức mua của dân, nhất là ở khu vực nông thôn, nơi tập trung nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường.
Phổ biến kịp thời các thông tin về thị trường, đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường. Xây dựng mạng lưới địa lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình và quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Hình thành hệ thống tiêu thụ nông sản cho nông dân qua sàn giao dịch.
* Về chính sách khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ
Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội cần giúp các hộ nông dân có được các buổi tập huấn kỹ thuật để phổ biến kiến thức, giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của các hộ nông dân, phổ biến các quy trình công nghệ mới.
Đồng thời tăng cường tổ chức các hội nghị đầu bờ, tổ chức tọa đàm tham gia học tập kinh nghiệm.
3.5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan tới chính quyền thành phố
* Giải pháp về quy hoạch
Cần nâng cao chất lượng công trình quy hoạch: Cần phải tập trung nghiên cứu tính khoa học, tính khả thi sao cho mọi vấn đề cần giải quyết của
người dân đều được tính toán một cách khoa học, kỹ lưỡng và đầy đủ. Có như thế phương án quy hoạch mới đảm bảo tính khả thi và bền vững.
Khi lập và xét duyệt các dự án, cần phải kiểm tra nghiêm ngặt năng lực của chủ đầu tư, tính khả thi của dự án để xét duyệt. Tránh việc các dự án khi triển khai chậm do năng lực chủ đầu tư hoặc do tính khả thi làm chậm tiến độ gây bức xúc cho người dân
Nhiều ý kiến cho rằng chất lượng của quy hoạch đô thị Thái Nguyên còn hạn chế về tầm nhìn, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, vấn đề này là khách quan vì:
- Quy hoạch đô thị là chuyên ngành khoa học mang tính tổng hợp, đòi hỏi những người hoặc cơ quan xây dựng quy hoạch phải có kiến thức tổng hợp của nhiều ngành khoa học. Nếu công tác này chỉ do một nhóm người thực hiện, hoặc một số cơ quan chuyên môn thực hiện, sẽ dẫn tới tầm nhìn bị hạn chế là đương nhiên.
- Một vấn đề nữa cần quan tâm là vai trò của người lãnh đạo cao nhất của địa phương có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng đồ án quy hoạch đô thị. Người lãnh đạo biết phải làm như thế nào để huy động được sức sáng tạo của đông đảo các tầng lớp, các giới xã hội vào xây dựng phương án quy hoạch, biết làm thế nào để tạo ra sự đồng thuận của các tầng lớp dân cư. Vì vậy thành quả quy hoạch đô thị, trước hết là trí tuệ và đạo đức của người lãnh đạo cao nhất của địa phương đó. Chính việc xây dựng các đồ án quy hoạch đang được thực thi hiện nay là kiểu dựa theo ý kiến chỉ đạo (thường là ý đồ chủ quan của người lãnh đạo “đặt hàng”) và một đội ngũ cán bộ chuyên môn thuần tuý lúc nào cũng bị sức ép phải hoàn thành công việc trước thời hạn.
Sản phẩm quy hoạch ấy chính là “quy hoạch treo”, thậm chí dẫn tới “dự án treo”. Do đó cần đa dạng hoá các phương pháp tổ chức và chủ thể lập quy hoạch SDĐ đô thị, tạo điều kiện để các chủ thể SDĐ tham gia lập quy hoạch, đặc biệt phần quy hoạch chi tiết từng dự án phải thuộc thẩm quyền và nghĩa
vụ của nhà đầu tư. Nhà nước nên khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nếu đủ điều kiện, tham gia xây dựng đồ án quy hoạch đô thị và tổ chức đấu thầu lập phương án hoặc thi, duyệt, chấm phương án quy hoạch để chọn đồ án tốt nhất.
Mở rộng quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được tham gia, và có trách nhiệm đề xuất phương án quy hoạch, đối với diện tích đất mà họ đang quản lý sử dụng, cho phù hợp với định hướng SDĐ, theo những mục tiêu lớn đã đề ra và được sự thống nhất cao của cộng đồng. Nhà nước vừa là chủ thể quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch SDĐ đô thị, vừa là trọng tài để tổ chức lập và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị tại địa phương. Giải quyết được vấn đề này sẽ giảm được rất nhiều chi phí cho xây dựng đồ án quy hoạch, đồng thời đảm bảo quy hoạch đô thị ấy sẽ được thực hiện.
* Giải pháp về lao động - việc làm
Thường xuyên chỉ đạo để từng bước cụ thể hoá các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ nông dân mất đất. Tạo mọi điều kiện cho hộ nông dân chuyển đổi nghề nghiệp bằng các biện pháp cụ thể và mang tính khả thi. Thường xuyên chỉnh sửa bổ sung các chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế với địa phương.
Vấn đề quan tâm lo lắng nhất hiện nay và trong giai đoạn tới đối với người lao động thành phố Thái Nguyên là sự giảm sút đất canh tác ảnh hưởng đến việc làm và đời sống của họ. Thu hồi đất đã đẩy người nông dân đến mất đất hoặc giảm đất sản xuất nông nghiệp khiến nhiều người nông dân không có việc làm.
Để có thể thu hút lao động thất nghiệp do mất đất, trước mắt cần phải chú ý thực hiện một số biện pháp:
Thứ nhất, Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất như ưu đãi trong vay vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề
để các nghề truyền thống không bị mai một. Chính quyền thành phố có thể mở những lớp đào tạo và nâng cao tay nghề cho tầng lớp lao động địa phương.
Thứ hai, cần đào tạo nghề không chỉ cho lao động bị mất đất mà còn cho cả tầng lớp lao động trong tương lai. Trong thời gian tới cần chú trọng công tác đào tạo nghề, cụ thể cần tăng cường đầu tư cho các trung tâm đào tạo nghề sao cho có hiệu quả nhất. Trích một phần tiền do chuyển đổi mục đích sử dụng đất vào các trường dạy nghề của địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và hỗ trợ một phần học phí đối với con em những gia đình bị thu hồi đất để chuyển đổi mục đích thực hiện dự án.
Thứ ba, đối với những lao động đã quá tuổi đào tạo nghề mà bị mất đất thì cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, TTCN với các hình thức tín dụng thích hợp.
* Giải pháp về bố trí tái định cư
Về chuẩn bị quỹ đất và định giá tái định cư, công tác này luôn phải đi trước một bước, để người dân mất đất thực sự thấy yên tâm khi biết mình sẽ được di chuyển đến đâu khi trao lại quyền sử dụng đất của mình cho Nhà nước.
Trên thực tế việc bố trí các quỹ đất tái định cư và đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh là một việc làm khá khó khăn của chính quyền đô thị do phải ứng một lượng kinh phí không nhỏ ra trước, đến khi có dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm thanh toán vào ngân sách. Điều này cần phải có những chính sách dài hơi về đầu tư tài chính; chính sách tiết kiệm từ nguồn tiền sử dụng đất thu được để dành kinh phí đầu tư; chính sách huy động mọi nguồn lực từ người dân và các doanh nghiệp để tổ chức thực hiện. Ngoài ra cũng cần phải nói tới chính sách quy hoạch sử dụng đất đã nêu ở trên, luôn phải có tính toán sẵn các vị trí tái định cư trong các đồ án quy hoạch khi phê duyệt.
* Giải pháp về kinh tế:
Bên cạnh giải pháp về nhận thức thông qua hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, để nâng cao vai trò của QLNN về đất đai đô thị trong
quá trình ĐTH, trong cơ chế kinh tế thị trường, giải pháp kinh tế có vai trò là động lực, là đòn bẩy.
Cần có một kế hoạch dài hạn với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khống chế một cách nghiêm chỉnh về quy mô thu hồi đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách hợp lý và hoàn thiện hơn nữa quy trình thu hồi đất.
Khi tiến hành thu hồi đất thực hiện các dự án, nhất thiết phải xác định chính xác quy mô, diện tích, số hộ theo phân kỳ của dự án. Vì nếu không xác định như vậy, khi đã có thông báo thu hồi đất thì người dân trong vùng dự án mặc dù chưa bị thu hồi đất nhưng lại bị hạn chế các quyền của người sử dụng đất, từ đó gây bức xúc và khiếu kiện trong nhân dân.
Đối với cỏc chủ dự ỏn cần phải làm việc nghiờm tỳc để xỏc định rừ quy mô, phân kỳ đầu tư theo năng lực thực tế cũng như nhu cầu sử dụng đất đến đầu tư để từ đó cùng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thống nhất ranh giới thu hồi đất, tránh để tình trạng người dân phải chờ đợi quá lâu, không yên tâm sản xuất và bỏ lỡ các cơ hội đầu tư vào thửa đất mà mình quản lý.
Xây dựng vùng trồng rau an toàn và vùng trồng chè an toàn: Để có thể nâng cao được kết quả và hiệu quả kinh tế đất đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ở tầm vĩ mô, Nhà nước cần điều tra khảo sát mẫu đất từ đó, quy hoạch cụ thể vườn cây, các khu chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng rau an toàn; hỗ trợ các cây giống có năng suất và chất lượng cao. Tổ chức các lớp học tập huấn về quy trình chăm sóc rau an toàn, giới thiệu kịp thời loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho người nông dân.
Tầm vi mô, các hộ nông dân cần chủ động và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những nơi thích hợp. Tăng cường đầu tư vốn, quản lý và chăm sóc vườn cây, đặc biệt là thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tuân thủ đúng với
quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn về tỷ lệ cây trồng, phân bón, phun thuốc. Tìm hiểu và xác định đúng loại sâu bệnh trên cây, từ đó có biện pháp xử lý chính xác. Những mảnh ruộng không thuận cho việc trồng lúa do không đủ nước tưới, người dân có thể trồng các loại rau cung cấp cho thị trường.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần đặc biệt chú ý đến hệ thống các công trình chung phục vụ sản xuất như các công trình thuỷ lợi, điện, đường giao thông... đảm bảo việc cung cấp nước đầy đủ, nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường. Khi chuyển đổi cần tuyệt đối tránh việc làm ảnh hưởng đến sản xuất của các hộ xung quanh do không tính toán trước khi chuyển đổi.
Ngoài ra, khi xây dựng vùng trồng chè an toàn không chỉ chú trọng đến nhu cầu thị trường riêng của Thái Nguyên mà cần cần phải tiếp cận thị trường trong cả nước và quốc tế, tránh tình trạng chuyển đổi đại trà mà thị trường bị bó hẹp, sẽ làm giảm giá trị của hàng nông sản.
* Giải pháp về tuyên truyền
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp Luật Đất đai thành một cuộc vận động mang tính toàn xã hội, bằng cách huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung trong đó có pháp Luật Đất đai nói riêng, biến những quy định của pháp luật thành nhận thức của từng thành viên trong xã hội, từ đó có tác động tới ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn thể nhân dân. Xây dựng chương trình cụ thể của từng cấp, từng ngành có nội dung tuyên truyền tới từng tầng lớp xã hội mà tổ chức xã hội có chức năng vận động: tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý đất đai của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương;
tuyên truyền những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; làm rừ nội dung của sở hữu toàn dõn về đất đai; chức năng của Nhà nước vừa với chức năng là đại diện sở hữu toàn dân, và chức năng quyền lực thống nhất quản lý đất đai trong phạm vi cả nước...
Cần tập trung chỉ đạo và có cơ chế hoạt động cụ thể để tăng cường chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc; Hội đồng nhân dân các cấp và Thanh tra nhân dân trong việc tổ chức thực hiện công tác QLNN về đất đai.
* Giải pháp nâng cao năng lực cho ngành tài nguyên môi trường, xây dựng tổ chức bộ máy để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Đây là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo tính pháp quyền của Nhà nước và đảm bảo tính khả thi khi thực hiện công tác thu hồi đất.
Trên thực tế ở địa phương, Bộ máy của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng chuyên trách được thành lập từ năm 2004 (nay là Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố). Tuy nhiên, lực lượng cán bộ làm công tác bồi thường trên thực tế có rất ít những cán bộ có chuyên môn thực sự để làm công tác này.
Trong thời gian tới cần phải kiện toàn bộ máy làm công tác bồi thường GPMB theo hướng:
Cần phải bổ sung chuyên môn sâu về ngành đo đạc bản đồ, bởi lẽ khi xác định diện tích và hiện trạng đất của người dân, nếu không có kiến thức chuyên môn rất dễ dẫn đến sai sót và vì thế mà sinh ra khiếu kiện kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Cần phải có chuyên môn về pháp lý để khi xác lập hồ sơ thu hồi đất cần phải đảm bảo đầy đủ tính pháp lý theo quy định của luật làm cơ sở để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt bồi thường. Mặt khác, khi cần phải thiết lập hồ sơ để cưỡng chế, thì rất cần mọi thủ tục đã thực hiện phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Việc xác định tính pháp lý của thửa đất cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quy trình thu hồi đất. Điều cần đặt ra ở đây là cán bộ làm công tác thu hồi để chuyển mục đích sử dụng đất cần phải rà soát và phân định thật rạch ròi về tính pháp lý, loại hạng, thời gian, diện tích, tính hợp pháp, tính hợp lý để lập hồ sơ thu hồi đảm bảo theo quy định. Vì đây là khâu then chốt dễ phát sinh tiêu cực và khiếu kiện.