1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn

99 617 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 17,68 MB

Nội dung

Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp, bảo vệ môitrường trong sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc

Trang 1

MỤC LỤC

M U ỞĐẦ 1

1 Tính c p thi t c a t i ấ ế ủ đề à 1

2 M c ích nghiên c u ụ đ ứ 3

3 Ý ngh a c a t i ĩ ủ đề à 3

4 Yêu c u c a t i ầ ủ đề à 3

Ch ng I T NG QUAN T I LI U ươ Ổ À Ệ 4

1.1 M t s v n lý lu n v s d ng t nông nghi p ộ ố ấ đề ậ ề ử ụ đấ ệ 4

1.1.1 Đấ t nông nghi p ệ 4

1.1.2 Vai trò t nông nghi p đấ ệ 5

1.1.3 Nguyên t c s d ng t nông nghi p ắ ử ụ đấ ệ 6

1.1.4 Quan i m s d ng t nông nghi p b n v ng đ ể ử ụ đấ ệ ề ữ 6

1.1.5 Nh ng xu h ng s d ng t nông nghi p b n v ng ữ ướ ử ụ đấ ệ ề ữ 8

1.1.6 Tiêu chí ánh giá tính b n v ng đ ề ữ 10

1.1.7 Xây d ng n n nông nghi p phát tri n b n v ng ự ề ệ ể ề ữ 12

1.2 Nh ng v n c b n v hi u qu s d ng t nông nghi p ữ ấ đề ơ ả ề ệ ả ử ụ đấ ệ 16

1.2.1 Quan i m v hi u qu s d ng t đ ể ề ệ ả ử ụ đấ 16

1.2.2 Phân lo i hi u qu s d ng t nông nghi p ạ ệ ả ử ụ đấ ệ 17

1.2.3 c i m v ph ng pháp ánh giá hi u qu s d ng t nông nghi p Đặ đ ể à ươ đ ệ ả ử ụ đấ ệ 19 1.2.4 Các y u t nh h ng n hi u qu s d ng t nông nghi p ế ố ả ưở đế ệ ả ử ụ đấ ệ 21

1.3 Nh ng nghiên c u v nâng cao hi u qu s d ng t trên Th gi i v Vi t ữ ứ ề ệ ả ử ụ đấ ế ớ à ệ Nam 24

1.3.1 Nh ng nghiên c u trên th gi i ữ ứ ế ớ 24

1.3.2 Nh ng nghiên c u trong n c ữ ứ ướ 29

Ch ng 2 I T NG, N I DUNG V PH NG PH P NGHIÊN C U ươ ĐỐ ƯỢ Ộ À ƯƠ Á Ứ 33

2.1 Đố ượ i t ng, th i gian v ph m vi ngiên c u ờ à ạ ứ 33

2.1.1 Đố ượ i t ng nghiên c u ứ 33

2.1.2 Ph m vi nghiên c u ạ ứ 33

2.1.3 Th i gian nghiên c u ờ ứ 33

2.2 N i dung nghiên c u c a t i ộ ứ ủ đề à 33

2.2.1 ánh giá i u ki n t nhiên v th c tr ng phát tri n kinh t - xã h i liên Đ đ ề ệ ự à ự ạ ể ế ộ quan n s d ng t nông nghi p huy n B c S n đế ử ụ đấ ệ ệ ắ ơ 33

2.2.2 ánh giá hi n tr ng s d ng t, tình hình bi n ng t nông nghi p Đ ệ ạ ử ụ đấ ế độ đấ ệ v th c tr ng các lo i hình s d ng t tr ng cây h ng n m à ự ạ ạ ử ụ đấ ồ à ă 34

2.2.3 ánh giá hi u qu s d ng t nông nghi p Đ ệ ả ử ụ đấ ệ 34

2.2.4 nh h ng v m t s gi i pháp nâng cao hi u qu s d ng t nông Đị ướ à ộ ố ả ệ ả ử ụ đấ nghi p theo h ng s n phát tri n b n v ng ệ ướ ả ể ề ữ 34

2.3 Ph ng pháp nghiên c u ươ ứ 34

2.3.1 Ph ng pháp i u tra thu th p s li u th c p: ươ đ ề ậ ố ệ ứ ấ 34

2.3.2 Ph ng pháp i u tra thu th p s li u s c p ươ đ ề ậ ố ệ ơ ấ 34

2.3.3 Ph ng pháp t ng h p th ng kê v x lý s li u ươ ổ ợ ố à ử ố ệ 35

2.3.4 Ph ng pháp ánh giá hi u qu lo i hình s d ng t ươ đ ệ ả ạ ử ụ đấ 36

Ch ng 3 K T QU NGHIÊN C U V TH O LU N ươ Ế Ả Ứ À Ả Ậ 37

3.1 i u ki n t nhiên, kinh t - xã h i c a a b n nghiên c u Đ ề ệ ự ế ộ ủ đị à ứ 37

3.1.1 i u ki n t nhiên Đ ề ệ ự 37

3.1.2 i u ki n kinh t - xã h i Đ ề ệ ế ộ 43

3.1.3 Hi n tr ng kinh t cúa các ng nh n m 2012 ệ ạ ế à ă 47

3.2 Hi n tr ng s d ng t, bi n ng t nông nghi p v th c tr ng các lo i ệ ạ ử ụ đấ ế độ đấ ệ à ự ạ ạ hình s d ng t t tr ng cây h ng n m huy n B c S n ử ụ đấ đấ ồ à ă ệ ắ ơ 51

3.2.1 Hi n tr ng s d ng t ệ ạ ử ụ đấ 51

3.2.2 Hi n tr ng v tình hình bi n ng t nông nghi p giai o n 2008- ệ ạ à ế độ đấ ệ đ ạ 2012 52

3.2.3 Th c tr ng cây tr ng trên t tr ng cây h ng n m huy n B c S n ự ạ ồ đấ ồ à ă ệ ắ ơ 53

3.2.4 Th c tr ng các lo i hình s t tr ng cây h ng n m ự ạ ạ ử đấ ồ à ă 55

Trang 2

3.2.5 Mô t các lo i hình s d ng t ả ạ ử ụ đấ 56

3.3 ánh giá hi u qu s d ng t tr ng cây h ng n m Đ ệ ả ử ụ đấ ồ à ă 62

3.3.1 ánh giá hi u qu kinh t Đ ệ ả ế 62

3.3.2 ánh giá hi u qu xã h i Đ ệ ả ộ 69

3.3.3 Hi u qu môi tr ng ệ ả ườ 71

3.4 nh h ng s d ng t tr ng cây h ng n m theo h ng phát tri n b n v ng Đị ướ ử ụ đấ ồ à ă ướ ể ề ữ huy n B c S n n n m 2020 ệ ắ ơ đế ă 73

3.4.1 Quan i m xây d ng nh h ng đ ể ự đị ướ 73

3.4.2 Ti m n ng s n xu t nông nghi p ề ă ả ấ ệ 75

3.5 M t s gi i pháp nâng cao hi u qu s d ng t tr ng cây h ng n m theo ộ ố ả ệ ả ử ụ đấ ồ à ă h ng phát tri n b n v ng ướ ể ề ữ 75

3.5.1 Gi i pháp v c ch , chính sách ả ề ơ ế 76

3.5.2 Gi i pháp áp d ng khoa h c, k thu t v o s n xu t ả ụ ọ ỹ ậ à ả ấ 76

3.5.3 Gi i pháp v th tr ng ả ề ị ườ 77

3.5.4 Gi i pháp v v n u t ả ề ố đầ ư 77

3.5.5 Gi i pháp v ngu n nhân l c ả ề ồ ự 78

3.5.6 Gi i pháp v b o v môi tr ng ả ề ả ệ ườ 79

3.5.7 Gi i pháp v t ng c ng c s h t ng ả ề ă ườ ơ ở ạ ầ 79

K T LU N V KI N NGH Ế Ậ À Ế Ị 81

1 K t lu n ế ậ 81

2 Ki n ngh ế ị 82

T I LI U THAM KH O À Ệ Ả 83

Trang 3

FAO : Food and Agricuture Organnization – Tổ chức nông

lương Liên hiệp quốc GAPs : Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông

nghiệp tốt toàn cầu

IPM : Integrated pest management - Quản lí dịch hại tổng

hợp IFOAM

: International Federation of Organic Agriculture Movements - Liên đoàn Quốc tế về nông nghiệp hữu cơ

UNEP : United nations environment programme - Chương

trình môi trường quốc gia thống nhất USDA : United States Department of Agriculture - Bộ Nông

nghiệp Hoa Kỳ

VH : Very high (rất cao)

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

B ng 3.1: Tình hình bi n ng dân s c a huy n B c S n giai o n ả ế độ ố ủ ệ ắ ơ đ ạ

2008 – 2012 43

B ng 3.2: K t qu th c hi n m t s ch tiêu phát tri n kinh t - xã ả ế ả ự ệ ộ ố ỉ ể ế h i giai o n 2008 – 2012 ộ đ ạ 46

B ng 3.3: Chuy n d ch c c u kinh t giai o n 2008 – 2012 ả ể ị ơ ấ ế đ ạ 47

huy n B c S n ệ ắ ơ 47

B ng 3.4: Hi n tr ng s d ng t n m 2012 ả ệ ạ ử ụ đấ ă 51

B ng 3.5: Bi n ng s d ng t nông nghi p n m 2008 v 2012 ả ế độ ử ụ đấ ệ ă à 52 B ng 3.6: T ng h p các lo i hình s d ng t tr ng cây h ng n m ả ổ ợ ạ ử ụ đấ ồ à ă c a huy n B c S n n m 2012 ủ ệ ắ ơ ă 55

B ng 3.7: M t s c i m c a các LUT tr ng cây h ng n m ả ộ ố đặ đ ể ủ ồ à ă 56

B ng 3.8: Hi u qu kinh t c a các lo i cây tr ng chính ả ệ ả ế ủ ạ ồ 63

B ng 3.9: Hi u qu kinh t c a các lo i hình s d ng t ả ệ ả ế ủ ạ ử ụ đấ 64

B ng 3.10: Phân c p hi u qu kinh t các LUT s n xu t nông ả ấ ệ ả ế ả ấ nghi p ệ 67

B ng 3.11: Hi u qu xã h i c a các LUT ả ệ ả ộ ủ 70

B ng 3.12: Hi u qu môi tr ng c a các LUT ả ệ ả ườ ủ 72

B ng 3.13 T ng h p hi u qu s d ng t cây h ng n m huy n B c ả ổ ợ ệ ả ử ụ đấ à ă ệ ắ S n ơ 73

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 C c u cây tr ng c a huy n B c S n n m 2012 ơ ấ ồ ủ ệ ắ ơ ă 53

Hình 3.2: Cánh ng lúa thôn on Ri c I đồ Đ ệ 57

Hình 3.3: Ru ng ngô c a thôn N Ri ng I ộ ủ à ề 58

Hình 3.4: Cánh ng lúa thôn Thâm Pát đồ 59

Hình 3.5: Ru ng t khu V nh Thu n ộ Ớ ĩ ậ 60

Hình 3.6: Khu ng 1L c a khu Minh Khai th ng xuyên thi u đồ ủ ườ ế n c ướ 61

Hình 3.7: Cánh ng thu c lá c a thôn on Ri c II đồ ố ủ Đ ệ 62

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của nhân loại, vì nó lànguồn gốc của mọi sự sống trên trái đất Nhận thức được vai trò của nó mà tất

cả các quốc gia trên hành tinh này đều đã không quản ngại hi sinh để bảo vệ

nó và cũng từ đất mà các cuộc xung đột đã và đang xảy ra Tuy vậy, mỗi quốcgia đều có những sự quan tâm khác nhau đến đất và ở những quốc gia nào conngười quan tâm chú trọng sử dụng bảo vệ bồi dưỡng nó thì đất đai sẽ tốt lên

và cuộc sống sẽ ổn định, phát triển

Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, có nguy cơ bịsuy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con ngườitrong quá trình hoạt động sản xuất Trong khi đó xã hội ngày càng phát triển,dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực,thực phẩm, các sản phẩm công nghiệp, các nhu cầu về văn hoá, xã hội, nhucầu về giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng và các mục đích chuyên dùngkhác Điều đó đã tạo nên áp lực ngày càng lớn lên đất đai, làm cho quỹ nôngnghiệp luôn có nguy cơ bị giảm diện tích trong khi khả năng khai hoang để mởrộng diện tích lại hạn chế

Vì vậy, sử dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệpsinh thái và phát triển bền vững [22] Nông nghiệp là hoạt động cổ nhất và cơbản nhất của loài người [6] Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựngmột nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năngcủa đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác

Trong những năm gần đây, hòa cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tếthế giới, nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển Cùng với sự vậnđộng và phát triển này, con người ngày càng “vắt kiệt” nguồn tài nguyên quýgiá này để phục vụ cho lợi ít của mình Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài

Trang 7

nguyên đất hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bềnvững đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu Mục đích của việc sử dụngđất là làm thế nào để khai thác nguồn tài nguyên có hạn này mang lại hiệu quảkinh tế, hiệu quả sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất, đảm bảo lợi ích trướcmắt và lâu dài Nói cách khác, mục tiêu hiện nay của loài người là phấn đấuxây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường mộtcách bền vững.

Bắc Sơn là một huyện miền núi nằm phía tây của tỉnh Lạng Sơn, thuộc cánhcung Bắc Sơn của vùng Đông Bắc Việt Nam, với diện tích 697,86 Km2, 15.957

hộ dân với dân số 65718 người Bình quân nhân khẩu trên một hộ là 4,1 người.Huyện Bắc Sơn có Đường quốc lộ 1B chạy theo hướng Tây Nam-ĐôngBắc, qua phần phía Tây Bắc huyện Bắc Sơn là huyện có nhiều di chỉ khảo cổ

và là căn cứ địa kháng chiến, nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn anh hùng củadân tộc ta vào những năm 1940 Bản thân là một huyện thuần nông, diện tíchđất nông nghiệp lớn, hơn 90% là lao động nông nghiệp nên đời sống ngườidân chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp Tuy năng suất và sản lượng câytrồng của huyện đã đạt được khá cao so với các huyện khác trong tỉnh nhưnggiá trị trên một đơn vị diện tích còn thấp, thu nhập của người dân làm nôngnghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế-xã hội củahuyện Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là dosản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa tận dụng được lợi thế đất đai, khí hậu củahuyện

Xuất phát từ thực tiễn đó, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả

sản xuất nông nghiệp và sử dụng hợp lý hơn đất nông nghiệp, bảo vệ môitrường trong sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc Sơn, những năm trước mắt

và lâu dài tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử

dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn”.

Trang 8

2 Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cụ thể là đất trồng cây hàngnăm nhằm góp phần giúp người dân lựa chọn phương thức sử dụng đất phùhợp trong điều kiện cụ thể của huyện

- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụngđất đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững

3 Ý nghĩa của đề tài

- Góp phần hoàn thiện lý luận về đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đấtnông nghiệp huyện Bắc Sơn

- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đềxuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợpvới điều kiện của địa phương

4 Yêu cầu của đề tài

- Thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội của hai xã điểm và của toàn huyện Bắc Sơn Các số liệu thu thập chínhxác, thống nhất và có hệ thống

- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sửdụng đất tại huyện Bắc Sơn

- Đề ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế hộ nông dân, đềxuất các biện pháp canh tác theo hướng bền vũng phù hợp với huyện

Trang 9

Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số vấn đề lý luận về sử dụng đất nông nghiệp

1.1.1 Đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng chonhân loại, con người sinh ra trên đất, sống và lớn lên nhờ vào sản phẩm củađất Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu đất là gì? Đất sinh ra từ đâu? Tại sao lạiphải giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên này Học giả người Nga, Docutraiepcho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả củaquá trình hoạt động tổng hợp của các yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật,động vật, khí hậu, địa hình, thời gian” [6] Học giả A.JSmyth, J.Dumaski đãđưa thêm khái niệm về đất như “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khảnăng tạo ra sản phẩm cho cây” [25] Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất

là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nôngnghiệp”, “Điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và sinh sống củahàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”[6]

Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sảnxuất của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sảnhoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Khi nóiđất nông nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngànhnông nghiệp, bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đíchkhác nhau của các ngành Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếucho hoạt động sản xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không

sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính)

Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ hợp lý đất đai, trên thực tế người ta coi đấtđai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần có đầu

Trang 10

tư lớn nào cả Vì vậy, Luật đất đai năm 2003 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất

sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâmnghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng,bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồngthủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác” [18]

1.1.2 Vai trò đất nông nghiệp

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết

định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên, là tiền

đề cho mọi quá trình sản xuất nhưng vai trò của đất đối với mỗi ngành sảnxuất có tầm quan trọng khác nhau C.Mác đã nhấn mạnh “Lao động chỉ là chacủa cải vật chất, còn đất là mẹ” [6] Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhànước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật” [15], Luật đấtđai 2003 khẳng định “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tưliệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trườngsống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xãhội, an ninh và quốc phòng” [18] Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đất đai là tưliệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế, với những đặc điểm:

- Đất đai được coi là tư liệu sản xuất chủ yếu trong sản xuất nông lâm nghiệp

- Đất đai là loại tư liệu sản xuất không thể thay thế

- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt địa cầu [28]

- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng,các miền Mỗi vùng đất luôn gắn với các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thời tiết,khí hậu, nước,…) điều kiện kinh tế - xã hội (dân số, lao động, giao thông, thịtrường,…) và có chất lượng đất khác nhau Do vậy, việc sử dụng đất đai phải gắnliền với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp để nhằm đem lạihiệu quả kinh tế cao trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ

- Đất đai được coi là một loại tài sản, người chủ sử dụng có quyền nhấtđịnh do pháp luật của mỗi nước qui định: tạo thuận lợi cho việc tập trung, tích

Trang 11

tụ và chuyển hướng sử dụng đất từ đó phát huy được hiệu quả nếu biết sửdụng đầy đủ và hợp lý.

Như vậy, đất đai là yếu tố hết sức quan trọng và tích cực của quá trìnhsản xuất nông nghiệp Thực tế cho thấy thông qua quá trình phát triển của xãhội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất -văn minh tinh thần, các thành tựu vật chất, văn hoá khoa học đều được xâydựng trên nền tảng cơ bản đó là đất và sử dụng đất, đặc biệt là đất nông lâmnghiệp Vì vậy, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả là một trong những điều kiệnquan trọng nhất cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững

1.1.3 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp

Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu của con người vềcác sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng Mặt khác, đất nông nghiệp ngày càngthu hẹp do bị trưng dụng sang các mục đích khác Vì vậy, mục tiêu sử dụngđất nông nghiệp ở nước ta là nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảmbảo an ninh lương thực, thực phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp

và hướng tới xuất khẩu Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sởcân nhắc các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh

về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là nhữngnguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tàinguyên đất đai Do đó, đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc

“đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể củatừng vùng [24]

1.1.4 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững

Để duy trì được sự bền vững của đất đai, Smyth A.J và Julian Dumanski(1993) [25] đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:

- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất

- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất

Trang 12

- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sựthoái hoá chất lượng đất và nước.

- Khả thi về mặt kinh tế

- Được xã hội chấp nhận

Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý vềmặt tự nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội Nămnguyên tắc trên đây là trụ cột của việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thựctiễn đạt được cả 5 nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽchỉ đạt được ở một vài bộ phận hay sự bền vững có điều kiện Tại Việt Nam,theo ý kiến của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) [16], việc sửdụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3yêu cầu sau:

- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và đượcthị trường chấp nhận

- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được đấtđai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên

- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đờisống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển

Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức

đa dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đấtbền vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từngvùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người Đất đaitrong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trìcác chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng mộtcách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian

và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của conngười và sinh vật Một quan điểm khác lại cho rằng: Phát triển nông nghiệp

Trang 13

bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằmđảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả hiện tại và maisau [27]

1.1.5 Những xu hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững

1.1.5.1 Nông nghiệp hữu cơ

Định nghĩa bởi nhóm nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)

“Canh tác hữu cơ là một hệ thống sản xuất hoặc là không sử dụng hoặc loạitrừ số lớn phân hoá học tổng hợp, thuốc trừ sâu, chất điều hoà sinh trưởng vàcác chất phụ gia trong thức ăn gia súc Để mở phạm vi có thể thực hiện đượclớn nhất, hệ thống canh tác hữu cơ phải dựa trên việc luân canh cây trồng, sửdụng tàn dư thực vật, trồng cây họ đậu, sử dụng cây phân xanh, các chất thảihữu cơ, phòng trừ sinh học để duy trì sức sản xuất của đất và lớp đất canh tácnhằm cung cấp dinh dưỡng và bảo vệ cây khỏi côn trùng, dịch bệnh, cỏ dại” Các nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ nhằm tăng cường sự cân bằngsinh thái của các hệ thống tự nhiên và gắn hệ thống canh tác vào hệ sinh tháichung Tuy nhiên, các biện pháp thâm canh hữu cơ cũng không thể đảm bảochắc chắn rằng sản phẩm hoàn toàn không còn có dư lượng, song nhữngphương pháp đã sử dụng sẽ giảm thiểu sự ô nhiễm không khí, đất và nước.Mục tiêu cơ bản của nông nghiệp hữu cơ là tối ưu hoá sức khoẻ, sức sản xuấtcủa các cộng đồng sống phụ thuộc lẫn nhau trong đất, cây trồng, động vật vàcon người Hiện nay, theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, nông nghiệphữu cơ là một hệ thống gắn liền với sự phát triển nông nghiệp bền vững.Phương thức sản xuất mà nông dân nông nghiệp hữu cơ lựa chọn phụ thuộckhông chỉ vào các điều kiện môi trường nông nghiệp mà còn phụ thuộc vàohoàn cảnh kinh tế xã hội như: lao động, khả năng đầu tư và thị trường mụctiêu Nông dân nông nghiệp hữu cơ cố gắng tìm kiếm sự phát triển phù hợp,thích ứng với điều kiện trang trại, khảo sát và xâm nhập thị trường, nhằm tạo

Trang 14

nên một hệ thống bền vững trong chuỗi cung cấp nông sản Mục đích tổng thể

là cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao nhất, mà vẫn bảo vệ tốt không khí,đất và nguồn nước [3]

1.1.5.2 Nền nông nghiệp đầu vào thấp

Hệ thống canh tác đầu vào thấp là ‘tìm kiếm sự tối ưu hoá việc sử dụngđầu vào từ bên trong (nghĩa là tài nguyên của đồng ruộng) và giảm tối thiểu

sử dụng đầu vào (các nguồn không phải từ trang trại) như phân hoá học, thuốctrừ sâu vào bất cứ thời điểm nào ở đâu có thể thực hiện được nhằm hạ thấp chiphí sản xuất, giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm và giảm rủi rochung cho nông dân, tăng lợi nhuận trong trại cả ngắn và dài hạn [3]

1.1.5.3 Canh tác sinh học/canh tác sinh thái

Canh tác sinh học và sinh thái là khái niệm phổ biến được sử dụng ởchâu Âu và các nước phát triển Canh tác sinh học là hệ thống trồng trọt màngười sản xuất cố gắng giảm tối thiểu việc sử dụng hoá chất trừ sâu để bảo

vệ cây trồng Khái niệm canh tác sinh học và sinh thái được hiểu theo nghĩarộng hơn, bao hàm các kỹ thuật và quy trình canh tác đặc biệt hơn đối vớitính bền vững của hệ canh tác, chẳng hạn như canh tác hữu cơ, chức năngsinh học, chính thống và tự nhiên…[3]

1.1.5.4 Canh tác tự nhiên

Canh tác tự nhiên phản ánh những kinh nghiệm và triết lý của nông dânNhật bản, ông Masanobu Fukuoka Trong cuốn sách của ông ‘Sự quay vòngcủa một cọng rơm: giới thiệu về hệ thống canh tác tự nhiên và Phương thức tựnhiên của canh tác: lý thuyết và thực tế’ Phương pháp canh tác của ông đềxuất là không cày bừa, không sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, khônglàm cỏ, đốn tỉa cành và điều quan trọng là sử dụng ít lao động Hoàn thành tất

cả khâu trên bằng điều chỉnh kỹ lưỡng thời gian gieo và phối hợp hệ thốngcây trồng (đa canh) Nói tóm lại, ông sử dụng nghệ thuật làm việc cùng tựnhiên để đạt được mức độ cao của sự tinh tế

Trang 15

Theo khái niệm canh tác tự nhiên Kyusei của tác giả Teruo Higa, NhậtBản vào những năm 1980, "Canh tác tự nhiên Kyusei là cứu cánh nhân loạithông qua phương pháp canh tác hữu cơ hay tự nhiên Điểm bổ sung trongkhái niệm này là phương thức Kyusei thường khai thác kỹ thuật liên quan đếncác vi sinh vật có lợi như việc nhiễm vi sinh vật để tăng sự đa dạng sinh họccủa hệ vi sinh vật đất trồng trọt và như vậy sẽ tạo nhân tố tăng sự sinh trưởngcủa cây trồng, tăng năng suất và sản lượng [32].

1.1.5.5 Nông nghiệp/phương thức canh tác chính xác

Nông nghiệp chính xác là ‘chiến lược quản lý sử dụng thông tin chi tiết,

ở địa điểm đặc trưng để quản lý chính xác đầu vào Khái niệm này nhiều khigọi là nông nghiệp chính xác, canh tác chính xác hay quản lý chính xác theo

vị trí đặc trưng ý tưởng phải biết được đặc trưng của đất và cây đến từngmảnh ruộng để tối ưu hoá đầu vào phù hợp từng vị trí Đầu vào là phân bón,hạt giống, hoá chất trừ sâu bệnh chỉ nên sử dụng vào đúng thời điểm, đúngnhu cầu để có hiệu quả kinh tế cao nhất Kỹ thuật này yêu cầu sử dụng một sốthiết bị như máy tính cá nhân, thiết bị viễn thông, viễn thám, hệ thống định vịtoàn cầu (GPS), hệ thống thông tin địa lý (GIS), người giám sát/kiểm tra, theodõi Phương thức canh tác chính xác hứa hẹn một nền sản xuất nông nghiệpgiảm sử dụng hoá chất đầu vào tối ưu nhất, đảm bảo năng suất tính theo hiệuquả kinh tế, tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về tính bền vững vì phải đầu tưkinh phí lớn và yêu cầu sử dụng kỹ thuật tiến bộ Xu hướng này hiện đang rấtphổ biến trong phát triển nông nghiệp ở Nhật Bản [3]

1.1.6 Tiêu chí đánh giá tính bền vững

* Bền vững về kinh tế

Ở đây cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận

Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bìnhquân vùng có cùng điều kiện đất đai

Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương,

Trang 16

trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng.

Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhấtcủa hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất Tổng giá trị trong mộtgiai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đóthì nguy cơ người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớnhơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng [3]

* Bền vững về xã hội

Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội

Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tậpquán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ [3]

* Bền vững về môi trường

Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặnthoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái Giữ đất được thể hiện bằng giảmthiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép

Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụngbền vững

Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%)

Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơnđộc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm )

Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sửdụng đất hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên đểgiúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái [3]

Tóm lại: Khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con người đưa ra đượcthể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích

mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định Đối với sản xuất nôngnghiệp việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năngsản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảmtheo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sốngcủa con người, của các sinh vật

Trang 17

1.1.7 Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững

1.1.7.1 Sự cần thiết sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững

Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thànhchiến lược quan trọng có tính toàn cầu, bởi 5 lý do:

Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá Bất kỳ nước nào, đất đều là tưliệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngànhkinh tế quốc dân UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹthuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”

Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi Toànlục địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340triệu héc-ta Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệuhéc-ta Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta đất canh tác

Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm

do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạtầng kỹ thuât Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giớihiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha Theo tính toán của Tổchức Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện naytrên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đấtcanh tác [26]

Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người nên diệntích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tớitình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu á, Thái Bình Dương ở Việt Nam hiện có16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất cótầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa,1,9 triệu héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh Ngoài ra tình trạng ô nhiễm

do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công

Trang 18

nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranhcũng đáng báo động Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tìnhtrạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hànhtrên đất tốt mới có hiệu quả Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiếtcho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm[6].

1.1.7.2 Cách thức tiến tới một hệ thống nông nghiệp bền vững

* Từ các hệ thống canh tác đến quy trình nông nghiệp hoàn hảo (GAPs)

Khái niệm ‘quy trình nông nghiệp tốt hay hoàn hảo-GAP’ sẽ đạt đượcmục tiêu giảm sự thoái hoá của đất đang là điều kiện tiên quyết đối với việctăng cường tính bền vững của những hệ thống sản xuất tổng hợp Nền nôngnghiệp bảo tồn, nông nghiệp hữu cơ và quản lý sinh học đất tổng hợp là 3 môhình đang được Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc thúc đẩy Vấn đề cơ bản

là tìm ra phương thức tối ưu hoá các hệ thống cây trồng-chăn nuôi-các thànhphần khác để tạo thu nhập và cải thiện độ phì đất, sử dụng nông nghiệp bảotồn và phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), gắn những kinh nghiệm của nôngdân với kiến thức mới như nguyên lý cơ bản của tính bền vững [12]

* Những nguyên lý của canh tác bền vững:

Canh tác bền vững có nghĩa là việc trồng cấy và chăn nuôi phải đồngthời đáp ứng 3 mục tiêu: Bền vững về sinh thái (quản lý tài nguyên đất, nước,bảo vệ đa dạng sinh học, và các phương thức canh tác bền vững) Lợi ích vềkinh tế Lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng

+ Quản lý đất bền vững:

Quản lý đất bền vững tuỳ thuộc vào từng loại đất cụ thể ở những nơi đất

ổn định, phì nhiêu thì việc trồng cấy và quản lý canh tác sẽ theo phương thứcbền vững, bù đủ lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm thu hoạch và cây trồngmang theo Còn những vùng đất xấu cần xác định những phương thức quản lý

Trang 19

và sản xuất thích hợp Biện pháp quản lý đất bền vững nhằm tránh sự thoái hoáđất, duy trì độ phì chính dựa vào Quy trình quản lý tốt nhất (Best ManagementPractice - BMP) Quy trình này bao hàm cả quy trình quản lý đất và các kỹ thuậtcanh tác khác nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và sử dụng, tránh thoái hoá đấtbao gồm: Bảo vệ cấu trúc và hàm lượng chất hữu cơ trong đất; Quản lý dinhdưỡng; Dùng cây phủ đất ; Duy trì độ phì nhiêu của đất; Sử dụng những phươngthức canh tác tiến bộ; Sử dụng các phương pháp trồng trọt thích hợp; Ngăn chặnhoang mạc hoá và hạn hán; Quản lý đất dốc và phát triển bền vững miền núi [9].

+ Quản lý sâu bệnh bền vững:

Quản lý sâu bệnh bền vững và nông nghiệp bền vững cùng chung mụctiêu là phát triển hệ thống nông nghiệp hoàn thiện về sinh thái và kinh tế Quytrình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) có thể coi như cấu thành chủ đạotrong hệ thống phát triển nông nghiệp bền vững Nguyên lý chung là bảo đảmtài nguyên đất tốt và tính đa dạng được kiểm soát

+ Bảo vệ đa dạng sinh học:

Điều được bàn luận nhiều trong phương thức sản xuất nông nghiệp hiệnđại đang là nguy cơ giảm đa dạng sinh học Sự phá huỷ các môi trường sinh

Trang 20

sống, sự khai thác quá mức, sự ô nhiễm và việc đưa vào nuôi trồng các loàiđộng và thực vật nhập ngoại một cách không thích hợp là nguyên nhân gâytổn thất về đa dạng sinh học của thế giới Sự suy giảm về đa dạng sinh họcnày xảy ra phần lớn là do cách đối xử của con người với tự nhiên

Những tiến bộ gần đây trong công nghệ sinh học cho thấy rằng, vật chấtgien trong các loài động vật, thực vật và vi sinh vật có tiềm năng phục vụ chonông nghiệp, y tế và phúc lợi của nhân dân và cho việc bảo vệ môi trường.Đẩy mạnh việc phục hồi các hệ sinh thái đã bị phá huỷ, và phục hồi các loài

bị đe doạ nguy hiểm Phát triển các cách sử dụng lâu bền về công nghệ sinh học,

và các cách chuyển giao công nghệ này một cách an toàn hợp lý [16]

+ Quản lý công nghệ sinh học:

Công nghệ sinh học là quá trình sử dụng các kiến thức truyền thống vàcông nghệ hiện đại nhằm làm thay đổi vật chất gien trong thực vật, động vật,

vi sinh vật và tạo ra các sản phẩm mới

Công nghệ sinh học cần phải được phát triển nhằm nâng cao năng suất

và chất lượng lương thực thực phẩm Nâng cao sức chống chịu trong các điềukiện bất thuận, áp dụng các kết quả của công nghệ sinh học để giảm thiểu nhucầu sử dụng hoá chất trong nông nghiệp Đóng góp làm màu mỡ cho đất vàlàm tăng thêm hiệu suất cho những loài thực vật sử dụng các chất dinh dưỡngcủa đất, để làm sao cho nền sản xuất nông nghiệp không tháo đi mất các chấtdinh dưỡng khỏi địa bàn hoạt động Khai thác tài nguyên khoáng sản theocách ít gây ra sự phá huỷ về môi trường [16]

+ Phát triển nông thôn bền vững:

Thực tế là số dân nghèo trên thế giới hiện sống tập trung hầu hết ở vùngnông thôn và phương kế sinh nhai của họ thường gắn với nông nghiệp Thúcđẩy sự phát triển nông thôn thông qua nông nghiêp được thể hiện qua chínhsách phát triển của nhiều quốc gia Nhìn chung, những chính sách đều thể hiệnyêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ vượt

Trang 21

qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế.Như vậy phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong mối quan hệphức tạp giữa xã hội - tài nguyên thiên nhiên - môi trường bền vững Không giảiquyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thể bảo tồn được tàinguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh tác bền vững vì đó lànhững kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng Vì thế, phươngthức thực hiện trong phát triển nông thôn của Tổ chức Phát triển Canada (CIDA)đặt ra theo 2 hướng: bền vững về phương kế sinh sống và sự lành mạnh của hệsinh thái [3].

1.2 Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.1 Quan điểm về hiệu quả sử dụng đất

Trong thực tế, các thuật ngữ “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không cóhiệu quả” hay là “sản xuất kém hiệu quả” thường được sử dụng phổ biếntrong sản xuất Vậy hiệu quả là gì? Đến nay, các nhà nghiên cứu xuất phát từnhiều góc độ khác nhau, đã đưa ra nhiều quan điểm về hiệu quả, có thể khái quátnhư sau:

Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờđợi hướng tới; nó có những nội dung khác nhau Trong sản xuất, hiệu quả cónghĩa là hiệu suất, là năng suất Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợinhuận Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánhgiá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặcbằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [32]

Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sửdụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất tronghoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằngtiền Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong

Trang 22

quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất Riêng đối với ngànhnông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụnglao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật làsản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ýnghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu …) để đảm bảo sự ổn định

về kinh tế - xã hội đất nước [32]

1.2.2 Phân loại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.2.1 Hiệu quả kinh tế

Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể

là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao độngtheo các ngành sản xuất khác nhau Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất,

nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và cácquy luật kinh tế khác nhau Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:

- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theoquy luật “tiết kiệm thời gian”;

- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết

hệ thống;

- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của cáchoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cáclợi ích của con người

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kếtquả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kếtquả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra

là phần giá trị của nguồn lực đầu vào Mối tương quan đó cần xem xét cả vềphần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽgiữa hai đại lượng đó

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế

sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng

Trang 23

của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấpnhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội" [10].

1.2.2.2 Hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xãhội và tổng chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệmật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất Theo Nguyễn Ngọc Sẫm[25], hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xácđịnh bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập củanhân dân Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy đượcnguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân Sử dụng đất phải phùhợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn

1.2.2.3 Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: Loại hình sử dụng đất phảibảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệmôi trường sinh thái Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái(>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [16]

Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệuquả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường

Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giáthông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp Đó là việc sửdụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo chocây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ônhiễm môi trường

Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lạigiữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểuviệc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt

Trang 24

nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sửdụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.

1.2.3 Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

+ Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luâncanh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả từng loại cây trồng, từng công thứcluân canh

+ Thâm canh là biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tácđộng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài Vì thế, cầnphải nghiên cứu hậu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiêncứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất.+ Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biếtlàm cho môi trường cùng phát triển Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệpđến môi trường xung quanh

+ Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc Vì vậy,khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tácđộng của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội khác như: giải quyếtviệc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí nông thôn…[32]

1.2.3.2 Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Trang 25

cần phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:

+ Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệthống Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính

so sánh có thang bậc [19]

+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bảnbiểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quanđiểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bảnlàm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn [17]

+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nôngnghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đốingoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu

+ Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học vàphải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển

1.2.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Bản chất của hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả và chi phí Mối quan

hệ này là mối quan hệ hiệu số hoặc là quan hệ thương số, nên dạng tổng quátcủa hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sẽ là:

* Hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp

- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch

vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm)

- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chấtthường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào

và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất

- Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trunggian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó

GTGT = GTSX - CPTG

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sửdụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ

Trang 26

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có(GTSX/LĐ, GTGT/LĐ) Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sốngcho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí

cơ hội của người lao động

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau [22]:

+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;

+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

* Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

Theo Vũ Ngọc Hùng [14], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trongquản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là:

+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;

+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;

+ Đánh giá quản lý đất đai;

+ Đánh giá hệ thống cây trồng;

+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất vàbảo vệ cây trồng;

+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;

+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất

Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đấtnông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiêncứu, phân tích trong thời gian dài Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉdừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra vềviệc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhận xét của nông dân đối vớicác loại hình sử dụng đất hiện tại

1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất là hết

Trang 27

sức cần thiết, nó giúp cho việc đưa ra những đánh giá phù hợp với từng loạivùng đất để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng đất Các nhân tố ảnh hưởng có thể chia thành 3 nhóm:

1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên:

Bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng,môi trường sinh thái, nguồn nước…Chúng có ảnh hưởng một cách rõ nét,

thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất [20].

+ Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghịêp, thànhphần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, …quyết định đến chất lượng đất và sử dụng đất Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốthay xấu, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất

+ Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiệnquan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp chosinh vật sinh trưởng và phát triển

+ Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổnhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnhhưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi

+ Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng,nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp,… sẽ quyếtđịnh đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất Vì vậy, trong thực tiễn sử dụngđất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn

có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường

1.2.3.2 Điều kiện kinh tế, xã hội:

Bao gồm rất nhiều nhân tố (chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môitrường chính sách,…) các yếu tố này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối vớikết quả và hiệu quả sử dụng đất [6]

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ

Trang 28

sở hạ tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nógóp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tốđầu vào cho sản xuất Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc,dịch vụ, nông nghiệp đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng.Trong đó, thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuấthiện nay Các yếu tố còn lại cũng có hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việcnâng cao hiệu quả sử dụng đất.

+ Thị trường tiêu thụ có tác động mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp vàgiá cả nông sản Cung, cầu trên thị trường có tác dụng điều tiết đối với sựhình thành và phát triển đối với các hàng hoá nông nghiệp Theo Đỗ Thị Tám(2001) [22], ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp là năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung ứng đầuvào và tiêu thụ đầu ra Trong cơ chế thị trường, các nông hộ hoàn toàn tự dolựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hướng hợptác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầuthị trường cần với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng.Muốn mở rộng thị trường phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thốngthông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tư vấn Đồng thời, quy hoạch cácvùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để người sản xuất biết nên sản xuất cái gì?bán ở đâu? mua tư liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì? Sản phẩmhàng hoá của Việt Nam đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lượng, giá rẻ

và đang được lưu thông trên thị trường là điều kiện thuận lợi cho phát triểnnông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả [11]

+ Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đấtthể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng vềvốn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyềnthống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất + Hệ thống chính sách, pháp luật về phát triển nông nghiệp, đất đai,

có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp

Hệ thống chính sách pháp luật tác động rất lớn tới sự phát triển của nông

Trang 29

nghiệp và cách thức tổ chức, sắp xếp, cơ cấu sản xuất nông nghiệp Mỗi một sựthay đổi của chính sách, pháp luật thường tạo ra sự thay đổi lớn, sự thay đổi đó

có thể thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển hoặc giới hạn, hạn chế mộtkhuynh hướng phát

1.2.3.3 Yếu tố tổ chức, kỹ thuật:

+ Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất

Phát triển sản xuất hàng hoá phải gắn với công tác quy hoạch và phânvùng sinh thái nông nghiệp Cơ sở để tiến hành quy hoạch dựa vào điều kiện

tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng cho từng vùng Việc phát triển sản xuấtnông nghiệp phải đánh giá, phân tích thị trường tiêu thụ và gắn với quy hoạchcông nghiệp chế biến Đó sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất, khai thác các tiềmnăng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sảnxuất hàng hoá

+ Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ảnh hưởngtrực tiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Vìvậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp,xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mốiquan hệ giữa sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá Tổ chức có tácđộng lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra.+ Dịch vụ kỹ thuật: Sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể táchrời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệvào sản xuất Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải khôngngừng nâng cao chất lượng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm [26]

1.3 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên Thế giới và Việt Nam

1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Cho tới nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đề ranhiều phương pháp đánh giá để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Trang 30

nông nghiệp theo hướng phát triển hàng hoá Nhưng tuỳ thuộc vào điều kiện,trình độ và phương thức sử dụng đất ở mỗi nước mà có sự đánh giá khác nhau.Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới đềunghiên cứu và đưa ra được một số giống cây trồng mới, giúp cho việc tạo rađược một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn Viện lúaquốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống câytrồng trên đất canh tác Tạp chí " Farming Japan" của Nhật Bản ra hàng tháng

đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sửdụng đất, điển hình là của Nhật Nhà Khoa học Nhật Bản Otak Tanakad đãnêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ

đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹthuật, kinh tế- xã hội Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩnhiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phốihợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi,cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chấthàng hoá của sản phẩm

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc thì việc khai thác và sử dụng đất làyếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện Chínhphủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý sử dụng đất đai ổn định,chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm

và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế xãhội nông thôn phát triển toàn diện về mọi mặt và nâng cao được hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp [32]

Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới

có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển

từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn mang lại hiệu quảcao hơn Nghiên cứu bố trí luân canh các cây trồng hợp lý hơn bằng cách đưacác giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương

Trang 31

thực, thực phẩm/1đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm Ở Châu Á cónhiều nước cũng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác luânphiên cây lúa với cây trồng cạn đã thu được hiệu quả cao hơn.

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đãgắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại vàchuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp Các nước Châu Átrong quá trình sử dụng đất canh tác đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷlợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luâncanh tiến bộ để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Nhưng

để đạt được hiệu quả thì một phần phải nhờ vào công nghiệp chế biến, gắn sựphát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh- môi trường

Những hạn chế của cuộc cách mạng xanh và công nghiệp hóa nôngnghiệp đã dẫn đến việc nhiều nước quay trở lại với nền nông nghiệp hữu cơ,làm cho nông nghiệp hữu cơ càng được nâng cao vị trí quan trọng trong đờisống xã hội và trên thị trường thế giới Ðặc điểm quan trọng nhất của nôngnghiệp hữu cơ là không sử dụng các chất hóa học tổng hợp như phân bón,thuốc trừ sâu và sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên như đất, nước và tăngcường sử dụng các vật liệu hữu cơ Mặc dù, nông nghiệp hữu cơ có khuynhhướng sử dụng các biện pháp kỹ thuật rất kinh tế như làm đất tối thiểu Sửdụng có hiệu quả đầu tư hữu cơ và làm giảm giá thành sản phẩm, tăng chấtlượng nông sản [30]

Xu hướng nông nghiệp hữu cơ đã lan rộng khắp thế giới và hiện nay baogồm nhiều nhóm phụ [thí dụ như: nông nghiệp sinh học (biologicalagriculture), nông nghiệp sinh môi (ecological agriculture), hệ thống nôngnghiệp thiên nhiên (nature farming), thuyết động lực sinh học (biodynamics )]Theo các xu hướng này, việc sản xuất phải tuân thủ những hướng dẫn của nềnsản xuất hữu cơ (EISA 2001, EU 2000, EUREPGAP 2001, IFOAM 1996 )

Trang 32

Nền nông nghiệp hữu cơ cung cấp một lọat giải pháp để làm giảm nhẹ ảnhhưởng tai hại trực tiếp cũng như tích lũy tồn lưu lâu dài do sử dụng khôngđúng hoặc quá liều các hóa chất nông [nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến chấtlượng nông sản và môi trường [30].

Giá các sản phẩm lương thực thực phẩm hữu cơ thường cao hơn từ 10%đến 40% so với sản phẩm cùng loại được sản xuất theo phương pháp thôngthường Năng suất của các trang trại hữu cơ bình quân thấp hơn từ 10-15% sovới năng suất của các trang trại thông thường Tuy nhiên, năng suất giảmđược bù lại bởi giảm chi phí vật tư đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu) và tănglợi nhuận Các công trình nghiên cứu và quan sát lặp lại đã nhận thấy rằng cáctrang trại hữu cơ chịu đựng được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt tốt hơncác trang trại thông thường, và thường sinh lợi cao hơn 70-90% so với cáctrang trại thông thường trong thời kỳ hạn hán [12]

Các phương pháp sản xuất hữu cơ thường đòi hỏi nhiều lao động hơn,tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn

Ngoài việc loại bỏ sử dụng hoá chất nông nghiệp tổng hợp, nhữngphương pháp này bao gồm bảo vệ đất (khỏi bị xói mòn, suy kiệt chất dinhdưỡng và huỷ hoại cấu trúc đất), đẩy mạnh đa dạng sinh học (ví dụ: trồngnhiều loại cây khác nhau thay vì một loại cây hoặc trồng hàng rào bờ giậuquanh các thửa ruộng), và làm bãi cỏ cho chăn nuôi gia súc và gia cầm Trongkhuôn khổ đó, nông dân phát triển các hệ thống sản xuất hữu cơ của riêngmình, được xác định bởi các yếu tố như khí hậu, điều kiện tiêu thụ và các điềuluật nông nghiệp ở nước sở tại [12]

Một số khảo sát và công trình nghiên cứu đã cố gắng xem xét thẩm tra

và so sánh các hệ thống canh tác thông thường và theo phương pháp hữu cơ.Kết quả của những khảo sát này đều thống nhất rằng canh tác theo phươngpháp hữu cơ ít gây thiệt hại hơn tới môi trường bởi những lý do sau:

- Các trang trại hữu cơ không sử dụng hoặc không thải vào môi trường

Trang 33

các loại thuốc trừ sâu tổng hợp mà một số trong các loại thuốc này có thể gâyhại đối với đất, nước và các sinh vật hoang dã trên cạn và dưới nước.

- Các trang trại hữu cơ hơn hẳn các trang trại thông thường về mặt giúpgiữ vững được các hệ sinh thái khác nhau, nghĩa là các tập đoàn thực vật vàcôn trùng và cả động vật

- Khi tính toán hoặc theo một đơn vị diện tích hoặc theo một đơn vị năngsuất thì các trang trại hữu cơ sử dụng ít năng lượng hơn và sản ra ít chất thảihơn, thí dụ các chất thải của vật liệu bao bì đóng gói hoá chất nông nghiệp

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của phơi nhiễm thuốctrừ sâu tới sức khoẻ của nông dân Ngay cả khi thuốc trừ sâu được sử dụngđúng cách thì thuốc trừ sâu vẫn có trong không khí và dính vào thân thể nôngdân Theo các công trình nghiên cứu, các loại thuốc trừ sâu cơ-photpho gây racác vấn đề nghiêm trọng đối với sức khoẻ như đau bụng, hoa mắt chóng mặt,đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, và gây ra các vấn đề ở da và mắt Ngoài ra, phơinhiễm thuốc trừ sâu còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn đối với sứckhoẻ như các vấn đề về hô hấp, rối loạn trí nhớ, các bệnh ngoài da, ung thư,suy nhược, thiểu năng trí tuệ, sẩy thai, và khuyết tật ở trẻ so sinh Như vậy,phương pháp canh tác hữu cơ góp phần bảo vệ sức khoẻ của nông dân và cưdân nông thôn

Nông nghiệp hữu cơ đang phát triển nhanh chóng, và hiện tại theo số liệuthống kê đã có ở 138 nước trên thế giới Tỉ trọng của diện tích đất và trang trạicanh tác theo phương pháp hữu cơ trong tổng diện tích đất và trang trại nôngnghiệp tiếp tục gia tăng ở nhiều nước Theo khảo sát mới nhất về canh tác theophương pháp hữu cơ trên phạm vi toàn cầu, hiện có 30,4 triệu ha được canh táctheo phương pháp hữu cơ ở trên 700 ngàn trang trại (năm 2006), chiếm 0,65%tổng diện tích đất nông nghiệp của các nước được khảo sát [30]

Xuất phát từ những vấn đề này, nhiều nước trong khu vực đã có sựchuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng kết hợp hiệu quả kinh tế, hiệu

Trang 34

quả xã hội với việc bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, tiến tớixây dựng nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

1.3.2 Những nghiên cứu trong nước

Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trìnhnghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp Các nhà khoa học đã chú trọngđến công tác lai tạo và chọn lọc giống cây trồng mới năng suất cao, chấtlượng tốt hơn để đưa vào sản xuất

Trong những năm qua, ở Việt Nam nhiều tác giả đã có những công trìnhnghiên cứu về sử dụng đất, vì đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quantrọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp Các nhà khoa học đã chú trọngđến công tác lai tạo và chọn lọc giống cây trồng mới năng suất cao, chấtlượng tốt hơn để đưa vào sản xuất Làm phong phú hơn hệ thống cây trồng,góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sửdụng đất Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Namcủa Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995) [16]; phân vùng sinh thái nôngnghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng [17]; Lê Hồng Sơn (1995) [21] với nghiêncứu "ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng đồng bằng SôngHồng" hay hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa Sông Hồnghuyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Dương của tác giả Vũ Thị Bình (1993) [2]; Đánh giákinh tế đất lúa vùng đồng băng Sông Hồng, Quyền Đình Hà, (1993) [10], NgôĐức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội [3];

Ở nước ta, khi trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, phần lớn diện tíchđất nông nghiệp đều tập trung vào sản xuất lương thực, thực phẩm Song songvới việc nâng cao mức sống, đòi hỏi phát triển các cây thức ăn cao cấp hơnnhư cây họ đậu (đậu, đỗ ), cây có dầu (lạc, vừng ), rau củ và các loại cây ănquả có giá trị phát triển sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao đáp ứngnhu cầu tiêu dùng của xã hội, có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường đất.Bên cạnh việc nghiên cứu đưa ra các giống cây trồng mới vào sản xuất

Trang 35

thì các nhà khoa học còn tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp dựa vào việc nghiên cứu đưa ra các công thức luân canh mớibằng các phương pháp đánh giá hiệu quả của từng giống cây trồng, từng côngthức luân canh Từ đó các công thức luân canh mới tiến bộ hơn được cải tiến

để khai thác ngày một tốt hơn tiềm năng đất đai

Từ đầu thập kỷ 90, chương trình quy hoạch tổng thể được tiến hànhnghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quantrọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đấtnông nghiệp Những công trình nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triểnnông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng của GS.VS Đào Thế Tuấn (1992)cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụngđất trong điều kiện Việt Nam Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệthống giống lúa, hệ thống cây trồng vùng đồng bằng Sông Hồng do GS.VS.Đào Thế Tuấn (1998) chủ trì và hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sôngCửu Long do GS.VS Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một kết luận vềphân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinhthái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.Các đề tài nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì

đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhaunhư vùng miền nui, vùng trung du và vùng đồng bằng nhằm đánh giá hiệu quảcây trồng trên từng vùng đất đó Từ đó định hướng cho việc khai thác tiềmnăng đất đai của từng vùng sao cho phù hợp với quy hoạch chung của nềnnông nghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng

Vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lợiđất đai, khí hậu để bố trí hệ thống cây trồng thích hợp cũng được nhiều nhànghiên cứu đề cập như Ngô Thế Dân [5]

Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng Đồngbằng Sông Hồng (1994) [8]; quy hoạch sử dụng đất vùng Đồng bằng Sông

Trang 36

Hồng của Phùng Văn Phúc (1996) [19]; phân bón cho lúa ngắn ngày trên đấtphù sa Sông Hồng (Nguyễn Như Hà, 2000) [11]; đánh giá hiệu quả một số môhình đa dạng hoá cây trồng vùng Đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng(1997) [7] cho thấy đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3- 4 vụ trong mộtnăm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, vùng cóđiều kiện tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạthiệu quả kinh tế cao Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trítrong các phương thức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi với đặc trưng là các dãy núi đá vôi, đây

là điểm hạn chế đối với nền nông nghiệp của huyện Bên cạnh đó hàng năm

có một phần lớn diện tích các loại đất bị hoang hóa Nguyên nhân chủ yếu là

do lũ quét, lũ ống, hạn hán xảy ra thường xuyên, cùng với việc sử dụng bừabãi thuốc bảo vệ thực vật, khai thác quá mức tài nguyên đất, rừng, nước củacon người đã làm suy thoái đất, dẫn đến hoang mạc hóa Hàng năm, tại cáckhu vực trung du miền núi của tỉnh, mưa lũ đã cuốn đi khoảng 4,1 triệu tấnđất mầu mỡ do xói mòn

Lạng Sơn có trên 400 ngàn ha đất đồi núi chưa sử dụng, chiếm trên45% diện tích đất tự nhiên Trừ đất xám mùn trên núi là loại đất có độ phìkhá, các loại đất còn lại phân theo độ dốc và độ dày tầng canh tác là đất chua,nghèo dinh dưỡng Những năm qua, quá trình xói mòn và rửa trôi thườngxuyên xảy ra khiến chất lượng đất ngày càng xấu, đòi hỏi có những biện pháp

kỹ thuật canh tác hợp lý

Vùng trung du, miền núi của tỉnh với trình độ, tập quán canh tác còn hạnchế, thói quen khai thác, sử dụng đất đồi rừng theo hình thức quảng canh là phổbiến nên năng suất và hiệu quả thấp Những hạn chế trong việc khai thác và sửdụng đất đồi rừng, kể cả những biện pháp kỹ thuật trong bảo vệ, cải tạo đất choviệc trồng và thâm canh cây trồng, chưa chú ý các loại cây có tác dụng bảo vệ,cải tạo đất Một số gia đình có tiềm lực về kinh tế và nhiều mô hình sản xuất

Trang 37

khá thành công cũng chưa chú ý tới kỹ thuật thâm canh, bảo vệ môi trường vàtài nguyên đất Không ít diện tích vụ sau năng suất thấp hơn vụ trước.

Tại Lạng Sơn, những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất vànâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên quan điểm sử dụng đất bềnvững hay theo hướng sản xuất hàng hoá còn chưa nhiều Vì vậy, nghiên cứuphát triển nông nghiệp của huyện Bắc Sơn trong những năm tới theo hướngphát triển bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hộicủa huyện và có thể thực hiện được Đây chính là lý do thúc đẩy chúng tôi đi

sâu vào nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng

cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn" góp phần vào việc phát triển nông nghiệp bền vững của huyện nói

riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung

Trang 38

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, thời gian và phạm vi ngiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm trong cơ cấu sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn

- Các yếu tố tác động đến hiệu quả (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội,hiệu quả môi trường) của các loại hình sử dụng trồng cây hàng năm

- Hạn chế đối tượng nghiên cứu là hiệu quả môi trường thì chỉ sử dụngyếu tố định tính

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

- Thời gian bắt đầu: Tháng 8/2012

- Thời gian kết thúc: Tháng 8/2013

2.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài

2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Bắc Sơn

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiênnhiên (tài nguyên đất, nước và rừng);

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc

độ tăng trưởng, giá trị sản xuất của các ngành, dân số, lao động, việc làm và

cơ sở hạ tầng

Trang 39

2.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất nông nghiệp và thực trạng các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất: diện tích, cơ cấu các loại đất;

- Tình hình biến động đất nông nghiệp: diện tích tăng, giảm năm 2012 sovới năm 2008, nguyên nhân biến động;

- Thực trạng cây trồng và các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm

2.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

- Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

+ Hiệu quả kinh tế;

+ Hiệu quả xã hội :

+ Hiệu quả môi trường

2.2.4 Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản phát triển bền vững

- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theohướng phát triển bền vững

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp:

- Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng banchức năng từ trung ương đến huyện, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh LạngSơn, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp

& phát triển nông thôn huyện Bắc Sơn, UBND các xã điểm đại diện cho cáctiểu vùng của huyện

- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiêncứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý đất đai, mô hình

sử dụng đất nông nghiệp đã có, tài liệu về thổ nhưỡng

2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn bằng phiếu điều tra nông hộ: lựachọn 200 hộ của 2 xã, mỗi xã 100 hộ để điều tra Mỗi thôn chọn 5-10 hộ, lànhững hộ tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp và được trưởng thôn giới thiệu

Trang 40

- Tiêu chuẩn chọn xã điểm là các xã có diện tích đất trồng cây hàng nămtương đối nhiều so với mặt bằng chung của xã thông qua việc hỏi ý kiến củanhững người chịu trách nhiệm quản lí chung cho xã, thôn như trưởng thôn,cán bộ địa chính xã.

+ Thị trấn Bắc Sơn (Đại diện cho vùng thấp): là trung tâm hành chínhcủa huyện, tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp của huyện vẫn chiến đa số,hầu hết là lao động nông nghiệp và các dịch vụ về nông nghiệp Tại địa bànthị trấn có nhiều cơ sở sản xuất và chế biến nông sản giúp cho việc tiêu thụsản phẩm nông nghiệp của thị trấn nói riêng và của toàn huyện nói chung.+ Xã Quỳnh Sơn (Đại diện cho vùng cao): là một xã vùng cao của huyệnBắc Sơn, có đến 85% số hộ gia đình vẫn còn duy trì kiến trúc nhà sàn là nétđặc trưng về làng văn hóa cộng đồng Tại địa bàn xã có diện tích cây thuốc lá

là cây công nghiệp thế mạnh của huyện Bên cạnh đó do đặc điểm là xã vùngcao nên 97,5% diện tích trong tổng số diện tích đất chưa sử dụng là núi đákhông thể canh tác

Chính vì thực trạng trên nên việc lựa chọn thị trấn Bắc Sơn và xã QuỳnhSơn là xã điểm để nghiên cứu có thể đưa ra được kết luận tổng quát nhất vềthế mạnh cũng như hạn chế của nền nông nghiệp tại hai kiểu địa hình đặctrưng của huyên

- Dựa vào quan sát thực địa và phỏng vấn nhanh nông hộ để nắm đượctình hình sơ bộ về không gian sống, sinh hoạt và mức sống, mức độ phù hợpcủa các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã

2.3.3 Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu

Xử lý số liệu chủ yếu bằng phần mềm Excel

Thông qua đó đưa ra được các bảng, các biểu đồ về cơ cấu cũng nhưnhững biến động về diện tích, về năng suất cho các loại hình sử dụng đất,nhận xét được hiện trạng về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp khi thực hiệncanh tác trên các LUT hiện tại

Ngày đăng: 09/08/2014, 13:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo hiện trạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo hiện trạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn
2. Vũ Thị Bình (1993), "Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sa sông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng", Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, 3/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác trên đất phù sasông Hồng huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng
Tác giả: Vũ Thị Bình
Năm: 1993
3. Ngô Đức Cát (2000), Kinh tế tài nguyên đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế tài nguyên đất
Tác giả: Ngô Đức Cát
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
4. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiệnnay
Tác giả: Trần Thị Minh Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm: 2007
6. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam.NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nông nghiệp Việt Nam
Tác giả: Đường Hồng Dật và các cộng sự
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1994
7. Vũ Năng Dũng (1997), Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá câytrồng vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Vũ Năng Dũng
Năm: 1997
8. Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng (1994), Báo cáo nền số 9, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo nền số 9
Tác giả: Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng
Năm: 1994
9. Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Đài (2003), "Khả năng mở rộng đất nông nghiệp vùng Tây nguyên", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 10, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng mở rộng đất nôngnghiệp vùng Tây nguyên
Tác giả: Nguyễn Hoàng Đan, Đỗ Đình Đài
Năm: 2003
10. Quyền Đình Hà (1993), Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kinh tế đất lúa vùng đồng bằng sôngHồng
Tác giả: Quyền Đình Hà
Năm: 1993
11. Nguyễn Như Hà (2000), Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp ĐHNN I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sasông Hồng
Tác giả: Nguyễn Như Hà
Năm: 2000
12. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất Việt Nam
Tác giả: Hội Khoa học Đất Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2000
13. Vũ Thị Xuân Hương (2005), Đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao và đề xuất khả năng mở rộng ở huyện Đông H- ưng, tỉnh Thái Bình. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá các loại hình sử dụng đất nôngnghiệp có hiệu quả cao và đề xuất khả năng mở rộng ở huyện Đông H-ưng, tỉnh Thái Bình
Tác giả: Vũ Thị Xuân Hương
Năm: 2005
14. Vũ Ngọc Hùng (2007), Khảo sát diễn biến các loại hình sử dụng đất trong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai vùng ven biển, khu vực huyện Hoà Bình và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát diễn biến các loại hình sử dụng đấttrong nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai vùng ven biển, khuvực huyện Hoà Bình và huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu
Tác giả: Vũ Ngọc Hùng
Nhà XB: Nhà Xuất bảnchính trị Quốc gia
Năm: 2007
15. Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (1992), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Nhà XB: Nhà xuất bảnchính trị Quốc gia (1992)
Năm: 1992
16. Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1995), "Kết quả bước dầu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả bước dầu đánh giátài nguyên đất Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp
Năm: 1995
17. Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1991), Phân vùng sinh thái nông nghiệp đồng bằng sông Hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân vùng sinh tháinông nghiệp đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1991
19. Phùng Văn Phúc (1996), "Quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010", Kết quả nghiên cứu khoa học thời kỳ 1986-1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch sử dụng đất vùng đồng bằng sôngHồng đến năm 2010
Tác giả: Phùng Văn Phúc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
20. Nguyễn Ngọc Sẫm (2003), Đámh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đề xuất sử dụng theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Tữ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, ĐHNN I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đámh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp,đề xuất sử dụng theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Tữ Kỳ, tỉnh HảiDương
Tác giả: Nguyễn Ngọc Sẫm
Năm: 2003
21. Lê Hồng Sơn (1996), "Ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoá cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng", Hội thảo quốc gia Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng kết quả đánh giá đất vào đa dạng hoácây trồng vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Lê Hồng Sơn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
22. Đỗ Thị Tám (2001), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Đỗ Thị Tám
Năm: 2001

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Tình hình biến động dân số của huyện Bắc Sơn  giai đoạn 2008 – 2012 - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.1 Tình hình biến động dân số của huyện Bắc Sơn giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 48)
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội  giai đoạn 2008 – 2012 - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.2 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2008 – 2012 (Trang 51)
Bảng 3.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2008 – 2012  huyện Bắc Sơn - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2008 – 2012 huyện Bắc Sơn (Trang 52)
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 (Trang 56)
Bảng 3.5: Biến động sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 và 2012 - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.5 Biến động sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 và 2012 (Trang 57)
Hình 3.1. Cơ cấu cây trồng của huyện Bắc Sơn năm 2012 - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Hình 3.1. Cơ cấu cây trồng của huyện Bắc Sơn năm 2012 (Trang 58)
Bảng 3.6: Tổng hợp các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm  của huyện Bắc Sơn năm 2012 - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.6 Tổng hợp các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm của huyện Bắc Sơn năm 2012 (Trang 60)
Bảng 3.7: Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.7 Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm (Trang 61)
Hình 3.2: Cánh đồng lúa thôn Đon Riệc I - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Hình 3.2 Cánh đồng lúa thôn Đon Riệc I (Trang 62)
Hình 3.3: Ruộng ngô của thôn Nà Riềng I - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Hình 3.3 Ruộng ngô của thôn Nà Riềng I (Trang 63)
Hình 3.4: Cánh đồng lúa thôn Thâm Pát - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Hình 3.4 Cánh đồng lúa thôn Thâm Pát (Trang 64)
Hình 3.5: Ruộng Ớt khu Vĩnh Thuận - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Hình 3.5 Ruộng Ớt khu Vĩnh Thuận (Trang 65)
Hình 3.6: Khu  đồng 1L của khu Minh Khai thường xuyên thiếu nước - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Hình 3.6 Khu đồng 1L của khu Minh Khai thường xuyên thiếu nước (Trang 66)
Hình 3.7: Cánh đồng thuốc lá của thôn Đon Riệc II - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Hình 3.7 Cánh đồng thuốc lá của thôn Đon Riệc II (Trang 67)
Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính (Trang 68)
Bảng 3.9:  Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất (Trang 69)
Bảng 3.11: Hiệu quả xã hội của các LUT - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.11 Hiệu quả xã hội của các LUT (Trang 73)
Bảng 3.12: Hiệu quả môi trường của các LUT - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.12 Hiệu quả môi trường của các LUT (Trang 75)
Bảng 3.13. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất cây hàng năm huyện Bắc Sơn - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Bảng 3.13. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất cây hàng năm huyện Bắc Sơn (Trang 76)
Hình thức  canh tác - đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất trồng cây hàng năm theo hướng phát triển bền vững tại huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn
Hình th ức canh tác (Trang 89)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w