IV.4: PHÂN TÍCH VÀ CÁC HÌNH THẾ THỜI TIẾT Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ XÁC ĐỊNH KHÁCH QUAN HÌNH THẾ THỜI TIẾT TRONG CÁC ĐỢT MƯA LỚN TRÊN KHU VỰC MIỀN TRUNG TỪ SỐ LIÊU TÁI PHÂN TÍCH JRA25 docx (Trang 54 - 64)

TÂY NGUYÊN.

IV.4.1 Hình thế: ITCZ có XTNĐ gây mƣa lớn ở Tây Nguyên.

Với khu vực Tây Nguyên một trong những hình thế gây mưa lớn điển hình là dải hội tụ nhiệt đới, với các xoáy thấp phát triển suốt từ mặt đất lên tới độ cao 500mb, với hình thế này thì chỉ riêng các xoáy thuận nằm trên dải hội tụ đã có khả năng gây mưa lớn, ngoài ra với đặc trưng của dải hội tụ là sự hội tụ của hai đới tín phong Đông đến Đông Bắc ở trên cao và Tây đến Tây Nam ở tầng thấp thì khi ITCZ hoạt động mạnh cũng đồng nghĩa với việc gió mùa tây nam phát triển mạnh và nếu không có các xoáy thuận đi vào đất liền thì chính đới gió tây nam mạnh lên, đưa không khí nóng ẩm từ xích đạo hoặc từ bắc Ấn Độ Dương đến, gây mưa vừa, mưa to trong vài ngày, với tổng lượng mưa từ 150 – 200mm; Đáng chú ý là ở trên các mực 850mb và mực 500mb trọng phạm vi Trung Trung Bộ hoặc Nam Lào, lại xuất hiện nhiễu động kiểu xoáy thuận, Trong trường hợp này do có hội tụ mạnh của gió tây nam ở rìa phía nam và tây nam của nhiễu động, kết hợp với hiệu ứng địa hình của Trường Sơn, nên khu vực Tây Nguyên thường xảy ra mưa lớn diện rộng trong vài ba ngày, tổng lượng mưa có thể đạt 200 – 300mm. Do đó có thể gây ra lũ cao, lũ đột ngột ở một số sông suối trong khu vực này.

55

Hình 66: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mực mặt đất của hình thế ITCZ có XTNĐ gây mưa lớn ở Tây Nguyên.

Hình 67: Bản đồ phân bố gió và trường độ cao địa thế vị của mực 850mb trong hình thế ITCZ có XTNĐ gây mưa lớn ở Tây Nguyên.

Hình 68: Bản đồ mực 700mb trong hình thế ITCZ có XTNĐ gây mưa lớn ở Tây Nguyên.

Điêu này còn được thể hiện bằng tần suất gây mưa lớn của ITCZ đối với khu vực Tây Nguyên thường tập trung vào giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 là thời điểm trục của ITCZ đã dịch chuyển xuống phía Nam và ảnh hưởng chủ yếu đến các tỉnh Trung Trung Bộ trở xuống.

56

Hình 69: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế ITCZ có XTNĐ gây mưa lớn ở Tây Nguyên.

IV.4.2 Hình thế:GMTN gây mƣa lớn ở Tây Nguyên.

Hình 70: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mực mặt đất của hình thế GMTN gây mưa ở Tây Nguyên.

Gió mùa tây nam hoạt động ở Tây Nguyên là một trong những hình thế rất điển hình gây mưa lớn (chỉ xếp sau XTNĐ), với hình thế này khi xem xét tầng mặt đất có thể thấy sự đổi gió của tín phong Đông Bắc vượt xích đổi hướng thành gió mùa Tây Nam đi qua khu vực Xingapo vượt biển đi lên và ở khu vực vịnh Bengan cũng có một trung tâm gió rất mạnh, với cường độ gió trung bình cao trên 10m/s (mạnh trên cấp 6).

57

Hình 71: Bản đồ mực 850mb của hình thế của hình thế GMTN gây mưa ở Tây Nguyên.

Hình 72: Bản đồ mực 500mb của hình thế của hình thế GMTN gây mưa ở Tây Nguyên.

Hình 73: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế GMTN gây mưa ở Tây Nguyên.

58

Và khi xem xét tới tận mực 500mb thì hình ảnh của gió mùa tây nam càng trở nên rõ rệt hơn, suốt từ vùng vịnh Bengan kéo dài qua phần phía Đông của Singapo đều là trường gió tây nam rất thịnh hành, với trung tâm gió mạnh nhất đóng vai trò như nguồn cung ẩm nằm ở khu vực vịnh Bengan và cấp độ gió trung bình trên mực 500mb ở khu vực này vẫn tiếp tục mạnh trên cấp 6.

IV.4.3 Hình thế rìa XTNĐ gây mƣa lớn ở Tây Nguyên.

Hình 74: Bản đồ trung bình khí áp và trường gió của hình thế XTNĐ gây mưa lớn ở Tây Nguyên.

Loại hình thế này thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng tháng 9 và tháng 10 là nhiều nhất, khi ở phần giữa biển Đông, phía Tây kinh tuyến 1150E xuất hiện một vùng xoáy thuận nhiệt đới đạt cấp ATNĐ hoặc bão. Do tác dụng hút gió của XTNĐ đã lôi cuốn gió tây nam đang hoạt động ở vịnh Thái Lan mạnh lên xâm nhập vào Nam Bộ, cực nam của nam Trung Bộ và Tây Nguyên, gây ra mưa vừa, mưa to trong vài ngày. Ở Tây Nguyên do hiệu ứng dịa hình của Trường Sơn nên lượng mưa lớn hơn Nam Bộ.

Hình 75: Bản đồ mực 850mb của hình thế XTNĐ gây mưa lớn ở Tây Nguyên

59

Hình 76: Bản đồ mực 500mb của hình thế XTNĐ gây mưa lớn ở Tây Nguyên

Ngoài các xoáy thuận nhiệt đới thì các tàn dư của xoáy thuận nhiệt đới cũng có khả năng gây mưa ở Tây Nguyên, loại hình synop này thường xảy ra vào tháng 10, tháng 11, đôi khi bão đổ bộ vào bờ biển từ Quảng Nam đến Bình Thuận, đi vào đất liền thuộc Tây Nguyên. Phần lớn các xoáy thuận nhiệt đới khi đi vào Tây Nguyên cường độ đã suy yếu chỉ còn ở mức ATNĐ hoặt vùng áp thấp. Nếu ATNĐ hoặc vùng áp thấp di chuyển chậm thì ở Tây Nguyên thường xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng trong vài ngày. Với tổng lượng mưa vào cỡ trên dưới 200mm và có khả năng gây lũ cao trên một số sông suối trong khu vực.

Hình 77: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế XTNĐ gây mưa lớn ở Tây Nguyên

60

IV.4.4 Hình thế: KKL kết hợp với gió E mạnh gây mƣa lớn ở Tây Nguyên.

Hình 78: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mặt đất của hình thế không khí lạnh kết hợp với gió E gây mưa lớn ở Tây Nguyên.

Những đợt không khí lạnh tăng cường liên tiếp vào giai đoạn từ tháng 10 trở đi luôn làm hình thành ở khu vực Đông Bắc của Biển Đông một trung tâm gió mạnh, với tốc độ gió trung bình lớn hơn cấp 6 khiến không khí lạnh có khả năng xâm nhập sâu xuống phía Nam; với cường độ mạnh khối không khí lạnh phát triển lên tới độ cao trên 850mb tạo ra đới gió đông bắc đến đông bao phủ khắp biển Đông thổi đến khu vực Tây Nguyên, tương tác của gió đông bắc tầng thấp và gió đông tầng cao đã tạo ra sự hội tụ, cộng thêm giai đoạn tháng 10 trở đi, trục của lưỡi áp cao cận nhiệt đới ngang qua khu vực Bắc Trung Bộ, tín phong đông đến đông nam của rìa phía Nam lưỡi áp cao cận nhiệt đới đã tạo ra một vùng hội tụ gió mạnh ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ và cả vùng Tây Nguyên, tương tác của gió đông bắc tầng mặt đất, gió đông đến đông bắc ở các tầng trung và gió đông đến đông nam của rìa phía Nam lưỡi áp cao cận nhiệt đới cộng lại đã tạo ra những đợt mưa vừa, mưa to ở Tây Nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 79: Bản đồ mực 850mb của hình thế của hình thế không khí lạnh kết hợp với gió E gây mưa lớn ở Tây Nguyên.

61

Hình 80: Bản đồ mực 500mb của hình thế của hình thế không khí lạnh kết hợp với gió E gây mưa lớn ở Tây Nguyên.

Hình 81: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế XTNĐ gây mưa lớn ở Tây Nguyên

62

KẾT LUẬN:

Sau một thời gian tìm hiểu về mưa lớn ở các tỉnh miền Trung, với tập số liệu nghiên cứu là 17 năm từ giai đoạn 1994 – 2010, để xác định được hình và sau khi nghiên cứu đề tài Xác định khách quan hình thế thời tiết trong các đợt mƣa lớn trên khu vực miền Trung từ số liệu tái phân tích JRA25”

Chúng tôi có một số kết luận như sau:

- Luận văn đã đưa ra được tổng quan tình hình nghiên cứu về mưa lớn trên thế giới cũng như trong nước.

- Luận văn đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra là đưa ra được các hình thế thời tiết trong các đợt mưa lớn ở khu vực miền Trung.

- Kết quả phân tích phân nhóm nguyên nhân hình thành các đợt mưa lớn ở miền Trung dựa trên chuỗi số liệu nhiều năm cho thấy, các hình thế thời tiết chính gây ra mưa lũ trên các sông miền Trung hết sức đa dạng và phức tạp. Một cách khái quát có thể tổng hợp lại các hình thế chính bao gồm khoảng 5 hình thế gây mưa chính là: Mưa lớn do ITCZ có nhiễu động xoáy thuận từ mặt đất lên tới độ cao 4 – 5km. Đây là hình thế mà trên ITCZ có một XTNĐ đóng kín, nhưng lên tới độ cao 700mb hay 500mb là nhiễu động dạng sóng (tương tự sóng E0: ở phía Tây kinh tuyến 1150E tới ven bờ Trung Bộ. Mưa do ITCZ có kết hợp với KKL tác động, dạng hình thế này rất đặc sắc và hầu như chỉ xuát hiện ở Trung Bộ; Mưa do dạng nhiễu động sóng E có KKL tác động ở tầng thấp, dạng hình thế này thường xuất hiện từ cuối tháng X đến tháng XII, thường xuất hiện nhiều vào tháng XI; Mưa do KKL hội tụ vó tín phong, thường xuất hiện từ cuối tháng X đến tháng XII ở trung Trung Bộ và nam Trung Bộ; Mưa do XTNĐ ( bão, ATNĐ).

- Luận văn đã chỉ ra được một cách khách quan về các hình thế mưa lớn ở miền Trung, đây sẽ là bước đầu để có thể tiến hành nghiên cứu khách quan các hình thế thời tiết nguy hiểm khác ảnh hưởng đến Việt Nam, như nghiên cứu về các hình thế gây nắng nóng, không khí lạnh gây rét đậm, rét hại….

63

- Với những kết quả nghiên cứu trên thì đây có thể sẽ là bộ hình thế có thể giúp ích cho các dự báo viên trong giai đoạn đầu của quá trình học tập cũng như dự báo, dựa vào bộ bản đồ phân tích trên có thể làm cơ sở dùng để tiến hành nghiên cứu thêm và có thể mang ra so sánh với những trường hợp tương tự, qua đó có thể dùng làm cơ sở dữ liệu hình thế gây mưa để dự báo viên tham khảo.

Hi vọng với những kết quả đã trình bày trong luận văn này và các kết quả đã tổng kết của các tác giả trước, sẽ giúp ích cho các dự báo viên khí tượng, thủy văn tham khảo khi tiến hành nghiệp vụ của mình, góp phần kéo dài thêm thời gian và nâng cao thêm chất lượng dự báo mưa lũ đối với miền Trung và Tây Nguyên, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai của Trung ương và địa phương.

64

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ XÁC ĐỊNH KHÁCH QUAN HÌNH THẾ THỜI TIẾT TRONG CÁC ĐỢT MƯA LỚN TRÊN KHU VỰC MIỀN TRUNG TỪ SỐ LIÊU TÁI PHÂN TÍCH JRA25 docx (Trang 54 - 64)