TRUNG TRUNG BỘ.
IV.2.1. Hình thế 1: Không khí lạnh mạnh tƣơng tác với vùng xoáy thấp phát triển lên tới độ cao 3000m.
Hình 24: Bản đồ trung bình khí áp mực mặt đất và phân bố gió của hình thế không khí lạnh tương tác với vùng xoáy thấp phát triển lên độ cao 3000m ở khu vực biển Trung Trung Bộ.
Đối với các tỉnh Nam Trung Bộ sóng lạnh tương tác với vùng xoáy thấp ở khu vực nam Trung Bộ cũng là một trong những hình thế gây mưa lớn, khi xem xét hình 1 ta có thể thấy ở khu vực Hoa Nam (Trung Quốc) vẫn duy trì một khối không khí lạnh mạnh, tạo ra một lưỡi lạnh mạnh bao trùm lên khắp Bắc bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, với đường trị số khí áp vào khoảng 1010mb đi qua khu vực Trung Trung Bộ; trong khi trên khu vực biển Nam Trung Bộ, phần từ Ninh Thuận trở vào đến Bình Thuận
34
cũng tồn tại mộ trung tâm áp thấp với khí áp đóng kín với trị số khí áp vào khoảng 1009mb.
Hình 25: Bản đồ mực 850mb của hình thế không khí lạnh tương tác với vùng xoáy thấp phát triển lên độ cao 3000m ở khu vực biển TrungTrung Bộ.
Tương tác của hai hình thế này được thể hiện rõ nhất trên mực 850mb, trung tâm lạnh lúc này có xu hướng lệch đông với một vùng gió mạnh tốc độ từ 10 – 15m/s tồn tại trên khu vực bắc biển Đông, vùng xoáy thấp phát triển tạo ra những nhiễu động ở phần phía Bắc của nó, tạo ra một vùng hội tụ gío mạnh ở khu vực từ Thanh Hoá trở vào đến Quảng Nam, với riêng không khí lạnh đã là một trong những hình thế gây mưa lớn, nên khi có thêm tác động của nhiễu động phía Bắc vùng áp thấp thì khả năng gây mưa lớn sẽ cao hơn hẳn.
Đây là một trong những hình thế hay xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp giữa giữa mùa mưa và mùa khô, nên vào tháng 9 bắt đầu xuất hiện hình thế tương tác này với số lần xuất hiện vào khoảng 25 đợt chiếm khoảng 20%, sang đến tháng 10, trong khi dải hội tụ nhiệt đới vẫn tồn tại và có trục đi qua khu vực nam Trung Bộ, trong khi tần suất không khí lạnh xuất hiện cũng nhiều hơn, nên số lần xuất hiện của hai hình thế này là cao nhất và đến tháng 11, mặc dù số lần xuất hiện của không khí lạnh nhiều hơn hẳn tháng 10, nhưng do dải hội tụ nhiệt đới đã dịch chuyển hẳn xuống phía nam đi qua Nam bộ nên tương tác của hai hình thế cũng giảm hẳn và gần như kết thúc vào tháng 12 khi dải hội tụ nhiệt đới đã bị lưỡi áp cao cận nhiệt đẩy dịch hẳn xuống khu vực xích đạo thì tương tác này cũng coi như là chấm dứt.
35
Hình 26: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế không khí lạnh tương tác với vùng xoáy thấp phát triển lên độ cao 3000m ở khu vực biển TrungTrung Bộ.
IV.2.2. Hình thế 2: Không khí lạnh mạnh tƣơng tác với gió E hoặc nhiễu động gió E trên cao.
Hình 27: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mực mặt đất của hình thế không khí lạnh tương tác với nhiễu động gío Đông trên
cao gây mưa ở Trung Trung Bộ.
Đối với hình thế không khí lạnh cộng gío đông trên cao khi xem xét bản đồ mặt đất ta không thể nhìn thấy sự hiện diện của gió đông mà chỉ thấy ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc đang tồn tại một trung tâm áp cao lạnh với trị số khí áp vào khoảng 1023, với các đường đẳng áp khá dày và ken sít, chính các đường đẳng áp dày và ken sít này là điều kiện để các sóng lạnh liên tục được tăng cường xuống nước ta, trong khi đó ở khu vực Bắc biển Đông cũng tồn tại một trung tâm gió mạnh do các sóng lạnh tạo ra với tốc độ gío trung bình ở đây đều lớn hơn 10m/s (cấp 6 trở lên). Lúc này không khí lạnh tầng thấp đóng vai trò là điều kiện cần để hình thành mưa lớn ở Trung Bộ.
36
Hình 28: Bản đồ mực 850mb của hình thế không khí lạnh tương tácgió E hoặc sóng E gây mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ.
Hình 29: Bản đồ mực 700mb của hình thế không khí lạnh tương tácgió E hoặc sóng E gây mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ.
Khi xem xét tới mực 850mb đới gió đông, hay còn gọi là tín phong đông đến đông nam bắt đầu được thể hiện rõ và khi xem xét đến mực 700mb ta có thể thấy lưỡi áp cao cận nhiệt đới có trục của lưỡi áp cao cận nhiệt đới vào khoảng 20 – 220N; các tỉnh Trung Trung Bộ nằm ở rìa phía nam của lưỡi áp cao này với đới gío đông mạnh 10 – 14m/s thổi vào trong khi tầng thấp là gió đông bắc, đây chính là điều kiện hội tụ giữa gió đông bắc tầng thấp và gió đông tầng cao để tạo ra dòng thăng cưỡng bức mạnh gây mưa lớn ở các tỉnh Trung Trung Bộ, hình thế này cũng thường xảy ra trong giai đoạn tháng 10, tháng 11 và tháng 12.
Đối với hình thế không khí lạnh tương tác với nhiễu động gió đông hay sóng E cũng tương tự với hình thế này, do vậy trong luận văn này chúng tôi chỉ phân tích hình thái không khí lạnh tương tác với gió Đông.
37
Hình 30: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế không khí lạnh tương tácgió E hoặc sóng E gây mưa lớn ở khu vực Trung Trung Bộ.
IV.2.3. Hình thế 3: ITCZ tƣơng tác với KKL tác động gây mƣa ở Trung Trung Bộ.
Thông thường nếu dải hội tụ nhiệt đới đơn thuần không có sự xuất hiện của ATNĐ nào, hoặc ATNĐ xuất hiện ở khu vực phía Đông của Philippin thì nó có thể gây mưa nhiều ngày ở Trung Bộ, nhưng thường không phải là mưa to, tuy nhiên khi có sự tương tác thêm của KKL từ phía Bắc thì đây lại là một trong những hình thái gây mưa lớn ở miền Trung, nhất là khu vực Trung Trung Bộ.
Hình 31: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mặt đất của hình thế ITCZ có KKL tác động gây mưa ở Trung Trung Bộ.
Qua hình 24: Ta có thể thấy trong khi ở khu vực Trung Quốc duy trì một vùng trung tâm lạnh, trong khi ở khu vực Trung Trung Bộ có tồn tại một dải hội tụ nhiệt đới, vì trục của ITCZ nằm ở trong phạm vi vĩ tuyến 13 độ bắc đến vĩ tyến 17 độ Bắc chạy qua khu vực Trung Trung Bộ
38
Khi xem xét đến mực 850mm thì vai trò của KKL không còn thể hiện rõ, trong khi biểu hiện của dải hội tụ nhiệt đới càng rõ ràng hơn, với một chuỗi xoáy thuận xuất hiện trên trục của dải hội tụ nhiệt đới, sự xuất hiện của chuỗi xoáy này sẽ theo đường dòng dẫn của rìa phía nam lưỡi áp cao cận nhiệt đới di chuyển vào miền Trung gây mưa to cho các tỉnh Trung Bộ. Mưa lớn do tổ hợp hình thế này hầu như chỉ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11. Tháng 10 là do dải ITCZ hoạt động mạnh mẽ ở các tỉnh từ Trung Trung Bộ trở vào, đồng thời, thời kỳ này KKL đã xâm nhập nhiều hơn tới Bắc Bộ và bắc Trung Bộ.
Hình 32: Bản đồ mực 850mb hình thế ITCZ có KKL tác động gây mưa ở Trung Trung Bộ.
Hình 33: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế ITCZ có KKL tác động gây mưa ở Trung Trung Bộ.
IV.2.4. Hình thế 4: KKL gây mƣa ở Trung Trung Bộ.
Với các tỉnh Trung Trung Bộ, không khí lạnh cũng là một trong những hình thế có thể gây mưa lớn diện rộng. Qua bản đồ trung bình trường gió mặt đất (Hình 1) ta có thể thấy để không khí lạnh gây mưa lớn ở Trung Trung Bộ thì ở khu vực phía Tây
39
Bắc Trung Quốc phải có một trung tâm áp cao mạnh, tạo ra những sóng lạnh dồn xuống phía Nam.
Trường gío đông bắc mạnh, liên tục được bổ xung và tích tụ lại ở khu vực phía Đông Bắc biển đông, với một vùng gió trung bình mạnh trên 10m/s (luôn mạnh trên cấp 6), trung tâm gió liên tục thổi vào sườn đón gió của khu vực Trung Trung Bộ, từ Quảng Bìnht rở vào đến Quảng Nam thậm chí còn mở rộng xuống cả Bình Định, Phú Yên và gây mưa vừa, mưa to trên diện rộng, với hình thế không khí lạnh ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ thường xảy ra nhiều nhát trong hai tháng cuối cùng của năm là tháng 11 và tháng 12, trong đó tháng 12 là giai đoạn mà hình thế này chiếm nhiều nhất lên tới 50%, vì sang tháng 1 và tháng 2 thì trung tâm của khối không khí lạnh bắt đầu dịch chuyển ra vùng Hoa Nam (Trung Quốc) và lúc này nó không còn khả năng gây mưa ở Trung Bộ mà phần lớn là tạo ra hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn ở Bắc Bộ. Tuy nhiên nếu chỉ thuần tuý là gió đông bắc mạnh thì các sóng lạnh không thể gây mưa vừa, mưa to kéo dài, vì thế để xem xét thêm với hình thế này ta cần xem thêm tác động của các hình thế trên cao, cụ thể trên mức 1500m (850mb).
Hình 34: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mặt đất của hình thế không khí lạnh mạnh gây mưa ở Trung Trung Bộ.
40
Hình 35: Bản đồ mực 850mb
của hình thế không khí lạnh mạnh gây mưa ở Trung Trung Bộ.
Khi xem xét hình thế trên cao ở mực 1500m ta có thể thấy, ở khu vực phía Tây Bắc Trung Quốc vẫn tồn tại một trung tâm áp cao, nhưng vùng trung tâm này hơi thấp hơn xuống phía Nam và có xu hướng lệch ra biển, chính do vùng trung tâm này thấp và lệch biển đã làm đổi hướng gío từ đông bắc ở mực mặt đất thành hướng đông bắc đến đông ở mực 1500m, ngoài ra sự tồn tại của trung tâm áp cao ở mực 850mb cũng cho thấy cường độ của khối không khí lạnh để gây mưa cho Trung Bộ là phải rất mạnh (có thể phát triển lên tới 1500m trở lên). Với trung tâm lệch đông thì khối lạnh tạo ra một vùng gió mạnh suốt dọc từ vĩ tuyến 20 trở xuống thường trực là một đới gío đông mạnh, kéo dài xuống tới tận Nam bộ, với một trung tâm gío rất mạnh ( tốc độ gío trung bình trong khoảng từ 14 – 16m/s) tồn tại ở khu vực từ phía Đà Nẵng trở vào đến Bình Thuận, với sự tồn tại của trung tâm gío mạnh này nó sẽ tạo ra được một vùng hội tụ góc về hướng gío, giữa gió đông bắc mạnh tầng thấp và gió đông mạnh tầng cao, tích ẩm, tạo điều kiện cho dòng thăng phát triển và gây mưa diện rộng.
Hình 36: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế không khí lạnh mạnh gây mưa ở Trung Trung Bộ.
41
IV.2.5. Hình thế 5: Rãnh thấp Tây Bắc – Đông Nam gây mƣa ở Trung Trung Bộ.
Hình 37: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mặt đất của hình thế rãnh thấp – Tây bắc- Đông nam gây mưa ở Trung Trung Bộ.
Rãnh Tây bắc – Đông Nam là một trong những hình thế hay gây mưa lớn ở Bắc Trung Bộ, nhưng nó cũng là một trong những hình thế có khả năng gây mưa lớn cả ở khu vực Trung Trung Bộ, khi xem xét hình thế này ở khu vực Trung Trung Bộ qua bản đồ phân bố gió trung bình (Hình 1), ta có thể thấy sự khác biệt về hai hướng gió bắt đầu từ vĩ tuyến 15 độ trở lên gió chủ yếu là hướng Đông đến Đông Nam, trong khi ở khu vực từ vĩ tuyến 15 độ trở xuống hướng gió lại thổi theo hướng Nam Tây Nam.
Hình 38: Bản đồ mực 850mb của hình thế rãnh thấp – Tây bắc- Đông nam gây mưa ở Trung Trung Bộ.
Xem xét trên bản độ phân bố gió và khí áp ở mực 1500m, trục rãnh thấp Tây Bắc – Đông Nam được thể hiện rất rõ, chạy dọc khu vực Trung Trung Bộ suốt từ khu vực phía nam của Hà Tĩnh trở xuống đến phần Bắc của Bình Định có thể vẽ được một trục rãnh là nơi hội tụ giữa hai hướng gió, Đông đến Đông Nam ở phía Bắc và gió Tây đến Tây Nam ở phía Nam, với sự hội tụ của hai hướng gío này, cộng với xem xét thêm trường xoáy ở mực 3000m (Hình 3), cũng cho thấy khu vực Trung Trung Bộ là nơi có độ xoáy lớn nhất.
42
Hình 39: Bản đồ phân bố xoáy thế mực 700mb của hình thế rãnh thấp Tây bắc – Đông Nam gây mưa lớn ở Trung Trung Bộ.
Hình 40: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế rãnh thấp Tây bắc – Đông Nam gây mưa lớn ở Trung Trung Bộ.
IV.2.6. Hình thế 6: XTNĐ gây mƣa lớn ở Trung Trung Bộ.
Khi đề cập đến mưa lớn ở miền Trung, ở bất kỳ khu vực nào thì Xoáy thuận nhiệt đới (Có thể là Bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)) luôn là một trong những hình thế gây mưa lớn điển hình tiêu biểu nhất ở Trung Bộ, với hình thế này thì ngay khi vị trí trung bình của xoáy thuận ở khu vực biển từ kinh tuyến 115 trở vào nó đã tạo ra một vùng xoáy thế rất phát triển ở ven biển các tỉnh miền Trung lớn hơn 2,2x10-5/s tạo ra một đới hội tụ rất mạnh dọc ven biển Trung Bộ và có khả năng gây mưa lớn và khi XTNĐ di chuyển vào đất liền hoặc đi học ven biển Trung Bộ thì vùng xoáy lớn này sẽ vào theo gây mưa to đến rất to ở Trung Bộ, theo tính toán thì mỗi XTNĐ đều có khả năng gây mưa to với lượng trung bình từ 300 – 400mm trở lên ở các tỉnh Trung Bộ.
43
Hình 41: Bản đồ trung bình khí áp và gió mực mực mặt đất của hình thế XTNĐ
gây mưa ở Trung Trung Bộ.
Hình 42: Bản đồ mực 850m của hình thế XTNNĐ gây mưa lớn ở Trung Bộ.
Hình 43: Bản đồ phân bố khí áp và các trường trên cao của hình thế XTNNĐ
44