ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG GÒ ĐỒI THUỘC HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2008. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2012 pdf
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 248 TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG GÒ ĐỒI THUỘC HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2008. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2012 IVESTIGATE ECONOMIC DEVELOPMENT SITUATION OF HILLNESS EREA IN LE THUY DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE PERIOD 2005 - 2008. DEVELOPING ORIENTATION TO THE YEAR OF 2012 SVTH: Hoàng Thị Diệu Hương Lớp 07 SDL, Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư Phạm GVHD: ThS. Nguyễn Thị Mây Khoa Địa Lý, Trường Đại học Sư Phạm TÓM TẮT Vùng gò đồi của huyện Lệ Thủy trước đây ít được người dân quan tâm đầu tư phát triển so với vùng đồng bằng. Tuy nhiên với những điều kiện thuận lợi cộng với chính sách đầu tư phát triển, kinh tế vùng gò đồi ngày càng phát triển đi lên nhưng vùng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Thông qua bài này, tác giả muốn tìm hiểu, đánh giá một số nét cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế vùng gò đồi huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình, qua đó đưa ra một số những phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng gò đồi huyện. ABSTRACT Previously, the hillness area of Le Thuy district was less paid attention than plain area. Although, hillness economy is more and more developing due to favorable conditions and investment development policies, this area still encounter with many difficulties. By this research, the author will find out and appreciate some basic features in economic development process of hillness area in Le Thuy district Quang Binh province, the result aims to give some orientations to promote economic development of this area. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển kinh tế xã hội các vùng dân tộc thiểu số,vùng miền núi, gò đồi là một trong những chủ trương lớn của Đảng ta. Trong những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế ở vùng gò đồi huyện Lệ Thủy đã có nhiều chuyển biến tích cực, vùng đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Kết quả đó đã làm cho kinh tế ở vùng gò đồi Lệ Thủy đã "thay da đổi thịt" và đời sống nông hộ đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của các nhân tố về vốn đầu tư, điều kiện khí hậu, địa hình và phong tục tập quán trong sản xuất đã ảnh hưởng rõ nét đến khả năng phát triển kinh tế của vùng. Vì vậy, mặc dù kinh tế của hộ gia đình nông dân trong vùng đã có nhiều khởi sắc, nhưng tình trạng sản xuất lạc hậu, độc canh và tình trạng nghèo đói vẫn chưa thể xóa bỏ. Trên cơ sở nguồn số liệu thu thập được và xuất phát từ nhu cầu thực tế đó. Vì vậy tôi đã đi đến chọn đề tài:“ Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế vùng gò đồi thuộc huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2008. Một số định hướng phát triển đến năm 2012,, làm đề tài nghiên cứu khoa học. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 249 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3. Giới hạn của đề tài 4. Lịch sử nghiên cứu 5. Các quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG 1. CHƢƠNG I: Cơ sở lý luận 1.1. Nền kinh tế và các vấn đề liên quan 1.1.1. Nền kinh tế 1.1.2. Cơ cấu nền kinh tế 1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.2. Đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam, địa hình vùng gò đồi 1.2.1. Đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam 1.2.2. Khái niệm và đặc điểm địa hình vùng gò đồi a. Khái niệm vùng gò đồi Theo Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Khoa học công nghệ, thì khái niệm vùng gò đồi được hiểu là “Một dải chuyển tiếp giữa vùng núi cao với vùng đất phù sa đồng bằng ven biển, bao gồm những đồi bát úp xen kẽ với bản làng và đồng ruộng mà thường gọi là vùng bán sơn địa hoặc gồm những ngọn đồi thoai thoải liền kề nhau có nơi kéo dài đến sát biển và thường có độ cao từ 25-300m so với mặt biển, có độ dốc trung bình 25 0 -30 0 ”. b. Đặc điểm địa hình vùng gò đồi Tùy thuộc vào độ cao tuyệt đối, địa hình gò đồi được chia làm 3 kiểu: gò đồi thấp (10-50m), đồi trung bình (50-125m) và đồi cao (125-250m). c. Vai trò của vùng gò đồi trong sự phát triển kinh tế Địa hình có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước 2. CHƢƠNG II: Tình hình phát triển kinh tế ở vùng gò đồi thuộc huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2008 2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Bình 2.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Lệ Thủy 2.2.1. Điều kiện tự nhiên Vùng gò đồi huyện có rất nhiều thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế như khí hậu tương đối thuận lợi,có nhiều loại đất thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp, nguồn nước dồi dào, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú 2.2.2. Tình hình dân cư, xã hội 2.3. Tình hình phát triển kinh tế gò đồi của huyện Lệ Thủy 2.3.1. Tình hình phát triển Nông nghiệp: Tổng diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp năm 2009 là 5846.09 ha,chiếm Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 250 13.12% tổng diện tích đất tự nhiên của vùng. Trong sản xuất nông nghiệp gồm có ngành trồng trọt và chăn nuôi, cơ cấu của hai ngành này hiện nay đang có sự thay đổi hợp lý. Tỷ trọng ngành trồng trọt đã giảm từ 77,9% năm 2005 xuống còn 72,1% năm 2008, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 19,6% năm 2005 lên 27,9% năm 2008. a. Ngành trồng trọt: Cơ cấu cây trồng nhìn chung đa dạng và có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, giảm diện tích cây lương thực. Ngành trồng cây lương thực- thực phẩm: có sự chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản và các loại cây có năng suất và giá trị cao hơn. Cây công nghiệp. Diện tích cây công nghiệp ngày càng được mở rộng, sản lượng tăng nhanh. Để đánh giá tình hình phát triển cây công nghiệp, ta nghiên cứu Bảng 1: Bảng 1. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp từ năm 2006 - 2008 Các loại cây Diện tích ( ha ) Sản lượng ( tấn ) 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Chè hái lá 12 16 16 36 36 42 Cao su 1.786 1.770 1.970 870 1.033 1.365 Hồ tiêu 120 120 200 105 110 120 Theo niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2009 Cây ăn quả: Diện tích và sản lượng của các loại cây ăn quả ngày càng tăng, tuy nhiên mức tăng còn chưa cao. Diện tích tăng chủ yếu do cải tạo vườn tạp và tăng diện tích trồng các cây đặc sản trong các trang trại của các hộ gia đình. Cây thực phẩm: Năm 2008, diện tích rau chiếm 462 ha ( chiếm 38,5 % diện tích rau toàn huyện ), diện tích đậu các loại chiếm 208 ha ( chiếm 69,3 % diện tích đậu toàn huyện ). b. Ngành chăn nuôi: Chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế đang được chú ý phát triển sản xuất tại các địa phương trong vùng. Chăn nuôi gia súc: Trong chăn nuôi gia súc thì đàn lợn chiếm số lượng lớn nhất đến đàn bò, đàn trâu và đàn dê. Hiện nay các xã trong vùng đang tiên hành nghiên cứu và đi vào nuôi thử nghiệm giống bò Laisin, lợn máu ngoại, gà công nghiệp, vịt siêu thịt, dê bách thảo đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm: Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng số lượng đàn gia cầm vẫn tăng đều qua các năm. Nuôi trồng thủy sản: Các địa phương trong vùng đã tận dụng lợi thế là mặt nước ao hồ sẵn có trong vùng để phát triển nuôi trồng thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao. Ở một số địa phương còn nuôi ếch, nuôi baba 2.3.2. Tình hình phát triển lâm nghiệp Lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của địa phương. Đất lâm nghiệp chiếm 12.422,49 ha ( chiếm 27,31 % diện tích đất tự nhiên của vùng ). Diện tích rừng trồng 5.042 ha và hơn 2 triệu cây phân tán, nâng độ che phủ rừng năm 2006 đạt 64,5%. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 251 Bảng 2: Giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đơn vị ( triệu đồng ) Năm Tổng số Chia ra Trồng rừng Khai thác gỗ và lâm sản Thu nhặt rừng Dịch vụ lâm nghiệp khác 2006 24.654 5.236 16.892 - 2.526 2007 29.756 5.918 19.687 2.451 1.700 2008 42.852 9.331 29.176 1.355 1.990 Theo niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2009 Các sản phẩm lâm nghiệp của vùng cũng tương đối đa dạng. Năm 2008, trên địa bàn vùng có khoảng 30 cơ sở chế biến lâm sản, 40 xưởng cưa xẻ, 10 xưởng mộc. Năng lực chế biến lâm sản hàng năm ngày càng tăng cao 2.3.3. Tình hình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: a. Công nghiệp Trên địa bàn huyện đã xuất hiện một số điểm nông nghiệp như vùng nông trường Lệ Ninh,vùng phía Tây Bắc. Công nghiệp chế biến gồm có các ngành như sản xuất thực phẩm, đồ uống, sản xuất sản phẩm dệt, các sản phẩm bằng da Năm 2008, vùng sản xuất được 36.477 triệu đồng sản phẩm đồ uống trong tổng số 94.029 triệu đồng của toàn huyện; 172 triệu đồng sản phẩm dệt trong tổng số 386 triệu đồng sản phẩm dệt và 14.686 triệu đồng sản phẩm cao su. Ngoài ra còn có công nghiệp cơ khí sửa chữa máy móc tại các địa phương b. Tiểu thủ công nghiệp Trong vùng, các ngành tiểu thủ công nghiệp tương đối phát triển. Các làng nghề truyền thống như chiếu cói Lệ Bình, rượu Tuy Lộc, làng mộc Quy Hậu ngày càng được đầu tư phát triển. 2.3.4. Tình hình phát triển ngành dịch vụ: a. Du lịch Một trong những lợi thế của vùng để phát triển du lịch đó là hệ sinh thái núi rừng đa dạng và phong phú như vùng hồ An Mã, đập Mưng, khu du lịch suối Bang Hiện nay du lịch sinh thái đang được đầu tư phát triển, đặc biệt là khu du lịch sinh thái suối Bang, nó vừa kết hợp cả khai thác du lịch và khai thác trong công nghiệp. b. Các hoạt động dịch vụ khác Hiện nay trên các địa bàn các xã vùng gò đồi, các hoạt động dịch vụ rất phát triển. Các hoạt động này chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp, lâm nghiệp và nhu cầu của người dân. Toàn vùng có 13 chợ nông thôn như chợ Nông Trường ở nông trường Lệ Ninh, chợ Động, chợ Tân Thủy… Giao thông vận tải được đầu tư nâng cấp, tăng số lượng các phương tiện vận tải. Dịch vụ bưu chính viễn thông đã triển khai đồng bộ. Hệ thống thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt, số lượng điện thoại cố định, điện thoại di động tăng nhanh. Dịch Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 252 vụ Internet phát triển nhanh. 3. CHƢƠNG III: Một số định hƣớng và giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển kinh tế vùng gò đồi huyện Lệ Thủy - Quảng Bình 3.1. Định hướng phát triển: 3.1.1. Quan điểm và tư tưởng chủ đạo phát triển vùng gò đồi huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình 3.1.2. Định hướng chung: Xác định thế mạnh chủ yếu là trồng rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây nguyên liệu, phát triển chăn nuôi đại gia súc, khai thác có hiểu quả mặt nước ao hồ, để nuôi trồng thủy sản. Kết hợp sản xuất với công nghiệp chế biến, dịch vụ và du lịch. Điều chỉnh phân phối hợp lý lao động và dân cư. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư. Phát triển kinh tế theo hướng lâm – nông – công nghiệp gắn với chế biến dịch vụ và du lịch. 3.1.3. Định hướng cụ thể: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm trong giai đoạn 2009 - 2012 là 10 – 11%, trong đó ngành nông nghiệp – lâm – thủy sản tăng 6 – 6.5%, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 18 – 18.5%, các ngành dịch vụ tăng từ 16 – 17%. Định hướng trước mắt tập trung vào phát triển các lĩnh vực cụ thể sau: a. Quy hoạch sử dụng đất b. Lâm nghiệp: Phấn đấu giá trị sản xuất nghành lâm nghiệp tăng bình quân hằng năm từ 12% lên 13% c. Nông nghiệp: Sản lượng lương thục có hạt đạt từ 47-50 nghìn tấn; tỷ lệ cơ giới hóa nông nhjiệp đạt trên 90%; d. Thủy sản: Phấn đấu đến năm 2012 đạt 160 – 200 ha các ao hồ. Sản lượng nuôi trồng tăng bình quân hăng năm từ 10 – 12%. Xây dựng 2 – 3 trang trại sản xuất cá giống. e. Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp f. Du lịch: Xây dựng khu du lịch suối Bang trở thành vùng du lịch sinh thái có tầm quốc gia. Đóng góp khoảng 30 – 40% thu nhập chung của toàn vùng. g. Xây dựng kết cấu hạ tầng: Hoàn thành một bước quan trọng việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh các xã vùng gò đồi, đặc biệt là các xã còn gặp nhiều khó khăn và có đồng bào dân tộc đang sinh sống. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 253 3.2. Đề xuất một số giải pháp 3.2.1. Hình thành và phát triển vững chắc, đa dạng kinh tế trang trại 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch 3.2.3. Giải pháp về tuyên truyền 3.2.4. Đẩy mạnh cơ khí hóa nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ 3.2.5. Cơ chế chính sách 3.2.6. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm PHẦN III: KẾT LUẬN - KIỀN NGHỊ 1. Kết luận Trong những năm qua, kinh tế ở vùng gò đồi huyện Lệ Thủy đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đời sống nông hộ không ngừng được nâng cao. Sự phát triển kinh tế của vùng gò đồi chủ yếu vẫn từ sản xuất nông, lâm nghiệp, việc phát triển các loại hình dịch vụ còn hạn chế. Mặt khác vấn đề qui hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi là một việc làm vô cùng quan trọng. Trước hết là việc quy hoạch về vùng chuyên canh, quy hoạch thủy lợi, giao thông và về khoa học công nghệ. Như vậy vấn đề quy hoạch vùng trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của các xã vùng gò đồi nới riêng và của toàn huyện Lệ Thủy nói chung. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với các cấp lãnh đạo tỉnh 2.2. Đối với cấp lãnh đạo huyện, xã 2.3. Đối với bà con nông dân TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS Đậu Thị Hòa ( 2009 ), Giáo trình địa lý tự nhiên Việt Nam đại cương [2] ThS. Nguyễn Duy Hòa ( 2009 ), Giáo trình địa lý kinh tế xã hội Việt Nam [3] ThS. Nguyễn Duy Hòa ( 2009 ), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học [4] Vũ Tự Lập ( 2008 ), Địa lý tự nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục [5] Lê Thông ( 2008 ), Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam, NXB ĐHSP Hà Nội [6] Lê Bá Thảo ( 2007 ), Thiên nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục [7] Nguyễn Minh Tuệ ( 2007 ), Địa lý kinh tế xã hội đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội [8] Niên giám thống kê huyện Lệ Thủy năm 2008 [9] Website http://www.google.com.vn [10] Website http://Kiengiangxang.com [11] Website http://nguoiquangbinh.com . Đại học Đà Nẵng năm 2010 248 TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG GÒ ĐỒI THUỘC HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2008. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2012 IVESTIGATE. nguồn số liệu thu thập được và xuất phát từ nhu cầu thực tế đó. Vì vậy tôi đã đi đến chọn đề tài: “ Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế vùng gò đồi thuộc huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình giai đoạn. III: Một số định hƣớng và giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển kinh tế vùng gò đồi huyện Lệ Thủy - Quảng Bình 3.1. Định hướng phát triển: 3.1.1. Quan điểm và tư tưởng chủ đạo phát triển vùng