Sự bền vững của khả năng kháng sâu bệnh Sự đa dạng di truyền của các loài kí sinh cùng với quá trình chọc lọc tự nhiên có thể tạo ra những kiểu gen mới có khả năng phá vỡ hàng rào kháng sâu bệnh của cây. Nguy cơ này đặc biệt lớn với khả năng kháng đặc thù với nòi sinh lí (và kiểu sinh học) hay kháng đơn gen. Điều dễ hiểu là các gen đột biến có thể phát sinh làm cho kí sinh chuyển từ trạng thái không gây bệnh sang gây bệnh. Những đột biến như vậy có khả năng tấn công giống cây trồng mà trước đây có khả năng kháng, làm cho khả năng kháng bị “sụp đổ”. Khả năng thích ứng của kí sinh với các giống kháng mới được đưa vào sản xuất rất phổ biến ở các thể gây bệnh nhưng ít gặp hơn đối với sâu hại. Khả năng kháng của các giống như thế được gọi là kháng “nhất thời” hay “không bền vững”, đặc biệt với các thể gây bệnh chuyên tính. Đối với sâu hại sự sụp đổ của hàng rào kháng ít gặp hơn. Tuy nhiên, rệp có khả năng thích nghi với giống kháng do khả năng sinh sản vô phối (trinh sinh). Một kiểu gen riêng rẽ khắc phục được hàng rào kháng có thể tự sinh sản không cần cạnh tranh và do đó nhanh chóng tạo ra quần thể có khả năng gây hại. Điều này cũng đúng với tất cả các kí sinh có khả năng sinh sản vô tính như phấn trắng, sương mai và gỉ sắt. Kháng virus thường bền vững hơn. Chứng minh tính bền vững của khả năng kháng thường là khó. Khả năng kháng được coi là bền vững nếu nó duy trì hiệu lực trong khoảng thời gian dài trong môi trường thuận lợi đối với kí sinh (Johnson, 1984). Tất cả các phương pháp ngăn cản hay làm chậm sự hình thành và thiết lập các nòi sinh lí của bệnh hay kiểu sinh học của sâu điều góp phần làm tăng tính bền vững của gen kháng. Có nhiều yếu tố xác định tính bền vững có khả năng kháng sâu bệnh. a, Số dạng kháng đòi hỏi sự thích nghi phức tạp ở thể bệnh hay Một sâu hại b, Sản phẩm của gen không gây bệnh đóng vai trò trong các chưc năng sống của kí sinh. Mất đoạn hay đột biến thành gen gây bệnh có thể làm giảm khả năng thích ứng, khả năng sống sót hay khả năng cạnh tranh kí sinh. Vanderplank (1968) cho rằng các nòi sinh lí có nhiều alen gây bệnh yếu hơn những nòi có ít gen gây bệnh khi còn sống trên cây không có gen kháng. Đều đó dẫn đến sự chọn lọc ổn định, có nghĩa là các nòi chứa các alen “không cần thiết” bị đào thải. c, Các kí sinh địa sinh và thuỷ sinh lây lan rất chậm từ vùng này sang vùng khác. Các cá thể đột biến gây bệnh hiếm hoi cần thời gian dài để phát tán rộng trong vùng gieo trồng giống kháng. d, Một giống kháng có thể có hai hay nhiều gen kháng có hiệu lực đặc thù với nòi. Kí sinh phải đồng thời tạo ra hai hay nhiều đột biến độc lập mới có thể phá vỡ được hàng rào kháng của giống e, Ở các loại cây trồng một năm chỉ gieo trồng trên diện tích nhỏ và phân tán khả năng lây nhiễm của thể gây bệnh rất ít. Nếu trồng giống kháng thì khả năng lây nhiễm của nòi đột biến còn ít hơn nhiều. Khả năng kháng trở thành bền vững. . Sự bền vững của khả năng kháng sâu bệnh Sự đa dạng di truyền của các loài kí sinh cùng với quá trình chọc lọc tự nhiên có thể tạo ra những kiểu gen mới có khả năng phá vỡ hàng rào kháng sâu. phấn trắng, sương mai và gỉ sắt. Kháng virus thường bền vững hơn. Chứng minh tính bền vững của khả năng kháng thường là khó. Khả năng kháng được coi là bền vững nếu nó duy trì hiệu lực trong. chậm sự hình thành và thiết lập các nòi sinh lí của bệnh hay kiểu sinh học của sâu điều góp phần làm tăng tính bền vững của gen kháng. Có nhiều yếu tố xác định tính bền vững có khả năng kháng