1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển bền vững và các mục tiêu của phát triển bền vững potx

62 835 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc WCED đã đưa ra khái niệm: "Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây ra

Trang 1

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ CÁC MỤC TIÊU

CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Học viên thục hiện:

Võ Quang Trung – TVH K20

Trang 2

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

II CÁC MỤC TIÊU CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG III PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

KẾT LUẬN

Trang 4

Báo cáo tổng quan môi trường toàn cầu năm 2000 GEO-2000 tổng kết những gì chúng ta đã đạt được với tư cách là những người sử dụng và giữ gìn các hàng hóa, dịch

vụ môi trường mà hành tinh cung cấp Báo cáo đã phân tích hai xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ mới.

-Thứ nhất: Các hệ sinh thái và sinh thái nhân văn toàn cầu bị

đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa, dịch vụ Một tỉ lệ đáng kể nhân loại hiện nay vẫn đang sống trong sự nghèo khó, sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu.

-Thứ hai: Thế giới hiện đang ngày càng biến đổi, trong đó sự phối hợp quản lý môi trường ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội

Trang 5

Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt đó là:

+ Khí hậu toàn cầu biến đổi và tần suất thiên tai gia tăng + Sự suy giảm tầng Ozôn (O3)

+ Tài nguyên rừng bị suy thoái

+ Ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở quy mô rộng.

+ Sự bùng nổ dân số.

+ Sự suy giảm tính đa dạng sinh học trên trái đất.

Trang 7

Những thách thức trên đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với con người Đòi hỏi con người phải trả lời được câu hỏi: Vì sao phải quản lý môi trường? Phải quản lý môi trường như thế nào? Xét theo tiềm năng

và vốn tri thức khổng lồ hiện có của loài người thì chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra được những phương sách thích hợp để giải quyết những vấn đề trên Chính vì

điều đó việc hướng đến “ phát triển bền vững” là cực

kỳ quan trọng.

Trang 10

Năm 1980, Hiệp hội quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (IUCN)

đã đưa ra Chiến lược bảo toàn thế giới, với mục tiêu “đạt

được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ tài nguyên sống”

Năm 1987, Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (WCED) đã đưa ra khái niệm: "Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế

hệ hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy hại đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng

và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ”

I PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

I.1 Khái niệm

Trang 11

Năm 2002, HN thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững được tổ chức ở Công hòa Nam Phi đã hoàn thiện khái niệm “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có

sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, đó là sự phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về xã hội và phát triển bền vững về môi trường

Trang 12

Chúng ta biết rằng phát triển sẽ làm biến đổi môi trường, vấn đề là phải làm sao cho môi trường tuy biến đổi nhưng vẫn thực hiện đầy đủ ba chức năng cơ bản của nó là: tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết; cung cấp cho con người những tài nguyên cần thiết để sản xuất và sinh sống; nơi chôn vui các phế thải sản xuất và sinh hoạt giữ không cho phế thải làm ô nhiễm môi trường Đó chính là phát triển bền vững.

Vốn (tài sản) = tài sản chúng ta tạo nên + Tài sản TNTN

+ Chất lượng môi trường sau sử dụng

Trang 13

I.2 Phân loại:

Môi trường bền vững: Khía cạnh môi trường trong

PTBV đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức

độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất

Xã hội bền vững: Khía cạnh xã hội của PTBV cần được

chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và

cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được

Trang 14

Kinh tế bền vững: Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không

thể thiếu trong PTBV, đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế

Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người

Trang 15

I.3 Thước đo về phát triển bền vững:

Để xác định sự phát triển của con người hay chất lượng sống của con người, UNDP đã đưa ra 3 hệ thống chỉ số:

a Chỉ số phát triển của con người (HDI)

Sự trường thọ: được tính bằng tuổi thọ trung bình của người dân

Tri thức: là sự giáo dục đầy đủ được xác định bằng trình

độ học vấn ở tuổi trưởng thành, có thể dùng định lượng là số năm ngồi ở ghế nhà trường tính bình quân cho đầu người

Thu nhập bình quân theo đầu người (GDP): được tính đày

đủ tất cả mọi thu nhập căn cứ vào sức mua thực tế từng nước

Trang 16

b Chỉ số về sự tự do của con người:

Chỉ tiêu này được ít quốc gia công nhận vì chứa đựng nhiều yếu tố chính trị

c Chỉ số mức tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người

so với tỷ lệ tăng dân số:

Chỉ số này rất có ý nghĩa vì sản xuất năng lượng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tỷ lệ tăng dân số cũng gây suy thoái môi trường, nghĩa là cả hai đều có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hôm nay và thế hệ mai sau

Trang 17

I.4 Các nguyên tắc của phát triển bền vững:

Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân

Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi trường xảy ra ở bất cứ đâu, bất

kể đã có hoặc chưa có các điều luật quy định về cách ứng xử các thiệt hại đó Nguyên tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi chính quyền với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường

Nguyên tắc phòng ngừa

Ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường nghiêm trọng và không đảo ngược được, thì không thể lấy lý do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự suy thoái môi trường

Trang 18

Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ

Đây là nguyên tắc cốt lõi của PTBV, yêu cầu rõ ràng rằng, việc thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến các thế hệ tương lai thoả mãn nhu cầu của họ

Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ

Con người trong cùng thế hệ có quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong khai thác các nguồn tài nguyên, bình đẳng chung hưởng một môi trường trong lành và sạch sẽ

Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền

Khi sử dụng hàng hóa dịch vụ, người sử dụng phải trang trải đủ giá tài nguyên cũng như các chi phí môi trường liên quan tới việc chiết tách, chế biến và sử dụng tài nguyên

Trang 19

Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền

Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát sự uỷ quyền của các hệ thống quy hoạch ở tầm quốc tế, nhằm cổ vũ quyền lợi của các địa phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và về các giải pháp riêng của

họ, áp lực ngày càng lớn đòi hỏi sự uỷ quyền ngày càng tăng

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, phải nội bộ hóa tất cả các chi phí môi trường nảy sinh từ các hoạt động của họ, sao cho các chi phí này được thể hiện đầy đủ trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng

Trang 21

II CÁC MỤC TIÊU CỦA SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất (The Earth Summit) họp tại Rio de Janeiro Brazin vào tháng 6/1992 là một sự kiện lớn mang ý nghĩa toàn cầu và thế kỷ Tại đây đã hội tụ những người đứng đầu và đại diện của 179 quốc gia để bàn

về các chính sách môi trường và phát triển của Trái Đất

Chương trình Nghị sự thế kỷ XXI - một chương trình hành động có quy mô toàn cầu - đã xác định kế hoạch hành động cho mỗi quốc gia, nhằm đạt được mục tiêu PTBV, cụ thể tập trung chủ yếu vào:

+ Sử dụng hợp lý tài nguyên và tính bền vững;

+ Duy trì đa dạng sinh học và tính bền vững;

+ Phương thức tiêu thụ trong PTBV+ Vai trò của khoa học công nghệ trong PTBV

Trang 22

2.1 Sử dụng hợp lý tài nguyên vì mục tiêu PTBV

- Hạn chế và tiến tới chấm dứt nạn du canh du cư.

- Sử dụng các phương pháp khai thác rừng phù hợp, hiệu quả hơn về kinh tế, ít gây ô nhiễm.

Trang 23

b, Ngăn chặn hoang mạc hóa

- Thực hiện các kế hoạch quốc gia về sử dụng đất bền vững và quản lý bền vững tài nguyên nước.

- Đẩy nhanh các chương trình trồng cây theo hướng trồng các loại cây phát triển nhanh, cây địa phương chịu hạn tốt và các loại thực vật khác.

- Tạo điều kiện giảm nhu cầu củi đốt, thông qua các chương trình

sử dụng các loại năng lượng có hiệu quả và năng tượng thay thế.

- Tuyên truyền, huấn luyện cho người dân ở nông thôn về bảo vệ đất, nước, khai thác nước, nông lâm kết hợp và tưới tiêu thuỷ lợi quy

Trang 24

c, Bảo vệ và quản lý đại dương

Đại dương - bao gồm cả vùng biển kín và nửa kín - là một

bộ phận thiết yếu của hệ thống duy trì đời sống toàn cầu Tuy nhiên, môi trường đại dương đang bị sức ép ngày một tăng

do ô nhiễm, đánh bắt quá mức, sự phá huỷ bờ biển và các rạn san hô Phải ngăn chặn sự tiếp tục suy thoái môi trường biển, giảm các nguy cơ ảnh hưởng lâu dài và bất khả kháng tới đại dương

Trang 25

d, Bảo vệ và quản lý nước ngọt

Nước ngọt có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người Ở nhiều nơi trên thế giới, nguồn nước ngọt đang bị khan hiếm và ô nhiễm gia tăng Vấn đề quản lý tài nguyên nước phải được đặt ở cấp thích hợp, phải huy động được sự tham gia của công chúng bao gồm cả phụ nữ, thanh niên, cộng đồng bản địa) vào việc quản lý và ra các quyết định về nước

- Kiểm soát các bệnh và dịch bệnh liên quan tới nước

- Quản lý tài nguyên nước trong mối quan hệ tổng hoà với

hệ sinh thái thuỷ sinh Quản lý việc khai thác, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, không phá huỷ hệ sinh thái thuỷ sinh

- Đánh giá tác động môi trường đối với tất cả các dự án phát triển liên quan tới tài nguyên nước loại lớn có khả năng gây hại cho chất lượng nước và hệ sinh thái thuỷ sinh

- Bảo vệ lớp phủ rừng đầu nguồn và giảm thiểu chất ô nhiễm nông nghiệp tới nước

Trang 26

2.2 Duy trì đa dạng sinh học và tính bền vững

Hàng hoá và dịch vụ thiết yếu trên hành tinh của chúng ta phụ thuộc vào sự đa dạng và biến động của các nguồn tiền, các loài, số lượng các loài và các hệ sinh thái Tuy nhiên, sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra nhanh chóng, chủ yếu

là do sự phá huỷ môi trường sống, khai thác quá mức, ô nhiễm và việc đưa vào môi trường các động, thực vật ngoại lai không thích hợp Cần phải có hành động khẩn cấp và mang tính quyết định để bảo vệ và duy trì các nguồn tiền, các loài và các hệ sinh thái Vì thế cần bảo vệ nguồn đa dạng sinh học vì mục tiêu PTBV

Các quốc gia đều có quyền đối với nguồn tài nguyên sinh học của mình, song cũng phải có trách nhiệm bảo vệ đa dạng sinh học của mình và sử dụng các nguồn tài nguyên sinh học của mình một cách bền vững Bởi vậy cần có Công ước về đa dạng sinh học vì mục tiêu PTBV

Trang 27

2.3 Phương thức tiêu thụ trong PTBV

Thay đổi các mẫu hình tiêu thụ vì mục tiêu PTBV

- Tìm các con đường phát triển kinh tế giảm được sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm tạo ra chất thải, tăng tái sử dụng chất thải

- Xác định các mẫu hình tiêu thụ cân bằng và có thể duy trì được trên thế giới

- Đẩy mạnh sản xuất có hiệu quả, giảm tiêu thụ lãng phí

- Xây dựng các chính sách khuyến khích chuyển sang mẫu hình bền vững trong sản xuất và tiêu thụ: kích thích giá cả và các tín hiệu thị trường, phát triển và mở rộng việc dán nhãn môi trường; giáo dục nâng cao nhận thức cho công chúng, quảng cáo lành mạnh

- Khuyến khích việc chuyển giao các công nghệ thân môi trường cho các nước đang phát triển

Trang 28

2.4 Vai trò của khoa học công nghệ trong PTBV

Từ trước tới nay, vai trò của công nghệ đối với sự phát triển

đã được rất nhiều học giả, nhiều nhà doanh nghiệp cũng như các nhà hoạch định chính sách xem xét, bàn bạc và phân tích Trong số đó, nổi lên hai xu hướng chính:

1 Công nghệ gây nhiều tác hại hơn là ích lợi cho nhân loại thì cần phải bị loại bỏ;

2 Công nghệ, tuy có hại trong một số lĩnh vực (ví dụ như có hại cho môi trường, vấn đề công ăn việc làm và chất lượng cuộc sống) nhưng vẫn đem lại những lợi ích kinh tế rõ ràng thì nên sử dụng nhưng với điều kiện phải định ra những giới hạn

để loại trừ hoặc ít nhất là hạn chế được các tác hại và phải tuân theo những kế hoạch đã định cho phát triển bền vững

Trang 29

+ Phụ nữ, môi trường và PTBV :

Phụ nữ nông thôn có vai trò chủ yếu trong việc hướng tới PTBV vùng nông thôn ở các nước đang phát triển cả trong quá trình sản xuất và tái sản xuất Do vậy, có nhiều lý do giải thích tại sao các dự án giải quyết các vấn đề liên quan tới môi trường và phát triển nhằm hướng tới PTBV ở vùng nông thôn các nước đang phát triển nên có sự tham gia của phụ nữ Từ nhiều năm nay, phụ

nữ thực sự chính là những người quản lý môi trường, và do đó, họ

có thể cung cấp những hiểu biết về môi trường địa phương, cũng như những cơ hội và thách thức cho PTBV Hơn nữa, phụ nữ còn

là những người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, nên họ

có những ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thay đổi thái độ đối với môi trương trong cả những giai đoạn ngắn hạn và dài hạn Phụ nữ cần phải được hỗ trợ để họ có thể hoà nhập vào quá trình phát triển về: cách thức tiếp cận với đất đai, tài chính, giáo dục, sức khoẻ và đào tạo

2.5 Các nhóm mục tiêu khác trong PTBV

Trang 30

+ Thanh niên, môi trường và PTBV :

Thanh, thiếu niên không những là thế hệ chủ nhân của tương lai, mà còn là lực lượng xung kích trong công cuộc xây dựng đất nước hiện tại, góp phần rất quan trọng vào việc thành công của sự nghiệp phát triển bền vững

Các trường học, cơ quan nhà nước và chính quyền địa phương là những lực lượng trực tiếp quản lý, hướng dẫn và

tổ chức lực lượng thanh, thiếu niên tham gia các hoạt động

xã hội.

Trang 31

+ Nông dân, môi trường và PTBV :

Nông dân chiếm khoảng trên 70% dân số và lực lượng lao động

xã hội Tổ chức chính trị-xã hội đại diện cho nông dân là Hội Nông dân Việt Nam Hội có các tổ chức cơ sở ở mọi địa phương, tiến hành các công tác tuyên truyền vận động nông dân, phát động các phong trào hành động ở nông thôn

Nhìn chung, ở hầu hết các cộng đồng dân cư nông thôn, sự phát triển chưa thật bền vững Để khắc phục những hạn chế trên, tiếp tục phát huy vai trò của nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp phát triển bền vững đất nước, cần thực hiện tốt những hoạt động như: Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nghề nghiệp và hướng dẫn kiến thức kỹ thuật, kinh tế và xã hội cho nông dân; Thực hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nông nghiệp toàn diện, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội

Ngày đăng: 27/06/2014, 03:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w