Các lĩnh vực ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững và các mục tiêu của phát triển bền vững potx (Trang 52 - 62)

III. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

2. Các lĩnh vực ưu tiên nhằm phát triển bền vững trong giai đoạn 2011-2020.

giai đoạn 2011-2020.

(a) Lĩnh vực kinh tế:

- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Chuyển đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường.

- Thực hiện “công nghiệp hóa sạch”.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. - Phát triển bền vững các vùng và địa phương.

(b) Lĩnh vực xã hội:

• Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

• Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, tạo thêm việc làm, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.

• Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân, nhằm phát triển bền vững các đô thị, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

• Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước.

• Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống.

(c) Lĩnh vực môi trường:

• Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.

• Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.

• Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.

• Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.

• Bảo vệ và phát triển rừng.

• Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp. • Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại. • Bảo tồn đa dạng sinh học.

• Giảm thiểu tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai.

3. Giải pháp:

Phát triển bền vững là phát triển vì con người, do con người. Vì vậy, cần huy động lực lượng, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia của từng người dân, biến tư duy PTBV đất nước thành hành động thường nhật, cụ thể của mỗi người, vì chất lượng cuộc sống hôm nay và mai sau của cá nhân mình, gia đình mình, cộng đồng mình và cả nước. Cần thực hiện các giải pháp sau:

(a) Nâng cao hơn nữa nhận thức về phát triển bền vững đất nước: Phát triển bền vững ngày nay đã trở thành nhận thức chung, là yêu cầu mang tính thời đại, đã được nguyên thủ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế nhất trí cam kết, thông qua và long trọng tuyên bố trong Tuyên ngôn Thiên niên kỷ, “như những nền tảng thiết yếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn”.

(b) Nâng cao chất lượng quản trị quốc gia đối với phát triển bền vững đất nước:

+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách theo hướng rà soát lại hệ thống luật và các văn bản dưới luật hiện hành: thiếu thì làm mới, khuyết thì bổ sung.

+ Nâng cao chất lượng văn bản pháp luật. Thí điểm cải cách cách thức xây dựng luật và các văn bản dưới luật.

+ Xây dựng các chương trình hành động, các dự án đầu tư liên quan đến PTBV.

+ Đổi mới và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực

hiện các chính sách, chương trình, dự án đầu tư liên quan đến PTBV.

+ Đổi mới công tác đánh giá kết quả thực hiện chính sách PTBV.

+ Có chế tài xử lý vi phạm và khen thưởng rõ ràng, nghiêm minh, minh bạch.

(c) Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong phát triển bền vững: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp là những chủ thể chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ PTBV, bao gồm cả khía cạnh xã hội lẫn môi trường.

(d) Đào tạo nhân lực: Để thực hiện PTBV đất nước, điều cốt yếu nhất là ở nguồn nhân lực. Các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh và mọi người lao động đều phải quán triệt quan điểm về PTBV, có hiểu biết ngày càng sâu sắc về PTBV.

(e) Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho việc đảm bảo phát triển bền vững:

(g) Mở rộng hợp tác quốc tế: Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trao đổi thông tin, khoa học công nghệ, phát triển những ngành kinh tế môi trường, phối hợp giải quyết những vấn đề toàn cầu và khu vực (liên quốc gia), Chủ động và tích cực tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường, cứu trợ nhân đạo, phòng chống dịch bệnh, thiên tai...

4. Tổ chức thực hiện:

Sau khi Định hướng phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt, cần tiếp tục triển khai các công việc cụ thể sau:

(a) Hội đồng Phát triển Bền vững quốc gia tổ chức nghiên cứu, tham mưu giúp Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện Định hướng phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

(b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, tổ chức việc xây dựng Chương trình hành động quốc gia về PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương; đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, đề xuất danh mục các chương trình ưu tiên và các dự án hợp tác quốc tế.

(c) Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào Định hướng này và Chương trình hành động quốc gia về PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020 để xây dựng các chương trình hành động phát triển bền vững của bộ, ngành, địa phương mình.

(d) Bộ Thông tin và Truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân về tinh thần của Định hướng chiến lược PTBV.

(e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức nghiên cứu đánh giá sơ kết kết quả thực hiện hàng năm và tổng kết 5 năm thực hiện Định hướng PTBV, báo cáo Thủ tướng và đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các chính sách cần thiết.

- PTBV là một xu thế tất yếu toàn cầu đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.

- Để thực hiện chiến lược PTBV cần phải có một Hiệp hội chung, đề xuất các giải pháp chung và cụ thể cho từng khu vực.

- Cần đề xuất các mục tiêu chung cho chiến lược phát triển chung và các quốc gia và vùng lãnh thổ phải tùy theo điều kiện để đề ra các mục tiêu cho chiến lược PTBV.

Trong đó tập trung vào:

+ Sử dụng hợp lý tài nguyên và tính bền vững. + Duy trì đa dạng sinh học và tính bền vững. + Phương thức tiêu thụ trong PTBV

+ Vai trò của khoa học công nghệ trong PTBV.

-Cần xác định và ưu tiên các lĩnh vực để đẩy mạnh phát triển.

- Xác định con người là trung tâm của PTBV, cần kêu gọi các tổ chức chính trị tham gia. Trong đó cần chú ý đến người dân, tuyên truyền và vận động họ tham gia vào việc đề xuất các mục tiêu và giải pháp thực hiện.

- Phân cấp các ban ngành để thực hiện các chương trình trong chiến lược PTBV.

-Tăng cường kiểm tra công tác triển khai và thực hiện chiến lược PTBV.

-Mở rộng hợp tác quốc tế để kinh nghiệm trong chương trình PTBV chung và từng khu vực.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững và các mục tiêu của phát triển bền vững potx (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(62 trang)