Kết quảnghiêncứu bước đầuvềnăngsuấtnhựavàkhảnăngkhángsâurómcủacâythôngchócởQuỳnhLưu I. Đặt vấn đề Thôngnhựa (Pinus merkusii) là loài cây rừng đa mục đích, được trồng phổ biến tại nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tại Nghệ An, diện tích rừng thôngnhựa hiện nay đạt gần 30 nghìn ha, chủ yếu tại các huyện/thị vùng núi thấp và ven biển. Câythôngnhựa có biên độ thích nghi rộng và là một trong số ít cây rừng trồng được trên đất dốc đã bị thoái hóa. Rừng thôngnhựa vừa có tác dụng phòng hộ, vừa có giá trị cảnh quan, vừa có thể mang lại thu nhập đáng kể cho các chủ rừng. Mặc dù là loài cây trồng gần như tối ưu tại vùng đồi núi thấp ven biển, song các rừng thôngnhựa hiện nay vẫn bộc lộ nhiều nhược điểm đối với cả tính bền vững về sinh thái và hiệu quả kinh tế. Do chủ yếu được trồng nhằm phủ xanh từ nguồn giống thiếu chọn lọc trước đây, các lâm phần thôngnhựa hiện nay có tính khángsâuróm (Dendrolimus punctatus Walker) rất thấp vànăngsuấtnhựa không ổn định. Vì vậy, việc nghiêncứu chọn lựa nguồn giống tốt để cải thiện khảnăng chống chịu sâu bệnh và tăng năngsuấtnhựa đối với câythông là việc làm rất cần thiết, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà quản lý và các chủ rừng. Trước thực tế đó, Chi cục Lâm nghiệp Nghệ An đã đề xuất và được giao chủ trì thực hiện đề tài nghiêncứuvềkhảnăng cho nhựavà chống chịu sâu bệnh củacâythôngchóc (tên gọi của dân địa phương). Nghiêncứu này là sự kiểm chứng khoa học đối với một thông tin quan trọng được người dân phát hiện trong quá trình khai thác nhựathông tại Quỳnh Lưu. Theo đó, trong các lâm phần thôngnhựaởQuỳnhLưu lâu nay tồn tại một số cá thể rất “đặc biệt”. Những câythôngchóc này thường có sản lượng nhựa ổn định, nhựa nhiều mà lại được “sâu róm chừa ra” trong các trận dịch tồi tệ nhất những năm qua. II. Kết quảnghiêncứuKếtquảnghiêncứu cho thấy, trong các huyện có rừng thôngnhựa tập trung tại Nghệ An thì chỉ huyện QuỳnhLưu có thôngchóc với số lượng cá thể thống kê ban đầu là 20.689 cây, chủ yếu tại các lâm phần thuộc quản lý của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Quỳnh Lưu, tại các Tiểu khu 344B (Đội 1, Quỳnh Xuân), 345A (Đội 2, Ngọc Sơn), 343A và 343B (Đội 2, Quỳnh Tân). Về hình thái, câythôngchóc có mức độ sinh trưởng tương đồng với những câythôngnhựa khác (dân địa phương gọi là thông xoăn) trên cùng điều kiện lập địa. Hình thái thân cây hai loài thông cũng cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, cành thôngchóc mọc chếch (chóc) hẳn lên phía trên, góc phân cành đa số nhỏ hơn 45 0 . Kích thước các cành củacây trưởng thành khá đồng đều. Lá thôngchóc hình kim, mọc chủ yếu tập trung đầu cành, tủa ra, chếch thẳng về phía đầu cành tạo nên tán lá tương đối thưa thớt. Khi dùng tay vuốt nhẹ, khóm lá thôngchóc cho cảm giác cứng hơn hẳn lá thông xoăn. Đặc biệt, khi nếm thử cho thấy vị chát pha vị cay đậm của tinh dầu thông. Trong khi đó, cành thông xoăn mọc ngang ra xung quanh tạo góc phân cành lớn, thường trên 60 0 . Cành đa số có hình cung, kích thước các cành không đều nhau. Trên cành thông xoăn, lá không chỉ mọc nhiều đầu cành mà còn rải rác đến tận gần gốc những cành thứ cấp. Lá thông xoăn mềm mại hơn, có xu hướng rũ xuống, tạo nên tán lá có dáng vẻ xum xuê hơn hẳn thông chóc. Về sản lượng nhựa, kếtquảbướcđầu số liệu đo đếm lượng nhựa thu được từ cả hai phương pháp đẽo máng (Cleft-hewing) và vi chích (Micro-chipping) đều chứng tỏ thôngchóc chảy nhựa nhanh hơn. Kếtquả kiểm tra phân bố thực nghiệm sản lượng nhựa (gram) trong 10 ngày (quy đổi) từ phương pháp đẽo máng của hai loại thông bằng hàm Histogram (Microsoft Excel - Data Analysis). Để có căn cứ khoa học khẳng định sản lượng nhựacủathôngchóc có vượt trội thông xoăn hay không, phương pháp kiểm chứng giả thuyết thống kê (H 0 : µ tc = µ tx ; H a : µ tc > µ tx ) bằng tiêu chuẩn t của Student và tính toán chỉ số vượt trội Vt của Hà Huy Thịnh (1999) đã được áp dụng. Kếtquả tính toán cho thấy giá trị t thống kê (t Stat = 12.439) lớn hơn t tra bảng (t Critical one-tail = 1.685). Vì vậy, giả thuyết H a được chấp nhận. Điều này có nghĩa là câythôngchóc thực sự có sản lượng nhựa nhiều hơn câythông xoăn. Giá trị tính toán Vt củathôngchóc chứng tỏ rằng tất cả 33 câythôngchóc dự tuyển (Ký hiệu TC ) đều có sản lượng nhựa vượt mức trung bình của lâm phần thông xoăn đối chứng. Vềkhảnăngkhángsâu bệnh, tổng hợp kếtquả phỏng vấn người dân và quan trắc thực địa chỉ ra rằng thôngchóc chịu ảnh hưởng của các loại sâu bệnh chung như đối với thông xoăn nhưng nhìn chung thôngchóc có khảnăng chống chịu tốt hơn, mức độ bị gây hại thấp hơn. Với sâurómthông (Dendrolimus punctatus Walker) - mối nguy số 1 với thôngnhựa - câythôngchóc lại dường như có sức khángsâu rất tốt, thể hiện ở tần suất xuất hiện sâuvà cường độ gây hại củasâu thấp. Cụ thể là vào mùa sâu non xuất hiện nhiều thì thường chúng tấn công những câythông xoăn trước. Khi sâu xuất hiện với số lượng lớn, hàng trăm con trên một cây, thức ăn khan hiếm hơn thì sâuróm bắt đầu chuyển sang ăn lá thông chóc. Tuy nhiên, mức độ gây hại củasâuróm với thôngchóc thường ít ảnh hưởng tới sinh trưởng và sản lượng nhựa. Theo những người quản lý rừng thông tại Công ty TNHH Lâm nghiệp QuỳnhLưu thì những câythôngchóccủa họ đã vượt qua các trận dịch sâuróm mà rất ít bị ảnh hưởng. Đặc biệt, trong đợt dịch sâuróm năm 2005 tại Quỳnh Lưu, các lô thôngchóc tại công ty (xã Quỳnh Xuân) đã không nhiễm sâu trong khi các diện tích thôngnhựa liền kề (xã Mai Hùng, Quỳnh Nghĩa) bị dịch sâuróm nặng. Điều này một lần nữa được kiểm chứng bởi thực tế hiện nay dịch sâuróm đang tấn công nhiều lâm phần thôngnhựa tại Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, QuỳnhLưu nhưng các lô thôngchóc vẫn chưa bị ảnh hưởng. III. Kết luận Tổng hợp kết quảnghiêncứu có thể kết luận rằng thôngchóc tại QuỳnhLưu là một biến chủng đặc biệt củathôngnhựa (Pinus merkusii). Thôngchóc có năngsuấtnhựa trung bình vượt trội so với các lâm phần thôngnhựa thường được trồng cùng điều kiện lập địa. Đặc biệt, thôngchóc có tính khángsâuróm cao nên sinh trưởng vànăngsuất ít bị ảnh hưởng bởi dịch sâu róm. Đây là những đặc tính cực kỳ quý giá trong điều kiện giá nhựathông thế giới không ngừng tăng và dịch sâurómthông luôn là nỗi ám ảnh lớn của chủ rừng mà đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng trừ triệt để. Vì vậy, câythôngchóc cần tiếp tục được nghiêncứuvà nhân giống trên diện rộng, đưa vào sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế và tính năng phòng hộ của rừng thông./. . Kết quả nghiên cứu bước đầu về năng suất nhựa và khả năng kháng sâu róm của cây thông chóc ở Quỳnh Lưu I. Đặt vấn đề Thông nhựa (Pinus merkusii) là loài cây rừng đa mục đích,. lô thông chóc vẫn chưa bị ảnh hưởng. III. Kết luận Tổng hợp kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng thông chóc tại Quỳnh Lưu là một biến chủng đặc biệt của thông nhựa (Pinus merkusii). Thông. nghiệp Nghệ An đã đề xuất và được giao chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu về khả năng cho nhựa và chống chịu sâu bệnh của cây thông chóc (tên gọi của dân địa phương). Nghiên cứu này là sự kiểm chứng