1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Công tác hoạch định của Samsung vina pps

69 1,8K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 688 KB

Nội dung

Bản thân của Samsung Vina là một công ty đa quốc gia nói riêng tại thị trường Việt Nam cũng không tránh khỏi các tác động trên.Bên cạnh những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn c

Trang 1

Luận văn: Công tác hoạch định của Samsung vina

Trang 2

MỤC LỤC

Tiêu Đề Trang

Tr

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về công tác hoạch định chiến lược của công ty Samsung……… 4

1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài……… 4

1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề ……… 4

1.3.Các mục tiêu nghiên cứu ……… 5

1.4.Phạm vi nghiên cứu ……… 5

1.5.Ý nghĩa của nghiên cứu… ……… 5

1.6.Kết cấu báo cáo nghiên cứu ……… 6

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về “Công tác hoạch định của công ty Samsung”……… 7

2.1 Một số khái định nghĩa, khái niệm cơ bản……… 7

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu khách thể ở Việt Nam và trên thế giới ……… 21

2.3 Nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược của công ty Samsung Vina……… 22

Chương3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu………… 54

3.1 Phương pháp nghiên cứu các vấn đề……… 54

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu……… 55

Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu……… 56

4.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu……… 56

4.2 Các dự báo triển vọng về các vấn đề nghiên cứu……… 56

4.3 Hạn chế nghiên cứu và các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu……… 56

Phụ Lục……… 58

Trang 3

TÓM LƯỢC

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác” Hoạch định chiến lược” đối với doanh nghiệp,chúng em đã chọn và nghiên cứu đề tài” Hoạch định chiến lược của công ty SamSung Vina” trên cả hai mặt lí

thuyết và thực tế.Đề tài tiến hành hệ thống hóa,làm rõ những vấn đề lí luận liên quan đến chiến lược kinh doanh,công tác hoạch định chiến lược và tình hình thực tế của công tác hoạch định chiến lược của công ty Sam Sung.Qua

đó, đánh giá thực trạng,chỉ ra những ưu điểm,tồn tại,và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Loan- Trưởng bộ môn quản trị căn bản đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo chúng em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài

Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn trường Đại Học Thương Mại, trung tâm thông tin thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em hoàn thành tót

đề tài nghiên cứu

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trang 5

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về công tác hoạch định chiến

lược của công ty Samsung

1.1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài.

Hiện nay quá trình hội nhập kinh tế giữa các nước ngày càng trở thành một xu thế tất yếu.Điều đó đồng nghĩa với việc đặt ra yêu cầu cho các công

ty không chỉ hoạt động kinh doanh trên thị trường trong nước mà cần phải

mở rộng thị trường ra các nước bên ngoài nhằm mục đích tăng thêm doanh thu và lợi nhuận

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trên thế giới với nhau trong nền kinh tế hội nhập đòi hỏi các công ty phải có các chiến lược các hoạch định đúng đắn và chính xác cho con đường đi của doanh nghiệp mình để cá thể đứng vững trên trường quốc tế

Khủng hoảng kinh tế thế giới đã để lại những tác động nặng nề gây ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp đặc biệt là các công ty đa quốc gia đòi hỏi các công ty phải có những chính sách hợp lí để giảm thiểu rủi ro tiếp tục phát triển

Bản thân của Samsung Vina là một công ty đa quốc gia nói riêng tại thị trường Việt Nam cũng không tránh khỏi các tác động trên.Bên cạnh những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Samsung Vina còn vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng điện tử nổi tiếng đến từ Nhật Bản như Sony hay Panasonic.Điều đó đòi hỏi Samsung Vina phải có những công tác hoạch định chiến lược tốt để có thể cạnh tranh thị trường với đối thủ,vượt qua khủng hoảng ,để đảm bảo lợi nhuận của công ty và hơn thế nữa là giúp công ty thực hiện được mục tiêu:dẫn đầu thị trường về cả thị phần,sản phẩm lẫn đẳng cấp thương hiệu

1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề.

Đề tài giúp ta tìm hiểu sơ lược quá trình hình thành và hoạt động của công ty Samsung Vina

Trang 6

Cùng với mục đích trọng tâm là nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược để định hướng con đường mà Samsung Vina sẽ đi và cách thức hoạt động hiệu quả ở thị trường Việt Nam trong sự ảnh hưởng của các yếu tố khác tác động tới.

1.3.Các mục tiêu nghiên cứu.

* Về lý luận

hiểu rõ về:

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

- Công tác quản trị chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

- Quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình

* Về thực tiễn

- Có những hiểu biết sơ bộ về công ty Sam Sung Vina

- Thực trạng công tác hoạch định chiến lược của công ty Sam Sung Vina

- Đưa ra một số biện pháp giúp công ty hoàn thiện chiến lược kinh doanh

- Đề ra một số giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược

1.4.Phạm vi nghiên cứu.

- Phạm vi không gian:đề tài chủ yếu nghiên cứu về hoạch định chiến lược của Samsung tại thị trường Việt Nam với sự tác động của các yếu tố khác.-Phạm vi thời gian:quá trình nghiên cứu bắt đầu từ khi Samsung bước chân vào thị trường Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại và quá trình phát triển trong tương lai của Samsung Vina

1.5.Ý nghĩa của nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu nhằm giúp cho sinh viên có thể hiểu được về công tác hoạch định chiến lược của các công ty nói chung và công ty Samsung Vina nói riêng trong các yếu tố tác động khác,từ đó làm cơ sở cho nhận thức vấn đề,có căn cứ vững chắc cho những hoạch định sau này khi làm việc thực tiễn

Đề tài còn giúp các công ty thấy được tầm quan trọng của hoạch định chiến lược.Qúa trình phân tích các yếu tố ảnh hưởng giúp các nhà lãnh đạo

Trang 7

phân tích tốt tình hình,phán đoán thách thức khó khăn và thuận lợi trong quá trình hoạt động từ đó có những giải pháp phù hợp để nắm bắt thời cơ hạn chế rủi ro trong kinh doanh đồng thời cải thiện công tác hoạch định để

có những bước đi đúng đắn phù hợp nhằm thống nhất hành động tập trung hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra

1.6.Kết cấu báo cáo nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu gồm bốn chương:

Chương 1:Tổng quan nghiên cứu về công tác hoạch định chiến lược của các công ty nói chung và của công ty Samsung Vina nói riêng

Chương 2:Một số vấn đề lí luận về hoạch định chiến lược và phân tích cụ thể công tác hoạch định chiến lược của Samsung Vina

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu

Chương 4: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với vấn đề nghiên cứu

Trang 8

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận về “Công tác hoạch

định của công ty Samsung”

2.1 Một số khái định nghĩa, khái niệm cơ bản.

2.1.1 Chiến lược kinh doanh.

2.1.1.1 Khái niệm.

Thực tế thuật ngữ “chiến lược” đã xuất hiện từ khá lâu,ngay trong thời

kì mà loài người vẫn còn đang đấu tranh tranh giành địa phận.Ở những trận đấu lớn để có thể giành được thắng lợi,người chỉ huy quân sự đã phải mất hàng tháng có khi là hàng năm để có thể lên sẵn một bản kế hoạch chi tiết phân tích rõ tình hình điểm mạnh,điểm yếu của quân mình cũng như quân địch từ đó lựa chọn thời cơ “thiên thời địa lợi” để tiến hành trận đánh

Ngày nay,thuật ngữ “chiến lược” được sử dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh.Phải chăng các nhà quản lý đã hiểu rõ được tầm quan trọng của chiến lược trong lĩnh vực của mình?

Vậy “chiến lược kinh doanh là gì và tại sao nó lại được giới kinh

doanh coi trọng như vậy?Chúng ta hãy cùng tìm hiểu

Đi sâu vào nghiên cứu có hai khái niệm được hai nhà kinh tế đưa ra: -Thứ nhất theo Alfred Chandler(1962) : Chiến lược bao hàm việc ấn định những mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này

-Thứ hai theo Johnson &Scholes (1999): Chiến lược là định hướng và phạm vi của tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay

đổi,để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan

Trang 9

Các bên hữu quan bao gồm các bên hữu quan bên ngoài và các bên hữu quan bên trong:

Trong khái niệm này chúng ta cần phải quan tâm tới các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất: Chiến lược kinh doanh là phương tiện giúp cho nhà quản trị

có thể đạt được mục tiêu đề ra

Có thể nói mục tiêu chính là yếu tố hàng đầu mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải đề ra.Nếu doanh nghiệp không xác định cho mình một mục tiêu thì sẽ không bao giờ thành công trong công việc,có thể nói mục tiêu chính là cái đích mà doanh nghiệp mong muốn đạt được.Mục tiêu định hướng hoạt động của tổ chức,tức là doanh nghiệp sẽ làm gì,làm như thế nào

để có thể thực hiện được mục tiêu đặt ra.Một chiến lược kinh doanh hiệu quả phải là một chiến lược giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu một cách nhanh chóng,chính xác với múc chi phí thấp nhất

Thứ hai: Chiến lược kinh doanh không phải là một quyết định, hành động đơn lẻ mà nó phải bao gồm một tập hợp các quyết định,hành động có mối quan hệ phụ thuộc tác động qua lại lẫn nhau cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức

Thứ ba: Chiến lược kinh doanh phải được xác định dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp

Trang 10

Mỗi doanh nghiệp đều có một giới hạn về nguồn lực khác nhau.Có những doanh nghiệp với nguồn lực dồi dào nhưng cũng có những doanh nghiệp với nguồn lực nghèo nàn.Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được múc lợi cao nhất.Tuy nhiên hoạt động của doanh nghiệp cần phải tính đến nguồn lực của doanh nghiệp,phải dựa vào đó để lên kế hoạch sử dụng hiệu quả những nguồn lực của công ty doanh nghiệp mình.

Thứ tư: Chiến lược kinh doanh phải đánh giá chính xác được những điểm mạnh,điểm yếu,thời cơ,thách thức của doanh nghiệp để từ đó các nhà quản trị có thể đưa ra những biện pháp tận dụng tối đa những điểm

mạnh,cơ hội của doanh nghiệp đồng thời khắc phục được những điểm yếu của doanh nghiệp mình và hạn chế được rủi ro đến từ môi trường bên

ngoài

Thứ năm: Chiến lược kinh doanh phải tính đến yếu tố lâu dài

Để có thể thiết lập lên một chiến lược kinh doanh hiệu quả không phải là điều đơn giản.Nó đòi hỏi các nhà quản trị phải tư duy tính toán

chính xác kĩ lưỡng các yếu tố.Công việc này tốn khá nhiều thời gian và công sức.Nếu như chiến lược kinh doanh không mang tính chất lâu dài tức

là nó chỉ thích hợp trong từng thời kì, điều kiện cụ thể thì sẽ gây lên một khoản chi phí khá lớn cho doanh nghiệp đồng thời khiến cho hoạt động của doanh nghiệp bị trì trệ

2.1.1.2.Phân loại chiến lược kinh doanh.

- Chiến lược cấp công ty:

+ Chiến lược cấp công ty liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng những kỳ vọng của cổ đông

+ Chiến lược cấp công ty là lời tuyên bố về mục tiêu dài hạn, các định

hướng phát triển của tổ chức

+ Chiến lược cấp công ty phải chỉ ra được công ty đã, đang và sẽ hoạt động trong ngành kinh doanh hoặc những ngành kinh doanh nào?

- Chiến lược cấp kinh doanh:

+ Chiến lược kinh doanh liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp

có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường( đoạn thị trường) cụ thể

Trang 11

+ Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau,xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả.

- Chiến lược cấp chức năng:

+ Chiến lược chức năng liên quan tới việc từng bộ phận chức năng trong tổ chức( R$D, hậu cần, sản xuất, marketing, tài chính….) được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp

và từng SBU trong doanh nghiệp

+ Chiến lược chức năng là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và

phương thức hành động ngắn hạn được các lĩnh vực chức năng sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của

tổ chức

+ Chiến lược chức năng giải quyết hai vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chức năng Thứ nhất là đáp ứng lĩnh vực chức năng đối với môi trường tác nghiệp Thứ hai, là việc phối hợp với các chính sách chức năng khác nhau

2.1.1.3.Vai trò của chiến lược kinh doanh với các doanh nghiệp.

Có thể nói chiến lược kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nó góp phần quyết định tới sự thành bại, đến tương lai của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bởi lẽ:

Thứ nhất:chiến lược kinh doanh là phương tiện giúp cho doanh nghiệp

có thể đạt được mục tiêu một cách hiệu quả

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều mong muốn có thể cạnh tranh được với các đối thủ,mở rộng thị trường để đạt được mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất.Để có thể đạt được những kết quả này doanh nghiệp sẽ phải xác định cho mình những mục tiêu cụ thể rõ ràng trong từng giai đoạn.Chiến lược kinh doanh sẽ là bản kế hoạch giúp các nhà quản trị có thể hoạch định cách thức thực hiện các mục tiêu.Nó cũng là công cụ giúp các nhà quản trị dễ dàng phân công,theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Thứ hai:chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị có thể phối hợp được các hoạt động trong doanh nghiệp để hướng tới mục tiêu chung

Trong doanh nghiệp có rất nhiều phòng ban khác nhau( phòng sản xuất,phòng kinh doanh,phòng marketing….)mỗi phòng ban lại đảm nhiệm

Trang 12

một chức năng,công việc riêng.Nếu như không có sự liên kết phối hợp giữa các phòng ban thì doanh nghiệp khó có thể hoạt động một cách thống

nhất.Chiến lược kinh doanh chính là phương tiện giúp liên kết các phòng ban lại với nhau bằng cách chỉ rõ công việc nhiệm vụ của mỗi phòng ban trong mối quan hệ với các phòng ban khác để cùng phục vụ một mục tiêu chung của tổ chức

Thứ ba:chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị có thể sử dụng nguồn lực của tổ chức một cách có hiệu quả

Một chiến lược kinh doanh được thiết lập nên phải dựa trên sự nghiên cứu kĩ lưỡng các nguồn lực của tổ chức trong môi trường thay đổi.Từ đó đưa ra cách thức sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu

Thứ tư:chiến lược kinh doanh chính lá hình thức thể hiện cụ thể của mục tiêu của doanh nghiệp.Nó sẽ đề ra cách thức hành động hướng mục tiêu sát thực tế, hiệu quả hơn.Bởi lẽ mọi quyết định và hành động đều dựa trên sự phân tích và đánh giá thực trạng điểm mạnh,điểm yếu của doanh nghiệp cũng như những thách thức, cơ hội mà doanh nghiệp gặp phải.Từ

đó giúp cho các nhà quản trị có thể phát huy được điểm mạnh tận dụng cơ hội và khắc phục điểm yếu,né trách rủi do

2.1.1.4.Nội dung của chiến lược kinh doanh.

Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra được:

- Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương

hướng)

- Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)?

- Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó (lợi thế)?

- Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)?

- Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (môi trường)?

Trang 13

- Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong

và ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)

2.1.2 Quản trị chiến lược kinh doanh.

2.1.2.1 Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh.

Quản trị chiến lược được định nghĩa là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định,thực thi và đánh giá các chiến lược được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức

Như vậy, quản trị chiến lược nhấn mạnh:

- Trọng tâm bên ngoài:Vì khi tiến hành quản trị chiến lược các nhà quản trị phải quan tâm tới các yếu tố của môi trường bên ngoài như tình hình kinh

tế trong và ngoài nước,của ngành nghề kinh doanh, đối thủ cạnh

tranh,những biến đổi của thị trường ảnh hưởng tới các quyết định quản trị

- Trọng tâm bên trong:Vì nó nhấn mạnh mối tương tác của những lĩnh vực hoạt động và chức năng khác nhau của tổ chức.Các chiến lược không được xây dựng biệt lập mà phải dựa trên sự liên kết,phối hợp các chức năng với nhau

- Trọng tâm tương lai:Vì nó là một tiến trình thực hiện các mục tiêu được thiết kế trước

2.1.2.2.Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh.

- Thiết lập chiến lược hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống hơn, logic hơn đến sự lựa chọn chiến lược

- Quản trị sự thay đổi,cho phép các công ty năng động hơn là phản ứng lại môi trường trong định hình tương lai

- Chìa khóa thành công là quyền làm chủ chiến lược của người thực hiện

2.1.2.3.Nội dung của quản trị chiến lược kinh doanh.

*Hoạch định chiến lược:

- Khái niệm:là quá trình xác định mục tiêu,những phương pháp và phương tiện để đạt được mục tiêu

- Nhiệm vụ:

+Phát triển nhiệm vụ kinh doanh

+Xác định các cơ hội và nguy cơ đến với doanh nghiệp từ bên ngoài

Trang 14

+Chỉ rõ điểm mạnh,điểm yếu bên trong.

+Thiết lập các mục tiêu dài hạn

+Chọn ra chiến lược thế vị

+Chọn ra những chiến lược đặc thù để theo đuổi

-Tầm quan trọng của hoạch định chiến lược:

+Tăng khả năng thành công của nhà quản trị nhờ phân tích và dự báo trước được những thời cơ thách thức,khó khăn,thuận lợi trong quá trình thực hiện mục tiêu.Từ đó chủ động có giải pháp nắm bắt thời cơ,hạn chế rủi ro

+Định hướng hoạt động của tổ chức,thống nhất suy nghĩ và hành động,tập trung vào những mục tiêu và nhiệm vụ trọng yếu trong từng thời kì

+Là cơ sở cho việc phân quyền,nhiệm vụ,thực hiện sự phối hợp các yếu tố,bộ phận của tổ chức tạo sự chủ động sáng tạo trong thực thi nhiệm

vụ,công việc cho các bộ phận và thành viên trong tổ chức

+Là cơ sở triển khai các hoạt động tác nghiệp

+Là cơ sở cho kiểm tra và điều chỉnh

*Tổ chức:

- Khái niệm:tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó,định rõ chức trách, nhiệm vụ,quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc,nhằm thiết lập một môi trường

thuận lợi cho hoạt độngvà đạt đến mục tiêu chung của tổ chức

- Nhiệm vụ:

+Làm rõ nhiệm vụ cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu

+Xây dựng bộ máy quản trị gọn nhẹ và có hiệu lực

+Xác định vị trí vai trò của từng cá nhân trong tổ chức

+Phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém của tổ chức

+Xây dựng nề nếp văn hóa của tổ chức

+Phát huy sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có của tổ chức

+Tạo thế và lực cho tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường

Trang 15

+Tạo ra văn hóa tổ chức-nền tảng của sự hợp tác giữa các thành viên trong

tổ chức để nhằm đạt được mục tiêu trong tổ chức

*Lãnh đạo:

- Khái niệm:Là gây ảnh hưởng,thúc đẩy,hướng dẫn,động viên người thừa hành thực hiện nhiệm vụ trên trên cơ sở hiểu rõ động cơ,hành vi của họ bằng phong cách lãnh đạo để đạt được mục tiêu

-Vai trò:

+Sản phẩm hoạch định và tổ chức có trở thành hiện thực hay không tùy thuộc vào hiệu quả của lãnh đạo

+Lãnh đạo có hiệu quả giúp khái quát được các nguồn tiềm năng của mỗi

cá nhân và tập thể doanh nghiệp

+Giúp nâng cao năng lực,phẩm chất của nhân viên và tạo ra bầu không khí lành mạnh,sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp

+Bảo đảm kết quả thực hiện phù hợp với mục tiêu đã được xác định

+Xác định rõ những kết quả thực hiện theo các kế hoạch đã được xây

dựng

-Xác định và dự đoán các biến động trong hoạt động của tổ chức:

+Phát hiện những sai lệch,thiếu sót,tồn tại và nguyên nhân trong quá trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh

+Phát hiện cơ hội,phòng ngừa rủi ro

+Bảo đảm các nguồn lực trong tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu.-Vai trò:

+Giúp nhà quản trị nắm được tiến độ và chất lượng thực hiện công việc của các cá nhân,bộ phận trong tổ chức

+Kiểm soát tạo ra chất lượng tốt hơn cho mọi hoạt động trong tổ chức

+Kiểm soát giúp nhà quản trị đối phó kịp thời với những thay đổi của môi trường

+Kiểm soát giúp cho các tổ chức thực hiện đúng các chương trình, kế

hoạch với hiệu quả cao

Trang 16

+Kiểm soát tạo thuận lợi thực hiện tốt việc phân quyền và cơ chế hợp tác trong tổ chức.

2.1.2.4 Mối liên hệ trong quản trị chiến lược kinh doanh.

Quản trị chiến lược kinh doanh là một hoạt động phối hợp bốn công tác:Hoạch định,tổ chức, ãnh đạo,kiểm soát.Trong đó,mỗi công tác là một mắt xích.Quản trị chiến lược kinh doanh chỉ có thể đem lại hiệu quả khi thực hiện tốt cả bốn mắt xích trên theo thứ tự xác định.Bởi lẽ công tác

Hoạch định giúp các nhà quản trị xác định được các mục tiêu,nhiệm vụ của

tổ chức.Đó chính là cơ sở giúp các nhà quản trị phân chia công việc, điều tiết nguồn lực( công tác tổ chức).Trong quá trình tiến hành, lãnh đạo đóng vai trò khá quan trọng vì nó góp phần hướng dẫn,thúc đẩy các thành viên tự nguyện hoàn thành tốt công việc.Có mục tiêu rồi,có sự phân công điều chỉnh công việc và sự hướng dẫn thúc đẩy làm việc rồi nhưng điều đó

không có nghĩa là kết quả đạt được sẽ đúng như mong đợi.Rất có thể sẽ xuất hiện nhiều sai lệch cần phải điều chỉnh.Kiểm soát sẽ là công đoạn thực hiện nốt những công việc còn lại này

Như vậy giữa các công tác của quá trình quản trị đều có liên quan mật thiết đến nhau chính vì vậy các nhà quản trị cần phải quan tâm đến tất cả các công đoạn

2.1.3 Hoạch định chiến lược kinh doanh.

- Denning:Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan tới tình trạng sản phẩm-thị trường,khả năng sinh lợi,quy mô,tốc độ đổi mới,mối quan hệ với lãnh đạo,người lao động và công việc kinh doanh( Quản trị chiến lược- tác giả Nguyễn Ngọc Tiến- NXB Lao Động)

Trang 17

2.1.3.2.Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh.

-Hoạch định chiến lược là cầu nối các nỗ lực:

Vai trò quản trị hiện hữu là do nhu cầu cần được kết nối để điều hành những công tác của mỗi cá nhân cũng như các đội ngũ trong tổ chức.Hoạch định là xác định mục tiêu,phương thức và phương tiện thực hiện mục

tiêu.Trong tiến trình hoàn thành mục tiêu đã định,mỗi phần tử trong tổ chức

sẽ cùng đóng góp sự nỗ lực bản thân để hoàn thành.Vì thế hoạch định là một kĩ thuật quan trọng giúp đạt đến việc cầu nối đó

- Hoạch định chiến lược là chuẩn bị cho sự thay đổi:

Bất kì một công ty dù với quy mô nào cũng đều chịu sự tác động của các nhân tố khác nhau.Để tồn tại và đứng vững trên thị trường thì công ty luôn phải đưa ra một hướng đi đúng đắn.Khi một chiến lược mới được hình thành,có nghĩa là trong hoạt động kinh doanh của công ty sẽ có sự thay đổi.Hoạch định chiến lược là sự chuẩn bị đối phó với các thay đổi hiện hữu đó.Sự thành công của công tác hoạch định có thể giúp nhà quản trị thành công trong việc nắm bắt các cơ hội và nhận thức được các rủi ro tiềm tang đồng thời cũng giúp cho cho đội ngũ quản lý cũng như đội ngũ nhân viên chủ động và nhạy bén hơn trong bất cứ tình huống thay đổi nào có thể xảy ra

- Hoạch định chiến lược giúp phát triển được tinh thần đội ngũ:

Khi kế hoạch của quá trình hoạch định chiến lược được vào thực hiện trong một tổ chức thì mục tiêu và một chuỗi những công tác sẽ được phân phối cho các nhân viên.Vì thế đội ngũ được hình thành theo nhu cầu công tác và là cơ sở cho mọi công tác.Tinh thần đội ngũ càng cao thì hiệu quả công việc càng lớn.Hoạch định giúp nhân viên sớm hình thành tư tưởng đội ngũ và đưa ra kế hoạch cho công việc của tổ chức trong tương lai

- Hoạch định chiến lược có khả năng nâng cấp trình độ của các quản trị

viên:

Khả năng hoạch định là khả năng vận dụng trí tuệ ở mức độ cao bởi người hoạch định là người đương đầu với những bất trắc,dữ kiện,những thông tin còn mang tính chất mơ hồ ở trong tương lai.Qua quá trình hoạch định,người quản trị có thể chủ động nắm bắt những thời cơ đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức của mình.Đồng thời quá trình hoạch định chính là cơ hội để nhà quản trị có cơ hội rèn luyện, mài

Trang 18

dũa khả năng đương đầu với những thay đổi mang tính bất trắc và nhưng ý tưởng trìu tượng,mơ hồ

2.1.3.3 Mục tiêu của hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

-Mục tiêu dài hạn:Bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều mong muốn doanh nghiệp mình có thể phát triển một cách bền vững, lâu dài.Hoạch định chiến lược sẽ là cơ sở giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu đó.Bởi lẽ nó chính là bản kế hoạch phác thảo đường đi cho doanh nghiệp trong tương lai dựa trên cơ sở nghiên cứu,phân tích và đánh giá tình hình thực trạng, nguồn lực của doanh nghiệp cũng như các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Hoạch định chiến lược luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng của

doanh nghiệp làm sao để doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả cao nhất

Ví dụ:khi doanh nghiệp tiến hành chiến lược xâm nhập thị trường cho sản phẩm mới thì một lẽ tất nhiên là doanh nghiệp không thể có ngay một vị trí tốt cho sản phẩm của mình.Để có thể chiếm được lòng tin của khách hàng, doanh nghiệp phải tiến hành nhiều hoạt động marketing nhằm chứng tỏ chất lượng,tính vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm thay thế

khác.Quá trình này không chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai mà nó cần

có thời gian.Và hoạch định chiến lược sẽ giúp ta xác định được phương hướng, nhiệm vụ của từng hoạt động cũng như trình tự của chúng

-Mục tiêu ngắn hạn:Hoạch định chiến lược giúp các bộ phận có thể phối hợp hoạt động để có thể đạt được những mục tiêu trong từng giai đoạn,từng thời kì góp phần đạt được mục tiêu chung lâu dài của doanh nghiệp

2.1.3.4 Nội dung của hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

-Sáng tạo tầm nhìn chiến lược:Tầm nhìn chiến lược là quan điểm nhìn nhận

về phương hướng trong tương lai và quá trình kinh doanh cuả doanh

nghiệp;một khái niệm chỉ dẫn về doanh nghiệp đang cố gắng làm cái gì và

sẽ trở thành cái gì -Hoạch định sứ mạng kinh doanh:“Sứ mạng kinh doanh là” các mục đích lâu dài để phân biệt một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác”.Hoạch định sứ mạng kinh doanh là quá trình tìm các câu trả lời cho những câu

Trang 19

hỏi:cái gì là ngành kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp đang cố gắng hoàn thành cái gì trên cơ sở vai trò của khách hàng của doanh nghiệp Nghiên cứu mới đây cho thấy 60% các doanh nghiệp đã phát triển sứ mạng kinh doanh một cách chính thức,và các doanh nghiệp có thành tích cao có những tuyên bố sứ mạng được thực hiện tốt hơn là những doanh nghiệp có thành tích thấp.

-Thiết lập các mục tiêu chiến lược:các nhà quản trị tiến hành đưa ra các thách thức và các mục đích thực hiện đòi hỏi nỗ lực và tính kỉ luật cao

nhằm củng cố vị trí kinh doanh chung và sức cạnh tranh năng động của doanh nghiệp

-Phân tích môi trường bên ngoài:nghiên cứu,phân tích các yếu tố kinh

tế,chính trị-luật pháp,văn hóa-xã hội,công nghệ của môi trường vĩ mô.Và các yếu tố:Nhà phân phối,cổ đông,đối thủ cạnh tranh,tổ chức tín

dụng,khách hàng…thuộc môi trường nhiệm vụ để thấy được ảnh hưởng của các yếu tố ấy tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Từ đó

có những điều chỉnh,thay đổi cho phù hợp để có thể thích ứng được

-Phân tích môi trường bên trong:nghiên cứu,phân tích các yếu tố: nguồn lực,cơ cấu tổ chức,năng lực,lợi thế…và ảnh hưởng của các yếu tố đó tới hoạt động của doanh nghiệp.Từ đó đưa ra các hoạt động kiểm soát chúng cho phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra

-Lựa chọn và ra quyết định chiến lược:sau khi đã nghiên cứu,phân tích kĩ các yếu tố trên,các nhà quản trị phải đưa ra quyết định lựa chọn một chiến lược tối ưu và hiệu quả nhất phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp

2.1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược kinh doanh.

* Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp:

- Bất kì một doanh nghiệp nào khi bước chân vào thị trường đều gặp phải không ít sự cạnh tranh đến từ phía các đối thủ.Với một doanh nghiệp cần xác định số lượng các đối thủ,đôí thủ trước mắt, đối thủ tiềm năng,đối thủ chủ yếu,và các chiến lược mà đối thủ của mình sử dụng cũng như thị phần hiện tại của các đối thủ.Để từ đó xây dựng được lợi thế cạnh tranh,đưa ra các chiến lược cạnh tranh hiệu quả với đối thủ

* Các nguồn lực bên trong và bên ngoài:

- Các nguồn lực bên trong:bao gồm nguồn lực tài chính,nguồn nhân

lực,khoa học công nghệ,tài sản cố định như nhà xưởng,máy móc,kho

Trang 20

tàng,các phương tiện vận tải và thương hiệu của doanh nghiệp…tất cả

thuộc sở hữu bên trong của doanh nghiệp.Doanh nghiệp có thể sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.Mỗi doanh nghiệp có thế mạnh về nguồn lực này nhưng lại yếu về nguồn lực khác.Các căn cứ cho thấy doanh nghiệp sẽ dựa trên thế mạnh của mình để xây dựng nên các lợi thế cạnh tranh.Ví dụ như các doanh nghiệp có lợi thế về tài chính sẽ đầu tư nhiều cho các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ,nghiên cứu sản phẩm mới Còn các doanh nghiệp có thế mạnh về nhân sự sẽ tập trung vào khai thác những tiềm năng về trí tuệ và chất xám

* Phân tích thị trường của doanh nghiệp:

Thị trường của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Thị trường các nhà cung ứng sẽ cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp.Thị trường khách hàng sẽ tiêu thụ những sản phẩm đầu ra,đồng thời phản ánh nhu cầu của thị trường.Phân tích chính xác thị trường sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiêu quả cao

-Thị trường các nhà cung ứng:cung cấp cho các nhà quản trị thông tin về các nhà cung ứng hiện tại và các nhà cung ứng trong tương lai.Từ đó các nhà quản trị có thể biết được số lượng,chất lượng của các nhà cung

ứng.Cũng như lợi thế của các nhà cung ứng về chủng loại,giá cả,thời gian giao hàng….Trên thị trường có rất nhiều nhà cung ứng cho doanh nghiệp lựa chọn.Nhưng cũng có rất nhiều doanh nghiệp khác cùng có nhu cầu như doanh nghiệp chính vì thế doanh nghiệp phải tìm hiểu và lựa chọn một nhà cung cấp phù hợp với mình nhất để có thể cạnh tranh với các đối thủ nay từ khâu yếu tố đầu vào

- Thị trường khách hàng:khách hàng chính là những người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.Chính vì thế khách hàng quyết định tương lai phát triển của doanh nghiệp.Trên thực tế có rất nhiều khách hàng khác nhau về:lứa tuổi,trình độ,thu nhập,sở thích…các yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định mua hàng ( tiêu thụ sản phẩm) của khách hàng.Doanh nghiệp không thể cùng một lúc thỏa mãn hết tất cả những yêu cầu của

khách hàng mà phải biết phân đoạn,lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu.Từ

đó nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm đáp ứng được tối đa hóa yêu cầu của khách hàng

* Các chính sách của doanh nghiệp:

Trang 21

- Chính sách về sản phẩm:bao gồm những quy định về mẫu mã, kiểu

dáng,màu sắc,chức năng,chất lượng sản phẩm sao cho đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng.Đồng thời phân loại sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau.Ngoài ra chính sách về sản phẩm còn tập trung vào nghiên cứu,cải tiến sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh

tranh,kéo dài chu kì sống của sản phẩm

- Chính sách về giá:bao gồm những quy định về cách định giá cho từng loại sản phẩm sao cho phù hợp nhất.Ngoài chất lượng ra thì giá là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua hàng của khách hàng.Thường thì khách hàng sẽ lựa chọn mua loại sản phẩm giá rẻ mà chất lượng vẫn đảm bảo.Do vậy định giá sản phẩm sẽ góp phần tạo lên tính cạnh tranh cho sản phẩm.Tùy thuộc vào mục đích mà doanh nghiệp sẽ có cách định giá thích hợp.Ví dụ như:với những sản phẩm mới,để có thể cạnh tranh trên thị

trường doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách hạ giá.Với những sản phẩm chất lượng cao,thể hiện đẳng cấp của người dùng doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách đặt giá cao để thể hiện sự khác biệt

- Chính sách phân phối:là cách lựa chọn các kênh phân phối của doanh nghiệp để có thể đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng.Ngày nay,các doanh nghiệp lớn đều sử dụng mạng lưới phân phối khá rộng khắp chính vì thế sản phẩm của họ có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới góp phần đem lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho các doanh nghiệp

- Chính sách marketing:đó là những chương trình khuyến mại, khuếch

trương sản phẩm nhằm mục đích thu hút khách hàng và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.Các thông tin qua các hoạt động quảng cáo,đem lại những thông điệp rằng khách hàng nên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải một sản phẩm thay thế bất kì nào khác.Ngoài những hoạt động trên, những hoạt động nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng được xúc tiến mạnh nhằm lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu khách thể ở Việt Nam và trên thế giới.

Hiện nay trên thế giới Samsung có rất nhiều các công ty con ở 53 nước với số nhân lực khổng lồ,doanh thu và lợi nhuận tăng theo từng năm,điều

đó đồng nghĩa với việc Samsung phải làm việc ở rất nhiều môi trường khác

Trang 22

nhau trên thế giới với các yếu tố khác nhau.Chính vì vậy việc lựa chọn con đường phát triển của doanh nghiệp là hết sức cần thiết bởi những sự thay đổi là luôn luôn xảy ra.Công tác hoạch định là rất quan trọng nên việc

nghiên cứu cũng là một nhiệm vụ cần thiết trong quá trình phát triển của Samsung

Ở Việt Nam tuy cũng có nét tương đồng với văn hóa Đông Á nhưng không phải vì thế mà xem nhẹ các yếu tố môi trường.Thực tế đã chỉ ra rằng thị trường Việt Nam là một thị trường rất khó tính và tính cạnh tranh vô cùng cao.Đường lối hoạch định của công ty Samsung Vina vì thế càng cần phải coi trọng và được nghiên cứu kĩ đề có thể đứng vững ở Việt Nam cũng như các thị trường khác trên thế giới

2.3 Nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược của công ty Samsung Vina.

2.3.1 Giới thiệu về tập đoàn Samsung.

Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn thương mại lớn

nhất Hàn Quốc.Được bắt đầu như công ty xuất khẩu năm 1938, nhưng mau chóng có nhiều dạng.Samsung được Lee Byung-chul thành lập năm 1953.Tập đoàn Samsung,trước đây là khối kết ("Jaebeol"),có hơn 400.000 công nhân trên toàn thế giới và chế tạo ra xe hơi,đồ điện,hóa chất,máy bay,tàu thủy,ngành buôn bán,kinh doanh khách sạn,công viên giải trí,xây dựng những nhà chọc trời, dệt vải,làm thức ăn,v.v.Đôi khi thành phố Suwon ở Hàn Quốc được gọi là "Thành phố Samsung" Các mốc quan trọng

• 1953: Lee Byoung Chul khởi sự công ty thương mại Samsung tại

Daegu ([YPM]).

• 1953: Samsung bắt đầu sản xuất đường

1958: Samsung bước vào lĩnh vực bảo hiểm.

• 1963: Trung tâm thương mại Sinsegye được khai trương ở Kwanjou

1965: Samsung xuất bản tờ nhật báo Joong-Ang Ilbo Ngày nay tờ

báo này không còn thuộc công ty nữa.

• 1969: Công ty điện tử Samsung thành lập

• 1974: Công ty hoá dầu và công nghiệp nặng Samsung thành lập

Trang 23

• 1976: Chính phủ Hàn Quốc trao giải thưởng về xuất khẩu cho công

ty, là một phần của chương trình phát triển quốc gia

• 1977: Công ty xây dựng Samsung thành lập, và còn có thêm công ty đóng tàu Samsung

• 1982: Samsung tài trợ cho một đội bóng chày chuyên nghiệp

1983: Sản xuất con chip điện tử đầu tiên, RAM động 64k (DRAM).

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính

Tập đoàn Samsung kinh doanh rất nhiều lĩnh vực trên thị trường toàn cầu bao gồm các sản phẩm nổi bật:

- Kinh doanh thiết bị truyền thông kỹ thuật số như các sản phẩm tích hợp đầu tiên trên thế giới như đầu đĩa Blu-ray,máy tính Ultra Mobile và máy nghe nhạc MP3 có loa trượt…

- Kinh doanh dụng cụ bán dẫn:điều khiển hiển thị ICs (DDIs), chip thông minh cho thẻ SIM,bộ xử lý ứng dụng dò tìm,cảm biến hình ảnh CMOS và các hệ thống trên một chip (Systems on a chip-SoCs) cho các sản phẩm máy nghe nhạc

- Kinh doanh LCD:công nghệ màn hình độ sắc nét cao,điện thoại di động,camera kỹ thuật số,PDAs và hệ thống dò đường cho xe hơi

- Lĩnh vực bảo hiểm,bất động sản,tài chính

Thị trường:

Hiện tại,Samsung có 16 sản phẩm nổi bật trên thị trường thế

giới,bao gồm:DRAM,TV màu sử dụng ống catốt (CPT, CDT),

SRAM,TFT-LCD glass substrates,TFT-LCD,STN-LCD,tuner, thiết bị cầm tay sử dụng CDMA,TV màu (CTV),màn hình,bộ nhớ flash,LCD Driver IC (LDI),PDP module,PCB for handheld (mobile phone

plates),Flame Retardant ABS,và Dimethyl Formamide (DMF).Tuy nhiên về mặt TV CRT và LCD Samsung vẫn còn thua xa các đối thủ khác của nhật đặc biệt là Sony,đối thủ không đội trời chung.

Lượng xuất khẩu sản phẩm của tập đoàn Samsung đã đóng góp

trực tiếp vào nền kinh tế Hàn Quốc,chỉ tính riêng Samsung đã vượt 18,1% so với tổng lượng xuất khẩu toàn quốc,đạt 31,2 triệu USD năm 2000,và vượt 20,7% với 52,7 triệu USD năm 2004 Thêm nữa,khoản

Trang 24

tiền thuế mà tập đoàn Samsung phải trả cho chính phủ Hàn Quốc năm

2003 là 6,5 ngàn tỷ won,hơn lượng thuế toàn quốc đến 6,3%.

Giá trị thị trường của tập đoàn Samsung năm 1997 đạt 7,3 ngàn tỷ

won,bằng 10,3% toàn thị trường Hàn Quốc,nhưng hình ảnh này đã được mở rộng vào năm 2004,khi tổng giá trị là 90,8 ngàn tỷ won,bằng 22,4%.

Thêm vào đó,lợi nhuận hàng năm của tập đoàn Samsung là 5,8

ngàn tỷ won năm 2001, 11,7 ngàn tỷ won năm 2002, 7,4 ngàn tỷ won năm 2003, và 15,7 ngàn tỷ won năm 2004 đã cho thấy một sự tiến bộ vững chắc.

Hãng điện tử Samsung:

Samsung Electronics(SEC),hãng điện tử Samsung, được thành lập

năm 1969,là một bộ phận lớn nhất của tập đoàn Samsung,và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới Được sáng lập tại

Daegu,Hàn Quốc,hãng điện tử Samsung hoạt động tại chừng 58 nước

và có khoảng 208.000 công nhân.

Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt

nhất thế giới.Hãng này là một trong bốn hãng tại châu Á, bao gồm Nhật Bản,với vốn thị trường lên đến 100 tỷ Mỹ kim Được coi là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Nhật Bản,Thung lũng Sillicon,Đài Loan

và cả các doanh nghiệp nội địa,SEC càng ngày càng mở rộng sản xuất nhằm trở thành nhà cung cấp bộ nhớ Ram động (DRAM),tủ lạnh,bộ nhớ flash,đầu DVD lớn nhất thế giới,và sẽ trở thành một trong 20

doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu vào năm 2010.Bây giờ,SEC đã là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về màn hình plasma và điện thoại di động thế hệ 2.Samsung đang cố gắng để có bước đột phá

ở thị trường Nhật, quê hương của Sony và Panasonic.Vì Samsung hoạt động trong nhiều lĩnh vực,dường như còn bao hàm cả những cuộc tranh cãi không hồi kết,như là chuyện công ty đã vi phạm quyền sáng chế đối với Fujitsu - công ty đã thừa nhận chế tạo ra màn hình công nghệ plasma đầu tiên.Samsung cũng phải đối mặt với tranh luận ở Hàn Quốc về chính sách cho công nhân làm việc của công ty,đề tài này

đã được bàn tán rộng rãi.

Trang 25

Hãng điện tử Samsung đã có lợi nhuận và lợi tức kỉ lục vào năm

2004,và năm 2005,Cuối năm 2005, Samsung đã có mạng lưới giá trị

77,6 triệu USD.

Nhằm nâng cao môi trường làm việc,để xây dựng một tổ chức vững mạnh và đáng tin cậy,ban điều hành của Hãng điện tử Samsung đã chỉ đạo thành lập một "Chương trình nơi làm việc tuyệt vời" từ năm

1998.Năm 2003,chương trình đã được truyền đi thông qua toàn thể tập đoàn Samsung,cả công ty Bảo hiểm sinh mạng và Hoả hoạn

Samsung,Samsung SDI,Samsung Everland, Samsung

Corporation,Cheil Industries,Samsung Networks và nhiều nhánh

khác.Năm 2006,9 công ty dưới vốn của hãng điện tử Samsung,80 chi nhánh ở nước ngoài và 130 doanh nghiệp ở nước ngoài được thông báo chính thức được ứng dụng chương trình này.

2.3.2.Samsung Vina những điều còn chưa biết.

Mỗi khu vực,mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa,phong cách sống đặc trưng,và Việt Nam cũng vậy.Samsung có lợi thế là có những nét tương đồng văn hóa Đông Á với Việt Nam.Ngay từ những ngày đầu bước chân đến Việt Nam vào năm 1996,tập đoàn Samsung đã có những bước phân tích môi trường tại thị trường hoàn toàn mới mẻ này để đưa ra những chiến lược dài lâu.Samsung vào Việt Nam từ năm 1996 khi hàng điện tử Nhật Bản đang tràn ngập thị trường.Người tiêu dùng Việt Nam cũng dường như tuyệt đối tin tưởng ở các sản phẩm điện tử mang nhãn hiệu Nhật Bản Thay đổi sự lựa chọn cũng như tâm lý,thị hiếu đã ăn sâu trong tiềm thức người tiêu dùng không phải là điều đơn giản,Samsung Vina đã phải đối mặt với các áp lực về tính thích nghi với địa phương để tạo dựng thương hiệu nhằm mục đích đứng đầu thị trường trong tương lai

Là một tập đoàn đang hướng tới mục tiêu đi đầu thị trường về công nghệ kĩ thuật số với đa dạng mẫu mã và chủng loại sản phẩm kết hợp chất lượng số một,Samsung đang chứng tỏ vị thế của mình trên trường thế giới.Tại Việt Nam nơi được coi là địa điểm đầu tư chiến lược cho tương lai,Samsung đã quyết định đầu tư 670 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Bắc Ninh - nhà máy có công nghệ hiện đại,chuyên sản xuất điện thoại di động thế hệ mới 3G, 4G,thậm chí cả 5G -

Trang 26

là một sự đầu tư chiến lược nhằm giảm các chi phí sản xuất,tăng sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm trên thị trường

Những yêu cầu của chính phủ Việt Nam cũng đòi hỏi công ty phải nâng cao thích nghi với tình hình thực tế và môi trường hiện nay.Samsung là một trong số ít các công ty có trách nhiệm xã hội, cộng đồng và môi trường rất cao.Công ty đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại cho các nhà máy,các hệ thống xử lý chất thải…là một cam kết của Samsung nhằm đảm bảo môi trường xanh và sạch.Công ty đã được cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh tặng Bằng khen “công ty có môi trường xanh và sạch nhất”

Với áp lực giảm chi phí thấp,áp lực về tính thích nghi với địa phương cao,Samsung đã theo đuổi chiến lược đa quốc gia,hoạt động trên quy mô toàn cầu.Từng sản phẩm được thiết kế đều phù hợp với từng quốc gia dựa trên sự cái biến để thích nghi với địa phương Samsung đã tập trung cạnh tranh trên từng khu vực thị trường quốc gia bằng các chiến lược thông minh và phù hợp của mình, nhanh chóng vượt qua được những thách thức để tồn tại và phát triển mạnh như ngày nay

2.3.2.1 Lịch sử hình thành.

Được cấp giấy phép vào đầu năm 1995 và chính thức đi vào hoạt

động từ năm 1996,Samsung Vina là liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE và tập đoàn điện tử Samsung, Hàn Quốc.Sau nhiều năm phấn đấu,nỗ lực không ngừng để đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm cao cấp và tích cực đóng góp cho cộng đồng, Samsung đã trở thành một trong những thương hiệu đáng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùng trong nước.Samsung Vina luôn liên tục giữ vị trí đứng đầu thị trường về tivi LCD,TV phẳng,màn hình máy tính và giữ vị trí thứ hai trên thị trường về sản phẩm điện thoại di động…

Các sản phẩm của công ty bao gồm:

-Sản phẩm nghe nhìn:TV phẳng,TV SlimFIt,TV LCD,PDP,đầu máy

DVD,rạp hát tại gia,máy nghe MP3

-Sản phẩm vi tính:Màn hình CRT,LCD, máy in laser mono/color /đa năng, đĩa cứng, đĩa quang

-Thiết bị gia dụng:Tủ lạnh SBS,tủ lạnh thường,máy giặt,điều hòa với công nghe Silver Nano

Trang 27

-Điện thoại di động:với kiểu dáng thời trang và công nghệ cao cấp nhất

Thông tin chi tiết:

1 Số giấy phép:1125/GP

2 Ngày cấp:28/01/1995

3 Tên dự án:Công ty Điện tử Samsung Vina Electronics

4 Tên đối tác nước ngoài:Samsung Electronics Co.,Ltd., Hàn Quốc

5 Tên đối tác Việt Nam:Công ty Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu điện và điện tử quận 10-TIE

6 Hình thức đầu tư:Liên doanh

7 Tổng vốn đầu tư:43.041.000 USD

8 Vốn pháp định:17.460.000 USD

9 Mục tiêu:Sản xuất máy thu hình, tủ lạnh, linh kiện điện tử…

10 Địa chỉ nhà máy:9 Trường Sơn, xã Linh Trung, huyện Thủ Đức, TP.HCM

11 Phone: 08-8965500, Fax: 08-8965566

12 Vốn đầu tư thực hiện: 23.800.000 USD

Các mốc quan trọng:

1996:Xuất xưởng chiếc TV màu đầu tiên tại Việt Nam.

1997:Xuất khẩu lô TV màu đầu tiên sang Singapore.

Bắt đầu sản xuất đầu máy video (VCR) tại thị trường Việt Nam Tổng doanh thu lên đến 26 triệu đô la Mỹ.

1998:Đạt chứng chỉ ISO 9002.

Năng suất sản xuất tăng gấp 2 lần so với thời kỳ đầu.

1999:Năng suất sản xuất tăng 5 lần so với năm đầu tiên.

Bắt đầu sản xuất máy giặt tại thị trường Việt Nam.

2000:Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí

PC World Việt nam bình chọn).

Giải thưởng SAMSUNG Guinness cho kỷ lục tăng năng suất 6

lần thời kỳ đầu (giải thưởng của tập đoàn SAMSUNG trao tặng).

Bắt đầu sản xuất tủ lạnh tại thị trường Việt Nam.

2000:Bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại thị trường Việt Nam

Đạt chứng chỉ ISO 14001

2002:Điện thoại di động chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam

Đạt chứng chỉ OHSAS 18001

Trang 28

Bắt đầu sản xuất máy điều hòa nhiệt độ

2003:Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí

PC World Việt nam bình chọn)

Màn hình vi tính được ưa thích nhất (tạp chí PC World Việt nam

bình chọn) trong suốt 5 năm

2004:Doanh thu đạt 237 triệu đô la Mỹ

2004:Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm

TV CRT màn hình phẳng; màn hình vi tính CRT và màn hình vi tính LCD (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)

Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí

PC World Việt nam bình chọn)

Màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt

nam bình chọn)

2005:Doanh thu đạt 290 triệu USD

Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm

TV màu và màn hình vi tính LCD

Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt

nam bình chọn).

2006:Doanh thu đạt 230 - 330 triệu USD.

Giải vàng chất lượng Việt Nam.

Dẫn đầu thị trường TV LCD.

2.3.2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức.

Để đạt được mục tiêu chiến lược xây dựng Samsung Vina trở thành thương hiệu cao cấp được yêu thích nhất tại thị trường Việt Nam, công ty cần xây dựng được một cơ cấu tổ chức hiệu quả nhằm phối hợp hoạt động nhiều chức năng trong toàn doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung Với việc theo đuổi chiến lược đa dạng hóa trong dài hạn, công ty Samsung Vina đã thiết kế theo mô hình cơ cấu tổ chức hỗn hợp cho phép chuyên môn hóa các ngành nghề, phân bổ doanh thu lợi nhuận cho từng bộ phận trong từng lĩnh vực kinh doanh trong đó từng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm loại hình sản phẩm của mình Mô hình cơ cấu tổ chức sản phẩm (xem hình 2)

Trang 29

Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Samsung tại Việt Nam

(Nguồn: website:samsung.com.vn)

Ban lãnh đạo chủ chốt của công ty Samsung Vina gồm có:

1.Ông Je Hyoung Park :

Ông Je Hyoung Park chính thức nhận chức Tổng Giám đốc Samsung Vina từ tháng 2 năm 2007.Trước đó, ông làm Tổng Giám đốc tại Samsung Vùng Vịnh ở Dubai (2004-2007) và Phó Tổng giám đốc của Samsung tại

Ấn Độ (1997-2001).Ông Park đã từng sống và làm việc ở Việt Nam trong những năm 1994-1997 với vai trò là Trưởng văn phòng đại diện của

Samsung Electronics tại TP Hồ Chí Minh rồi sau đó là Hà Nội,và cũng là một trong những người đầu tiên của tập đoàn Samsung tham gia đàm phán

Tổng giám đốc

Giám đốc chi nhánh miền Bắc

Giám đốc chi nhánh miền Trung

Giám đốc chi nhánh miền Nam

Quản trị hệ

Máy ảnh Thiết bị gia dụng

Quản trị bộ

phận sản xuất

Quản trị bộ

phận R$D

Quản lý sản phẩm tiêu dùng Viễn thông

Hộp giải mã Máy nén

Quản lý sản phẩm hỗ trợ

Trang 30

và ký kết hợp đồng liên doanh đưa đến sự ra đời của Samsung Vina tại Việt Nam.

2.Ông Nguyễn Văn Đạo:

Chức danh:Tổng giám đốc Samsung Vina

Ông Nguyễn Văn Đạo là một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho Samsung tại Việt Nam.Tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa TP HCM – chuyên ngành Điện – Điện tử, từ 1994 – 1998,ông là Giám đốc kinh doanh Công ty Xuất nhập khẩu Thương mại (TIE).Tham gia từ những ngày đầu của dự án thành lập liên doanh Samsung Vina (1994),ông là ủy viên HĐQT Samsung Vina từ năm 1995 đến 1998.Từ năm 1998,ông giữ vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh & tiếp thị cho đến năm

2005.Sau đó,ông chuyển sang làm Tổng giám đốc công ty TIE – đối tác liên doanh của Samsung tại Việt Nam.Năm 2006, ông quay trở về Samsung giữ vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách đầunăm kinh nghiệm về kỹ sư chế tạo máy trong lĩnh vực hàng không quân sự

3.Ông Lâm Quan Việt Hải:

Chức danh:Phó tổng giám đốc Samsung Vina

Ông Lâm Quan Việt Hải gia nhập Samsung Vina từ năm 2006 với vai trò là Phó Tổng giám đốc thứ nhất, đại diện phía Việt Nam trong liên

doanh.Ông Hải tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM.Trước khi vào Samsung Vina,ông là Giám đốc nhà máy công ty cổ phần TIE.Ông

có hơn 17 Chức danh:Tổng giám đốc Samsung Vina

4.Ông Deug Geun Kim:

Chức danh:Phó tổng giám đốc Samsung Vina

Tốt nghiệp trường Đại học Yonsei – Hàn Quốc,khoa Kỹ sư cơ khí.Ông Kim là Phó Tổng giám đốc phụ trách nhà máy sản xuất của Samsung Vina

từ tháng 4/2008.Gia nhập Samsung từ năm 1989, ông Kim có hơn 18 năm kinh nghiệm quản lý về kế hoạch đầu tư,xây dựng nhà máy,tổ chức và điều hành sản xuất ở các nhà máy chi nhánh.Trước khi gia nhập Samsung

Vina,ông Kim là Giám đốc nhân sự Samsung điện tử Slovakia

2.3.2.3.Tổng quan tình hình kinh doanh.

Với tổng vốn đầu tư 31.197.000 đô-la Mỹ,Samsung Vina bắt đầu với việc sản xuất TV màu,đến nay danh mục sản phẩm của Công ty đã được

mở rộng và bao gồm TV, máy giặt,tủ lạnh,màn hình máy vi tính,máy điều

Trang 31

hòa không khí và điện thoại di động Sản phẩm của Samsung Vina đã được xuất khẩu sang các nước trong khu vực (Singapore, Philippines, Lào,

Campuchia, Myanmar…) và vươn ra các thị trường xa hơn như Trung

Đông và Châu Phi

Tại Việt Nam,Samsung Vina sản xuất và kinh doanh các mặt hàng

Nghe nhìn:tivi LCD,TV Plasma,TV SlimFit,TV CRT,hệ thống âm

thanh Home Theatre,đầu đĩa DVD,máy giặt,tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ,màn hình máy tính CRT,LCD,điện thoại di động,máy in,ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang…

Các sản phẩm của Samsung tại Việt Nam bao gồm các thiết bị

nghe nhìn,điện lạnh,tin học và điện thoại di động:

* Dòng sản phẩm về nghe nhìn:Tivi màn hình phẳng thường, Tivi phẳng cao cấp,đầu DVD,máy quay kỹ thuật số,máy nghe nhạc MP3 và dàn âm thanh Home theatre.Năm 2005,Samsung tiếp tục được trao Giải thưởng “Thương hiệu số 1” về thị phần Tivi CRT từ công ty

nghiên cứu thị trường GFK Asia, khẳng định vị trí hàng đầu của mình trên thị trường Tivi trong 5 năm liên tiếp.Tivi SlimFit là một sản phẩm sáng tạo độc đáo của Samsung trên thị trường và đang đạt được mức tăng trưởng cao về doanh thu nhờ thể tích mỏng hơn Tivi thường,thiết

kế sang trọng và chất lượng hình ảnh cao cấp.Bên cạnh đó,Samsung là nhãn hiệu duy nhất trên thị trường có thể cung cấp một cách đầy đủ nhất tất cả các loại Tivi phẳng cao cấp từ DLP,Plasma đến LCD,đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.Kể từ tháng 5/2006,Samsung chiếm vị trí số 1 về thị phần Tivi LCD tại thị trường Việt Nam.

* Dòng sản phẩm về điện lạnh:Tủ lạnh,máy giặt và máy điều hòa nhiệt độ.Các sản phẩm điện lạnh của Samsung nổi tiếng nhờ tính năng diệt khuẩn bằng công nghệ SilverNano giúp bảo vệ cuộc sống trong lành,khỏe mạnh cho người tiêu dùng.Hiện nay, Samsung đang dẫn đầu trên thị trường về dòng tủ lạnh Side – Side và giữ vị trí quan trọng về thị phần máy giặt và máy điều hòa nhiệt độ.

* Dòng sản phẩm về tin học:Màn hình máy vi tính,máy in,ổ cứng ODD và HDD.Liên tục trong 3 năm qua,Samsung luôn giữ vị trí số 1

về màn hình vi tính,ODD và HDD.Màn hình vi tính của Samsung liên tục giành được giải thưởng “Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất”

do tạp chí PC World bình chọn từ năm 2002 – 2005 Bên cạnh đó,máy

Trang 32

in Samsung cũng đã chiếm vị trí quan trọng trên thị trường Việt Nam.

* Điện thoại di động:Ở Việt Nam,Samsung luôn giữ vị trí số 2 về điện thoại di động kể từ năm 2002 và đạt vị trí thứ 1 về phân khúc cấp trung và thời trang.Với vị trí dẫn đầu về công nghệ và thiết

kế,Samsung sẽ liên tục tung ra thị trường những dòng sản phẩm có tính năng siêu Việt như điện thoại 3G siêu mỏng,điện thoại camera 3 Mega Pixel,điện thoại ổ cứng 4GB …

Với thế mạnh đi đầu về công nghệ kỹ thuật số, và sự am hiểu sâu sắc nhu

cầu của người tiêu dùng,các sản phẩm của Samsung luôn tích hợp công nghệ hiện đại nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ mang lại phong cách sống phong phú hơn cho người tiêu dùng.

Trong 11 năm qua, doanh thu bán hàng trong nước của Samsung

Vina tăng từ 9 triệu USD năm 1996 lên 330 triệu USD năm 2006;doanh thu xuất khẩu tăng từ 2 triệu USD năm 1996 lên 69 triệu USD năm 2006.Trung bình hàng năm, Samsung Vina đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13 triệu USD.

Hiện nay,Samsung Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD,TV

phẳng, Màn hình máy tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại

di động.

2.3.3.Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty.

Để phân tích công tác hoạc định chiến lược của Samsung Vina trước hết

ta hãy tìm hiểu về các yếu tố tác động tới quá trình kinh doanh của công ty.

2.3.3.1.Phân tích ảnh hưởng của môi trường chung tại thị trường Việt Nam.

- Môi trường kinh tế:

Việt Nam là nơi có môi trường kinh tế ổn định với mức phát triển

tương đối nhanh

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo GDP danh nghĩa năm 2008 và đứng thứ

133 xét theo GDP danh nghĩa/người.Trong những năm gần đây,Việt Nam

là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh và ổn định nhất trong khu vực,và luôn được các nhà đầu tư đánh giá là mội điểm đến

Trang 33

đầu tư lí tưởng.Trong 4 năm liên tục kể từ 2005 đến 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn đạt trên 8%, và năm 2008, tuy có giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng tốc độ tăng GDP vẫn được giữ ở mức cao so với những quốc gia trong khu vực.

(Số liệu của tổng cục thống kê)

Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình lạm phát diễn ra tương đối phức tạp nhưng theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thuộc Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF,Việt Nam vẫn là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực châu Á

Chính từ sự phát triển mang tính vững chắc như vậy mà Việt Nam

đang trở thành một điểm đầu tư hấp dẫn của các tập đoàn kinh tế nói chung

và tập đoàn Samsung nói riêng

- Môi trường chính trị-luật pháp:

Sau hai cuộc chiến tranh khốc liệt và đặc biệt là chính sách mở cửa 1986 giờ đây Việt Nam được coi là nước có môi trường đầu tư thuận lợi nhất ở khía cạnh ổn định chính trị và xã hội

Giai ®o¹n 2000-2005:lµ giai ®o¹n më dÇu cho thêi kú ViÖt Nam thiÕt lËp mèi quan hÖ th¬ng m¹i song ph¬ng víi Mü, më réng vµ gia nhËp c¸c tæ

Trang 34

chøc kinh tÕ lín trong khu vùc vµ trªn thÕ giíi nh EU, AFTA, WTO.Điều này tạo lợi thế trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam.Nhất là chính phủ Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi

và khuyến khích đầu tư nước ngoài điều này chính là thời cơ để Samsung

có chiến lược đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam ngoài mục đích đáp ứng nhu cầu trong nước còn có thể xuất khẩu hàng ra thị trường thế giới.Tuy nhiên Samsung phải hết sức đề phòng khi sự mở cửa cũng kéo theo sự thâm nhập của các nhà đầu tư nước ngoài cùng lĩnh vực vì vậy sự cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn,công tác hoạch định càng cần phải được xem xét và hoàn thiện

Tuy hệ thống luật pháp của Việt Nam chưa thực sự hoàn thiện, thủ tục hành chính còn rườm rà đã tạo ra những trở ngại nhất định cho các nhà đầu tư nước ngoài song phải khẳng định rằng, trong những năm trở lại đây, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư.Luật Doanh nghiệp,Luật đầu tư lần lượt được sửa đổi bổ sung năm 2005 đã góp phần tạo hành lang pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, các thủ tục về cấp giấy phép kinh doanh, thủ tục quản lý đầu tư cũng như các thủ tục hành chính khác đều đã được từng bước đơn giản hoá

-Môi trường văn hóa xã hội:

Việt Nam là quốc gia với dân số 85.789.573 người (theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số diễn ra vào ngày 1/4/2009).đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á cho thấy nguồn lao động dồi dào,thị trường tiêu thụ lớn là điều rất hấp dẫn với các nhà đầu tư

Trình độ văn hoá của người dân Việt Nam đang ngày càng được nâng cao.Theo báo cáo về tình hình phát triển con người HDI năm 2007-2008 do LHQ công bố ngày hôm nay, 27/11, Việt Nam đã tăng 4 bậc so với năm trước, từ vị trí 109 lên vị trí 105 trong tổng số 177 nước được xếp hạng.Điều đó chứng tỏ trình độ lao động tay nghề cao đang phát triển nhanh tại Việt Nam cộng với sự cần cù sáng tạo sẽ là lực lượng dồi dào đáp ứng cho phát triển kinh tế tri thức điều mà các nhà phát triển công nghệ cao đang rất quan tâm

Cùng có một nền văn hóa mang bản sắc tương đồng nhau là văn hóa Đông Á,Việt Nam và Hàn Quốc cũng đang có những xúc tiến cho sự giao lưu giữa hai nước.Chính sự tương đồng này là một lợi thế không nhỏ cho Samsung khi bước chân vào thị trường Việt Nam

Ngày đăng: 09/08/2014, 02:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1. Bảng tuyển nhân viên (18 vị trí, làm việc ở Hà Nội, Thành Phố Hồ  Chí Minh, Thành Phố Cần Thơ): - Luận văn: Công tác hoạch định của Samsung vina pps
1. Bảng tuyển nhân viên (18 vị trí, làm việc ở Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Cần Thơ): (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w